Tiểu luận Đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đối với những người khuyết tật

Việt Nam vẫn được sự trợ giúp của quốc tế để hỗ trợ người khuyết tật, như trong năm 2008, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 2,6 triệu USD mở rộng hai dự án trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam.

Để khắc phục những hạn chế của hệ thống chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật, đồng thời để người khuyết tật thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thì việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật là rất cần thiết. Hơn nữa, việc ban hành Dự án Luật nhằm cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước luật pháp hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật. Các cơ quan chức năng cần quán triệt và thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật, xác định nội dung, chức năng quản lý nhà nước về người khuyết tật nhằm góp phần bảo vệ cho người khuyết tật sống hòa nhập với xã hội.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đối với những người khuyết tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Với mong muốn tham gia vào các hoạt động, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhóm chúng em đã chọn đề tài về người khuyết tật để hiểu rõ hơn cuộc sống của những người không may mắn, và cũng hiểu rõ hơn những đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm tới những người khuyết tật. Đó chính là lí do chúng em đã chọn đề tài này làm mục tiêu nghiên cứu của nhóm. Tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy, để hoàn tất một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên chúng em. Chúng em phải tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện như giáo trình, sách báo, tài liệu ở thư viện, internet… và tham gia các hoạt động thực tiễn để khảo sát, nghiên cứu vấn đề. Vì vậy, sau khi hoàn tất tiểu luận môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng em xin chân thành: Cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em nghiên cứu và học tập. Cảm ơn Khoa Lý luận chính trị - Bộ môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hướng dẫn chúng em cách thức tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận này. Cảm ơn Bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho chúng em mượn sách và các tài liệu cũng như cho mượn phòng học nhóm để nhóm chúng em có thể học tập và làm việc một cách có hiệu quả. Cám ơn các hoà thượng tại chùa Kỳ Quang 2 đã tạo điều kiện cho nhóm tới thăm nom và tìm hiểu về người khuyết tật đang được sống tại chùa. Chúng em rất chân thành cám ơn thầy Lê Văn Hùng đã giúp đỡ và mong được thầy đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của chúng em. PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào các cam kết quốc tế và khu vực về vấn đề người khuyết tật. Tháng 10/2007, Việt Nam đã ký Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền của người khuyết tật; đồng thời cam kết thực hiện khuôn khổ hành động Biwako “Hướng tới một xã hội hoà nhập, không vật cản và vì quyền của người khuyết tật” của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2003-2012) với 7 lĩnh vực ưu tiên và một lĩnh vực của riêng Việt Nam là “nâng cao nhận thức xã hội với các vấn đề của người tàn tật”. Để thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực, Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về người khuyết tật, triển khai các chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật nhằm tạo ra môi trường pháp lý và huy động tối đa sự tham gia của xã hội trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và phát triển. PHẦN NỘI DUNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT Thế nào là người khuyết tật? Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống. Mô hình khuyết tật Có nhiều mô hình khuyết tật, dưới đây chỉ trình bày hai mô hình chính: Mô hình y học của khuyết tật: Khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất, tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân đó. Như vậy việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, cũng như tác động lên khuyết tật. Do đó nếu chính phủ, khu vực tư nhân và toàn xã hội đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường. Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính khuyết tật. Mô hình xã hội của khuyết tật: Những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật. Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực. Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội. Người khuyết tật ở quốc gia Việt Nam Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 5 triệu người khuyết tật, chiếm 6,4% dân số. Trong đó khuyết tật do: bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật chiếm 35,75% và tai nạn chiến tranh là 19,07%. Tỉ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số nguời tàn tật. Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85%. Số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%. Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%). Người tàn tật sống lang thang là 0,62%. Người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn khi ra xã hội, vì Việt Nam chưa có cơ sở hạ tầng dành cho người khuyết tật và hệ thống giao thông công công hữu ích để người khuyết tật có thể đi ra ngoài mà không cần nhiều đến sự trợ giúp của người nhà. Đây thực sự là rào cản lớn hạn chế người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, phát huy năng lực, đóng góp cho xã hội. Cả nước có 58,18% số người tàn tật có việc làm, tự nuôi sống mình và tham gia đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác nhau. Tỉ lệ người tàn tật có nhu cầu song chưa có việc làm là 30,43%. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng có số người tàn tật chưa có việc làm chiếm tỉ lệ cao, tương ứng là 41,86% và 35,77%. Đây là một nhiệm vụ cấp bách cần được đề cập trong các chương trình, dự án hỗ trợ người tàn tật để giúp họ có điều kiện hòa nhập vào cộng đồng. Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động. Đặc biệt, có tới 20% bị đa tàn tật (vừa câm, vừa điếc hoặc bị khiếm khuyết cả về vận động, thị giác, trí tuệ...). Sức khoẻ yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình độ trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có. Đây là nguyên nhân chính khiến họ không tìm được việc làm, phải sống dựa vào gia đình và trợ cấp xã hội. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Các chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra Tạo môi trường pháp lí không rào cản đối với người khuyết tật Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người tàn tật như sau: “Không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Thống kê của Chính phủ Việt Nam năm 2003 cho thấy có trên 5 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Theo giới tính thì, 63,5% người khuyết tật là nam giới và chỉ có 36,5% là nữ, các con số thống kê khác mới hơn ở 4 tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai cho kết quả tương tự trong đó nam giới vẫn chiếm nhiều hơn với con số xoay quanh khoảng 60%. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (MOLISA) được giao trách nhiệm giải quyết các vấn đề về người khuyết tật, đồng thời có trách nhiệm điều phối việc thực hiện pháp luật liên quan đến vấn đề người khuyết tật. Các Bộ ngành khác có liên quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Y tế Bộ Xây dựng UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã là những đơn vị thực hiện trực tiếp các chính sách liên quan đến vấn đề người khuyết tật. Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi nhiều luật, chính sách, quy định và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, kể cả quyền tiếp cận việc làm bền vững và hiệu quả, trong đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau: Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được nêu tại Điều 59 và 67. Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998). Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi người khuyết tật. Bộ Luật Lao động (năm1994). Phần III của Bộ Luật quy định về việc làm cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp. Điều 123 nêu chỉ tiêu 2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật. Luật Đào tạo Nghề (năm 2006) Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật (2002), đưa ra những tiêu chuẩn tiếp cận cấp quốc gia. Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người khuyết tật (2001). Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Được phê duyệt tháng 10 năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề án và có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan. Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. Luật Người Khuyết tật mới đang được dự thảo (từ tháng 5 năm 2009) và dự tính được Quốc hội thông qua vào năm 2010. Việt Nam vẫn được sự trợ giúp của quốc tế để hỗ trợ người khuyết tật, như trong năm 2008, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 2,6 triệu USD mở rộng hai dự án trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế của hệ thống chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật, đồng thời để người khuyết tật thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thì việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật là rất cần thiết. Hơn nữa, việc ban hành Dự án Luật nhằm cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước luật pháp hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật. Các cơ quan chức năng cần quán triệt và thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật, xác định nội dung, chức năng quản lý nhà nước về người khuyết tật nhằm góp phần bảo vệ cho người khuyết tật sống hòa nhập với xã hội. Vấn đề điều chỉnh hệ thống pháp luật về người khuyết tật, phải dựa trên cơ sở kế thừa chọn lọc những quy phạm pháp luật hiện nay còn phù hợp trong pháp lệnh về người tàn tật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật khác, bảo đảm giữ gìn tính ổn định. Những quy định không còn phù hợp phải được hoàn thiện, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Hệ thống các quy định riêng đối với người khuyết tật cần bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam và quá trình hội nhập quốc tế. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật Hợp tác quốc tế về người khuyết tật được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Nội dung hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm: Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật. Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người khuyết tật. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Quỹ trợ giúp người khuyết tật Quỹ trợ giúp người khuyết tật là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ các nguồn sau đây: Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Các khoản thu hợp pháp khác. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các hoạt động triển khai của Nhà nước Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách về người khuyết tật. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật. Bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan. HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA NHÓM Vào Chủ nhật ngày 15/05/2011, nhóm đã có chuyến đi thực tế tại chùa Kỳ Quang II - 154/4A Lê Hoàng Phái, P.17, Quận Gò Vấp Giới thiệu Chùa Kỳ Quang II Thượng tọa Thích Thiện Chiếu là trụ trì và cũng là người sáng lập ra cơ sở đào tạo và hướng nghiệp cho cô nhi khuyết tật và Phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh Đường Với tấm lòng nhân hậu và mong muốn thực hiện tâm nguyện của chư Phật Thích Ca là “cứu khổ, cứu nạn kiếp nhân sinh”, sư thầy Thích Thiện Chiếu đã biến chùa Kỳ Quang dần trở thành mái ấm tình thương. Từ năm 1994, được phép của chính quyền địa phương, một Trung tâm từ thiện chăm sóc cho các em khuyết tật được thành lập. Lúc đầu là 20 em, sau này đã lên đến con số hàng trăm Khi đến đây, chúng tôi đã chứng kiến cuộc sống khó khăn về vật chất, thiếu thốn về tình cảm của hàng trăm đứa trẻ đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu tranh với bệnh tật, với số phận nghiệt ngã, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Các em được nhà chùa nuôi dưỡng ở đây không những chịu kiếp mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi, mà còn mang trong mình các chứng bệnh nan y (nhiễm chất độc da câm, thần kinh, dị dạng, mù, câm, điếc, bại não... gần đây có thêm những em mắc HIV hoặc đã phát triển thành AIDS) Nhiều trường hợp thật thương tâm bởi chính tay cha, mẹ không muốn nuôi dưỡng đứa con tật nguyền đã mang đến chùa bỏ lại đứa con thơ mới chỉ hai tháng tuổi, phó thác những sinh linh bé bỏng cho nhà chùa. Hiện trong số 205 em đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm thì có tới 110 em khiếm thị; số nhiễm chất độc da cam chiếm tới 40 em; số còn lại bị bại não, chậm phát triển, câm điếc… Bên cạnh đó, còn là sự hy sinh thầm lặng, những tấm lòng vàng, những trái tim nhân ái của những con người đã cưu mang, chia sẽ giành giật với bệnh tật, với tử thần giúp cho các em hồi sinh để trở về với cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng. Một số hình ảnh hoạt động của nhóm Nhìn vào đây ai có thể ngờ em đã hơn 10 tuổi. Đối với em, một sinh linh nhỏ bé, yếu ớt 10 năm sống và chiến đấu với bệnh tật thực sự là hành trình dài gian nan... Thử hỏi xem nếu như không có sự hy sinh của những người có tấm lòng cao cả, thì các em có được những ngon giấc như thế này không? Được sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước, các nhà từ thiện... các em có được cuộc sống an bình trong sự thương yêu và đùm bọc... Qua chuyến đi thực tế đã giúp chúng tôi có thể gần gũi tiếp xúc các em, để hiểu các em nhiều hơn PHẦN KẾT LUẬN Tuổi trẻ ngày nay thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Trong suốt hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, góp phần tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy công tác Đoàn – Thanh niên và phong trào thanh thiếu nhi. Dưới sự chỉ đạo Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, tuổi trẻ ngày nay đã nỗ lực khắc phục khó khăn, ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc và đã thu được kết quả nhiều mặt, khẳng định rằng Đoàn luôn là cánh tay đắc lực của Đảng. Thể hiện sự năng động, sức trẻ và lòng nhiệt huyết , ở khắp mọi miền tổ quốc Thanh niên tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho thanh niên được tổ chức sâu rộng. Điểm nổi bật thanh niên tham gia có hiệu quả các đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng", "Nghị quyết Đại hội Đoàn và hành động của tuổi trẻ", "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", học tập 6 bài học lý luận chính trị, thi các Đội tuyên truyền thanh niên về tư tưởng Hồ Chí Minh, "Tiếp lửa truyền thống, mãi mãi tuổi 20", "Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích" học tập các tấm gương anh hùng nhân sự kiện xuất bản các nhật ký, hồi ký thời chiến tranh của các liệt sĩ (Nhật ký Đặng Thùy Trâm và cuốn sách Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)... Phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" được tổ chức đều khắp, góp phần cổ vũ, định hướng và hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  Trong khối trường học, Đoàn – Thanh niên đã tích cực tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học; tham gia xây dựng môi trường học tập lành mạnh, văn minh, chống tiêu cực trong thi cử; tổ chức các hoạt động khuyến khích, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài, các học bổng, giải thưởng, thi Olympic các môn học, hội nghị khoa học, câu lạc bộ học tập và các sân chơi sáng tạo, trí tuệ khác; hỗ trợ vay vốn học tập, vận động cấp học bổng giúp học sinh, sinh viên có hòan cảnh khó khăn; tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Trong phát triển nông nghiệp và nông thôn, Đoàn tổ chức phong trào "Bốn mới", tích cực hỗ trợ thanh niên mưu sinh, lập nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho thanh niên, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên lập các dự án vay vốn phát triển sản xuất, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, trang trại trẻ. Trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, phong trào "Sáng tạo trẻ" đã thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thanh niên nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề, đảm nhận công trình thanh niên, nghiên cứu vận hành các dây chuyền công nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến Trong khối hành chính, sự nghiệp, hoạt động Đoàn tập trung vào việc xây dựng phong cách làm việc hiệu quả, tham gia cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, điều hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực tham mưu. Trong khu vực đô thị, Đoàn tham gia giới thiệu và tạo việc làm cho thanh niên, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng ngõ phố văn minh, an toàn, sạch đẹp, đoạn đường, tuyến phố thanh niên tự quản.  Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng có chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thiếu nhi; vai trò của Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện ngày càng rõ. Cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu" được thực hiện có hiệu quả Công tác quốc tế thanh niên có sự phát triển về chất, quan hệ chính trị đối ngoại, giao lưu hữu nghị tiếp tục được mở rộng, góp phần tăng cường hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác với thanh niên và nhân dân các nước, đóng góp tích cực vào phong trào thanh niên thế giới, thiết thực thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Hoạt động Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân được coi trọng, góp phần nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong xây dựng hệ thống chính trị. Đoàn tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam", tuyên truyền, giác ngộ cho đoàn viên, thanh niên về Đảng, tham gia đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, góp ý xây dựng cấp ủy và đảng viên, bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, tham mưu với Đảng lãnh đạo công tác thanh niên. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn được tập trung chỉ đạo; chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng cán bộ Đoàn, chất lượng đoàn viên được nâng lên; số thanh niên được kết nạp vào Đoàn tăng, mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên được mở rộng. Lời kết Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu hơn, rộng hơn, chúng ta tiếp thu nền văn minh tiên tiến, nền khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh càng trở nên hết sức quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và bản thân chúng tôi nói riêng, thấy rất tự hào khi phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và thấy rõ đó là một trọng trách, một nhiệm vụ cao cả và cũng đầy vinh quang xong cũng đầy thử thách, Với lòng quyết tâm và bầu nhiệt huyết của mình và mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì vậy trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên tôi đã đề ra cho mình phương hướng rèn luyện, luôn luôn phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Tôi tin rằng trong một ngày không xa tôi sẽ vinh dự trở thành một Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trở thành người chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTL DLCM.doc
Tài liệu liên quan