Mục lục:
I Tổng quan về nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay
II Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1- Huy động vốn bằng tiền gửi:
2- Phát hành giấy tờ có giá:
IIIThực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1- Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
2- Nguyên nhân của việc huy động vốn giảm:
3- Một số thành tựu trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại sau khủng hoảng :
IV Giải pháp huy động vốn trong giai đoạn hiện nay:
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp gia tăng huy động vốn của ngân hàng thương mại trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột lần khi đến hạn.
- Khách hàng được gửi và rút tại tất cả các điểm giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc và được chuyển nhượng theo quy định của Pháp luật và của Maritime Bank.
ACB
Tiền gửi TK – bảo hiểm “lộc bảo toàn”
Kỳ hạn gửi : 13 tháng (lãi nhập vốn cuối kỳ)
Mức gửi tối thiểu : 20.000.000 VND
Phương thức lãnh lãi: Lãi cuối kỳ, lãi tháng
Bảo hiểm được thực hiện trong trường hợp không may gặp rủi ro, KH/người thụ hưởng sẽ nhận ngay 200% (100% số tiền bảo hiểm và 100% số tiền tiết kiệm)
TK lãi suất thả nổi-là sản phẩm Tiết kiệm có kỳ hạn 36 tháng - lãnh lãi hàng kỳ ra đời với mục đích đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Kỳ hạn gửi: 36 tháng – Lãnh lãi hàng kỳ
Kỳ lãnh lãi: là khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng do khách hàng lựa chọn.
Loại tiền gửi: VND hoặc USD
Mức gửi: Từ 5.000.000 VND trở lên hoặc từ 500 USD trở lên
Lãi suất trên TTK: Tương ứng với mức gửi tại thời điểm gửi.
Lãi suất thực nhận: Tự động điều chỉnh, tương ứng với lãi suất Floating tại thời điểm đầu kỳ lãnh lãi.
Phương thức lãnh lãi: Khách hàng được quyền chỉ định phương thức lãnh lãi theo nhu cầu thực tế như lãnh lãi hàng kỳ bằng tiền mặt hay chuyển lãi sang tài khoản ATM2+ (Đối với TGTK VND) hoặc lãi tự động nhập vốn.
Linh hoạt theo lãi suất thị trường với lãi suất tự điều chỉnh vào đầu mỗi kỳ lãnh lãi (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng).Khi khách hàng tham gia tiết kiệm Floating, tại cuối mỗi kỳ lãnh lãi, ACB chi trả khách hàng tiền lãi theo lãi suất TK Floating tại thời điểm đầu kỳ lãnh lãi tương ứng.
Đa dạng phương thức lãnh lãi
Lãi nhập vốn cuối kỳ lãnh lãi, hoặc;
Khách hàng rút lãi hàng kỳ bằng tiền mặt, hoặc;
Tự động trích lãi hàng kỳ vào Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán (thẻ ATM2+) của khách hàng (đối với TGTK VND). Đặc biệt, số tiền lãi này được áp dụng lãi suất không kỳ hạn bậc thang.
BIDV
Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương(LLCYT)- là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (từ 2-15 năm) được mở đứng tên của trẻ như một món quà ý nghĩa mà cha mẹ hoặc người thân của trẻ dành cho con em mình. Khách hàng nộp tiền vào tài khoản theo định kỳ hoặc bất kỳ khi nào có nhu cầu để tích luỹ cho trẻ một khoản tiền lớn hơn trong tương lai, phục vụ cho những nhu cầu của trẻ như học tập, du lịch, mua sắm, sinh hoạt…
- Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VND).- Đối tượng sử dụng sản phẩm: trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi. sử dụng sản phẩm thông qua người giám hộ.- Kỳ hạn: từ 2 đến 15 năm. Khi trẻ em chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch liên quan đến tài khoản được thực hiện thông qua người giám hộ hợp pháp của trẻ.- Thời gian gửi: bất kỳ khi nào có nhu cầu hoặc theo định kỳ.- Phương thức gửi: có thể gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ các tài khoản khác vào tài khoản tiền gửi Lớn lên cùng yêu thương hoặc chuyển khoản tự động.
- Tài khoản tiền gửi Lớn lên cùng yêu thương được đứng tên của Trẻ em và thuộc quyền sở hữu của Trẻ em. - Người gửi tiền được nộp tiền vào tài khoản LLCYT theo định kỳ hoặc bất kỳ khi nào có nhu cầu. - Khách hàng được hưởng lãi suất hấp dẫn, rút trước hạn hưởng lãi tròn năm. - Được miễn phí gửi tiền vào tài khoản LLCYT tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV.- Khách hàng được sử dụng số dư tài khoản LLCYT để cầm cố theo quy định của Pháp luật.- Được chuyển nhượng tài khoản LLCYT.- Được xác minh số dư tài chính. - Được sử dụng các dịch vụ gia tăng tiện ích của ngân hàng.
Tiết kiệm tích lũy bảo an (TKTLBA)- là hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó khách hàng sẽ gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo một định kỳ gửi vào tài khoản của mình trong một thời hạn nhất định để có một khoản tiền lớn hơn cho các dự định trong tương lai như mua nhà, mua ô tô, du học,…. Khi tham gia sản phẩm TKTLBA, khách hàng được BIDV tặng sản phẩm Bảo hiểm “BIC-An sinh toàn diện” của Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC).
- Loại tiền gửi VND, USD.- Thời hạn gửi: chẵn năm từ 01 đến 15 năm.- Định kỳ gửi: chủ tài khoản TKTLBA có thể lựa chọn định kỳ gửi là 01 tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng. (Số tiền gửi phải chẵn theo bội số của 100.000 đồng)- Lãi suất được áp dụng thống nhất trong toàn quốc và được điều chỉnh một quý/ một lần. Toàn bộ số tiền trên tài khoản TKTLBA được áp dụng theo lãi suất mới khi lãi suất TKTLBA thay đổi.- Phương thức gửi: người gửi tiền có thể gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc chuyển khoản tự động (thông qua lệnh AFT). Lần gửi đầu tiên khi mở tài khoản TKTLBA, chủ tài khoản gửi trực tiếp tại các điểm giao dịch của BIDV.- Tất toán đúng hạn: Vào ngày đáo hạn chủ tài khoản TKTLBA hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được toàn bộ số gốc và lãi theo quy định của BIDV.- Chủ tài khoản TKTLBA không được tất toán trước hạn từng phần.- Tất toán trễ hạn: Đến ngày đáo hạn chủ tài khoản TKTLBA hoặc người thụ hưởng tài khoản TKTLBA không đến tất toán, vào ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng sẽ thực hiện tất toán và chuyển cả gốc và lãi trên chương trình BDS vào tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản TKTLBA mở tại BIDV theo yêu cầu đăng ký của khách hàng.
- Được tặng bảo hiểm an sinh toàn diện của công ty bảo hiểm BIC.- Được nộp tiền muộn 30 ngày so với ngày gửi tiền định kỳ.- Được đề nghị thay đổi người thụ hưởng trong thời hạn của tài khoản TKTLBA.- Được sử dụng số dư trên tài khoản TKTLBA để cầm cố vay vốn tại BIDV kể cả trường hợp vay vốn để thực hiện giao dịch gửi tiền vào tài khoản TKTLBA cho các kỳ hạn còn lại.- Được miễn phí gửi tiền vào tài khoản TKTLBA tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV- Được sử dụng các dịch vụ gia tăng như: dịch vụ tin nhắn BSMS, Internet Banking, Direct Banking…- Được yêu cầu cung cấp các thông tin về những giao dịch liên quan đến tài khoản và số dư trên tài khoản.
Tiết kiệm bậc thang- Là sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất luỹ tiến theo mức tiền gửi do BIDV quy định. Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất gửi càng cao.
- Loại tiền gửi: VND- Kỳ hạn 3, 6, 9, 12, 13, 18, 24 thángLãi suất- Lãi suất do chi nhánh BIDV quyết định căn cứ vào lãi suất huy động trên địa bàn.- Lãi suất cố định trong suốt thời gian gửi.- Quay vòng: Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến lĩnh, ngân hàng sẽ chủ động nhập lãi vào gốc và chuyển sang sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ thông thường như kỳ hạn ban đầu và áp dụng mức lãi suất qui định tại thời điểm quay vòng.- Rút trước hạn: Lãi suất rút trước hạn được xác định theo thời gian thực gửi của khách hàng.Khách hàng chỉ được thanh toán trước hạn một lần toàn bộ số tiền gửi và được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn áp dụng tại thời điểm rút của chi nhánh phát hành, tính trên số ngày thực gửi
Được hưởng lãi bậc thang theo số dư tiền gửi. Gửi càng nhiều, lãi càng cao
SeABank
Tài khoản tiết kiệm thông minh-SeASave Smart
- Là tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn
- Nộp tiền trực tiếp tại quầy hoặc chuyển tiền từ tài khoản Tiền gửi thanh toán qua nhiều kênh tiện ích: SeANet, ATM, Ủy nhiệm chi tự động, SeAMobile.
- Lãi được tính theo số dư cuối -ngày, lãi trả vào cuối tháng.
- Số dư tối thiểu: 50.000VND/30USD/20EUR
- Lãi suất được chia hai mức:
- Khách hàng chuẩn: Số dư dưới 50 triệu đồng, 3000 USD, 2000 EUR
- Khách hàng VIP: Số dư trên 50 triệu đồng, 3000 USD, 2000 EUR
- Lãi suất cao cho số tiền nhàn rỗi ngắn hạn
- Có thể giao dịch tại bất cứ đâu, rút bất cứ khi nào với lãi suất không thay đổi.
- Chuyển tiền miễn phí, không giới hạn số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản SeASave Smart và ngược lại
- Theo dõi số dư dễ dàng, nhanh chóng qua SeANet, SeAMobile
Qua bảng này, chúng ta thấy rằng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là khá phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay lạm phát cao, đồng đô la thì bất ổn nên người dân có tâm lý găm giữ vàng nhiều, sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Chính điều này đã làm cho việc huy động tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Vì thế, các ngân hàng nên phát triển có chiều sâu các sản phẩm tiết kiệm, đưa ra những sản phẩm tiết kiệm nhắm đúng vào mong muốn và lợi ích của khách hàng. Ví dụ như: tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương, tài khoản tiết kiệm thông minh…….
Phát hành giấy tờ có giá
Là hình thức huy động không thường xuyên thông qua phát hành chứng từ nhận nợ tại các ngân hàng thương mại.
Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn không thường xuyên, chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nhà nước dựa vào Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN và Thông tư 16/2009/TT-NHNN.
Điều kiện phát hành GTCG của các tổ chức tín dụng
Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức đi vào hoạt động.
Tổng lợi nhuận trước thuế so vốn chủ sở hữu của năm liền kề trước năm phát hành phải đạt từ 10% trở lên và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi.Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi
Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.
Đây là hình thức các ngân hàng thương mại ít sử dụng để huy động vốn, chủ yếu là huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
Phân loại giấy tờ có giá
Căn cứ vào thời hạn
GTCG ngắn hạn thời hạn dưới 1 năm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn…..
GTCG dài hạn: từ 1 năm trở lên: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn
Căn cứ vào hình thức phát hành
Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá có xác định cụ thể tên của người sở hữu.
Giấy tờ có giá vô danh: là giấy tờ có giá không xác định cụ thể tên người sở hữu
Thanh toán
Thanh toán vốn gốc: tổ chức tín dụng (đơn vị phát hành) sẽ hoàn trả vốn gốc cho người sở hữu vào thời điểm đến hạn của GTCG.
Thanh toán lãi: tổ chức tín dụng trả lãi cho người sở hữu theo các phương thức sau: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.
III Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
Bằng các hình thức huy động vốn của mình, các ngân hàng thương mại nước ta đã huy động được một số lượng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số những kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ 2008 đến những tháng đầu năm 2011.
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước đang trong đà suy giảm, trong đó, huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả.
Nguồn: IMF, NHNN và tính toán của người viết
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước đang trong đà suy giảm. Nếu tính so với cuối năm 2010 thì tăng trưởng tổng huy động vốn từ tháng 1 đến tháng 4.2011 lần lượt là -2,46%; 1,9%; 1,56% và 0,46%. Huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Tính đến ngày 21.4.2011, tiền gửi VND tại các TCTD giảm 1,09% so với tháng trước, trong đó, tiền gửi VND giảm 1,84%, còn tiền gửi ngoại tệ tăng 1,46%. Diễn biến này có thể coi là bất thường, bởi trong những năm gần đây, kể cả năm 2008 khi tiền tệ thắt chặt, huy động vốn thường có xu hướng tăng dần trong các tháng đầu năm. Đối với VND, thị trường kỳ vọng rằng với việc các tổ chức và cá nhân bán mạnh ngoại tệ ra thị trường trong thời gian vừa qua, thì lượng tiền gửi VND phải tăng lên thay vì giảm đi. Tính đến 20/6/2011, tổng số dư tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,04% cuối tháng 5 và tăng 2,88% so với cuối năm 2010. Trong đó, huy động VND tăng tương ứng là 2,32% và 1,42%; huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,62% so với cuối tháng trước và tăng 8,94% so với cuối năm 2010. Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm mạnh là do chính sách áp trần và siết trần lãi suất huy động USD đối với tiền gửi dân cư. Mức giảm này phản ánh mức lãi suất huy động tối đa 2%/năm đối với USD kém hấp dẫn người gửi tiền, cũng như phản ánh xu hướng chuyển đổi vốn từ USD sang VND với chênh lệch lãi suất rất lớn. Huy động vốn chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động VND tăng mạnh so với đầu năm 2011. Một mặt là do cạnh tranh huy động giữa các ngân hàng khá gay gắt, đặc biệt là ở các ngân hàng nhỏ. Mặt khác là do tốc độ tăng trưởng huy động vốn không theo kịp tốc độ tăng tín dụng. Nửa cuối năm 2011, lãi suất khó giảm mạnh, theo đó, nợ xấu tại các Ngân hàng sẽ gia tăng. Những năm trước huy động của toàn ngành NH là 35%/năm (tương đương 2,5%/tháng). 5 tháng đầu năm 2011, huy động toàn ngành chỉ tăng được có 1,5% so với cuối năm.Mặc dù đã tăng lãi suất lên khá cao nhưng nhiều ngân hàng cho biết huy động vốn vẫn tăng rất thấp. Tại vài ngân hàng, mặc dù có sự chuyển dịch từ gửi ngoại tệ sang gửi tiền đồng do lãi suất đô la Mỹ giảm mạnh, nhưng tính chung huy động vốn của các ngân hàng tăng không đáng kể.
Giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng quốc doanh cho biết huy động của cả chi nhánh mà phòng giao dịch này trực thuộc tiếp tục khó khăn, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã giảm tới 300 tỉ đồng trong hai tháng qua. Cả huy động bằng tiền đồng lẫn đô la Mỹ đều giảm, vị này cho biết.Trong khi đó, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nói rằng nhiều khách hàng đến ngân hàng ông đòi lãi suất huy động phải lên đến 20%/năm nhưng ngân hàng không dám vì nếu đưa cao quá trong khi không ai vay thì ngân hàng cũng lỗ. Hiện nay mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này đang chào với khách hàng là 18% nhưng huy động vẫn tăng không bao nhiêu. Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, cho biết thời điểm này huy động của ngân hàng ông giảm nhẹ so với đầu năm. Huy động tiền đồng không tăng nổi mặc dù ngân hàng có đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng như mua vàng giá cao của người gửi tiền tiết kiệm, trong khi đó huy động ngoại tệ chỉ tăng nhẹ.Nói về vấn đề huy động vốn thời gian tới, ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông, cho biết từ nay đến cuối năm huy động vốn vẫn là vấn đề khó khăn. Ông cho biết thông thường những năm trước huy động của toàn ngành ngân hàng là 35%/năm tức một tháng phải tăng thấp nhất là 2,5%. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm huy động toàn ngành chỉ tăng được có 1,5% so với cuối năm cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng thực sự khó.
Theo công bố gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, tính đến 23-5, huy động vốn của toàn ngành tăng 1,48% so cuối năm 2010, trong đó huy đông vốn bằng tiền đồng giảm 2,75% trong khi huy động ngoại tệ tăng 18,84% (chưa tính việc tăng tỷ giá vào tháng 2).Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết việc huy động vốn của toàn ngành chững lại chủ yếu là vì các tổ chức kinh tế rút vốn gửi từ ngân hàng ra phục vụ việc kinh doanh do lãi suất cho vay hiện quá cao, trong khi đó huy động vốn từ dân cư vẫn tăng tốt.
Trong năm 2010 một năm với nhiều biến động của ngành ngân hàng, nhiều giải pháp cấp bách triển khai kịp thời và đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô…Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tháng 1/2010, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 0,3% so với tháng trước. Các ngân hàng cho biết, thông thường, dịp sau Tết Nguyên đán, nhu cầu vốn của DN sẽ giảm lại và khả năng năm nay giảm mạnh hơn so với cùng kỳ. Nguyên nhân do chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn bằng VND đã hết, đồng thời chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN thấp hơn năm trước.Song điều quan trọng hơn chính là nguồn vốn huy động về không còn dồi dào như đầu năm 2009 và tiền gửi chủ yếu ở kỳ hạn ngắn ngày.Trong Quý 3, tỷ trọng chính trong tổng huy động vốn vẫn là huy động vốn ngắn hạn chiếm hơn 80%, trong đó, tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu ở dải kỳ hạn dưới 6 tháng.Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND của các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm.
Thực tế, vào cuối tháng 9/2010, hầu hết các ngân hàng đẩy mạnh khuyến mãi, sau khi đã để mức lãi suất đồng thuận cao nhất lên tới 11,2%/năm đối với tiền gửi VND, áp dụng cho hầu hết các kỳ hạn. Một số nơi còn đưa ra những thỏa thuận “ngầm” với khách hàng, lãi suất thực có thể lên tới 12 - 12,5%/năm, cao hơn so với mức đồng thuận. Trong năm tổng nguồn vốn huy động đạt 11.358 tỷ đồng, tăng 60% so với cuối năm trước. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng mạnh, chiếm 53,8% trong tổng huy động, tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 46,2% trên tổng nguồn vốn huy động. Không chỉ khối ngân hàng cổ phần mà ngân hàng thương mại nhà nước cũng tăng khá mạnh. Điển hình là Vietinbank, VCB, BIDV, MHB, SHB… với mức tăng từ 33% đến 72%. Cá biệt có ngân hàng cổ phần gấp trên 3 lần như: Á Châu, An Bình, Dầu khí Toàn Cầu, Sacombank.
Khó khăn huy động vốn của các quỹ tín dụng nhân dân như những năm trước không còn, mức tăng không lớn nhưng cũng đạt mức 28,6%. Điều đó chứng tỏ năm qua, nhờ áp dụng linh hoạt các chính sách thu hút tiền gửi từ dân cư nên có mức huy động tăng đột biến. Mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng được mở rộng, công tác huy động được thuận lợi hơn.
Từ hậu quả của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, có lẽ chưa bao giờ hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải cùng lúc đứng trước nhiều thách thức như năm 2009. Cụ thể trong tháng 1/2009, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn VND của hệ thống đã sụt giảm. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 1/2009 ước chỉ tăng 0,18% so với tháng 12/2008; trong đó, số dư tiền gửi VND đã giảm 0,47%, số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 2,3%. Tăng trưởng tiền gửi ở mức 27% trong năm 2009 không theo kịp tăng trưởng tín dụng.
Vốn huy động và dư nợ cho vay luôn có tác động tương hỗ với nhau. Khi một khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng sẽ sử dụng một phần để dự trữ, một phần để cho vay ra nền kinh tế. Lượng tiền cho vay ra sớm muộn sẽ quay trở lại vào hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gửi của một khách hàng khác.Nếu nền kinh tế hoạt động hiệu quả, tốc độ quay vòng của dòng tiền nhanh. Hệ số nhân tiền tăng sẽ làm gia tăng lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Khi tín dụng bị thắt chặt, ngân hàng thương mại (NHTM) hạn chế cho vay. Dòng tiền sẽ ra khỏi ngân hàng chậm hơn khiến cho hệ số nhân tiền giảm và làm giảm dòng tiền trở lại ngân hàng.
Thực tế của Việt Nam trong những năm qua đã minh hoạ cho mối quan hệ này. Khi tín dụng tăng thì huy động cũng tăng và ngược lại. Trong giai đoạn từ tháng 3.2008, khi ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc phát hành trái phiếu chính phủ bắt buộc thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động đều giảm dần. Vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng trong suốt các tháng, điển hình là tăng 4,3% trong quý 1, 2,7% trong quý 2, 5,57% trong quý 3 và 7,9% trong quý 4/2008. So sánh với 3 quý đầu năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu được điều chỉnh giảm từ quý 4/2008, nhưng vốn huy động từ dân cư lại tăng mạnh. Điều này cho thấy trong khi thị trường chứng khoán bị điều chỉnh giảm mạnh, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường ngoại hối (vàng và USD) tiềm ẩn nhiều rủi ro, gửi tiền vào ngân hàng là một lựa chọn an toàn của các nhà đầu tư. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động ngân hàng nhưng vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, không những mang lại nguồn thu cho ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quý 4/2008, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này có thể thể hiện phần nào những dấu hiệu có những ngân hàng dư thừa vốn khả dụng.
Thông qua tình hình những năm trước đây ta có thể thấy tín dụng tăng trưởng phụ thuộc nhìu vào chính sách hành chính của nhà nước và năm 2011 cũng ko phải là ngoại lệ, ngày 1.3.2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô NHNN đã ban hành chỉ thị 01/2011 buộc tốc độ tăng trưởng tín dụng đang được yêu cầu phải giảm dần sao cho tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2011 xuống dưới 20%. Vì thế, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong bốn tháng đầu năm 2011 đạt 5,01% so với cuối năm 2010, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái là 5,58%. Với việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng sẽ còn chậm lại.
2 Nguyên nhân của việc huy động vốn giảm:
2.1 Nguyên nhân từ kinh tế toàn cầu:
Lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.
Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới.
Đặt biệt là thị trường ngân hàng ngày càng khó khăn trong việc huy động vốn. Vì người dân cảm thấy bất an nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, họ chưa muốn đưa ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào, họ đang chờ đợi một cái gì đó chắc chắn hơn ở nền kinh tế.
2.2 Lạm phát trong nước ở mức cao:
Lạm phát cao, lãi suất không đủ bù đắp trượt giá
Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM
Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt.. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng
Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.
2.3 Trần lãi suất tiền gửi ngăn cản dòng tiền vào
Với mức lạm phát tính so với cùng kỳ lên đến 17,51% vào tháng 4.2011 thì trần lãi suất tiền gửi 14% đã khiến cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm. Người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng, sau khi được cho vay ra dòng tiền sẽ lòng vòng ở bên ngoài lâu hơn, trước khi quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Báo cáo của NHNN cho thấy tỷ lệ tiền ngoài hệ thống trong tháng 4 đã tăng 1,45% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,12%. Mặc dù so với các năm trước, các mức tăng này không phải là bất thường. Tuy nhiên, nếu xét về xu hướng khi so với tổng cung tiền thì đây lại là điều đáng ngại. Số liệu của IMF và NHNN cho thấy xu hướng giảm của tỷ lệ tiền ngoài hệ thống so với tổng cung tiền (M2) đã có dấu hiệu bị chững lại kể từ giữa năm 2010. Lượng tiền mặt bơm ra để giải quyết thanh khoản vào cuối năm đã không quay trở lại hệ thống ngân hàng sau đó.
Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Theo báo Đời sống & Pháp luật ngày 24.3.2011, mức lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đen cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, và hiển nhiên, mức lãi suất cho vay ra cũng phải rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay vẫn rất lớn bởi các doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, khi đã triển khai dự án thì khó có thể dừng lại được. Trong khi những doanh nghiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp gia tăng huy động vốn của nhtm trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay.docx