Tiểu luận Giao kết hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

1. Một số khái niệm chung 2

1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự 2

1.2. Giao kết hợp đồng - Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự 3

1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 4

1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 5

2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự 6

2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự 7

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm 7

2.1.2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực 7

2.1.3. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng 8

2.1.4. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng 9

2.1.5. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng 9

2.2. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng dân sự 9

2.3. Địa điểm, thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng dân sự 10

2.3.1. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự 10

2.3.2. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự 11

2.3.3. Hiệu lực của hợp đồng dân sự 12

2.4. Trách nhiệm dân sự trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự 12

2.4.1. Trách nhiệm của bên đề nghị giao kết 12

2.4.2. Trách nhiệm của bên được đề nghị giao kết 12

2.4.3. Trách nhiệm của các chủ thể khác trong quá trình giao kết 12

3. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện 12

3.1. Những hạn chế của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2005 12

3.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật 15

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giao kết hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Thứ tư, sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,… Giao kết hợp đồng - Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự Giao kết hợp đồng có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, được pháp luật thừa nhận, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Giao kết hợp đồng dân sự vốn là việc các bên có liên quan bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình để qua đó xác lập hợp đồng dân sự với nội dung, hình thức phù hợp với ý chí của các bên. Tuy nhiên, giao kết hợp đồng dân sự không phải là sự tùy tiện, các bên tùy ý lựa chọn cách thức thực hiện, nội dung mà không tuân theo một quy định nào. Giao kết hợp đồng cũng có những nguyên tắc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản được nêu trong Hiến pháp 1992 và những nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự. Điều 389 quy định về các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự như sau: Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. 1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Trước tiên cần phải hiểu, nguyên tắc là gì? Theo định nghĩa của từ điển mở wiktionary, nguyên tắc là điều cơ bản đã được qui định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội. Việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các chủ thể, trước tiên, mong muốn mang lại một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định cho bản thân mình, vì vậy, nguyên tắc đầu tiên được bộ luật nêu ra đối với giao kết hợp đồng đó là các chủ thể được tự do giao két hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các ch ủ thể có thể thỏa mãn nhu cầu của mình. Nguyên tắc tự do giao kết ở đây được hiểu dưới ba khía cạnh. Một là, tự do về chủ thể. Mọi cá nhân, tổ chức, khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất cứ một giao dịch hay một hợp đồng dân sự nào theo nguyện vọng của mình. Hai là, tự do về nội dung. Nội dung của giao kết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các bên có quyền tự quyết định về đối tượng của giao kết hợp đồng dân sự, phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể. Nội dung của giao kết hợp đồng không phụ thuộc vào chủ thể nào khác, mà phục vụ chính mong muốn của chủ thể, các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận về các điều khoản, các quy định trong hợp đồng. Ba là, tự do lựa chọn hình thức. Trừ những trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, có toàn quyền trong việc sử dụng một cách linh hoạt hình thức cho giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của mình, hợp đồng thông qua lời nói, văn bản, …. Tuy nhiên, nếu sự tự do của các chủ thể vượt đi quá xa mà không có sự quản lý nào của nhà nước, sẽ dẫn tới rất nhiều hạn chế, ví như việc người giàu càng có cơ hội đề bóc lột những người nghèo khổ trong xã hội, xâm phạm lợi ích chung của xã hội và lợi ích công cộng. Vì thế, vế thứ hai của nguyên tắc khẳng định rằng, sự tự do phải không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đặc biệt là với nước ta, một nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì lợi ích của cộng đồng của xã hội càng được nêu cao, pháp luật cũng như đạo đức xã hội không chấp nhận tồn tại sự bóc lột, bất công do sự tự do gây ra. Lợi ích của mỗi cá nhân, đều được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định nguyên tắc tự do, nhưng sự tự do đó buộc phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội để đảm bảo lội ích chung. Bất cứ thỏa thuận nào, giao kết hợp đồng dân sự nào có mục đích trái với điều cấp của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội đều sẽ mặc nhiên không phát sinh hiệu lực. 1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Nguyên tắc tự nguyện, theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng, không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình. Các bên có tự nguyện hay không thể hiện ở sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện nếu hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trng thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Nguyên tắc bình đẳng, quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi, điển hình là quan hệ giao kết hợp đồng phải bình đẳng với nhau, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo… để tạo sự bất bình đẳng. Có thể thấy, trong pháp luật dân sự có quy định một số trường hợp cấm, buộc thực hiện hoặc dành quyền ưu tiên cho một số chủ thể nhất định, tuy nhiên, những quy định này nhằm tạo thế cân bằng cho các đối tượng trong xã hội, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng chứ không phải nhằm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng đã được ghi nhận trong Hiến pháp cũng như Bộ luật dân sự. Nguyên tắc thiện chí, trung thực, đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, đã được quy định tại Điều 6 bộ luật dân sự 2005. Khi các chủ thể tự nguyên giao kết hợp đồng dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trước các chủ thể khác. Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa ụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó, các chu thể tham gia giao kết hợp đồng, không bên nào được lừa dối bên nào. Một giao kết hợp đồng dân sự mà thiếu một trong các nguyên tắc trên, sẽ không được pháp luật thừa nhận, nếu vi phạm thì giao kết đó sẽ bị vô hiệu. Hình thức giao kết hợp đồng Trong quy định của pháp luật dân sự không cụ thể hóa quy định về hình thức của giao kết hợp đồng dân sự, song, dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hình thức của hợp đồng dân sự tại Điều 401, có thể nhận định rằng, giao kết hợp đồng dân sự xác lập bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Sử dụng hình thức nào phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức của giao kết hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức. Giao kết bằng lời nói Các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể trực tiếp thực hiện giao kết thông qua lời nói với điều kiện, lời nói đó bao hàm đầy đủ nội dung của hợp đồng dân sự được giao kết, các bên đã thỏa thuận và nhất trí về nội dung hợp đồng này. Giao kết hợp đồng dân sự dưới hình thức này rất thuận tiện và nhanh chóng, nhưng thông thường chỉ được sử dụng với quan hệ giao kết mà các bên có quan hệ đối nhân, tức là, các bên có sự tin tưởng về nhau, hoặc giao kết có giá trị kinh tế nhỏ. Hình thức giao kết bằng lời nói rất ít được sử dụng bởi lẽ các bên khó có thể có những bằng chứng xác thực để chứng minh quyền và lợi ích của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Giao kết bằng hành vi cụ thể Thông qua một hành vi cụ thể với điều kiện hành động đó đã thể hiện được ý chí của bên đề nghị đối với bên được đề nghị hoặc bên được đề nghị với bên đề nghị về việc muốn thiết lập hoặc chấp nhận thiết lập hợp đồng. Giao kết bằng văn bản Hình thức giao kết này là hình thức giao kết phổ biến nhất, trong đó văn bản phải chứa đựng đầy đủ nội dung và thông tin. Văn bản có thể là viết tay hoặc được soạn thảo bằng máy tính, có thể được công chứng, chứng thực. Bên cạnh ba hình thức đã nêu trên, giao kết hợp đồng dân sự còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua công văn giấy tờ hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông diệp dữ liệu. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự Về mặt lý thuyết, một hợp đồng dân sự có thể được hình thành theo nhiều cách thức khác nhau, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: (1) Đề nghị giao kết hợp đồng; (2) Chấp nhận đề nghị hợp đồng; (3) Thời điểm giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự Khái niệm và đặc điểm Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất của quá trình giao kết hợp đồng dân sự. Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng dân sự. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là thời điểm phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị; kể từ thời điểm để nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì bên đề nghị phải chịu mọi sự ràng buộc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm về nội dung của lời đề nghị, không được giao kết hợp đồng với người thứ ba nếu bên được đề nghị biết đến lời đề nghị và có thời hạn cho việc trả lời… Có thể thấy, việc xác định thời điểm đề nghị giao kếth ợp đồng có hiệu lực là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới vấn đề về việc chịu trách nhiệm về đề nghị của bên đề nghị về đề nghị của mình khi bên được đề nghị biết đến lời đề nghị. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định khá rõ ràng về vấn đề này. Điều 391 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực; theo đó thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: Một là, do bên đề nghị ấn định: đối với trường hợp này, bên đề nghị đã nêu thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị. Trong trường hợp này, thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên đề nghị. Hai là, nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Để tránh sự rối rắm của pháp luật dẫn tới sự khó hiểu, khi pháp luật giải thích một khái niệm bằng cách đưa ra một khái niệm mới. Vậy như thế nào được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng? Khoản 2 điều 391 đã cụ thể hóa điều này, theo đó, những trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: “a. Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b. Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c. Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác” Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng Khi bên đề nghị đã tỏ ý chí của bản thân thông qua đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đề nghị buộc phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình, đặc biệt là khi bên được đề nghị đã biết đến đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng có điều khoản về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng để tạo sự linh động của pháp luật, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Khoản 1 điều 392 quy định, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau: Thứ nhất, nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; Thứ hai, điều kiện thay đổ hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Để tạo điều kiện hơn nữa cho bên đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật quy định , bên đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc hủy bỏ giao kết hợp đồng không được áp dụng một cách tùy tiện, điều 393 Bộ luật dân sự 2005 lưu ý rõ ba điều kiện để bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng của mình, đó là: Quyền hủy bỏ đề nghị phải được bên đề nghị nêu rõ trong lời đề nghị Bên đề nghị phải thông báo cho bên được đề nghị về việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Thông báo hủy bỏ đề nghị chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo này trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng Bộ luật dân sự 2005 đã quy định khá rõ về vấn đề chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự dựa trên sự thể hiện ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Theo điều 394 về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt trong các trường hợp sau: Hết thời hạn trả lời đề nghị mà bên được đề nghị vẫn không có ý kiến gì; Khi bên được đề nghị trả lời về việc không chấp nhận đề nghị; Khi bên đề nghị đã có thông báo về việc thay đổi, rút lại hoặc thông báo hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng và các thông báo này có hiệu lực; Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng dân sự Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là hành vi mà bên được đề nghị bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình đối với lời đề nghị giao kết hợp đồng dân sự của bên đề nghị. Việc trả lời đề nghị của bên nhận đề nghị có thể xảy ra một trong ba tình huống sau: Thứ nhất, bên nhận đề nghị trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp, lời đề nghị của bên đề nghị không thuyết phục được bên nhận đề nghị hoặc không làm phát sinh quyền và lợi ích mà bên nhận đề nghị mong muốn. Bên nhận đề nghị trả lời từ chối đề nghị giao kết hợp đồng. Thứ hai, bên nhận đề nghị đề xuất sửa đổi bổ sung đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp này, bên nhận đề nghị tỏ thái độ muốn giao kết hợp đồng với bên đề nghị, tuy nhiên, họ cũng tỏ thái độ và ý kiến của mình qua việc đề xuất sửa đổi bổ sung đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị sao cho phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của họ. Phần đề xuất này sẽ được coi như là một lời đề nghị mới của bên nhận đề nghị đối với bên đề nghị. Thứ ba, bên nhận đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. “Chấp nhận đề nghị giao kêt shợp đồng dân sự là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (điều 395 Bộ luật dân sự). Đối với trường hợp bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn sau cùng của quá trình giao kết hợp đồng dân sự, đó là sự ràng buộc chính thức về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nên việc xác định thời hạn trả lời là hết sức quan trọng. Thời hạn trả lời chấp nhận được luật nêu định nghĩa như sau: là một khoảng thời gian hoặc một thời điểm cụ thể mà trong khoảng thời gian hoặc tại thời điểm đó bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Tương tự đối với việc đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị có thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, thì bên chấp nhận cũng có thể rút lại thông báo chấp nhận đề nghị. Nhưng bên chấp nhận đề nghị chỉ được rút lại thông báo chấp nhận đề nghị trong trường hợp thông báo này tới trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự 2005 quy định hai trường hợp đối với thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng: Thứ nhất, nếu bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong thời hạn đã nêu; trong trường hợp, chấp nhận đề nghị tới sau khi đã hết hạn trả lời chấp nhận thì đây được coi như là một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp, thông báo chấp nhận đến trễ vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết vì lý do này thì thông báo trả lời chấp nhận vẫn ó hiệu lực trừ khi bên đề nghị trả lời ngay là không đồng ý với chấp nhận đó. Thứ hai, nếu các bên có giao dịch trưc tiếp với nhau hoặc qua điện thoại, hoặc qua những phương tiện tương tự, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Địa điểm, thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng dân sự Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Thông thường, các bên hoàn thoàn có thể tự do thỏa thuận địa điểm giao kết hợp đồng dân sự. Song, trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước về địa điểm giao kết hợp đồng, căn cứ vào điều 403 thì, địa điểm giao kết hợp đồng dân sự được xác định là “nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. » Căn cứ vào điều 52 Bộ luật dân sự 2005, nơi cư trú của cá nhân là : « 1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. » Căn cứ vào điều 90 Bộ luật dân sự 2005, trụ sở của pháp nhân được hiểu là : « Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc. » Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là yếu tố đặc biệt quan trọng cần xem xét. Thông thường, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự chính là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, kể từ thời điểm đó, hợp đồng dân sự này sẽ có hiệu lực, từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác) Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Một điểm đáng lưu ý, hợp đồng cũng mặc nhiên được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, trong trường hợp có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết (theo khoản 2 điều 404) Hiệu lực của hợp đồng dân sự Xác định hiệu lực của hợp đồng dân sự nhằm xác định thời điểm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ cả các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng. Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực pháp luật, bên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Nếu các bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng, sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định theo hình thức do họ thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện Những hạn chế của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã mở rộng hơn về đối tượng điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế qua hơn 5 năm áp dụng Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng dân sự, nhận thấy gặp phải những vướng mắc nhất định. Thứ nhất, về nguyên tắc giao kết, những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng là một trong các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Chương II: Những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự 2005. Việc pháp luật quy định như vậy đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu đối với nguyên tắc giao kết hợp đồng. Thừa là vì, giao kết hợp đồng dân sự nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự, bởi vậy, đương nhiên, hoạt động giao kết hợp đồng dân sự phải thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự. Mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, đều bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này. Thiếu là vì, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, không những phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực – đã được nhắc tới tại Điều 389 mà còn phải tuân theo các nguyên tắc khác nữa, như nguyên tắc tôn trọng, bảo về quyền dân sự (Điều 9), nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10),…. Thứ hai, chưa hợp lý trong chính định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Khoản 1 Điều 390 Bộ luật dân sự 2005 nêu ra định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Định nghĩa này khá khác biệt với các định nghĩa của pháp luật các nước khác trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế. Theo nguyên tắc của Unidroit về hoạt động thương mại quốc tế 2004 định nghĩa: “một đề xuất giao kết hợp đồng tạo thành một đề nghị nếu nó xác định một cách thích đáng và biểu lộ rõ ý chí của người đề nghị bị ràng buộc trong trường hợp được chấp nhận”. Trên cơ sở định nghĩa của điều 390 thì đã không quan tâm tới sự chấp nhận của bên được đề nghị. Định nghĩa như vậy rất khó trong việc giải thích pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tế khi xác định cơ sở nào để biết được ý định giao kết hợp đồng và thế nào là chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị. Bên cạnh đó, khoản 2 của điều này cũng được xem là không cần thiết. Khoản 2 điều 390 quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho bên được đề nghị bằng hành vi giao kết với bên thứ ba trong thời hạn trả lời của đề nghị giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự 2005 đã bỏ đi quy định về hành vi cấm, được quy định tại điều 396 Bộ luật dân sự 1995 để thay bằng việc xác định chế tài bồi thường thiệt hại. nhưng quy định như thế này là không cần thiết bởi nếu đã có quan hệ hợp đồng giữa các bên thì việc vi phạm hợp đồng đã có các chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Thứ ba, mâu thuẫn trong khoản 1 điều 397, điều khoản này quy định: “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời châp snhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao két hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao ekét hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị” Có thể thấy, trong phần một và phần hai của điều khoản này đã nảy sinh mâu thuẫn khi đưa ra quy định, khi phần một yêu cầu bên nhận đề nghị phải trả lời trong thời hạn có hiệu lực, nếu trả lời sau khi hiệu lực chấm dứt thì sự chấp nhận đề nghị đó có thể coi là một lời đề nghị mới; tuy nhiên, ngay sau đó, nhà làm luật lại đề cập vấn đề trên khía cạnh của bên đề nghị. Chính điều này đã dẫn tới mâu thuẫn, khi xem xét một trường hợp khi mà bên nhận đề nghị gửi lời chấp nhận đến bên đề nghị trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết mà bên nhận đề nghị lại nhận được lời trả lời chấp nhận khi hiệu lực của thời gian giao kết đã hết. có thể làm rõ hơn vấn đề này qua ví dụ sau đây, công ty cổ phần Gỗ Đức Thành (địa chỉ: 21/6D Phan Huy Ích, phường 14, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) gửi thư đề nghị giao kết hợp đồng mua bán gỗ tới công ty TNHH Vinaco, trong thư đề nghị ghi rõ, nếu công ty TNHH Vinaco chấp nhận mua số gỗ này với giá thành là 300.000.000 đồng thì trả lời bằng văn bản trước ngày 30/5/2010 thì giao kết sẽ chính thức có hiệu lực. Ngày 27/5/2010, công ty TNHH Vinaco nhận được thư đề nghị của công ty cổ phần gỗ Đức Thành và gửi thư chấp nhận đề nghị đến công ty cổ phần gỗ Đức Thành vào ngày 29/5/2010. Tuy nhiên, tới ngày 31/5/2010, công ty cổ phần gỗ Đức Thành mới nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ công ty TNHH Vinaco. Mặt khác, cùng ngày này, công ty A nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua số gỗ trên với giá trị là 350.000.000 đồng. Có thể thấy, nếu áp dụng phần 1 khoản 1 điều 397 thì đương nhiên chấp nhận giao kết hợp đồng này đã có giá trị, và theo như thỏa thuận trong đề nghị hợp đồng của công ty cổ phần gỗ Đức Thành thì hợp đồng chính thức đã có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu áp dụng phần 2 khoản 1 điều này thì công ty cổ phần gỗ Đức Thành hoàn toàn có thể trả lời ngay là không đồng ý với chấp nhận đề nghị của công ty TNHH Vinaco để giao kết với công ty TNHH Kaibo nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đề xuất hoàn thiện pháp luật Thông qua những hạn chế đã nêu ở phần trên, phần đề xuất hoàn thiện pháp luật đưa ra một số phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Thứ nhất, thống nhất quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Như đã nêu, việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự như hiện nay là chưa thích hợp. Giao kết hợp đồng dân sự là một bộ phận thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự nên đương nhiên nó phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc khác lien quan đến qus trình giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự có thể sửa đổi điều 389 như sau để tăng tính hợp lý cho quy định này: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điêu 4, điều 5, điều 6, điều 8, Điều 10, Điều 11 của Bộ luật dân sự đồng thời tuân theo nguyên tắc hợp tác, ngay thẳng”. Như vậy, quy định này đã đầy đủ hơn về ý nghĩa và ngắn gọn hơn về hình thức. Thứ hai, bổ sung thêm những trường hợp thực tế dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Trong quy định tại điều 394 đã nêu ra khá cụ thể một số trường hợp dẫ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc[Dân sự ] Giao kết hợp đồng dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan