Tiểu luận Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Theo NHNN, việc ban hành Thông tư số 23/2010/TT-NHNN nhằm đáp ứng những thay đổi của Pháp luật hiện hành, yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin mới trong hoạt động của Hệ thống TTLNH.

Trong đó các mục đích chủ yếu là :

- Bổ sung, chỉnh sửa các nội dung liên quan đến căn cứ pháp lý ban hành văn bản: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) mới có hiệu lực từ 1/1/2011, Luật kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định về chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng thay thế cho Quyết định số 44/Q Đ – TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử của các TCTD.

- Mở rộng đối tượng tham gia hệ thống: Hệ thống TTLNH giai đoạn 1 chỉ thiết kế cho các thành viên là NHNN và 06 NHTM tham gia dự án WB. Hệ thống TTLNH giai đoạn 2 được nâng cấp kỹ thuật và mở rộng phạm vi ra cả nước nên đối tượng tham gia mở rộng, bao gồm: NHNN và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống thanh toán ngân hàng đối với nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã xác định đầu tư cho hiện đại hóa thanh toán là trọng tâm của hiện đại hóa ngân hàng, từ đó quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Những đổi mới này là hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển chung của nhân loại trong sự bùng nổ công nghệ thông tin. Với chiến lược đúng đắn đó, Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên nhiều nguồn lực, cùng với sự giúp đỡ cũng như tài trợ từ WB, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng thành công hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây là hệ thống thanh toán được thiết kế hiện đại nhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực quốc tế. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những nét khái quát nhất về Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, lộ trình xây dựng hành lang pháp lý và một số quy định pháp luật hiện hành về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, nội dung chính của bài viết bao gồm hai phần chính như sau: Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Một số quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Phần nội dung Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến Online hiện đại, được thiết kế theo giải pháp tập trung hoá tài khoản, mỗi ngân hàng thành viên chỉ mở và sử dụng một tài khoản duy nhất tại Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng một hệ thống thanh toán quốc gia liên ngân hàng là một trong bốn hạn mục, đồng thời cũng là hạn mục trọng điểm nhất thuộc dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB số 2785 VN, ngày 16/01/1996. Theo đó, mục tiêu của dự án bao gồm: Thứ nhất, tăng cường các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế nhằm mục đích giảm chu chuyển, đẩy mạnh luân chuyển vốn và tăng hiệu quả của luân chuyển vốn, mang lại tiện ích và dịch vụ cho người tiêu dùng; Thứ hai, đẩy mạnh năng lực thể chế của các ngân hàng tham gia vào dự án nhằm mục đích thúc đẩy các ngân hàng thương mại tăng cường quản lý nội bộ và dịch vụ ngân hàng. Chuẩn bị cho lộ trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên ngân hàng trở thành hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, nâng cao chất lượng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, nhưng phải đến cuối năm 2001 Qui chế hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng mới cơ bản xây dựng xong. Chính từ sự thận trọng đó mà dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” đã thành công và đang vận hành hiệu quả trong thực tiễn. Nhằm tạo hành lang pháp lý cho hệ thống TTLNH hoạt động, một hệ thống các văn bản pháp lý đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành như: Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên Ngân hàng. Quyết định số 412/2002/QĐ-NHNN ngày 25/04/2002 Thống đốc NHNN về việc ban hành hệ thống Mã ngân hàng trong TTLNH. Quyết định số 349/2002/QĐ-NHNN ngày 17/04/2002 của Thống đốc NHNN về việc Quy định xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng Mã khoá bảo mật trong TTLNH. Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN về việc Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên Ngân hàng. Quyết định số 194/2002/QĐ-NHNN ngày 14/03/2002 của Thống đốc NHNN về việc thành lập Ban điều hành hệ thống TTLNH. Công văn số 248/CV-THNH ngày 24/04/2002 hướng dẫn Quy trình kỹ thuật vận hành hệ thống. Đến tháng 11/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2011 và thay thế thay thế các văn bản sau: Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng; Quyết định số 349/2002/QĐ-NHNN ngày 17/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng mã khoá bảo mật trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 1014/2005/QĐ-NHNN ngày 11/07/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 134/2000/QĐ-NHNN2 ngày 18/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 33/2006/QĐ-NHNN ngày 28/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Điều 13 Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành theo Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 34/2006/QĐ-NHNN ngày 28/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1014/2005/QĐ-NHNN ngày 11/7/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định số 134/2000/QĐ-NHNN2 ngày 18/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, theo thông tư, khái niệm thanh toán điện tử liên ngân hàng được hiểu như sau: “Thanh toán điện tử liên ngân hàng (viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện Lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.” Một số quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Theo NHNN, việc ban hành Thông tư số 23/2010/TT-NHNN nhằm đáp ứng những thay đổi của Pháp luật hiện hành, yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin mới trong hoạt động của Hệ thống TTLNH. Trong đó các mục đích chủ yếu là : Bổ sung, chỉnh sửa các nội dung liên quan đến căn cứ pháp lý ban hành văn bản: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) mới có hiệu lực từ 1/1/2011, Luật kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định về chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng thay thế cho Quyết định số 44/Q Đ – TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử của các TCTD. Mở rộng đối tượng tham gia hệ thống: Hệ thống TTLNH giai đoạn 1 chỉ thiết kế cho các thành viên là NHNN và 06 NHTM tham gia dự án WB. Hệ thống TTLNH giai đoạn 2 được nâng cấp kỹ thuật và mở rộng phạm vi ra cả nước nên đối tượng tham gia mở rộng, bao gồm: NHNN và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bổ sung thêm một số yếu tố vào mẫu lệnh thanh toán để có thể áp dụng cho tất cả các loại hình TCTD và Kho bạc Nhà nước tham gia vào Hệ thông TTLNH. Bổ sung thêm các quy định về thanh toán chuyển Nợ để các thanh viên có thể triển khai dịch vụ này trong thanh toán giá trị thấp đặc biệt là thanh toán các chi phí dịch vụ như tiền điện, nước, các loại phí… -Bổ sung thêm các quy định về thủ tục và điều kiện thành viên Hệ thống TTLNH theo phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng NHNN. Bổ sung các nội dung cần thiết (còn đúng) trong các Quyết định bị thay thế (Quyết định 309, 1571, 33) vào Thông tư và hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp với nội dung có liên quan đến giao diện với Hệ thống Chuyển tiền điện tử, do Hệ thống TTLNH giai đoạn II đã triển khai thành công tại 63 tỉnh , thành phó nên không còn hệ thống Chuyển tiền điện tử. Và chỉnh sửa một số nội dung mẫu biểu cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Chiếu theo thông tư số 23/2010/TT-NHNN, có thể tóm tắt một số nội dung chính được quy định như sau: Các cấu phần và chức năng chính của hệ thống TTLNH Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm 3 cấu phần: luồng thanh toán giá trị cao; luồng thanh toán giá trị thấp và xử lý quyết toán vốn. Thanh toán giá trị cao theo quy định hiện hành là những khoản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những thanh toán khẩn. Luồng thanh toán giá trị thấp xử lý các món thanh toán theo lô có giá trị dưới 500 triệu đồng. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Trong thiết kế kỹ thuật Hệ thống TTLNH đã đáp ứng giải pháp mở, cho phép thực hiện xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán thông qua cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi xuất quy định của NHNN. Thông qua việc tập trung số dư tài khoản tiền gửi của các Chi nhánh về Hội sở của NHNN; Thanh toán trực tuyến (online) kết nối các Hội sở chính, các chi nhánh của NHTM với Trung tâm thanh toán Quốc gia, tạo luồng thông tin thông suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn cho mọi khoản thanh toán. Về quản lý và vận hành hệ thống TTLNG: Thông tư quy định về thời gian làm việc của hệ thống TTLNH bao gồm thời điểm kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu; thời điểm các đơn vị ngừng lệnh thanh toán giá trị thấp và giá trị cao; thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp; thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia… Các thành viên Hệ thống TTLNH phải chấp hành đúng theo quy định này để bảo đảm thanh toán được thực hiện thuận lợi, chính xác, kịp thời và an toàn tài sản. Các thành viên hoặc đơn vị thành viên phải kiểm tra và chịu trách nhiệm pháp lý về tính hợp pháp của chứng từ nên thông tư cũng quy định rõ các thông tư cần kiểm tra như sau: Loại và khuôn dạng của các dữ liệu; Tính hợp lệ (được uỷ quyền) của người khởi tạo dữ liệu; Ngày, tháng, tổng kiểm tra; Tính duy nhất; Các yếu tố bắt buộc đối với Lệnh thanh toán; Mã xác nhận tin điện; Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối và mã người duyệt. Ngoài ra thông tư cũng quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH; quy định về chữ kí điện tử cũng được quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh chuyên ngành khác như Quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số ban hành kèm Quyết định số 04/2008/QĐ-NHNN ngày 21/02/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hạch toán kế toán trong TTLNH Thông tư quy định cụ thể và chi tiết trình tự trong các thủ tục tạo lệnh thanh toán, hạch toán tại đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán giá trị cao hoặc giá trị thấp đã được chấp thuận, hạch toán Lệnh thanh toán tại đơn vị nhận lệnh, hạch toán và xử lý các Lệnh thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, thực hiện TTLNH tại Trung tâm Xử lý khu vực. Với các quy định cụ thể và chi tiết trong thông tư nhằm đảm bảo một sự chính xác tuyệt đối, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán ngân hàng. Xử lý quyết toán giữa các thành viên Thông tư quy định các loại giấy tờ có giá được sử dụng ký quỹ, thực hiện quyết toán bù trù và các quy định liên quan đến xử lý hạn mức ròng. Cụ thể, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp phải tự thiết lập hạn mức nợ ròng và gửi đến Sở Giao dịch. Sở Giao dịch kiểm tra tính đúng đắn về số học, kết hợp với tình hình thực hiện thanh toán giá trị thấp, giấy tờ có giá ký quỹ của các thành viên và thông báo kết quả để đơn vị thực hiện; Hạn mức nợ ròng được tính dựa trên chênh lệch giữa tổng số các Lệnh thanh toán giá trị thấp đến và tổng số các Lệnh thanh toán giá trị thấp đi trong khoảng thời gian xác định; Việc thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện 6 tháng một lần vào thời gian 5 ngày đầu của tháng 1 và tháng 7 hàng năm; Các thành viên sở hữu giấy tờ có giá, thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng theo quy định tại Điều 26 Thông tư này; Các thành viên không thể sở hữu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có quy định riêng về việc thiết lập hạn mức nợ ròng cho các thành viên này. Điều kiện và thủ tục tham gia hệ thống TTLNH Ngân hàng Nhà nước khuyến khích tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia TTĐTLNH với 2 hình thức: thành viên trực tiếp hoặc thành viên gián tiếp. Bằng những quy định nhằm mở rộng đối tượng tham gia hệ thống TTLNH, nếu như thời điểm vận hành giai đoạn 1 năm 2002, mới chỉ có 5 địa phương với 73 ngân hàng, hơn 300 chi nhánh ngân hàng, xử lý bình quân 40.000 giao dịch/ngày, thì đến nay, hệ thống đã kết nối 83 thành viên là các hội sở chính các tổ chức tín dụng, gần 500 thành viên trực tiếp và phục vụ thanh toán cho trên 1500 thành viên gián tiếp. Các quy định khác Ngoài ra thông tư cũng quy định chi tiết liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp; vi phạm và xử lý vi phạm… phát sinh trong quá trình thực hiện TTLNH. Phần kết Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên nhiều phương diện. Thứ nhất, mang lại lợi ích cho nền kinh tế phát triển nhanh và giao thương quốc tế; Thứ hai, giúp cho các tổ chức tín dụng sử dụng hiệu quả cao nhất vốn khả dụng của mình thông qua hệ thống tài khoản tập trung tại NHNN; Thứ ba, nâng cao chất lượng thông tin, chính xác, kịp thời cho quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; và cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, là chìa khoá để thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống, tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Khi đi vào hoạt động, hệ thống này sẽ đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nhà nước về kiểm soát tức thời nguồn vốn dự trữ thông qua số dư tài khoản tập trung, giảm thiểu ứ đọng vốn trong thanh toán, tăng tốc độ chu chuyển vốn. Đồng thời, hệ thống này cũng tạo ra khả năng trong việc tăng tính hiệu quả trong thanh toán, thiết lập quyết toán bù trừ có độ tin cậy cao, an toàn và có khả năng thanh toán từ các hệ thống thanh toán khác, cải tiến công tác kế toán kiểm soát nội bộ ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Lộ trình đổi mới hệ thống thanh toán đã được NHNN hoạch định ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới toàn diện, triệt để hoạt động Ngân hàng Việt Nam. Điều đó là không thể đảo ngược và nó đang phát triển theo đúng lộ trình ấy, đem lại không ít thành tựu khả quan nhưng không tránh khỏi phải những khó khăn cần phải đối mặt. Nhưng tin rằng, với một sự chuẩn bị chu đáo bên cạnh sự giúp sức của cộng đồng Thế giới, hệ thống thanh toán Ngân hàng ở VN sẽ ngày càng đạt hiệu quả cao và đem lại lợi ít cho nền kinh tế nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông tư số 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. www.sbv.gov.vn www.worldbank.org/vietnam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieuluan.doc
Tài liệu liên quan