Tiểu luận Khóa luận Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của lao động nữ trong nghành chế biến thủy sản

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5. Giả thuyết nghiên cứu 5

6 . Khung lý thuyết 5

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

2. Những khái niệm công cụ 9

2.1 Điều kiện lao động 9

2.2. Môi trường lao động 10

2.3. Sức khoẻ 10

2.4.Công nhân 10

2.5. Bệnh nghề nghiệp . 10

2.6. Quan hệ xã hội 11

3. Lý thuyết liên quan . 11

Xã hội học lao động 11

CHƯƠNG 2 : ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TƠÍ SỨC KHOẺ NỮ

CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 12

1. Vài nét về ngành thuỷ sản 12

2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy 13

3. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thuỷ sản 14

3.1 Môi trường lao động 14

3.2. Kỹ thuật công nghệ máy móc 20

3.3. Bảo hộ lao động 22

3.4. Chính sách xã hội 22

3.4.1. Chính sách tiền lương thu nhập 23

3.4.2. Chế độ bảo hiển xã hội 24

3.4.3. Chính sách bảo hộ lao động 25

3.4.4. Chế độ phụ cấp độc hại 25

3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ

công nhân 26

3.5.1.Tình hình sức khoẻ người lao động 26

3.5.2 Mối quan hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với sức khoẻ CNLĐ 32

3.5.3. Tính chất công việc tác động trực tiếp đến sức khoẻ

công nhân 36

PHẦN III .KẾT LUẬN 37

1. Kết luận 37

2.Giải pháp 38

3. Kiến nghị 39

3.1 Đối với nhà nước 39

3.2. Đối với Ban giám đốc công ty 40

3.3. Đối với người lao động 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc51 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7154 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khóa luận Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của lao động nữ trong nghành chế biến thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Xã hội học , xin bày tỏ sự cảm ơn đối với các bạn bè trong và ngoài lớp cũng như các cô chú trong Công đoàn thuỷ sản Việt Nam , Ban giám đốc các nhà máy xí nghiệp chế biến thuỷ sản trực thuộc Bộ thuỷ Sản và các công nhân đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự tận tình chỉ bảo, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn , giảng viên Xã hội học Hoàng Thị Nga Do còn hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm cho nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: MỞ ĐẦU I- Tính cấp thiết của đề tài 1- Lý do chọn đề tài Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- 1986, Đảng và Nhà nước ta quan niệm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN làm cho dân giàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này đã thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế ngày càng phát triển. Nhờ vậy nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể, nền kinh tế quốc dân được tăng cao… Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đường CNH- HĐH đất nước. Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi mới đất nước muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động có thuận lợi hay không, điều kiện lao động thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động, và trong sự phát triển toàn diện đó sức khoẻ là cái vô cùng quan trọng. Vì vậy trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, chiến lược con người có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhiều ngành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trực tiếp tới sức khoẻ lao động đặc biệt là lao động nữ trong các lĩnh vực như: dệt may, vệ sinh môi trường, thuỷ sản…Điều kiện lao động có vai trò quan trọng trong sản xuất xã hội, sản xuất vật chất, điều kiện lao động được hình thành phụ thuộc vào mối quan hệ giữa kinh tế và cơ sở kỹ thuật của sản xuất. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc thù của loại hình lao động này là trong môi trường không thuận lợi thường xuyên phải tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, thường xuyên phải đứng trong một thời gian liên tục làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, gây ra một số bệnh nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả định hướng nghiên cứu “Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thuỷ sản”qua khảo sát xã hội học tại một số công ty chế biến thuỷ sản trực thuộc Bộ thuỷ sản. 2- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Điều kiện lao động là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và đề tài về công nhân lao động luôn thu hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước tới nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về một số yếu tố của điều kiện lao động ảnh hưởng tới sức khoẻ của nữ công nhân trong ngành chế biến thuỷ sản hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ và chứng minh cho phần lý luận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp cho việc nhận thức đúng vai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động sản xuất, đồng thời giúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện lao động và có những hành động tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việc của mình. 2.2.Ý nghĩa thực tiễn Cho ta thấy thực trạng công việc của người lao động để tìm ra các giải pháp, chính sách về lao động nhằm làm giảm các bệnh nghề nghiệp cũng như bệnh thông thường, góp phần cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo sức khoẻ và tăng hiệu quả sản xuất. 3- Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của nữ công nhân trong ngành chế biến thuỷ sản từ đó tìm ra các giải pháp làm giảm khả năng mắc các bệnh thông thường và bệnh nghề nghiệp, thực hiện chủ trương “sức khoẻ cho mọi người”. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ công nhân trong ngành chế biến thuỷ sản. Bao gồm các yếu tố như môi trường lao động, khí hậu, điều kiện lao động… 3.3 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là các nữ công nhân- Những người lao động trực tiếp làm việc trong môi trường chế biến thuỷ sản. 3.4 Phạm vi nghiên cứu .Phạm vi về không gian: Khảo sát xã hội học tại một số nhà máy chế biến trực thuộc Bộ thuỷ sản (Công ty Xuất nhập khẩu đồ hộp thuỷ sản Hạ long ) .Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành từ 1999 đến tháng 12 năm 2003. 3.5 Nhiệm vụ nghiên cứu . Mô tả, phân tích thực trạng, các yếu tố của điều kiện làm việc ảnh hưởng tới sức khoẻ của nữ công nhân. . Tìm hiểu chính sách, chế độ của nhà nước đối với người lao động trong điều kiện lao động độc hại. . Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho các công nhân lao động trong ngành chế biến thuỷ sản. 4- Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận khoa học để giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính chất quy luật giữa chúng. Thấm nhuần tư tưởng các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là trong Nghị quyết hội nghị Trung Ương Đảng khoá VII. Nghị quyết này đã nhấn mạnh tới việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là một vấn đề quan trọng gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, con người nằm ở vị trí trung tâm, giá trị con người là cao nhất. 4.2. Các phương pháp cụ thể . Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp điều kiện làm việc của nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện lao động tói sức khoẻ của họ. . Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả nghiên cứu và phân tích các tài liệu chuyên ngành Bộ luật lao động, các tài liệu, số liệu , báo cáo, tạp chí, các văn bản hướng dẫn thực hiện việc cấp phát các thiết bị về bảo hộ lao động. . Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trưng cầu ý kiến (Phỏng vấn bảng hỏi):100 phiếu.Sau đó xử lý thông tin theo chương trình SPSS, các thông tin thu được từ bảng hỏi sau khi dược làm sạch, sẽ được ma hoá và xử lý. 5- Giả thuyết nghiên cứu . Môi trường lao động, điều kiện lao động tại một số nhà máy, xí nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ nữ công nhân. . Đặc điểm, tính chất của công việc tác động trực tiếp tới sức khoẻ nữ công nhân. . Những công nhân ngành chế biến thuỷ sản, đặc biệt là các nữ công nhân thường mắc các bệnh ngoài da, khớp, tim mạch,hô hấp do các yếu tố của điều kiện lao động gây ra. .Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao đối với công nhân làm việc lâu năm (bệnh nghề nghiệp, bệnh phụ khoa, sức khoẻ sinh sản và một số bệnh thông thường khác…) 6. Khung lý thuyết  PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1.: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ở nước ta hiện nay, vấn đề lao động việc làm, phát triển toàn diện nguồn lao động đang là một trong những vấn đề chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới. Vấn đề lao động nói chung và điều kiện lao động của công nhân nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học…Sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đến các ngành sản xuất trong những năm qua đã làm biến đổi các ngành sản xuất, có ngành thị phát triển rất nhanh chóng và vững chắc nhưng cũng có ngành không thể phát triển được, nếu có thì cũng rất hạn chế bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính khiến các ngành này không phát triển được vì không thích ứng với môi trường lao động do điều kiện lao động, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất không còn phù hợp với sự biến đổi của khoa học kỹ thuật mới. Điều đó tác động rất lớn tới xu hướng biến động của điều kiện làm việc, ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ luôn là điều đáng mừng. Tuy nhiên kéo theo nó lại là sự xuất hiện của nhiều bệnh tật do môi trường sống và làm việc của người lao động không được đảm bảo. Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về môi trường lao động trong đó có đề cập tới điều kiện lao động như: Công trình nghiên cứu “Môi trường lao động của nữ công nhân ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại và thái độ của họ” của tác giả Tôn Thiện Chiếu- Phòng xã hội học lao động và công nghệ - Viện Xã hội học Tháng 1- 1997. Công trình hướng vào khảo sát ở công ty 8- 3, công ty dệt 19- 5, Xí nghiệp Gạch Văn Điển và 4 xí nghiệp vệ sinh môi trường của 4 quận nội thành Hà Nội. Công trình này hướng đến nhận diện thực trạng môi trường lao động của nữ công nhân và nhận thức thái độ của họ đối với môi trường lao động ở một số ngành trên. Từ đó kiến nghị những chính sách nhằm cải thiện điều kiện lao động đảm bảo về sức khoẻ của nữ công nhân. Công trình nghiên cứu “Môi trường lao động và bệnh xạm da do nghề nghiệp của nữ công nhân rải nhựa đường bộ giao thông vận tải” của Phạm Đắc Thuỷ, Vũ Thị Cánh Sinh (Bộ Giao thông vận tải), Khúc Xuyên (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường). Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường làm việc tới sức khoẻ của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội” của Phạm Xuân Đạt- Giám đốc công ty môi trường đô thị Hà Nội. Đề cập tới hai khía cạnh: môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ của người công nhân và môi trường xã hội- ảnh hưởng của nó tới tinh thần của người công nhân. Công trình nghiên cứu “Điều kiện lao động- điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành Dệt” của kỹ sư Trần Thị Lan- Chủ tịch Công Đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Đề cập đến các yếu tố của điều kiện lao động như: nhiệt độ, tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, độ bụi, ánh sáng, đặc điểm lao động và tổ chức lao động…từ đó tác giả đã xem xét sự tác động của nó đến sức khoẻ bệnh tật của nữ công nhân ngành dệt. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên, tác giả tiến hành khảo sát điều kiện lao động của ngành sản xuất thuỷ sản, cụ thể là trong chế biến thuỷ sản- một ngành mà người lao động nữ phải làm việc trong một môi trường không thuận lợi. Đề tài “ Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động chế biến thuỷ sản nhằm đề xuất cac giải pháp, cải thiện điều kiện lao động, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp” của Nguyễn Thị Phương Lâm (Trưởng ban chính sách kinh tế xã hội - Công đoàn thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ Sản) làm chủ nhiệm đề tài-Tháng 7 năm 2002. Đề tài đã nghiên cứu tại 13 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh ở cả ba miền :Bắc bộ, Trung bộ và Nam Bộ. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao động , môi trường lao động, sức khoẻ và bệnh tật của người lao động ché biến thuỷ sản bao gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong quá trình chế biến thuỷ sản (vi khí hậu, sinh học tư thế lao động và thao tác làm việc). Khám và phân tích mối liên quan giữa tình hình sức khoẻ và bệnh tật. Đồng thời đề tài cũng đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đề nghị nhà nước bổ sung một số bệnh nghề nghiệp đặc trưng của ngành vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. 2.Các khái niệm công cụ 2.1. Điều kiện lao động “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất định và việc bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động cùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội”. (Từ điển bách khoa Việt Nam- 11/1995, trang 807) Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã được nói đến nhiều trong các công trình khoa học. Tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng hầu hết đều thống nhất ở các định nghĩa sau: “Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ , quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài”. (PGS- TS Đỗ Minh Cương-“Điều kiện lao động trong các doannh nghiệp ở Việt Nam” NXBCTQG- 1996, trang 8) Điều kiện lao động chịu sự tác động của các nhân tố như các nhân tố tự nhiên- thiên nhiên, kể cả các nhấn tố địa lý và địa chất, các nhân tố kỹ thuật và tổ chức trong đó các phương tiện, đối tượng và sản phẩm của lao động, các quá trình công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý, các nhân tố tâm lý- xã hội, kinh tế- chính trị, các quy phạm pháp luật. 2.2. Môi trường lao động Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hoá…) hay theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát triển của con người tự nhiên” (Tôn Thiện Chiếu-Môi trường lao động một số ngành độc haị và thái độ của họ-Viện XHH) 2.3. Sức khoẻ Theo tổ chức y tế thế giới thì “sức khoẻ là trạng thái sảng khoái đầy đủ về thể chất, tinh thần và xã hội”. Còn trong chiến lược Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1999- 2000 của Bộ y tế đã nêu rõ “sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lực của ngành y tế”. Công nhân “Công nhân là những người lao động chân tay, làm việc theo giờ công và ăn lương theo sản phẩm”. (Từ điển Tiếng Việt –NXB Đà Nẵng – 1998, trang 40) 2.5. Bệnh nghề nghiệp “Là hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu” (TừđiểnbáchkhoaViệtNam-T203-NXBHàNội) 2.6 . Quan hệ xã hội Khái niệm: “là sự gắn liền về mặt nào đó giữa ngươi hay những vật với nhau hoặc giữa người và vật khiến cho mỗi chuyển biến ở mỗi bên gây ra thay đổi đ ở bên kia” (Từ điển Tiếng Việt- NXB KHXH- Hà Nội 1994) Khái niệm Xã Hội: “Là tập đoàn người xây dựng, trên quan hệ sản xuất, gia đình, chính trị, văn hoá” (Từ điển Tiếng Việt-NXB KHXH-1994) Xét ở góc độ xã hội học thì quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội nhưng không phải tương tác là ngẫu nhiên mà thường có mục đích xét cấp độ vĩ mô, chủ thể quan hệ xã hội có thể là cá nhân cũng có thể là nhóm tập đoàn xã hội tương tác với nhau. Và trong số các loại quan hệ xã hội quan hệ sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với các loại quan hệ khác. Theo C.Mác thì bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, vì vậy nhu cầu trao đổi không thể không diễn ra, đây chính là hệ thống các quan hệ xã hội thông qua tương tác xã hội để nhằm một giá trị chung nào đó giữa những người công nhân với nhau và giữa người lao động với công nhân (thúc đẩy hiệu quả sản xuất, cải thiện điều kiện lao động) 3. Lý thuyết liên quan .Xã hội học lao động Vận dụng những nghiên cứu của xã hội học lao động cũng như tính chất xã hội của lao động và những hình thức biểu hiện của nó trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Ngoài ra xã hội học lao động còn nghiên cứu hoạt động lao động với tư cách là một quá trình xã hội nên nó đặc biệt quan tâm tới nhân tố xã hội và các điều kiện kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng đến thái độ và hiệu quả lao động. Bằng phương pháp thực nghiệm xã hội học lao động còn cho thấy việc nghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật công nghệ với năng xuất và hiệu quả của lao động thông qua các hoạt động cụ thể tạo ra cho con người lao động một môi trường làm việc thuận lợi qua việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHOẺ NỮ CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 1. Vài nét về ngành thuỷ sản. Ngành Thuỷ sản Việt Nam với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trong những năm đổi mới đã nhanh chóng phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai. Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ven biển, cùng với 2860 km sông ngòi, 450.000 ha ao hồ, 90.000ha đầm lầy,Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm ấm áp đã tạo cho nước ta tiềm năng to lớn để phát triển thuỷ hải sản. Hàng năm, ngành Thuỷ Sản cung cấp 40% lượng đạm động vật cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,760 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may và chiếm 10%- 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện có 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 246 cơ sở chế biến đông lạnh, với cơ cấu sản phẩm thay đổi đa dạng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân. Theo số liệu của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, ở Việt Nam hiện nay có trên 5 triệu người sống ở các vùng ven biển, trong đó có 2,2 triệu người trực tiếp làm nghề cá và dịch vụ nghề cá, số lao động trực tiếp đánh bắt là 427.000 người, nuôi trồng là 560.000 người, dịch vụ khoảng 01 triệu người và chế biến là 250.000 người. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Bước vào thời kỳ đổi mới ngành thuỷ sản nhanh chóng phát triển thành một ngành sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước. Sản lượng thuỷ sản tăng đáng kể trong 10 năm qua. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản Đặc điểm lao động trong ngành thuỷ sản là lao động thủ công, nặng nhọc chiếm gần 70%, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn ở cả 4 khâu: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Người lao động phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại dễ gây nên rủi ro, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng: Nghề chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh sau 10 năm đổi mới đã trở thành ngành công nghiệp đạt trình độ khu vực về công nghệ chế biến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm . Người lao động trực tiếp được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khá đầy đủ, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân đã được chú ý cải thiện đạt mức tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế. Công nhân lao động trong khâu chế biến đông lạnh thuỷ sản chiếm tới 83% là lao động nữ, chủ yếu là lao động thủ công, đòi hỏi sự khéo léo kiên trì, chịu khó. Hàng năm có tới 6 tháng mùa nguyên liệu dồn dập, công nhân phải làm việc liên tục 12-16h/ ngày trong tư thế đứng, thao tác lao động lặp đi lặp lại nhàm chán, môi trường lao động ẩm ướt (độ ẩm không khí >95%) không khí bị tù đọng thông gió kém, hai bàn tay luôn tiếp xúc với nước lạnh, nước đá và suốt ngày lao động phải ngửi mùi tanh hôi của nguyên liệu thuỷ sản, mùi hoá chất nước tẩy rửa... Điều kiện làm việc, môi trường lao động không đảm bảo kéo dài làm cho người lao động mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng. Qua hồ sơ y tế và các ý kiến phản ánh của công đoàn, của người lao động và người sử dụng lao động, cũng như kết quả dự án "Hỗ trợ việc xây dựng, thực hiện các chính sách và biện pháp Quốc gia nhằm đẩy mạnh công tác an toàn - vệ sinh lao động trong ngành Thuỷ sản và ngành Xây dựng ở Việt Nam” (INT/95/M10/DAN ), do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Thuỷ sản và Bộ Xây dựng năm (1997-2000) thực hiện cho thấy trong số các công nhân chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh đã xuất hiện một số công nhân mắc các triệu chứng của những bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp. ở tuổi (40- 45) hiếm thấy công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh còn trực tiếp làm việc ở phân xưởng sản xuất, đặc biệt là lao động nữ. Họ sớm bị mất khả năng lao động dẫn đến nguy cơ mất việc làm, do trình độ văn hoá thấp nên họ không có cơ hội được đào tạo chuyên môn khác để chuyển vị trí lao động. Tuy nhiên công nhân ngành Thuỷ sản trong đó có công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh được thực hiện chế độ theo Quyết định số 1453/ QĐ- LĐTBXH, ngày 13/10/1995; Quyết định số 190/ QĐ - LĐTBXH, ngày3/3/1999; Quyết định số 1629/ QĐ-LĐTBXH, ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, nhưng số đông CN- LĐ không còn sức khoẻ để lao động tiếp đến lúc nghỉ hưu (nữ đủ 50 tuổi, nam đủ 55 tuổi). 3. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thuỷ sản. 3.1. Môi trường lao động. Trong lao động xản xuất ở bất kỳ ngành nào việc đảm bảo tốt điều kiện lao động luôn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra còn phải thường xuyên khảo sát các yếu tố độc hại của môi trường sản xuất nhằm đánh giá thực tế mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động . Trong ngành chế biến thuỷ sản do đặc thù của công việc nên người lao động phải phải làm việc trong các điều kiện thiếu vệ sinh, nhiều rủi ro nguy hiểm. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như lạnh ẩm nên công nhân ở đây nhất là công nhân nữ gặp rất nhiều khó khăn. Quá trình xản suất luôn gắn chặt với nước- môi trường có hàm lượng muối có độ ăn mòn cao, phải chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt. ở các gian chế biến cơ bản đều có tiếng ồn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép mặc dù vẫn còn một số điểm cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tuy nhiên, ở các gian cấp đông và máy nén đều có tiếng ồn cao, thậm chí cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Cường độ chiếu sáng trong các gian máy nén cũng còn nhiều điểm chưa đạt tiêu chuẩn. Mức độ tiếp xúc với các yếu tố có hại và nguy hiểm của công nhân ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh cũng cao. Các yếu tố có hại đặc trưng tại nơi làm việc của nghề chế biến thuỷ sản là 88.2%, lạnh 8%, mùi hôi là 69.2%, các yếu tố như tiếng ồn, hơi hoá chất cũng rất phổ biến tại vị trí làm việc. Do đặc tính của công việc thường xuyên có nước tại nơi làm việc nên nền xưởng ẩm ướt, trơn trượt là yếu tố nguy hiểm thường gặp nhất ở nơi làm việc gây nguy cơ trượt ngã cho công nhân. Ngoài ra các loại chất độc thoát ra từ dung dịch sát trùng (CL2), rò rỉ từ hệ thống lạnh (NH3), do phân huỷ các thành phần hữu cơ của sản phẩm thuỷ sản(H2S) cũng là yếu tố nguy hiểm đối với công nhân lao động. Đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh là nữ công nhân phải đứng ở tư thế tĩnh liên tục suốt ca làm việc 8 giờ và thậm chí tới 12- 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Tư thế lao động này kéo dài suốt ca xản suất, từ ngày này qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận cơ thể như: đau mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi bắp chân, vai, cánh tay, cẳng tay,cổ và các ngón tay…do phải sử dụng nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể ở tư thế lao động tĩnh. Kết quả thu được từ phiếu điều tra cho thấy tỷ lệ kêu ca đau mỏi ở những bộ phận này trên cơ thể công nhân thuỷ sản rất rõ: Do phải làm việc trong tư thế đứng cố định gần như suốt ca làm việc (chưa kể có những thời điểm tăng giờ khi mùa vụ) và kéo dài trong nhiều năm nên dẫn đến các triệu chứng thường gặp như giãn tĩnh mạch chân, bẹt chân. Triệu chứng ban đầu thường gặp và dễ thấy nhất là chứng phù nề cẳng bàn chân, có trường hợp cuối ca làm việc người công nhân không tự rút chân ra khỏi ủng được. Triệu chứng này càng nặng nề cho những chị em trước và sau khi sinh con.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của lao động nữ trong nghành chế biến thủy sản.doc