Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lựơng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó phản ánh hiệu quả, kết quả lao động (thể hiện ở ngừơi, quốc gia, )
Ví dụ : Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ áo quần may bằng máy (cho thấy ta có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)
Có hai lọai năng suất lao động : năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
Trên thị trừơng, hàng hóa đựơc trao đổi không theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động xã hội có ảnh hửơng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đo lường lượng giá trị hàng hóa, những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa và ý nghĩa thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3 :
Lê Thị Ngọc Ánh
Trần Minh Chính
Nguyễn Hồng Ngoan
Lâm Thị Ngọc Linh
Lớp: CN2.1
Đề bài : Lượng giá trị hàng hóa được đo lường như thế nào? Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn.
Bài làm
Giá trị của một hàng hóa đựơc xét cả về mặt chất và mặt lượng :
- Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của ngừơi sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Ví dụ : Lao động của ngừơi thợ mộc, ngừơi thợ may đều phải hao phí óc, sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra cái bàn, cái ghế, bộ đồ (lao động trừu tựơng)
-Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
Vậy sẽ dùng thứơc đo gì để đo được lượng giá trị của hàng hóa?
*Thước đo lượng giá trị của hàng hóa :
Để đo lựơng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa ngừơi ta thừơng dùng bằng thứơc đo thời gian.
Ví dụ : Ngừơi thợ mộc tốn 6h để tạo ra sản phẩm, còn ngừơi thợ may chỉ tốn 4h để tạo ra sản phẩm (lượng lao động hao phí).
Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trừơng có rất nhiều ngừơi cùng sản xuất, nhưng mỗi ngừơi sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của học là khác nhau. Vì vậy nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng ngừơi sản xuất để đo lựơng giá của hàng hóa thì sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian (lười biếng, vụng về) để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa đó có càng nhiều giá trị ?
Ví dụ : Hai công ty may đều sản xuất ra áo, công ty 1 thì tốn 4h để sản xuất ra áo, công ty 2 tốn 6h đồng hồ để sản xuất ra áo. Kết luận công ty 2 có lựơng giá trị của hàng hóa nhiều hơn công ty 1 (kết luận sai).
Mác đã viết : “ Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.”
Qua câu nói của Mác thì thứơc đo lượng giá trị của hàng hóa đựơc tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hòan cảnh xã hội nhất định.
Ví dụ : Các công ty may hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 cái áo là 4h.
Thời gian lao động xã hội cần thiết đựơc xác định thông qua giá cả thị trừơng.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa :
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định.
Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào 2 nhân tố :
Năng suất lao động
Mức độ phức tạp của lao động
1/Năng suất lao động :
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lựơng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó phản ánh hiệu quả, kết quả lao động (thể hiện ở ngừơi, quốc gia, …)
Ví dụ : Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ áo quần may bằng máy (cho thấy ta có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)
Có hai lọai năng suất lao động : năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
Trên thị trừơng, hàng hóa đựơc trao đổi không theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động xã hội có ảnh hửơng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xúông (giảm thời gian lao động xã hội cần thiết) thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
Tăng năng suất lao động xã hội sẽ giúp tăng hiệu quả lao động ( có thể tăng số lựơng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hay giảm thời gian sản xuất cần thiết để tạo ra một sản phẩm).
Ví dụ : Công ty trứơc đó sản xuất cần 2h/sp và sau khi tăng năng suất lao động thì chỉ cần 1h/sp.
Để tăng năng suất lao động thì ta có thể :
Áp dụng kĩ thuật công nghệ mới
Nâng cao trình độ ngừơi lao động
Tổ chức, quản lý lao động khoa học
Thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất
Ví dụ : Ngừơi nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu họach gạo (thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất)
*Cần phân biệt giữa năng suất lao động và cừơng độ lao động:
Cừơng độ lao động là phản ánh mức độ khẩn trương, sự căng thẳng mệt nhọc của ngừơi lao động (mức độ căng thẳng của công việc).
Tăng cừơng độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm đựơc tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lựơng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi.
Ví dụ : Một công ty tạo ra đựơc 16sp/8h/công nhân (trị giá 80đ) và khi tăng cừơng độ lao động lên 1,5 lần thì thời gian lao động tăng lên 1,5 lần ( 8 x 1,5 =12h), sản phẩm tăng lên 1,5 lần (16 x 1,5 =24sp) nhưng tổng giá trị sản phẩm thì không đổi là 5đ/sp.
So sánh giữa tăng năng suất lao động và tăng cừơng độ lao động :
Tăng NSLĐ
Tăng CĐLĐ
Số lựơng hàng hóa SX ra trong 1 đơn vị thời gian
Tăng
Tăng
Lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời gian
Không đổi
Tăng
Lựơng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa
Giảm
Không đổi
Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động hay tăng cừơng độ lao động là giúp cho doanh thu, lợi nhuận của công ty hay của doanh nghiệp tăng lên.
Ví dụ : Bán áo mùa đông mà giao trứơc mùa đông sẽ thu hút đựơc ngừơi tiêu dùng.
2/ Mức độ phức tạp của lao động :
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa.
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động ra thành hai lọai là:
Lao động giản đơn
Lao động phức tạp
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một ngừơi bình thừơng nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện đựơc.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải đựơc đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.
Ví dụ : Lao động của ngừơi rửa bát là lao động giản đơn, còn lao động của ngừơi thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp vì ngừơi sửa đồng hồ đòi hỏi họ phải qua đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề hơn ngừơi rửa bát.
Từ ví dụ đó, ta thấy giả sử trong một giờ lao động thì người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị (thời gian lao động cần thiết) hơn ngừơi rửa bát.
àTrong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
Lao động phức tạp là lao động giản đơn đựơc nhân gấp bội lên.
Trong quá trình trao đổi, ngừơi ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
Mác viết : “Lao động phức tạp… chỉ là lao động giản đơn đựơc nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn đựơc nhân lên…”
Tóm lại :
Lượng giá trị của hàng hóa đựơc đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Với ý nghĩa thực tiễn là khi điều chỉnh đựơc mức độ phức tạp của lao động và lựa chọn phương pháp để làm tăng năng suất lao động thì lựơng giá trị của hàng hóa giảm xúông đồng thời lúc đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và sản phẩm doanh nghiệp cũng tăng lên.
*Cấu thành lượng giá trị hàng hóa:
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa(W) bao gồm: giá trị cũ tái hiện (c) và giá trị mới (v+m).
Ký hiệu W = c + v + m
Bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu, …
Giá trị mới là sự hao phí lao động sống trong qua trình sản xuất ra sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lượng giá trị hàng hóa được đo lường như thế nào Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Ý nghĩa thực tiễn.doc