MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Bài tập số 13: 2
BÀI LÀM 3
1, Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. 3
1.1 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp. 3
2, Giải quyết tình huống. 7
2.1 Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh H. 7
2.2 Chế độ an sinh xã hội dành cho mẹ anh H. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Bài tập số 13:
1, Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp.
2, Anh H là công nhân của nhà máy hóa chất Y từ năm 1990. Anh có mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 2007 anh bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Năm 2009 bệnh nghề nghiệp của anh tái phát phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Do sức khở yếu nên mặc dù mới có 48 tuổi, năm 2010 anh vẫn làm đơn xin được giải quyết chế độ hưu trí .
Anh (chị) hãy giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh H và gia đình theo quy định của pháp luật.
BÀI LÀM
1, Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp.
1.1 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp.
1.1.1 Người thất nghiệp.
Thất nghiệp là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc xác định khái niệm người thất nghiệp là điều rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng phát sinh khi tổng cung về lao động của những người lao động muốn làm việc với mức tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có (1) Theo PTS: Nguyễn Quang Hiển, Thị trường lao động, Nxb Thống kê, Hà Nội 1995.
.
Do vậy có thể hiểu người thất nghiệp là “người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm. Họ có thể là người chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng đã thôi viêc và đang cần tìm thêm việc làm có thu nhập”(2) Theo văn phòng lao động quốc tế ( BIT)
Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu mô hình chính sách thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, tiến tới ban hành các văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, đa số các ý kiến đều thống nhất cho rằng Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao đông, trong khoảng thời gian xác định không có việc làm, đang tìm việc làm, đã đăng ký thất nghiệp theo quy định (3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo kết quả nghiên cứu: Dự án mô hình chính sách để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội, 10/ 1997
Như vậy, một cá nhân được coi là người thất nghiệp khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
Là người trong độ tuổi lao lao động ( độ tuổi lao động tối thiểu là 15 và tối đa là đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).
Có khả năng lao động ( có khẳ năng bằng hành vi của mình thực hiện các công việc phù hợp với thể lực và trí lực).
Trong khoảng thời gian xác định được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người không có việc làm ( không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền lương do không tham gia vào các quan hệ lao động).
Đang tích cực tìm việc làm ( đây là điều kiện quan trọng để phân biệt người thất nghiệp và người không có việc làm).
Đã đăng ký thất nghiệp. Việc đăng ký thất nghiệp giúp cơ quan quản lý, giới thiệu việc làm và chi trả trợ cấp thất nghiệp.
1.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Có nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới. Một trong số các biện pháp đó là xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Dưới góc độ kinh tế xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, giúp người thất nghiệp tạm thời đảm bảo được cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ này được hình thành do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động có sự hỗ trợ của nhà nước, được sử dụng để trả trợ cấp thất nghiệp, cũng như tiến hành các biện pháp nhằm nhanh chóng giúp người thất nghiệp có được việc làm mới. Khoản tiền trợ giúp trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc làm được gọi là trợ cấp thất nghiệp.
Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đống góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thaatsa nghiệp, chi trả cho trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc. Bảo hiểm thất nghiệp vì thế thường được hiểu là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích hổ trợ thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung (Quỹ bảo hiểm thất nghiệp) được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (NLĐ, NSDLDD và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc làm mà đáp ứng yêu cầu luật định. Trong đó, quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ được hình thành một cách thường xuyên, liên tục và qua đó sử dụng quỹ nhằm hỗ trợ tài chính cho một bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Theo pháp luật Việt Nam, bảo hiểm thất nghiệp được coi là một chế độ của bảo hiểm xã hội. Giống như các chế độ bảo hiểm xã hội khác, bảo hiểm xã hội cũng xuất phát từ quan hệ lao động, có mục đích bù đắp thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, bảo hiểm thất nghiệp cũng có một số đặc trưng riêng như sau:
Thứ nhất: Bảo hiểm thất nghiệp xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực việc làm, luôn gắn với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Bảo hiểm thấy nghiệp do đó vừa có chức năng hỗ trợ khó khăn cho người thất nghiệp khi tạm thời mất thu nhập vừa có chức năng xúc tiến những hoạt động tìm kiếm và tạo việc làm cho cho người thất nghiệp.
Thứ hai: Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn thực hiện các biện pháp để đưa người lao động trở lại thị trường. Do đó, cơ quan bảo hiểm thất nghiệp vừa có trách nhiệm nhận đăng ký thất nghiệp, vừa kiểm tra các điều kiện của người lao động trước khi trả trợ cấp thất nghiệp vừa phải kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường lao động để giới thiệu việc làm, đào tạo nghề phù hợp với người thất nghiệp.
Thứ ba: Đối tượng áo dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng bị mất việc làm, tạm thời không có thu nhập và sẵn sang trở lại làm việc.
Thứ tư: Việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp rất phức tạp và khó quản lý quy mô và tỉ lệ thất nghiệp không thể dự đoán chính xác, gây khó khăn rất lớn trong việc hạch toán cân đối thu – chi của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp có mối quan hệ mật thiết với hệ thống đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm và chương trình quốc gia về việc làm. Nó không chỉ bó hẹp trong việc thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thuần túy mà còn giúp người lao động tìm kiếm và tạo việc làm.
Thứ năm: Việc xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khó khăn hơn so với các chế độ bảo hiểm xã hội khác do ranh rới để phân định giữa có việc làm và không có việc làm, giữa có thu nhập và không có thu nhaaoj không rõ ràng, khó xác định và kiểm tra trong thực tế.
1.2 Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội trong đó có bảo hiểm thất nghiệp là một chế định rất quan trọng. Nó góp phần phát triển một xã hội hài hòa các lợi ích của NLĐ cũng như NSDLĐ.
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm tiến bộ không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ NLĐ mà còn có giá trị ổn định kinh tế - xã hội đối với đất nước. Đây là một điểm mới và cần thiết, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp góp phần đáp ứng nguyện vọng của đông đảo NLĐ, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người lao động luôn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ sẽ tạo thế chủ động trong việc hỗ trợ NLĐ trong thời gian mất việc làm và là cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế.
Bảo hiểm thất nghiệp là một chế định mới rất cần thiết với NLĐ trong nền kinh tế thị trường và có tính nhân văn cao vì nó không chỉ đảm bảo mức sống của chính NLĐ khi bị mất việc làm mà còn là sự chia sẻ rủi ro của những NLĐ đang làm việc đối với người bị mất việc mà còn là sự chia sẻ rủi ro của những người đang làm việc đối với người mất việc làm
Sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp tạo ra sự đồng bộ trong việc ban hành các văn bản pháp luật
Tóm lại bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho những nguời thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại thị trường lao động mà còn góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
2, Giải quyết tình huống.
2.1 Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh H.
Tình huống: Anh H là công nhân của nhà máy hóa chất Y từ năm 1990. Năm 2007 anh bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Năm 2009 bệnh nghề nghiệp của anh tái phát phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên mặc dù mới có 48 tuổi, năm 2010 anh vẫn làm đơn xin được giải quyết chế độ hưu trí.
+ Chế độ Bảo hiểm xã hội.
Anh H là công nhân của nhà máy hóa chất Y từ năm 1990, cho nên có thể hiểu anh H thời gian đóng bảo hiểm xã hội của an H bắt đầu tính từ năm 1990.
* Năm 2007, anh H bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động.
Căn cứ Điều 38, Điều 40 Luật BHXH, anh H được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Chế độ của anh H được xác định như sau:
+ Trước hết, anh H được giám định mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH.
+ Hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 43 Luật BHXH với mức sau:
30% + (45% - 31%) x 2 = 58% ( mức lương tối thiểu chung)
Ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng anh H còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH (từ một năm trở xuống được tính bằng 0.5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0.3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.) như sau:
Năm 2007 được hưởng: 0.5 % + (2007 – 1991) x 0.3% = 5.3 % mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Năm 2008 được hưởng : 0.5 % + (2008 – 1991) x 0.3% = 5.3 % mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng anh H điều trị xong, ra viện.
+ Sau khi điều trị 1 tháng mà sức khỏe còn yếu thì anh H được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Điều 48 Luật BHXH với mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung.
* Năm 2009, bệnh nghề nghiệp của anh H tái phát phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động.
Tương tự như trên, chế độ của anh H được tính như sau:
+ Trước hết, anh H được giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định theo điểm b, khoản 1, Điều 41 Luật BHXH.
+ Do mức độ suy giảm khả năng lao động của anh H sau khi giám định lại là 63%, cho nên mức trợ cấp hàng tháng của anh H sẽ được điều chỉnh lại. Cụ thể:
Anh H nhận được mức trợ cấp hàng tháng bằng:
30 % + (63% - 31%) x2 = 94% mức lương tối thiểu chung
Ngoài mức trợ cấp trên, hàng tháng anh H còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH theo đó múc trợ cấp năm 2009 bằng: 0.5% + (2009 – 1991) x 0.3% = 5.9 % mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Anh H sẽ được nhận mức trợ cấp mới tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
+ Anh H điều trị tái phát bệnh nghề nghiệp cho nên anh H được hưởng các chế độ bảo hiểm ốm đau. Mặt khác, do anh H làm việc tại nhà máy hóa chất, đây là công việc mang tính chất nặng nhọc nguy hiểm cho nên theo điểm b, khoản 1 Điều 23: “b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. Tính đến năm 2009 anh H có thời gian đóng BHXH 19 năm nên thời gian hưởng chế độ ốm đau của anh H là 50 ngày.
Căn cứ khoản 1, Điều 25 Luật BHXH 2006 mức hưởng chế độ ốm đau của anh H bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Nếu hết thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì anh H được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày trong 1 năm; mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung theo Điều 26 Luật BHXH 2006.
Trong thời gian điều trị, anh H sẽ được hưởng các chế độ do bảo hiểm y tế chi trả.
Năm 2010 anh H làm đơn xin giải quyết chế độ hưu trí.
+ Tính đến năm 2010, anh H đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm, trong đó có trên 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại và bị suy giảm 63 % khả năng lao động. Cho nên căn cứ Điều 51 Luật BHXH, anh H đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Mặt khác, NLĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại sẽ đủ tuổi về hưu khi đủ 55 tuổi. Cho nên, căn cứ Điều 52 Luật BHXH “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%”. Theo đó, anh H được mức lương hưu hàng tháng như sau:
45% + (20 – 15) x 2% - (55 – 48) x 1% = 48 % mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
2.2 Chế độ an sinh xã hội dành cho mẹ anh H.
Căn cứ điểm d, khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của ủy ban thường vụ quốc hội số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 : “ Đối tượng hưởng chế độ ưu đã quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
d, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Như vậy, mẹ anh H được hưởng chế độ ưu đãi dành cho bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Căn cứ Điều 15, Mục 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, mẹ anh H sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi bao gồm:
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của pháp lệnh này;
Phụ cấp hàng tháng;
Nhà nước và nhân dân tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người.
Cụ thể như sau:
+ Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ:
Căn cứ theo điểm b, khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng; Căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, mẹ anh H sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày liệt sĩ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng Bằng “ Tổ quốc ghi công”
Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng “ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí” . Như vậy, mẹ anh H sẽ được các chế độ sau: được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; khi mẹ anh H chết thì người tổ chức mai táng cho bà sẽ được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
+ Các chế độ ưu đãi dành cho bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Mẹ anh H được hưởng phụ cấp hàng tháng theo khoản 2 Điều 15 Mục 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học luật hà nội, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005.
Luật bảo hiểm xã hội 2006.
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của ủy ban thường vụ quốc hội số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
Nghị định số 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- An sinh xã hội kỳ - đề 13.doc