Tiểu luận Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Mục lục

Lời mở đầu

I. Một số vấn đề chung về ly hôn.

II. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

1. Quyền yêu cầu li hôn

2. Cơ sở pháp lý của hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

a. Quan điểm hạn chế ly hôn dưới chế độ cũ

b. Nguyên tắc Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

3. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

4. Ý nghĩa của qui định hạn chế yêu cầu ly hôn

Kết luận.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu I. Một số vấn đề chung về ly hôn. II. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn 1. Quyền yêu cầu li hôn 2. Cơ sở pháp lý của hạn chế quyền yêu cầu ly hôn a. Quan điểm hạn chế ly hôn dưới chế độ cũ b. Nguyên tắc Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. 3. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. 4. Ý nghĩa của qui định hạn chế yêu cầu ly hôn Kết luận. BÀI LÀM Lời mở đầu Pháp luật Việt nam không đặt ra điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Nhưng xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội Luật hôn nhân và gia đình năm 2005 qui định về vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng (khoản 2 Điêu 85). Qui định này được hình thành trên những cơ sơ pháp lý nhất định và có ý nghĩa trong đời sông hôn nhân gia đình ngày nay. I. Một số vấn đề chung về ly hôn. Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình có giải thích thuật ngữ ly hôn như sau: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, là việc “khai tử” cho một gia đình - một tế bào của xã hội. Do đó, ly hôn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng cũng như thành viên trong gia đình, mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn và đáng báo động là việc ly hôn có xu hướng gia tăng đáng kể, cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Những nguyên nhân, lý do ly hôn cũng rất đa dạng, phức tạp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích chung của toàn xã hội. Thế nhưng, việc cấm ly hôn (như quy định của pháp luật thời phong kiến) lại là một việc làm không thiết thực, mà nếu đề cập đến chắc chắn sẽ bị phản đối rất gay gắt. Bởi ly hôn, cũng như kết hôn là một mặt của hôn nhân. Nếu như kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập qua hệ vợ chồng, thì ly hôn lại là một hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng lại không thể tránh được, và lại là mặt không thể thiếu được của khi hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó, ly hôn là một việc cần thiết cho cả vợ và chồng cũng như cho cả xã hội, vì nó sẽ giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng, các con cũng như những thành viên khác trong gia đình thoát khỏi cảnh xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ và quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt qua hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng và chỉ có vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng mới có quỳên yêu cầu ly hôn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử ly hôn là Toà án nhân dân. Như vậy, cũng như kết hôn, pháp luật quy định cụ thể về trường hợp ly hôn. Trong các vụ án hôn nhân gia đình, tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không thì bác. Việc xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2000NQ - HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao: Căn cứ cho ly hôn (Điều 89) a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt. Như vậy, khi xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì người vợ hoặc người chồng có quyền gửi đơn xin ly hôn đến toà án để xét việc chấm dứt hôn nhân. Trường hợp đơn phương xin ly hôn, bên yêu cầu ly hôn có nghĩa vụ chứng minh tình trạng trầm trọng trong hôn nhân trước toà án, nếu toà án xét thấy việc chung sống đúng là không thể kéo dài được nữa thì sẽ ra quyết định cho ly hôn; ngược lại sẽ bác đơn và không giải quyết. II. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn 1. Quyền yêu cầu li hôn Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ yêu nhau, lại càng không thể (và không được) cưỡng ép họ kết hôn với nhau. Theo đó, khi tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã cạn, mục đích của hôn nhân đã không đạt được (mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững - Điều 1 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), thì Nhà nước cũng không thể bắt họ chung sống tiếp với nhau, cấm ly hôn (nếu thực hiện điều này sẽ chỉ gây hại tới vợ, chồng, con cái, các thành viên trong gia đình và toàn xã hội). Vì vậy, việc giải quyết ly hôn là tất yếu với một cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Nhà nước bảo đảm quyền tự do ly hôn cho vợ chồng bằng pháp luật. 2. Cơ sở pháp lý của hạn chế quyền yêu cầu ly hôn Việc qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như trên là xuất phát từ sự nhận xét và đánh giá các qui đinh luật trước đây về vấn đề này. Đó là một quá trình dài khắc phục được những hạn chế những quan điểm của các nhà làm luật thời trước về vấn đề hạn chế quyên yêu câu ly hôn. Và một căn cứ xuất phát nữa của qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn là nguyên tắc “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ (Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). a. Quan điểm hạn chế ly hôn dưới chế độ cũ Vấn đề hạn chế ly hôn đã được đề cập rất sớm. Song song với những qui định về căn cứ cho ly hôn, một số Bộ luật cũng đưa ra điều kiện ly hôn. Theo đó, trong một số trường hợp nhất định vợ, chồng không được phép ly hôn. Chẳng hạn trong pháp luật phong kiến Việt, Bộ luật Gia Long đưa ra điều kiện đầu tiên đó là trường hợp “Tam bất khứ” bao gồm nếu trước khi cưới nhau hai người đều nghèo sau khi chung sống trở nên giàu có hoặc người vợ sau khi ly hôn không có nơi nương tựa, hoặc người vợ đã để tang chồng trong ba năm. Trong các trường hợp vừa nêu trên mặc dù có căn cứ ly hôn (ví dụ người vợ phạm vào điều thất xuất nhưng người chồng vẫn không được phép bỏ vợ). Điều kiện hạn chế ly hôn trong các bộ luật của chế độ cũ được chia thành hai loại: điều kiện hạn chế ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn và điều kiện hạn chế ly hôn trong trường hợp một bên có yêu cầu. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn mà có một trong các điều kiện sau đây thì vợ chồng không được phép ly hôn (được qui định trong dân luật giản yếu): - Vợ chồng kết hôn chưa đầy hai năm hoặc quá hai mươi năm - Chồng dưới 25 tuổi - Vợ dưới 21 tuổi hoặc quá 45 tuổi Như vậy các điều kiện hạn chế ly hôn ở đây cho thấy quan điểm của các nhà làm luật thời ấy là tránh cho các vụ ly hôn ở những gia đình vợ chồng còn quá trẻ mà qui định nóng vội, bồng bột, ngược lại càng tránh cho sự ly hôn của các cặp vợ chồng lấy nhau đã lâu, gia đình đã ổn định người phụ nữ đã lớn tuổi sẽ khó có nơi nương tựa. Trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ và Dân luật 1972 nếu thuận tình ly hôn thì chỉ có điều kiện hạn chế ly hôn duy nhất đó là: vợ chồng được thuận tình ly hôn nếu đã kết hôn được hai năm và không qua hai mươi năm. Cụ thể như sau: - Bộ dân luật giản yếu 1883 áp dụng ở Nam kỳ qui định “vợ chồng không được thuận tình ly hôn nếu: quan hệ vợ chồng xác lập chưa được hai năm hoặc đã quá hai mươi năm; người chồng dưới 25 tuổi; người vợ dưới 21 tuổi hoặc đã quá 45 tuổi. Ngoài ra những thân thuộc có quyền ưng thuận giá thú cũng cần phải ưng thuận sự ly hôn này mới được”. - Điều 121 Bộ dân luật Bắc kỳ 1931 và Diêud 120 – Bộ dân luật Trung kỳ 1936 qui định “sau hai năm giá thú thì vợ chồng mới có thể xin thuận tình ly hôn”. - Điều 170 Bộ Dân luật năm 1972 dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũng qui định “vợ chồng có thẻ xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm và khồn quá hai mươi năm”. Đặc biệt Điều 55 Luật gia đinh dưới chế độ ngụy quyền Ngô Đình Diệm 1959: “cấm vợ chồng không được ly hôn; trường hợp đặc biệt việc ly hôn do tổng thốn quyết định”. Nếu ly hôn theo một bên do một bên yêu cầu, tại các Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ và Bộ Dân luật giản yếu có một điều kiện chung cho hạn chế ly hôn là: Nếu hai vợ chồng đang kiện ly hôn mà tái hòa giải với nhau thì sau này không thể xin kiện ly hôn được nữa, ngoài Bộ dân luật giản yếu 1972 còn có thêm một số qui định thêm như sau: khi đã có một bản án bác đơn xin ly hôn thì không được sử dụng những căn cứ trong đơn ly hôn đã bị bác bỏ để tiếp tục xin ly hôn. Nếu có thêm căn cứ ly hôn thì vẫn được phép xin ly hôn như các trường hợp khác. Ví dụ: Chị A kiện ky dị với chị và các con. Tòa án đã xử bác đơn yêu cầu ly hôn của chị A thì chị A không được viện lí do trên để xin ly hôn anh B nữa. Nếu sau đó anh b lại ngoại tình thì chị A có thể kiện ly dị anh B với căn cứ anh b ngoại tình chứ không phải vì lí do anh B ngược đãi với chị A. Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết, trường hợp này đương nhiên hôn nhân chấm dứt, hơn thế nữa theo các nhà làm luật (Bộ dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Ngụy quyền Sài Gòn) thì để cho ngươi đã chết được yên nghỉ nên không cho phép việc kiện tiếp tục ly hôn Việc qui định các điều kiện hạn chế ly hôn như trên hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các nhà làm luật thời đó là phụ thuộc vào căn cứ ly hôn dựa chủ yếu vào yếu tố lỗi, nên khi người vợ có công thì có thể chuộc được lỗi và lỗi đó không được coi là căn cứ để xin ly hôn nữa. Vì qui định nhiều căn cứ ly hôn dựa trên những lỗi khác nhau nên vợ hoặc chồng không được sử dụng lỗi của bên kia đã làm căn cứ ly hôn trong một đơn đã bị bác đê yêu cầu xin ly hôn lần tiếp theo nhưng vẫn được sử dụng căn cứ khác (lỗi khác) để xin ly hôn. Nhận xét: qua trên cho thấy, các điều kiện hạn chế ly hôn trong các chế độ cũ thực ra chỉ mang tính hình thức, nó không xét đến bản chất của quan hệ hôn nhân gia đình nên trong nhiều trường hợp nó chỉ gây thêm nhiều đau khổ cho người trong cuộc. Hay nói cách khác đó là các qui định về giải quyết ly hôn trong chế độ cũ không dựa trên tình trạng thực tế của quan hệ hôn nhân mà chủ yếu dựa vào căn cứ như thời gian kết hôn, độ tuổi vợ chồng, nếu không đủ các điều kiện đó thì người chồng không được ly hôn. Các qui này cũng không thể hiện được tư tưởng tiến bộ trong việc bảo vệ quyên lợi của phụ nữ và trẻ em. Vấn đề hạn chế ly hôn đã được nhà nước ta quan tâm xem xét và qui định ngày từ Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 nhằm bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi. Song tại Điều 5 Sắc lệnh mới chỉ qui định nếu người vợ có thai thì người chồng có thể xin Tòa án hoãn đến thời kỳ sinh nở mới xét xử việc ly hôn. Cho đến Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì qui định tại Điều 41: trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc ly hôn của người vợ. Qui định này thể hiện việc các nhà làm luật gắn trách nhiệm của người chồng với người vợ đã mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Nhưng quy định này đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi vận dụng. Ví dụ: Trường hợp người vợ sau khi sinh con thì đứa trẻ bị chết, vẫn có thể hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. b. Nguyên tắc Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Nguyên tắc này là một trong sáu nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình được qui định tại khoản 6 Điều 2. Nguyên tắc này được thế giới công nhận và bảo vệ thể hiện trong Công ước về quyền trẻ em, Công ước Cedaw về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và được nội luật hóa trong nhiều đạo luật quan trọng của Việt Nam như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, hình sự; Luật bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em và đặc biệt trong Luật hôn nhân và gia đình, một trong những qui định liên quan đến thể hiện nguyên tắc này là việc hạn chế ly hôn của người chồng khi người vợ đáng có thai hoặc đang nuôi con dưới một năm tuổi. 3. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Như trên đã phân tích Nhà nước công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Song quyền này không phải là tuyệt đối trong mọi trường hợp mà trên cở sở pháp lý như đã phân tích ở trên Nhà nước ta có quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn được đặt ra như sau: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Và hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP: Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy định "vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì giải quyết như sau: a. Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn. b. Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ. Bên cạnh đó, Điểm c mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP cũng có quy định: “Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn”. Như ta đã biết vấn đề thời hiệu khởi kiện không được áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, trong mọi khoảng thời gian của thời kì hôn nhân (tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật), vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn trừ trường hợp qui đinh tại khoản 2 Điêu 85 này. Trường hợp qui định tại khoản 2 Điêu 85 trong khoa học pháp lí được gọi là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Theo qui định này người chồng không được yêu cầu ly hôn (với tư cách là nguyên đơn) trong trường hợp: Người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào. Trường hợp người vợ có thai mà đã bị xảy thai hoặc sau khi sinh con, đứa con bị chết thì người chồng sẽ không bị hạn chế quyền ly hôn. Một điểm nữa thấy trong qui định này đó là trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung. 4. Ý nghĩa của qui định hạn chế yêu cầu ly hôn Qua sự phân tích những khía cạnh của qui định hạn chế yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trên đây cho thấy qui định có ý nghĩa pháp lý to lớn và ý nghĩa đạo lý. Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đã thể hiện và làm cụ thể chi tiết một trong nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình đó là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi – một nguyên tắc mang tính toàn cầu như đã phân tích ở trên; qui định còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu và phát triển hơn những qui định pháp luật trước đó. Khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Theo đó, quy định này chỉ được áp dụng cho người chồng. Tức là, khi người vợ đang có thai, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là của người nào), thì người chồng không được phép xin ly hôn. Nhưng trong trường hợp người vợ có thai mà đã bị xảy thai hoặc sau khi sinh con, đứa con bị chết thì người chồng sẽ không bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Quy định được đặt ra nhằm bảo vệ bà mẹ và trẻ em, cũng như bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi. Bởi cần phải xác định rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thoả đáng, hợp lý, hợp tình nhằm bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và của con cái, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội. Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, nhận thấy mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, không thể hàn gắn được, việc chung sống chỉ là gánh nặng cho nhau và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi hoặc đứa trẻ, thì người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn. Đây là một nguyên tắc thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ - những người yếu thế - được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. So với nội dung Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, thì Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định rõ ràng hơn. Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có quy định: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm”. Điều này dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi vận dụng, không làm rõ được trường hợp sau khi người vợ sinh con thì đứa con bị chết, như vậy quyền yêu cầu ly hôn của người chồng có bị hạn chế hay không. Do đó dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết ly hôn. Cũng theo Điểm c mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP, thì sau 1 năm kể từ ngày bị toà án bác đơn, người yêu cầu ly hôn mới được phép gửi đơn yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn. Quy định này nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân đang trên bờ vực tan vỡ, khi xét thấy cuộc hôn nhân chưa đến tình trạng trầm trọng, vẫn có thể hàn gắn được mối quan hệ vợ chồng, thì toà án sẽ bác đơn ly hôn, đồng thời đặt ra khoảng thời gian (1 năm) mà trong khoảng thời gian đó vợ chồng không được phép xin ly hôn. Mục đích của quy định này là để cho vợ chồng có thể bình tâm suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân của mình, có thể trong khoảng thời gian 1 năm đó, sau khi không được toà án chấp nhận đơn ly hôn, hai người sẽ nhận ra rằng cuộc hôn nhân của mình có lẽ chưa đến mức tan vỡ, chưa đến lúc phải chia tay nhau, có thể nhận ra rằng họ vẫn còn tình cảm với nhau. Có thể có người sẽ nói rằng tình trạng hôn nhân đến mức phải lôi nhau ra toà thì đã đến mức cạn tình cạn nghĩa, không còn vương vấn gì nhau nữa, quy định trên chỉ làm đau khổ thêm cho hai người, và thực tế cũng có rất nhiều vụ như thế. Tuy nhiên trong những vụ mà toà án không giải quyết việc ly hôn, mà tình trạng hôn nhân đã đến mức trầm trọng, cạn tình cạn nghĩa thì là do người yêu cầu ly hôn đã không chứng minh được tình trạng hôn nhân đã đến mức trầm trọng không thể dung hoà được trước toà. Bởi vì thẩm phán không phải là người trong cuộc, thẩm phán đâu thể nào theo đương sự suốt 24 giờ, biết được tất tần tật các ngóc ngách đời sống của họ để đưa ra phán quyết chính xác. Để đánh giá trầm trọng hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như hai bên có còn chung sống với nhau không, tình cảm dành cho nhau như thế nào, chuyện quan hệ sinh lý, có đánh đập, chửi bới hay không... Tuy nhiên, tất cả đều mang tính chủ quan. Và thực tế có nhiều đôi sau phiên xử ly hôn để hỏi liệu thẩm phán có thể chịu trách nhiệm về việc không cho họ ly hôn hay không nếu xảy ra hệ lụy xấu về sau. Vì vậy, nếu muốn xin ly hôn khi tình trạng hôn nhân trầm trọng, thì người yêu cầu ly hôn phải chứng minh được trước toà án về tình trạng trầm trọng đó. Bởi có một thực tế là, các vụ ly hôn thường xảy ra phần nhiều ở giới trẻ, có trường hợp cưới nhau được vài tháng đến hai ba năm rồi xin ly hôn. Do tuổi đời còn trẻ, suy nghĩ có phần nông nổi, chưa chính chắn, nên có nhiều trường hợp yêu cầu rất không đâu. Do đó việc toà án bác đơn và quy định khoảng thời gian 1 năm để cho vợ chồng có thể suy nghĩ lại là việc cần thiết. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều trường hợp mà sau khi toà án không chấp nhận cho ly hôn, cả hai vợ chồng đã suy nghĩ lại và tìm cách hàn gắn cuộc hôn nhân của mình. Và nói ra có vẻ nực cười, nghe như là một câu chuyện đùa, nhưng đã có (và nhiều) trường hợp, người đơn phương xin ly hôn bị vợ hoặc chồng hành hạ về thể xác hoặc tâm hồn, đã nộp đơn xin ly hôn và ra tòa khóc lóc đủ điều nhưng thật ra họ vẫn còn yêu thương và muốn tiếp tục chung sống với vợ hoặc chồng, chỉ nộp đơn xin ly hôn để dọa đối phương. Như vậy khoảng thời gian 1 năm sau khi bị toà bác đơn sẽ là khoảng thời gian đối phương sẽ nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, nhìn nhặn đâu là hạnh phúc đích thực sẽ tìm cách níu kéo hạnh phúc trở lại. Đây quả thực là một quy định thể hiện được tính nhân văn trong Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng và trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, lý thuyết là thế, còn khi vận dụng cần rất nhiều sự linh hoạt cũng như sự sáng suốt của thẩm phán, để tránh trường hợp những người có nhu cầu ly hôn thật, cuộc sống chung không thể kéo dài thêm nữa thì lại bị toà án bác đơn - như thế sẽ chỉ dẫn đến tình trạng tồi tệ cho cả người vợ lẫn người chồng; hay trường hợp một bên yêu cầu ly hôn chỉ là nhằm doạ đối phương, mong muốn đối phương nhận ra tầm quan trọng của gia đình.))))))))))))))) TÀI LIỆU THAM KHẢO Gíao trình luật hôn nhân và gia đình – Trường đại học luật Hà Nội Bình luậ khoa học luật hôn nhân và gia đình năm 2000 – NXB chính trị quốc gia Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Sắc lênh 159/SL ngày 17/11/1950

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHạn chế quyền yêu cầu ly hôn.doc
Tài liệu liên quan