Table of Contents
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
PHẦN NỘI DUNG: 2
A. Tổng quan về vấn đề môi trường không khí ở Việt Nam. 2
I.Các khái niệm: 2
I.1. Khái niệm không khí: 2
I.2. Khái niệm ô nhiễm không khí: 3
I.3. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường: 3
II. Hiện trạng không khí và ô nhiễm không khí: 3
III. Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí: 4
B. Dự báo sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường đối với nguồn không khí ở nước ta hiện nay. 4
I. Dự báo các quy định của hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường không khí: 4
I.1. Ưu điểm: 4
I.2. Nhược điểm 5
I.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện 5
II. Dự báo các quy định của pháp luật về phòng, chống và khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí; tăng cường quá trình cải thiện chất lượng không khí: 5
II.1. Những dự báo của pháp luật trong hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng không khí của các cơ quan nhà nước 5
II.2. Dự báo của pháp luật trong hoạt động ĐTM: 6
II.3. Dự báo pháp luật môi trường trong hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí 6
III. Dự báo pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí. 7
III.1. Đối với nguồn thải tĩnh 7
III.2. Đối với nguồn thải động 8
IV. Dự báo hệ thống pháp luật quy định về hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí 10
IV.1. Ưu điểm: 10
IV.2. Nhược điểm: 11
C. Những phương hướng và biện pháp để tiếp tục phát triển những quy định của hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam trong những giai đoạn tới. 11
1. Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. 11
2. Tăng cường các biện pháp pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. 12
3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí. 12
PHẦN KẾT LUẬN: 12
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dự báo sự phát triển của pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên không khí ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành luật, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật quy định về tài nguyên không khí là rất cần thiết không những phục vụ tốt cho quá trình học tập mà còn có ý nghĩa quan trọng cho thực tiễn phát triển của đất nước. Từ quá trình nhận thức đó, tôi xin chọn đề tài “Dự báo sự phát triển của pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên không khí ở nước ta”. Để hoàn thành cho đề tài nghiên cứu khoa học cuối kì của mình.
Trong quá trình hoàn thành đề tài khoa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các vị Giáo sư, Tiến sĩ luật học với các công trình nghiên cứu khoa học của họ đã giúp tôi có một nền lí luận cho đề tài của mình. Đồng thời tôi cũng xin chân thành các thầy cô giáo giảng viên bộ môn Luật Môi Trường đã tư vấn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
PHẦN NỘI DUNG:
A. Tổng quan về vấn đề môi trường không khí ở Việt Nam.
*Cơ sở pháp lí;
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này, các văn bản pháp luật được viện dẫn và sử dụng:
1. Luật bảo vệ môi trường2005;
2. Nghị Định 80/2006/NĐ-CP Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
3. Nghị Định 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
4. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải.
*Cơ sở khoa học:
Trong đề tài khoa học này, các luận cứ lí luận được viện dẫn và sử dụng : Đó là các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề : “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam”:
1.Vũ Thị Duyên Thùy “Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam_ Thực trạng và hướng hoàn thiện”. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trường Đại Học Luật Hà Nội.2001.
2. “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam”. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội năm 2008. Lê Thị Phương Thảo.
4. “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí”. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội năm 2006. Nguyễn Tuệ Minh.
I.Các khái niệm:
I.1. Khái niệm không khí:
Không khí là một hỗn hợp khí gồm có khí nitơ chiếm 78,9%, oxi chiếm 0,95%, acgong chiếm 0,93%, đioxit cacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí khác như nêôn, hêli, mêtan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí.
I.2. Khái niệm ô nhiễm không khí:
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý hoá vốn có của nó và sự thay đổi này vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên.
I.3. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường:
Là hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ môi trường không khí khỏi tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí một mặt nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí trong các hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cung cấp kết quả xử lí chất thải của các cơ sở làm căn cứ để cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
II. Hiện trạng không khí và ô nhiễm không khí:
Trên thế giới, loài người bắt đầu phải gánh chịu những thảm hoạ khủng khiếp do không khí gây ra. Việt Nam là một bộ phận của thế giới nên cũng chịu tác động chung. Hơn nữa, nước ta đang phát triển, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tăng nhanh khiến không khí nước ta ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn, nhất là ở các khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề. Theo số liệu quan trắc và phân tích cho thấy: Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, có những nơi tới mức báo động, điển hình là các khu dân cư cạnh đường giao thông lớn, ở gần các nhà máy, xí nghiệp. Ở các nút giao thông chính và gần một số khu công nghiệp, một số xí nghiệp nung gạch ngói, nồng độ các khí NO2, SO2… đã xấp xỉ hoặc lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, có chỗ tới 2 đến 3 lần. Ô nhiễm không khí cũng tập trung tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa ... Ô nhiễm mùi thường xảy ra ở hai bên bờ kênh rạch thoát nước trong đô thị do sự thối rữa các chất hữu cơ, vi sinh vật và rác thải tạo ra các khí ô nhiễm như H2S, NH3, CH4 ..Ngoài ra, số lượng các phương tiện giao thông tăng nhanh, hoạt động san xuất, độ rung, bức xạ, ánh sáng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, sinh vật và môi truờng.
III. Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí:
Muốn khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trước hết phải tìm ra đựoc nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm có thể do nhiều nguồn khác nhau:
III.1. Nguồn nhân tạo: Ô nhiễm không khí là do nhiều yếu tố tiêu biểu của văn minh hiện đại: gia tăng sản xuất năng lượng, luyện kim, giao thông, đun nấu…
III.2. Nguồn tự nhiên: Do ảnh hưởng của các đám cháy rừng lan truyền rộng và phát thải nhiều bụi, khí; những cơn bão bụi; các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động thực vật ... Tất cả các nhân tố tự nhiên này đều gây nên ô nhiễm không khí .
B. Dự báo sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường đối với nguồn không khí ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, vấn đề về bảo vệ môi trường không khí đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta yêu cầu phải tiếp tục có những xây dựng những quy định pháp luật mới để tạo ra được hệ thống pháp luật thống nhất trong quá trình bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.Vì thế, để có thể dự báo được các quy định của pháp luật đối với nguồn tài nguyên không khí trong thời gian tới, ta cần phải có sự đánh giá về các yếu tố ưu và nhược điểm của quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề này thông qua các mặt sau: Quy định của pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường không khí;về phòng chống khắc phục ô nhiễm không khí; cải thiện chất lượng không khí; về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí; về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí...
I. Dự báo các quy định của hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường không khí:
I.1. Ưu điểm:
- Về phía nhà nước: dựa vào QCKTMT các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định chính xác chất lượng môi trường không khí. Từ đó có căn cứ để nhà nước có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo tình hình môi trường, xác định trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí. Bên cạnh đó, QCKTMT không khí còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Về phía người dân: dựa vào QCKTMT không khí người dân biết rằng họ được quyền sống trong điều kiện môi trường không khí như thế nào, được phép tác động đến môi trường ở mức độ nào, để các cơ sở sản xuất kinh doanh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
I.2. Nhược điểm
- Số lượng QCKTMT về môi trường không khí còn chưa đầy đủ, như: thiếu quy chuẩn môi trường đối với không khí từng khu vực có những đặc trưng riêng, chưa có quy định tổng lượng thải, không quy định cụ thể về thời điểm xả thải cũng như không gian áp dụng…
- Hiệu lực áp dụng các QCKTMT không khí còn ở mức độ thấp.
I.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, xây dựng các chế tài phù hợp, xây dựng cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
- Kiện toàn hệ thống quản lý về môi trường không khí. Thành lập hệ thống quản lý bảo vệ môi trường không khí từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các nguồn thải
- Hoàn thiện, bổ xung các quy định về TCMT không khí.
II. Dự báo các quy định của pháp luật về phòng, chống và khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí; tăng cường quá trình cải thiện chất lượng không khí:
II.1. Những dự báo của pháp luật trong hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng không khí của các cơ quan nhà nước
Quan trắc môi trường là không khí là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lý(tiếng ồn), chỉ tiêu hóa học(hàm lượng khói, bụi, khí độc...),xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí... Với chức năng đó, hệ thống qua trắc giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường nắm đước tình chất lượng không khí, dự báo những biến đổi của nó trong tương lai cũng như chủ động phòng, chốn và loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm, ssuy thoái môi trường không khí và dựa trên kết quả của hoạt động này để thực hiện việc định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí. Điều 94 đến 97 – Luật BVMT 2005 quy định quan trắc môi trường nói chung và quan trắc môi trường không khí nói riêng là hoạt động thực hiện bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, các cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh và người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động quan trắc môi trường không khí còn một số hạn chế như: Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia chưa thực sự được triền kha nên hoạt động quan trắc môi trường không khí còn phân tán, chồng chéo, chưa theo một quy trình thống nhất, chưa bao quát được hết các yêu cầu cần quan trắc; Tình trạng thiết vị nhìn chung còn yếu kém và lạc hậu, chưa tự động hóa các khâu lưu trữ, xử lý và trao đổi số liệu; Số liệu về môi trường không khí thu thập chưa đồng bộ,ít được chia sẻ, khó khăn trong việc khai thác, sử dụng, chưa đủ tin cậy để đánh giá và dự báo môi trường phục vụ cho công tác hoạch định chính sách bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc cò yếu, làm giảm chất lượng và tính thống nhất của số liệu quan trắc; Kinh phí đầu tư cho quan trắc môi trường không khí còn hạn chế so với yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II.2. Dự báo của pháp luật trong hoạt động ĐTM:
ĐTM là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức,cá nhân tiến hành các hoạt động phát triển; được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Xét dưới góc độ bảo vệ môi trường không khí, chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM và tuân thủ theo các quy định về ĐTM của Luật BVMT 2005, các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên trên thực tê, các cơ quan thẩm định, phê duyệt, giám sát ĐTM đôi khi còn buông lỏng quản lý, tạo điều kiện để các dự án không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt. Mặt khác, việc lập báo cáo ĐTM thường được các chủ dự án thuê tổ chức dich vụ tư vấn thực hiện. Theo quy định, đây là các tổ chức có đầy đủ các điều kiện về chuyên môn cơ sở vật chất. Nhưng trong thực tế, các tổ chức này còn rất thiếu và yếu nên chuyên gia của cơ quan thẩm quyền hoặc thành viên của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM để họ giúp đõ. Do đo, việc phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ không khách quan, trung thực nữa khi mà người lập cũng là người thẩm định.
II.3. Dự báo pháp luật môi trường trong hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí
Điều 93 – Luật BVMT 2005 quy định rõ trách nhiệm điều tra xác định khu vực bị ô nhiễm thuộc về UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường. Quy định này đảm bảo cho việc: Khắc phục sự cố môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời và khoa học nhằm giảm tời mức tội đa những thiệt hại mà sự cố đó có thể gây ra cho môi trường không khí; Khắc phục kịp thời các sự cố gây suy thoái không khí sẽ ngăn ngừa được tình trạng lây lan bụi và khí thải độc hại vào không khí xung quanh. Điều đó cũng có nghĩa là tình trạng dây ô nhiễm không khí từ sự cố đó được kiểm soát.Tuy nhiên, trên thực tế, do ô nhiễm không khí có đặc thù là khuyến tán rộng, vì thế xác định trách nhiệm và yêu cầu khắc phục(như bồi thường thiệt hại) là rất khó khăn.
III. Dự báo pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí.
III.1. Đối với nguồn thải tĩnh
Nguồn thải tĩnh được xem là nguồn thải chủ yếu dẫn đến nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Chính vì vậy trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 Pháp luật chủ yếu tập chung điều chỉnh các hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình . Điều này được quy định cụ thể tại các quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau.
Nội dung chính của Luật bảo vệ môi trường quy định các cá nhân tổ chức phải tuân thủ những nghĩa vụ cơ bản sau:
- Thải khí trong giới hạn cho phép
Mục đích chính của biện pháp này là kiểm soát các chất thải khí ngay từ nguồn phát sinh thông qua việc giới hạn lượng khí thải và giới hạn nồng độ các chất độc hại có trong khí thải của các cơ sở doanh nghiệp. Để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ này thì các cơ sở công nghiệp buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ( giấy phép môi trường), sau khi đã có giấy phép môi trường các cơ sở buộc phải tuân theo đúng tiêu chuẩn môi trường đã được ghi trong giấy phép, nếu xả khí thải quá giới hạn này thì sẽ phải gánh chịu trách hiệm pháp lý theo pháp luật quy định.Quy định này có tác dụng lớn trong việc buộc các chủ cơ sở doanh nghiệp có khí thải phải xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Thực hiện tốt việc này các yêu cầu ghi trong giấy phép môi trường cũng có nghĩa là các cơ sở công nghiệp đó đã thực hiện tự kiểm soát ô nhiễm không khí tại chính cơ sở mình.
- Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập chung phải có hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường và phải được vận hành thường xuyên.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có bộ phận chuyên môn bảo vệ môi trường, bộ phận này có nhiệm vụ chính :
Quản lý hệ thông thu gom rác thải , tập chung xử lý khí thải.
Tổ chức quan trác, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo với vơi quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Qua đó đánh giá những tác động , biến đổi sáu của môi trường không khí.
Các sở sở kinh doanh phải có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra mô trường đảm bảo không được rò rỉ phát tán khí thải, hơi khí độc hại ra môi trường.
Khi thi công xây dựng khu dân cư phải có biện pháp đảm bảo không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Các qui định nêu trên đã đặt ra cho các chủ thế trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí khi tác động đến môi trường, góp phần bảo vệ và kiểm soát nguồn khí thải vào môi trường khi phát triển kinh tế
III.2. Đối với nguồn thải động
Các hoạt động giao thông hiện đang là nguồn gây ô nhiễm tuy không phải là chủ yếu song đang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh tế-xã hội. Kiểm soát được tình trạng gay ô nhiễm từ các nguồn thải động này cũng có nghĩa là kiểm soát được một phần tình trạng ô nhiễm không khí. Các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này chủ yếu ở những vấn đề sau:
- Các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy được phép thả khói, bụi, khí độc không quá giới hạn cho phép vào không khí, Giới hạn cho phép ở đây được hiều là nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại được quy định trong tiêu chuẩn khí thảu đối với các phương tiện giao thông ( TCVN 6438: 2001)
- Ô tô, mô tô và phương tiện cơ giới khác lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn. Cụ thể là các lợi xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây tiếng ồn quá 79dba còn các loại xe tải và xe buýt có động cơ trên 1000cc thì không được gây tiếng ồn quá 89dba.
- Các chủ phương tiện có chạy xăng phải xử dụng xăng không pha chì nhằm giảm thiểu lượng chì thải vào không khí xung quanh.
Theo các quy định tại Khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tựu an toàn giao thông đô thị ban hành kèm Nghị định số 36/NĐ-Cp ngày 29/05/1995 của Chính phủ và Chỉ thị số 24/ CT-TTg nagfy 23/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng xăng không pha chì tại Việt Nam.
Hiện nay chủ các cơ sở sản xuất được sự ảnh hưởng của môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội nên phần lớn các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đã tự giác áp dụng các biện pháp về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí ở các cơ sở của mình giúp cho việc thực thi pháp luật về Bảo vệ Không khí đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, các giai đoạn của việc quy định về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí do nhà nước ban hành đã được các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư tự giác tiếp nhận và tiến hành theo đúng quy định của nàh nước trong các giúp cho hạt động đánh gái tác động của nguồn gây ô nhiễm không khí được hiệu quả hơn và giúp cho các cơ quan nàh nước đánh giá tình hình không khí ngày được chính xác hơn.
Các trung tâm, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng có những sự đầu tư nhằm nâng cao công tác kiểm soát nguồn khí thải ô nhiễm vào môi trường: bằng các mua những thiết bị khoa học công nghệ nhằm giảm thiều những nguồn khí thải nguy hại thải ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó công tác đánh gái, kiểm tra nguồn khí thải được đẩy mạnh gúp việc đánh giá tác đông môi trường không khí đạt hiệu quả cao hơn.
Song song với những thành quả đạt được trong hoạt động áo dụng pháp luật về kiểm soát môi trường cón tồn tại những hạn chế khác như:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chưa nhận thức được rõ mục đính của việc kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí dẫn đến tình trạng các công tác kiểm ra, đánh giá, giám sát được tiến hành một các qua loa làm ảnh hướng nghiêm trọng đến việc thực thi pháp luật vào hoạt động thực tế.
Ngoài ra đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn còn kém, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu khiến cho công tác của các cơ quan còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời còn có sự chênh lệch về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân ở những vùng khác nhau, giữa các tĩnh , hoặc ngay trong một tỉnh.
Hoạt động áp dụng pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí ở một số các cơ sở kinh doanh còn kém. Tình trạng cơ sở kinh doanh đi vào hoạt động sau đó rồi mới làm thủ tục cấp gấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường sau còn là nhiều, điều này trái với các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm sóat nguồn gây ô nhiễm không khí.
Ngoài ra do những nhận thức về hoạt động kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí còn kém nêu công tác đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh còn kém, sơ xài và thiếu chính xác gây khó khăn cho các cơ quan trong việc đánh giá biến đổi môi trường không khi trong những thời gian tới gặp nhiều khó khăn.
Ở một số các cơ sở sản xuất việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn yếu, những máy móc nhằm đáp ứng cho công tác kiểm tra khí thải không được chú tâm đổi mới. áp dụng khoa học công nghệ vào công tác này dẫn đến tình trạng báo cáo nhâm gây ra tình trảnh đển các chất khí thải vượt quá giới hạn hoặc các chất khí thải độc hại phát tán ra môi trường xung quanh.
Đội ngũ chuyên môn bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm và trình độ khiến cho công tác kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí còn gặp nhiều khó khăn
IV. Dự báo hệ thống pháp luật quy định về hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí
IV.1. Ưu điểm:
Các cơ quan này được quy định khá đầy đủ và hệ thống. Qui định về thẩm quyền khá rõ ràng trong luật môi trường cũng như các văn bản khác
Về mặt thẩm quyền : Các cơ quan có những thẩm quyền khá rõ ràng trong các hoạt động cụ thế, ví dụ như trong hoạt động đánh giá tác động môi trường được qui định tại điểu 21 LBVMT và cụ thể tại khoản 5 điều 1 NĐ 21/2008/NĐ-CP qui định về chức năng, nhiệm vụ thẩm định báo cáo ĐTM của các cơ quan quản lí môi trường.
+ Trong hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí., hoạt động này được thực hiện bởi bộ Tài nguyên và Môi trường,các Bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND cấp tỉnh và người quản lí, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
+ Trong hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí thuộc là hoạt đông của các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.
+ Trong hoạt động kiểm soát các nguồn thải : đây là trách nhiệm của các chủ thế hoạt động thải khí, nhưng cũng là trách nhiệm lớn của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường. Ví dụ : điều 41 LBVMT năm 2005 Bộ Giao thông vận tải chủ trì với Bộ tài nguyện và môi trường hướng dẫn kiểm tra xác nhận đạt qui chuẩn môi trường với xe ô tô, mô tô,xe cơ giới khác…
IV.2. Nhược điểm:
+ Trong qua trình thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình, bản thân các cơ quan này đôi khi còn buông lỏng quản lí, tạo cơ hội cho việc vi phạm được thực hiên.
Ví dụ : Buông lỏng công tác thẩm định ĐTM tạo điều kiện để các dự án không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt.
+ Các cán bộ của cơ quan này còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn và cơ sở vật chất vì lí do hầu như các cán bộ về lĩnh vực này đều chuyển từ nghành khác sang ( cán bộ về đất đai là chủ yếu ) đặc biệt nhất phải nói đến các cán bộ ở cấp huyện cấp xã phần lớn là không được đào tạo chuyên sâu.Không những thế cơ sở vật chất còn thiếu vô cùng ( ví dụ như các loại máy móc đo đạc, dung cụ lấy mẫu thư ) khiến hoạt động của các cơ quan còn hạn chế. Không chỉ yếu về chất mà còn hạn chế về lượng với số lượng cán bộ khiêm tốn so với các nước trên thế giới : Việt Nam là : 4 cán bộ /1 triệu dân, campuchia là 55 người/ 1 triệu dân, Trung Quốc là 20người/1triệu dân
+ Hoạt động của các cơ quan còn thiếu chính sác do cơ chế và chính sách chưa đầy đủ và thích hợp, đa phần các bộ ngành có liên quan như Bộ Giao Thông Vận tải, bộ Y tế, Bộ xây dựng đều có cơ quan theo dõi tình hình môi trường thuộc lĩnh vực của mình nhưng riêng trách nhiệm quản lí về không khí thì ít được ưu tiên và phần nhiều không rõ ràng
Muốn thực hiện tốt chức năng của mình, bản thân hệ thống các cơ quan này cần kiện toàn hơn nữa hệ thống của mình từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ chế giữa các ban ngành có liên quan, tăng cường số lượng cũng như chất lượng đối với các cán bộ của cơ quan nhà nươc trong hoạt động này.
C. Những phương hướng và biện pháp để tiếp tục phát triển những quy định của hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam trong những giai đoạn tới.
1. Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
Để hoàn thành tốt được công việc này, Đảng và Nhà nước ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường pháp chế về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Đó chính là việc hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường không khí theo hướng quy định rõ hơn về những quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và cần phải ban hành các chế tài pháp luật cụ thể để xử lí những trường hợp vi phạm, từ đó mà nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với loại tài nguyên quan trọng này. Ngoài ra, Nhà nước ta cần phải tiếp tục quá trình rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về bảo vệ môi trường không khí, cần đẩy nhanh việc xây dựng và ban hành văn bản luật: Luật về không khí sạch… Tạo ra cơ chế pháp lí để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đồng thời cũng nên tạo lập một môi trường pháp lí thuận lợi để nhằm khuyến khích sự đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho quá trình bảo vệ nguồn không khí.
2. Tăng cường các biện pháp pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
Việt nam phải nhanh chóng xây dựng và thực thi có hiệu quả kế hoạch quản lí chất lượng không khí trong phạm vi quốc gia và từng địa phương cụ thể. Ở các địa phương cần có biện pháp triển khai Quyết định 16/2007/QĐ- TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tự nhiên và môi trường, trong đó xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí.
Ngoài ra, cũng cần tiến tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí ở những thành phố lớn nhằm chia sẻ, trao đổi thong tin giữa các thành phố trong cả nước, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo về tình hình chất lượng môi trường không khí, và hỗ trợ cho quá trình xây dựng hệ thống pháp luật tiến bộ và hoàn thiện hơn để bảo vệ môi trường không khí.
3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
Môi trường không khí là một môi trường bao phủ toàn bộ mặt trái đất, không có sự phân tách ranh giới giữa các quốc gia. Vì thế, vấn đề bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam cũng sẽ gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường không khí trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua quá trình xây dựng hệ thống pháp luật môi trường đồng bộ và phù hợp với các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham kí kết hoặc tham gia.
PHẦN KẾT LUẬN:
Từ những nhận định, phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PH7846N M7902 2727846U.doc