Tiểu luận Đối chiếu từ thân tộc Anh - Việt

MỤC LỤC

 

I. DẪN LUẬN 1

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 1

2. Phương pháp làm việc 1

II. NỘI DUNG 2

1. Đặt vấn đề 2

2. Đối chiếu từ thân tộc Anh - Việt 2

III. TIỂU KẾT 9

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đối chiếu từ thân tộc Anh - Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối chiếu từ thân tộc Anh - Việt I. DẪN LUẬN 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Kể từ khi ra đời cho đến nay, ngôn ngữ học đối chiếu đã có những thành công đáng kể. Nhờ những nghiên cứu trong lĩnh vực này mà chúng ta có thêm những hiểu biết về loại hình các ngôn ngữ cũng như những về những nét văn hóa ngôn ngữ của các dân tộc trong mối quan hệ tương đồng hay dị biệt. Lựa chọn đề tài khảo sát, phân tích trên cơ sở đối chiếu các từ thân tộc trong hai ngôn ngữ Việt - Anh, chúng tôi mong muốn có thể qua đó phần nào thấy được những nét văn hóa đặc trưng trong ngôn ngữ hai dân tộc. Văn hóa được coi là các lối sống của một dân tộc. Đối chiếu văn hóa thông qua ngôn ngữ là một lĩnh vực mới mẻ nhưng chúng ta có thể miêu tả kiểu hành vi nhất định của một nền văn hó có sẵn và qua việc so sánh với văn hóa bản địa, ta có thể phát hiện ra những nét văn hóa đặc trưng. Đối chiếu có hệ thống văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài với văn hóa và ngôn ngữ bản địa có thể góp phần cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu. 2. Phương pháp làm việc Các từ của một ngôn ngữ là một hệ thống lớp các đơn vị rất phức tạp. Các lớp móc xích với nhau theo ý nghĩa, hình thức, chức năng ngữ pháp, phân bố, ... Với mỗi từ, nhóm từ hay các mẫu thức từ, chúng ta cần so sánh hình thức, ý nghĩa, sự phân bố và nghĩa hàm chỉ với khối từ vựng của tiếng mẹ đẻ. bất kì ngôn ngữ nào cũng có số lượng từ rất lớn nên phải lựa chọn mẫu để kiểm tra. Việc lựa chọn mẫu và phân tích những đặc điểm ý nghĩa rõ ràng nhất góp phần làm sáng tỏ vấn đề loại hình và văn hóa ngôn ngữ. Chúng tôi lựa chọn 34 từ cơ bản nhất trong nhóm từ thân tộc tiếng Anh rồi phân tích đối chiếu với các từ tiếng Việt tương ứng và tìm ra sự khác nhau trong sự phân chiết nhóm từ thân tộc của từng ngôn ngữ. Điều này được cụ thể hóa trong bảng. II. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Những từ thân tộc không phải chỉ đơn thuần là danh hiệu tôn kính mà còn bao hàm những nghĩa vụ hoàn toàn rõ rệt và rất nghiêm túc của người ta đối với nhau, và toàn bộ những nghĩa vụ đó họp thành một bộ phận chủ yếu trong tổ chức xã hội của người dân thuộc một chủng tộc. Xét theo quan điểm về từ vựng ngữ nghĩa học thì đây là một trường từ vựng chỉ quan hệ họ hàng vì có chung một ý nghĩa là họ hàng quan hệ thân thuộc. Tuy cách gọi những người họ hàng trong gia đình ở mỗi cộng đồng là không giống nhau, nhưng theo quan điểm của Mac - Ănghen (Mac - Ănghen tuyển tập, tập VI) thì “đây là những biểu hiện của những quan niệm đã thực sự lưu hành về quan hệ dòng máu gần hay xa, ngang nhau hay không ngang nhau. Những quan niệm đó được dùng làm cơ sở cho một hệ thống họ hàng đã hoàn toàn được xác định, có thể biểu hiện hàng trăm mối quan hệ họ hàng khác nhau của mỗi cá nhân. Các từ thân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ hơn một thế kỷ nay cùng với những nghiên cứu về lịch sử gia đình. Khi nghiên cứu về chế độ hôn nhân từng cặp , Lewis Henry Morgan - nhà nghiên cứu nhân chủng học người Mỹ đã tìm hiểu ngôn ngữ của người Irquois và phân biệt giữa người họ hàng thuộc dòng thẳng (trục hệ: ông, bà,bố , mẹ, con, cháu, …) và những người thuộc dòng bên (bàng hệ: anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, …). Như vậy, từ thân tộc, xét theo quan điểm về nhân chủng học, là một hệ thống tên gọi áp dụng cho những người họ hàng trong quan hệ với nhau. 2. Đối chiếu từ thân tộc Anh - Việt Để phân biệt nghĩa của từ ở các cấp độ khác nhau chúng tôi sử dụng thuật ngữ nghĩa cơ bản của từ là những nghĩa chỉ quan hệ thân tộc của những người họ hàng trong gia đình và nghĩa mở rộng của từ, quan đó chúng bộc lộ những đặc điểm văn hoá dân tộc và đặc điểm của hành vi giao tiếp của người sử dụng từ, nhưng ít nhất còn mang một nét nghĩa của nghĩa cơ bản hay làm ý của từ. Ví dụ: Morther Earth (Mẹ Đất), Trái đất được coi như là người mẹ và người che chở cho tất cả mọi sinh vật sống trên trái đất. Như vậy hàm ý về sự yêu thương, về tấm lòng của người mẹ vẫn được giữ. Việc nhân cánh hoá “Mẹ Đất” đã nhấn mạnh thêm tình cảm cũng như sự tôn trọng của mọi sinh vật đối với Trái đất. Tương tự như vậy, trong câu “She ‘s a real child of the 1960s.” (Cô ấy là người chịu nhiều ảnh hưởng của thập kỷ 60), từ child vẫn mang hàm ý về sự non dại, yếu ớt, phụ thuộc hay chịu nhiều ảnh hưởng của hoàn cảnh và những người xung quanh. Trong khuôn khổ của bài viết các đặc trưng của nghĩa cơ bản của từ thân tộc trong tiếng Anh sẽ được miêu tả và phân tích với số lượng từ được chọn là 34 từ. Việc lựa chọn những từ này dựa trên căn cứ sau đây: - Tính thân tộc theo huyết thống có mặt ở cả 7 thế hệ (3 thế hệ trên bản thân, 3 thế hệ dưới bản thân và thế hệ của bản thân). - Tính thực tiễn: từ chỉ những người họ hàng ở điều kiện bình thường (tức đang còn sống) có thể cùng tồn tại đồng thời (phổ biến là đến đời cụ và có quan hệ cụ - chắt, trường hợp kỵ - chút là phổ biến nên không được chọn). - Tính kế tiếp của dòng họ trong nhưng quan hệ xa hơn, ví dụ: thuộc dòng thẳng có cụ, ông bà, bố mẹ, con, cháu và chắt. Như vậy các từ chỉ quan hệ không chung huyết thống không được đề cập đến vì chúng chỉ biểu thị những quan hệ “nhân đạo” và hầu hết là các từ phái sinh của những từ gốc hay những từ gốc hay từ cơ bản. Ví dụ: blood brother (anh em kết nghĩa), adopted child (con nuôi), god father (cha đỡ đầu), v.v… Trong tiếng Anh những từ thân tộc thoả mãn được các điều kiện về những tiêu chí ngữ nghĩa nêu trên (bao gồm các từ chỉ quan hệ huyết thống: 18 từ theo dòng bàng hệ) được trình bày trong bảng sau: BẢNG ĐỐI CHIẾU TT Từ thân tộc Giới tính Tương ứng Tiếng Việt Giới tính Thế hệ (G) Dòng thân tộc great grand father + cụ +/- G -3 -3 + great grand mother - cụ +/- -3 + great grand parent +/- cụ +/- -3 + great grand uncle + cụ +/- -3 - great grand aunt - cụ +/- -3 - grand father + ông + G -2 -2 + grand mother - Bà - -2 + grand parent +/- ông bà +/- -2 + great/grand uncle + ông bác/cháu + -2 - great/grand aunt - Bà bác/cô - -2 - father + Bố + G -1 -1 + mother - mẹ - -1 + parent +/- Bố mẹ +/- -1 + uncle + Bác/chú + -1 - aunt - Bác/cô - -1 - brother + Anh/em + G 0 0 - sister - chị/em - 0 - sibling +/- Anh, chị em ruột +/- 0 - cousin +/- Anh, chị em họ +/- 0 - son + Con trai + +1 + daughter - Con gái - +1 + child +/- Con +/- +1 + nephew + Cháu trai + +1 - niece - Cháu gái - +1 - grand son + Cháu trai + G +2 +2 + grand daughter - Cháu gái - +2 + grand child +/- Cháu +/- +2 + grand nephew + Cháu trai + +2 - grand niece - Cháu gái - +2 - great grand son + Chắt trai + G +3 +3 + great grand daughter - Chắt gái - +3 + great grand child +/- Chắt +/- +3 + great grand nephew + chắt trai + +3 - great grand niece - chắt gái - +3 - Phụ lục bảng biểu: 1. Giới tính: Nam (+), Nữ (-), giới tình không xác định (+/-) 2. Thế hệ: G 3. Dòng thân tộc: Trực hệ (+), bàng hệ (-) Theo bảng trên, toàn bộ các từ thuộc quan hệ huyết thống và được phân tích theo các thế hệ như sau: Ở thế hệ G - 1 các từ thân tộc gồm 2 dòng quan hệ: dòng trực hệ bao gồm các từ father (bố), mother (mẹ), và parent (bố hoặc mẹ) và dòng bàng hệ bao gồm các từ: aunt (bác gái, cô, dì), giới tính nam và nữ. Ngoài từ farther và mother là hai từ riêng mang nét nghĩa về chức năng định danh chỉ người sinh ra bản thân, có phân biệt về giới tính, từ parent cũng mang nét nghĩa về chức năng định danh trên nhưng không được xác định về giới tính, và khi ở dạng số nhiều (parents) lại có nghĩa là “bố mẹ”. Các từ uncle và aunt tuy có nét nghĩa về giới tính nhưng lại không chỉ rõ vai người được nói đến. Uncle và aunt, trong tiếng Anh không phân biệt bên nội, bên ngoại. Mỗi từ có thể được dùng để chỉ 8 người họ hàng khác nhau (uncle: anh của bố, em trai của bố, anh của mẹ, em trai của mẹ, chồng của chị bố, chồng của em gái bố, chồng của chị mẹ, chồng của em gái mẹ; aunt chị của bố, em gái của bố, chị của mẹ, em gái của mẹ, vợ của anh bố, vợ của em trai bố, vợ của anh mẹ, vợ của em trai mẹ). Ở thế hệ G-2 gồm các từ: grand-farther, grandmother, grandparent (trực hệ) và các từ granduncle, grand-aunt (bàng hệ). Ngoài từ grandfarther (ông) và grandmother (bà) là hai từ riêng chỉ “ông” và “bà”, có phân biệt về giới tính còn có từ grandparent có nghĩa là “ông” hoặc “bà”, không được xác định giới tính, và khi ở dạng số nhiều grandparent lại có nghĩa là “ông bà”. Đến lượt “ông” và “bà” lại không chỉ rõ bên nội hay bên ngoại, mà grandfather được dùng để chỉ “ông nội” hay “ông ngoại” và grandmother chỉ “bà nội” hay “bà ngoại”. Các từ granduncle hay great aunt tuy có nét nghĩa về giới nhưng lại không chỉ rõ vai người được nói đến. Mỗi từ có thể dùng để chỉ 8 người họ hàng khác nhau (great uncle); anh của ông nội, em trai của ông nội, anh của ông ngoại, em trai của ông ngoại, anh của bà nội, em trai của bà nội, anh của bà ngoại, em trai của bà nội, anh của bà ngoại, em trai của bà ngoại, em trai của ông ngoại, anh của bà nội, em trai của bà nội, anh của bà ngoại, em trai của bà ngoại; great aunt: chị của ông nội, em gái của ông nội, chị của ông ngoại, em gái của ông ngoại, chị của bà nội, em gái của bà nội, chị của bà ngoại, em gái của bà ngoại). Ở thế hệ G-3 gồm các từ: great grandfather, great grandmother, great grandparent (trực hệ) và các từ great granduncle, và great grandaunt (bàng hệ). Ngoài từ great grandfather (cụ ông) và great grandmother (cụ bà) là hai từ riêng chỉ “cụ ông” và “cụ bà”, có phân biệt về giới tính còn có từ great grandparent có nghĩa là “cụ ông” hoặc “cụ bà”, không được xác định giới tính, và khi ở dạng số nhiều, (great grandparents) lại bao hàm cả “cụ ông” và “cụ bà”. Đến lượt “cụ ông” và “cụ bà” có khi chỉ được gọi chung là “cụ”, và cũng không chỉ rõ bên nội bên ngoại. Great grandfather và great grandmother được dùng để chỉ 4 người họ hàng khác nhau: cụ ông nội, cụ ông ngoại, cụ bà nội và cụ bà ngoại. Các từ great granduncle và great grandaunt tuy có nét nghĩa về giới tính nhưng lại không chỉ rõ vai người được nói đến. Great granduncle và great grandaunt có thể dùng để chỉ 8 người họ hàng khác nhau (là anh, chị, em của các cụ ông, cụ bà bên nội và bên ngoại). Ở thế hệ của bản thân (G0) là những từ chỉ người trong họ hàng theo dòng bàng hệ có các từ: brother (anh, em trai), sister (chị, em gái) và sibling (anh, chị em ruột) và cousin (anh, chị, em họ). Các từ brother và sister mang nét nghĩa định danh chỉ người, có phân biệt về giới tính. Từ sibling, là thuật ngữ của các nhà nhân chủng họ, mang nghĩa là anh, chị hay em ruột, không được định rõ về giới tính, tuổi tác hay trật tự của người họ hàng trong cùng một thế hệ. Tương tự như sibling, cousin được dùng để chỉ người họ hàng xa có chung tổ tiên và có họ hàng với nhau theo con đường hôn nhân, có tính đến các thế hệ khác nhau. Ví dụ anh chị em họ có chung ông bà thì first cousin, có chung cụ thì second cousin. Như vậy tuỳ theo khoảng cách xa gần với bản thân mà có các bậc quan hệ khác nhau và có từ cụ thể chỉ người anh, chị, em họ ở các đời khác nhau. Những từ này được chỉ rõ bằng từ chỉ số thứ tự đứng trước danh từ cousin để có các từ first cousin, second cousin, third cousin, fourth cousin.v.v… Dưới bản thân một thế hệ (G+1) theo dòng trực hệ gồm có: son (con trai), daughter (con gái), child (con) và theo dòng bàng hệ có nephew (cháu trai) , niece (cháu gái). Các từ được phân biệt về giới tính, trừ có trường hợp từ child (một người con) dùng để chỉ son (con trai) hay daughter (con gái). Cũng giống như một số từ thân tộc khác các từ này không mang nét nghĩa về tuổi tác hay trật tự trong cùng một thế hệ. Dưới bản thân hai thế hệ (G+2) theo dòng trực hệ gồm có các từ: grandson (cháu trai), granddaughter (cháu gái), grandchild (cháu trai hay cháu gái) và theo dòng bàng hệ có: grandnephew (cháu trai), grand niece (cháu gái). Các từ này có dạng thức là từ phái sinh (mang tiền tố grand-), trong đó grandchild là một từ chung để chi grandson hay granddaughter. Trong dòng bàng hệ không có từ nào chung cho grandniece và grandnephew. Các từ này cũng không mang nét nghĩa về hàng (tức là trong cùng một thế hệ người được sinh ra trước thì thụôc hàng trên, người được sinh ra sau thì thuộc hàng dưới) hay tuyến nội ngoại. Dưới bản thân ba thế hệ (G-3) theo dòng trực hệ gồm các từ: great grandson (chắt trai), great grandchild (chắt) và theo dòng họ bàng hệ gồm: great grandnephew (chắt trai), great grandniece (chắt gái), trong đó great grandchild (chắt) là một từ chung để chỉ great grandson hay great granddaughter. Có thể nói đây là các từ có dạng phái sinh 2 bậc (great - grand-). Trong dòng bàng hệ không có từ nào chung cho great grandniece và great grandnephew. Các từ này cũng không mang nét nghĩa về hàng (hàng trên, hàng dưới tính theo tuổi tác) hay tuyến nội ngoại. Như miêu tả ở trên trong bảng 1 các nghĩa cơ bản của từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh được phân tích thành các nét nghĩa hay đặc trưng nghĩa về 2 phương diện: (1) thế hệ, (2) giới tính, (3) dòng quan hệ (trực hệ - dòng thẳng, người nọ sinh ra người kia - và bàng hệ - dòng bên bố hoặc mẹ, không ai sinh ra ai). III. TIỂU KẾT Các đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Anh được thể hiện rất rõ trong các nét nghĩa cơ bản về thế hệ, giới tính và dòng quan hệ thân tộc. Trước hết, nét nghĩa về thế hệ là rất rõ ràng và sâu đậm, các thế hệ có mối liên quan khăng khít với nhau “Like father, like son” (Cha nào con ấy) ảnh hưởng lẫn nhau “The sins of the father are visited upon the children” (Đời cha ăn mặn đời con khát nước) và qui định lẫn nhau “The child is the father of the man” (Những kinh nghiệm của thời thơ ấu sẽ quyết định tính cách của con người lúc trưởng thành). Ý nghĩa của việc dùng từ father và son (hay mother và daughter trong một số trường hợp) không chỉ hạn chế ở nghĩa đen của từ “cha” và “con” mà mang hàm ý từ thế hệ nay đến thế hệ khác hay từ đời cha đến đời con “from father to son”. Ví dụ: “The farm has been handed down from father to son since 1800” (Trang trại này đã được truyền lại từ đời cha sang đời con từ năm 1800). Toàn bộ các từ thân tộc trong tiểu hệ thống được chọn đều được sử dụng và bằng một từ cụ thể trong tất cả các thế hệ. Từ thân tộc có dạng thức và gốc là những từ thuộc 3 thế hệ G0, G-1 và G+1. Những từ chỉ người họ hàng trong 3 thế hệ này bao gồm những từ chỉ người trong gia đình hạt nhân, những người có quan hệ gần gũi nhất với bản thân. Những từ còn lại trong các thế hệ G-2, G-3, G+2 và G+3 có dạng thức là những từ phái sinh, mang tiền tố grand - (tiền tố dùng để tạo từ mới chỉ người họ hàng ở thế hệ G-2 và G+2) và great- (tiền tố để tạo từ mới chỉ người họ hàng ở thế hệ G-3 và G+3). Chúng còn được dùng để chỉ những người họ hàng ngoài phạm vi gia đình hạt nhân, quan hệ có phần nào đó không thân thiết với bản thân như những người trong gia đình hạt nhân. Việc cấu tạo từ thân tộc bằng việc thêm vào thân từ một phụ tố là một trong các ví dụ điển hình của phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh. Trong nhóm từ theo quan hệ huyết thống dòng trực hệ, mỗi thế hệ đều bao gồm hai hệ thống từ: hệ thống từ mang nét nghĩa về giới tính và hệ thống từ không được xác định về giới tính. Ví dụ: father (nam), mother (nữ), parent (không xác định giới tính, tức là mỗi từ có thể chí một trong hai người). Cách dùng từ không mang nét nghĩa về giới tính có tác dụng làm cho việc sử dụng từ dễ dàng hơn là phải chọn một từ cụ thể là “bố” hay “mẹ”. Khi chuyển sang tiếng Việt cần lựa chọn dùng đúng từ. Ví dụ trong trường hợp “She is a good parent” (Bà ấy là một người mẹ tốt”), “parent-teach asscociation” (Hội nhà giáo và phụ huynh học sinh). Ngược lại, ở dòng bàng hệ, hầu hết các từ đều mang đặc trưng về giới tình rất rõ, ngoại trừ có sibling và cousin ở thế hệ G0 không mang nét nghĩa về giới tính. Vì vậy mà chúng có nội hàm về nghĩa rất lớn - sibling có thể chỉ một người anh, chị hay em ruột và cousin có thể chỉ một người anh họ, chị họ, em trai họ hay em gái họ. Trong khi nét nghĩa về giới tính hoàn toàn là tuyệt đối (nam và nữ), nét nghĩa về thế hệ và dòng thân tộc mang tính phổ quát và được chứa đựng trong toàn bộ các từ thân tộc theo quan hệ huyết thống thuộc hệ thống những từ mang nét nghĩa về giới tính. Sự đánh dấu nổi bật này mang tính định lượng rõ ràng, điều đó người ta có thể đếm được các thế hệ trong gia tộc. Ví dụ G0, G-1, G-2, G+1, G+2.v.v…. Tương tự như vậy, nét nghĩa về dòng thân tộc cũng chứa đựng các bậc quan hệ chỉ khoảng cách quan hệ giữa bản thân và người họ hàng của mình. Có quan hệ một bậc với bản thân là những người có quan hệ ruột thịt với bản thân: father, parent, mother, brother, sibling, sister, son, child, daughter. Có quan hệ hai, ba bậc với bản thân là những người có quan hệ họ hàng với bản thân. Những người có quan hệ hai bậc với bản thân là: grandfather, grandparent, grandmother, grandson, grandchild, granddaughter, uncle, aunt, nephew, niece. Người có quan hệ ba bậc với bản thân là cousin. Trong cách đối xử với nhau người họ hàng thường muốn sống cùng với những người có quan hệ một bậc trong gia đình hạt nhân, nghỉ lễ No-ên, nếu có thể, với những người có quan hệ hai bậc, và giữ liên lạc với những người có quan hệ ba bậc nếu dễ liên lạc (Hudson, 1984). Ta thấy, trên bất kỳ một đoạn thẳng nào mà song song với đường thẳng “son daughter” thì đều chỉ quan hệ về giới tính. Nam Nữ son daughter nephew niece father mother uncle aunt Tất cả những đoạn thẳng song song với “father son” đều chỉ quan hệ về thế hệ: G-1 G+1 father son mother daughter uncle nephew aunt niece Tất cả những đoạn thẳng song song với “father uncle” đều chỉ quan hệ về dòng thân tộc: Trực hệ Bàng hệ Father uncle mother aunt son nephew daughter niece Các nét nghĩa về thế hệ, giới tính và dòng quan hệ thực sự là những đặc trưng ngữ nghĩa tạo nên nghĩa cơ bản của từ thân tộc trong tiếng Anh không có nét nghĩa này. Nét nghĩa hàng hay tuổi tác giữa những người họ hàng trong cùng một thế hệ tiếng Anh, Mỹ thường đựơc thể hiện thông qua các cách sau đây: + Sử dụng các tính từ chỉ mức độ lớn, nhỏ: big, little, ví dụ: my big brother (anh tôi) “my little brother” (em trai tôi). + Sử dụng các tính từ ở dạng so sánh đặt trước các danh từ thân tộc, ví dụ: “oder/elde brother” (anh), “younger brother” (em trai). + Sử dụng các tính từ ở dạng so sánh đặt trước các danh từ thân tộc trong cấu trúc chỉ quan hệ sở hữu như sở hữu cách của danh từ và có giới từ of, ví dụ, một người bác trai hay anh của bố có thể được diễn đạt là “father’s younger brother” hay “younger brother of my father”. Tương tự như vậy, để biểu thị các nét nghĩa về nội ngoại người ta thường sử dụng tính từ chỉ bên nội hay bên ngoại trước các danh từ thân tộc, ví dụ: panternal grandmother (bà nội), maternal grandmother (bà ngoại). Ngoài những nghĩa cơ bản chỉ quan hệ thân tộc giữa những người trong gia đình ra, việc sử dụng chúng rộng rãi đến đâu phục thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe và hoàn cảnh giao tiếp của họ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (4).doc