Tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật

MỤC LỤC

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ .1

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I/ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học.1

1.1 Phân biệt “xã hội học” và “các khoa học xã hội” .2

1.2 Tồn tại hay không tồn tại xã hội học với tư cách là khoa học độc lập?.2,3,4

1.3 phương hướng giải quyết vấn đề .4

1.3.1 mối quan hệ giữa xã hội học và triết học xã hội .4,5,6

1.3.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác .6,7,8

1.4. Định nghĩa xã hội học .8,9

II/ Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật 9,10

C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ .10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A/ ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….1 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học..........................................................1 1.1 Phân biệt “xã hội học” và “các khoa học xã hội”…………………........2 1.2 Tồn tại hay không tồn tại xã hội học với tư cách là khoa học độc lập?..............................................................................................................2,3,4 1.3 phương hướng giải quyết vấn đề ……………………………………....4 1.3.1 mối quan hệ giữa xã hội học và triết học xã hội………………...4,5,6 1.3.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác…….6,7,8 1.4. Định nghĩa xã hội học……………………………………………….8,9 II/ Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật…………………………………………………………………………9,10 C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………...10 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội học là nghành khoa học nghiên cứu các quy luật và quá trình xã hội của các sự kiện, hiện tượng xã hội thể hiện trong hoạt động của các nhóm xã hội bằng các phương pháp định lượng. Đối với xã hội học, mọi cái không phải hình như hay chúng có vẻ là… Xã hội học được xem như bộ môn khoa học độc lập ra đời vảo khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Và Auguste Comte , nhà xã hội học người pháp, là người sáng lập ra xã hội học. Ngay từ đầu, các nhà xã hội học đã nhấn mạnh nhiều vào việc cần thiết phải giải thích đời sống xã hội một cách khoa học. Sự phát triển của xã hội học và sự thừa nhận nó như bộ môn khoa học không phải là quá trình suôn sẻ và không có sóng gió. Từ trước, có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về xã hội học; tới nay, không có quan điểm duy nhất về đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về các lĩnh vực xã hội và kĩ năng vận dụng chúng vào việc nghiên cứu, giải quyết những vần đề mà thực tiễn đặt ra. Và ý nghĩa thực tiễn của xã hội học đối với pháp luật là hết sức quan trọng. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Trong quãng thời gian hang thế kỉ, vấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học luôn có sự thay đổi. Một mặt nó dần dần được nhận thức một cách đúng đắn, chính xác hơn cùng với việc tách xã hội học ra khỏi triết học. Mặt khác, do sự tích lũy các tri thức, hiểu biết về xã hội càng tăng lên đã hướng xã hội học lí thuyết mà mỗi trào lưu, mỗi khuynh hướng xã hội học đều xác định cho mình những trọng tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội. Điều đó dẫn đến những cuộc tranh luận bất tận xung quanh vấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học kéo dài cho tới ngày nay. 1.1 Phân biệt “xã hội học” và “các khoa học xã hội” Tất cả các ngành khoa học cũng như mọi lĩnh vực nghiên cứu đều phải giải quyết vấn đề đầu tiên đặt ra: đối tượng nghiên cứu của khoa học đó là cái gì? Phần lớn mọi người đều cảm thấy rằng họ có thể hiểu được tiêu điểm của các nghành như toán học, vật lý học, lịch sử hay luật học…nhưng không dễ dàng hiểu được chính xác xã hội học là gì? Đối với các nhà xã hội học thì câu hỏi “xã hội học” là gì thường đặt ra nhiều vấn đề nan giải, rắc rối. Đưa ra định nghĩa ngắn gọn đại loại như “xã hội học là khoa nghiên cứu xã hội loài người và hành vi xã hội” có lẽ khá mơ hồ và chứa đựng ít thông tin( mặc dù khá xác đáng), không đủ chính xác để thể hiện phân biệt xã hội học với tâm lí học, chẳng hạn. Tất cả các khoa học nghiên cứu về xã hội hay lĩnh vực xã hội như lịch sử, triết học, tâm lí học, lí luận nhà nước và pháp luật, xã hội học… đều là các khoa học xã hội. Không thể đồng nhất khái niệm “xã hội học” và “khoa học xã hội”. Bản thân xã hội học là môn khoa học xã hội nhưng không phải mọi khoa học xã hội đều là xã hội học. Muốn hiểu xã hội học là gì trước hết phải xác định khách thể của khoa học này. Khách thể nghiên cứu của xã hội học cũng như các khoa học xã hội khác chính là toàn bộ hiện thực xã hội. Nhưng sự khác nhau giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác xuất phát từ sự khác nhau về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học này. Quay lại định nghĩa ngắn gọn trên, các nhà xã hội học có thể chỉ ra những phạm vi cụ thể của hành vi xã hội mà họ quan tâm: mọi người cư xử thế nào trong gia đình? Tại sao lại có người nhúng tay vào tội ác? Những nội dung có thể đó rõ rang cho thấy tầm quan trọng của xã hội học nhưng cũng rất cần thiết và có lẽ có ích hơn khi nhấn mạnh rằng điểm quan trọng và khác biệt nhất của xã hội học không chỉ ở chỗ nó nghiên cứu cái gì mà còn nghiên cứu như thế nào, chỉ ra cách nhìn khác biệt của khoa học này đối với các nhân và xã hội. 1.2 Tồn tại hay không tồn tại xã hội học với tư cách là khoa học độc lập? Tồn tại hay không tồn tại xã hội học với tư cách là khoa học độc lập? Nếu nó tồn tại đối thì đối tượng của nó là gì? Đây là chủ đề luôn gay tranh cãi giữa các trường phái xã hội học. Xã hội học châu Âu theo truyền thống của Auguste comte và Emile Durkheim, ngay từ đầu đã xác định tiêu điểm của các nghiên cứu xã hội học là cơ cấu xã hội, sự kiện xã hội, hướng tới khám phá những quy luật tác động tới sự vận hành của xã hội. Xã hội có cấu trúc như thế nào? Gồm những bộ phận nào hợp thành? Chẳng hạn, các nhà xã hội học cấu trúc coi xã hội học như tổng thể và quan tâm xem xét nó được cấu trúc như thế nào. Còn các nhà xã hội học theo lí thuyết hành động xã hội học như Max Weber lại quan tâm đến những khía cạnh cá nhân của sự tác động qua lại trong xã hội và các khía cạnh này hoạt động như thế nào. Trường phái xã hội học Mỹ lại quan niệm xã hội học là khoa học nghiên cứu các hành vi của con người. Với lí thuyết cấu trúc – chức năng, các nhà xã hội học Mỹ(Parson) cho rằng muốn nghiên cứu cơ cấu xã hội thì phải nghiên cứu hành vi của con người thì mới hiểu được xã hội. Xã hội học nghiên cứu về con người phải luôn luôn trong mối quan hệ với con người, với cộng đồng, với tập thể xã hội, trong cách thức con người liên hệ với nhau. Cuộc tranh luận đặc biệt gay gắt và phức tạp diễn ra trong giới khoa học Xô viết trước đây. Vào những năm 50 của thế kỉ XX ở Liên Xô(cũ) tồn tại hai quan điểm cơ bản. Quan điểm thứ nhất đã đồng nhất xã hội học với chủ nghĩa duy vật lịch sự (triết học về xã hội). Vì chủ nghĩa duy vật lịch sự là bộ phận khoa học cơ bản và phổ biến trong các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở Liên Xô trước đây cho nên xã hội học với tư cách một khoa học độc lập coi như không tồn tại. Quan điểm thứ hai lại không thừa nhận sự tồn tại của xã hội học nói chung ( lí thuyết hay đại cương ) mà chỉ thừa nhận các lĩnh vực xã hội học nghiên cứu những vấn đề xã hội cụ thể. Điều này có nghĩa là họ không phản đối xã hội học với tư cách là khoa học độc lập. Như thế là nghiên cứu xã hội học mà không cần có khoa học xã hội học, khác nào nghiên cứu pháp luật mà không cần có khoa học pháp lí vây? Năm 1972, các tác giả sách “Công tác xã hội học” đưa ra quan điểm thứ ba mà thực chất của quan điểm này là muốn dung hòa giữa hai quan điểm nói trên. Quan điểm này, một mặt thừa nhận xã hội học đại cương là chủ nghĩa duy vật lịch sử; mặt khác, thừa nhận các lí luận xã hội học chuyên biệt nghiên cứu những vấn đề xã hội cụ thể. Kết quả là quan niệm về ba cấp độ xã hội học đã được đưa ra: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và lí luận xã hội học đại cương. Lí luận xã hội học chuyên biệt. Các nghiên cứu xã hội học cụ thể. Trong thời gian dài, quan niệm này đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của xã hội học ở Liên Xô (cũ) và một số nước Đông Âu. Nó cho phép khẳng định địa vị của các nghiên cứu về xã hội học cụ thể nhưng đồng thời nó cũng làm tách rời sự phát triển của xã hội học macsxit ra khỏi quá trình phát triển của xã hội học thế giới. Quan niệm trên dần nhường chỗ cho quan niệm rằng xã hội học không đồng nhất, không bị phủ nhận đồng thời không đối lập với chủ nghĩa duy vật lịch sự. Quan niệm này ngày càng có sức thuyết phục hơn và được coi là con đường hợp lí để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc của khoa học này. 1.3 phương hướng giải quyết vấn đề Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta cần thống nhất hướng giải quyết vấn đề đặt ra là: để xác định một cách thỏa đáng đối tượng nghiên cứu của xã hội học, cần giải quyết được hai mối quan hệ: Mối quan hệ giữa xã hội học và triết học xã hội. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác. 1.3.1 mối quan hệ giữa xã hội học và triết học xã hội Giải quyết mối quan hệ giữa xã hội học và triết học về xã hội thực chất là phải xác định rõ ranh giới và phạm vi đối tượng nghiên cứu của hai lĩnh vực khoa học này cũng có những ý kiến khác nhau, chẳng hạn: G.Ôsápcốp trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật lịch sử và xã hội học” (Xoophia, 1970) đã phân biệt chủ nghĩa duy vật lịch sự là khoa học triết học xã hội, nghiên cứu quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; phép biện chứng của sự phát triển xã hội, tức là sự xuất hiện của những quy luật của phép biện chứng trong xã hội và phương pháp duy vật biện chứng của việc nhận thức và biến đối xã hội. Còn xã hội học là nghành khoa học độc lập, phi triết học về xã hội, những quy luật hoạt động và phát triển của xã hội (những tác động qua lại hợp quy luật giữa những mặt chủ yếu và những lĩnh vực chính của nó) và các phương pháp đặc thù để nhận thức và biến đổi nó với tư cách một hệ thống hoàn chỉnh. V. Đốpbrianốp lại cho rằng chủ nghĩa duy vật lịch sự là khoa học về các quy luật triết học của xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sự là sự biểu hiện đặc thù của các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong lĩnh vực đời sống xã hội. Các xã hội học nghiên cứu các quy luật có mối liên quan đến những mối liên hệ và quan hệ qua lại giữa các thành tố chủ yếu của cơ cấu xã hội, của xã hội nói chung cũng như từng hình thức của cộng đồng người, của từng tình trạng, từng trào lưu và từng giai đoạn có tính khu vực. Ngoài ra trên sách báo xã hội học còn có những ý kiến khác như quan điểm cho rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm vào đối tượng nghiên cứu là những quy luật duy nhất của phép biện chứng duy vật, còn xã hội học nhằm vào những quy luật chung về sự hoạt động và phát triển của xã hội như hệ thống hoàn chỉnh. Lại có quan niệm xem chủ nghĩa duy vật lịch sử có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật phát triển chung của xã hội, còn xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hoạt động của xã hội. Theo quan điểm của tôi, để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa xã hội học và triết học, điều trước tiên chúng ta phải khẳng định rằng xã hội học là môn khoa học độc lập và do đó, phải có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Nếu như triết học về xã hội nghiên cứu những quy luật chung nhất của xã hội thì xã hội học nghiên cứu những quy luật chung có liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và phát triển của xã hội với tư cách là chính thể. Triết học về xã hội nghiên cứu các quá trình xã hội ở cấp độ trừu tượng cao nhất, không gắn với các dữ liệu thực nghiệm mà dựa trên sự khái quát hóa các kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể khác. Còn xã hội học nghiên cứu những vấn đề thuộc cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, chủ thể xã hội… Sự khái quát của nó được dựa trên sự phân tích các số liệu thực nghiệm. Để xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học chúng ta cũng cần xác định hệ thống các phạm trù, khái niệm của khoa học này. Chẳng hạn, các khái niệm về hệ thống xã hội, cộng đồng xã hội, tương tác xã hội… và khi nghiên cứu, phân tích các khái niệm này chúng ta sẽ không tránh khỏi việc đụng chạm đến các lĩnh vực đang là đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội khác. Ví dụ, trong quan hệ xã hội có quan hệ pháp luật, mà quan hệ pháp luật là vấn đề mà môn lí luận nhà nước và pháp luật cũng nghiên cứu. Như vậy, chúng ra phải giải quyết mối quan hệ thứ hai. 1.3.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác. Đặc điểm tiêu biểu của khoa học xã hội ( đạo đức học, dân số học, tâm lí học xã hội…) trong điều kiện hiện nay là sự phát triển của tỉ trọng có các tri thức xã hội trong đó. Vấn đề ở đây là các khoa học xã hội cụ thể đã nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội theo cách tiếp cận của xã hội học là sử dụng các tri thức xã hội học chuyên biệt trong hệ thống các khái quát hóa lí luận của mình. Vấn đề dặt ra là liệu các lĩnh vực xã hội học chuyên biệt có phải nằm trong phạm vi các khoa học xã hội cụ thể hay chúng phải tồn tại như những khoa học xã hội độc lập? Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận. Khó khăn trong việc giải quyết nó là ở chỗ nhiều nghành xã hội học chuyên biệt như xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học pháp luật, xã hội học tội phạm… ngày càng được thừa nhận rộng rãi như những nghành khoa học thực swjtrong hệ thống tri thức xã hội học. vậy nên giải quyết mối quan hệ giữa xã hội học chuyên biệt với các khoa học cụ thể là vấn đề có tính thời sự cấp bách. Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng sự phát triển của các lí luận xã hội học chuyên biệt như những khoa học độc lập có thể dẫ tới tình trạng kéo dài tất cả khoa học xã hội về xã hội học, làm biến mất mọi ranh giới giữa xã hội học và tri thức xã hội ( D.I. Tsexnôcốp). Và vì không thể phủ nhận sự tồn tại của các nghành xã hội học chuyên biệt nên người ta lại cho rằng bất kì môn khoa học xã hội nào cũng phải bao gồm mặt xã hội học với tư cách là bộ phận bắt buộc của nó (P.A. Ratscôp). Để làm rõ mối quan hệ trên, chúng ta hãy xem xét ví dụ cụ thể là quan hệ giữa xã hội học với lí luận nhà nước và pháp luật. Khoa học luật là hệ thống những nghành tri thức khác nhau về nhà nước và pháp luật. Ngoài lí luận nhà nước và pháp luật với tư cách là lí khoa học lí luận chung, nó còn bao gồm cả các khoa học luật chuyên nghành như luật nhà nước, luật hành chính, luật dân sự… Các khoa học luật nghiên cứu về nhà nước, pháp luật, pháp chế, các quy phạm pháp luật, cơ cấu của chúng; sự hình thành và hoạt động, tình trạng của pháp chế, con đường củng cố của nó; tội phạm, các nguyên nhân và biện pháp giải quyết tội phạm… cùng rất nhiều vấn đề khác trong đời sống nhà nước và pháp luật của xã hội. Một số vấn đề mà khoa học luật giải quyết về thực chất chính là những vấn đề xã hội học( chẳng hạn, vấn đề về bản chất xã hội của nhà nước và pháp luật, các yếu tố về tâm lí xã hội của hành vi pháp luật, các mối quan hệ qua lại của nhà nước và pháp luật với mặt kinh tế và các mặt khác của đời sống xã hội…). Những vấn đề nêu trên trước hết được giải quyết trong lí luận nhà nước và pháp luật. Đã từng có những ý kiến ( tuy rất ít được ủng hộ) cho rằng lí luận nhà nước và pháp luật không phải là khoa học luật vì nó không có nội dung pháp luật; nếu xét tỉ trọng các vấn đề về xã hội học thì nó là xã hội học. Vậy là nảy sinh vấn đề cần phải thừa nhận sự tồn tại độc lập của xã hội học pháp luật. Xã hội học pháp luật thuộc các khoa học xã hội học hay thuộc các khoa học luật hay chỉ là khoa học giáp ranh giữa xã hội học và luật học? Vấn đề này vẫ còn tranh luận. Theo quan điểm của tôi thì cần phải xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học này. Xã hội học và các khoa học luật cũng nghiên cứu các quan hệ xã hội, khoa học luật nghiên cứu các quan hệ xã hội, khoa học luật nghiên cứu các quan hệ xã hội hoàn toàn không cùng khối lượng như xã hội học đã nghiên cứu . Ngoài ra, theo khía cạnh khác, khoa học luật nghiên cứu những quan hệ pháp luật đồng thời với các tiêu chuẩn pháp luật, trong khi đó thì xã hội học lại nghiên cứu những quan hệ xã hội thực tế giữa người với người. Vì vậy, nghiên cứu mối tương quan, mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau của pháp luật, các thể chế, các tiêu chuẩn pháp luật với thực tế xã hội là vấn đề trọng tâm của xã hội học pháp luật. Cần nhấn mạnh điểm nữa là cùng vấn đề xã hội hay hiện tượng xã hội nhưng cách tiếp cận nghiên cứu của xã hội học và các khoa học xã hội khác là khác nhau. Xã hội học nghiên cứu xã hội như hệ thống hoàn chỉnh bằng cách giải thích những quan hệ qua lại bên trong và những sự phụ thuộc lẫn nhau của nó, nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình xã hội như là những yếu tố của cơ cấu xã hội trong mối liên hệ thực tế của chúng với chỉnh thể xã hội. Trong khi đó các khoa học xã hội khác chủ yếu nghiên cứu các quy luật hoạt động của từng hiện tượng xã hội. Xã hội học ở bất kì cấp độ nào của nó, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, chức năng xã hội của hiện tượng xã hội. Đó chính là đặc trưng của cách tiếp cận xã hội học đối với bất kì khách thể nào. Berger – nhà xã hôi học phương Tây viết : “sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến cho chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đang sống suốt cả đời mình dưới ánh sáng mới. Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là: “mọi thứ không phải như chúng có vẻ là”. 1.4. Định nghĩa xã hội học Qua các vấn đề được nêu ra và được lí giải ở trên, chúng ta có thể định nghĩa xã hội học như sau: Xã hội học là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật chung của sự tồn tại , hoạt động và phát triển của xã hội, các mối quan hệ xã hội, sự tác động qua lại giữa các thành phần cơ bản của xã hội tạo thành xã hội như chỉnh thể. II/ Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật. Việc nghiên cứu xã hội học có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng đối với lĩnh vực pháp luật, thể hiện trên cả ba phương tiện: hoạt động lập pháp, hoạt động tư pháp và hoạt động hành pháp. Thứ nhất, đối với hoạt động lập pháp: các nghiên cứu xã hội tạo cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cơ quan lập pháp xây dựng các dự án luật sao cho phù hợp với các lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, pháp luật được ban hành mới phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống, phát huy được vai trò và hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nghiên cứu xã hội học về các lĩnh vực xã hội học về các lĩnh vực xã hội cũng giúp cho các cơ quan lập pháp có căn cứ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng phù hợp hơn. Thứ hai, đối với hoạt động tư pháp: hoạt động tư pháp bao gồm toàn bộ các hoạt động giám sát, áp dụng và bảo vệ pháp luật, là chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân các cấp. Nghiên cứu xã hội học giúp cho các cơ quan tư pháp nắm bắt được tình hình thực tế xã hội, hiểu được những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh các hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra trong xã hội. Từ đó, các cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác xét xử, đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tế xã hội cũng giúp các cơ quan tư pháp đề xuất, xây dựng các biện pháp khả thi nhằm ngăn ngừa, phòng chống tội phạm một cách có hiệu quả. Thứ ba, đối với hoạt động hành pháp: nghiên cứu xã hội học trước hết giúp các cơ quan hành chính nắm bắt được đúng đắn tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân để đưa ra các quyết định hành chính sao cho “hợp tình hợp lý”; tạo cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân. C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Xã hội học là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật chung của sự tồn tại , hoạt động và phát triển của xã hội, các mối quan hệ xã hội, sự tác động qua lại giữa các thành phần cơ bản của xã hội tạo thành xã hội như chỉnh thể. Trên cơ sở những thành tựu khoa học về tri thức và công nghệ đã đạt được, xã hội học đã cung cấp những tri thức khoa học về các lĩnh vực xã hội và kĩ năng vận dụng, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra. DANH MỤC THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Ngọ Văn Nhân(chủ biên), Tập bài giảng xã hội học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐối tượng nghiên cứu của xã hội học và Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật.doc
Tài liệu liên quan