MỤC LỤC
Trang
Lời nói Đầu 2
Kinh tế tư nhân 3
I- Đặc điểm chung của nền kinh tế tư nhân 3
1. Đặc điểm kinh tế tư nhân 3
a. Các lĩnh vực kinh tế tư nhân: 3
b. Các loại hình tổ chức kinh doanh của kinh tế tư nhân: 3
2. Vai trò của kinh tế tư nhân 4
a. Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước GDP: 4
b. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội vào ngân sách nhà nước: 4
c. Kinh tế tư nhân tạo ra việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo: 5
d. Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 5
II. Những vấn đề của kinh tế tư nhân hiện nay 5
1. Thực trạng kinh tế tư nhân hiện nay 5
2. Những khó khăn, hạn chế trong sản xuất kinh doanh kinh tế tư nhân 7
a. Khó khăn về vốn, hạn chế về tín dụng: 7
b. Khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh: 8
c. Khó khăn về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội: 8
d. Khó khăn của bản thân kinh tế tư nhân nhìn chung: 9
3. Thời cơ và thách thức của kinh tế tư nhân khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO: 9
a. Thời cơ: 9
b. Thách thức: 9
III. Đổi mới cơ chế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt nam 10
1. Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh tế tư nhân: 10
a. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: 10
b. Chính sách tín dụng đầu tư: 11
c. Chính sách mặt bằng, đất đai cho nền kinh tế tư nhân: 11
d. Chính sách về khoa học công nghệ nhà nước: 11
e. Chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán: 11
e. Chính sách về đào tạo tiền lương bảo hiểm xã hội: 12
g. Chính sách về tiền lương: 12
h. Chính sách bảo hiểm xã hội: 13
i. Chính sách thông tin, tiếp cận thị trường: 13
2. Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: 13
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời nói Đầu
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới thì kinh tế tư nhân gồm hai thành phần: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân (theo Văn kiện Đại hội Đảng X) đã phát triển rộng khắp cả nước. Từ khi Nhà nước ta sửa đổi luật kinh doanh năm 2000, giai đoạn 2000 – 2004 đã có 73.000 doanh nghiệp được thành lập, bằng 3,75 lần giai đoạn 1991 – 1999. Phát triển kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng và phong phú của nền kinh tế.
Tuy vậy, kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu. Ngoài ra, trong xã hội vẫn còn nhiều định kiến với kinh tế tư nhân và nhiều cơ chế, chính sách gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế tư nhân.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước ta cần đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân
I- Đặc điểm chung của nền kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân trên thực tế có sức sống mãnh liệt và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì kinh tế tư nhân đã công nhận động lực phát triển lớn nhất của xã hội: lợi ích cá nhân. Nhưng có thời kỳ do nhận thức sai lầm, nóng vội đã coi kinh tế tư nhân là đối tượng phải cải tạo không được khuyến khích phát triển, không được phát luật bảo vệ. Vì vậy, những người hoạt động trong thành phần kinh tế này có địa vị chính trị xã hội thấp, sản xuất kinh doanh của họ bị trói buộc, kìm hãm, chèn ép. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và phát triển, đồng thời ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
1. Đặc điểm kinh tế tư nhân
a. Các lĩnh vực kinh tế tư nhân:
Theo Văn kiện Đại hội Đảng X kinh tế tư nhân bao gồm hai thành phần kinh tế là: thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Kinh tế tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, các loại hình doanh nghiệp tư nhân cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân tham gia vào tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và các loại hinh dịch vụ khác.
b. Các loại hình tổ chức kinh doanh của kinh tế tư nhân:
Loại hình tổ chức kinh doanh của kinh tế tư nhân rất đa dạng, phổ biến nhất là hộ cá thể, tiểu chủ, loại hình công ty hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và dưới hình thức công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh.
Trong kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh có thể có số lượng đông đảo, sử dụng nhiều lao động xã hội, huy động nhiều vốn đầu tư đóng tỷ trọng lớn vào GDP. Hộ kinh doanh có nhiều vốn đầu tư là bước tập dượt và tích luỹ cho bước phát triển cao hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh là hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, tham gia tích cực vào sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, nhất là nông sản hàng hoá. Giúp nông dân tiêu thụ một khối lượng hàng hoá nông sản, sự hoạt động sôi động của doanh nghiệp tư nhân làm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Các chủ tư nhân hầu hết là các doanh nghiệp trưởng thành trong chế độ mới, nhiều người trong số họ là cán bộ đảng viên, đã từng tham gia trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và có một số đã trải qua thời kỳ tham gia lưc lượng vũ trang, có nguyện vọng muốn dùng tài năng, trí tuệ của mình vào phát triển kinh tế đất nước, làm giàu cho mình cho đất nước.
2. Vai trò của kinh tế tư nhân
a. Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước GDP:
Tổng sản phẩm của kinh tế tư nhân nhìn chung tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Nhịp độ tăng trưởng năm 1994 là 12,09% năm 1998 là 12,74% và năm 1999 là 7,5% đến năm 2000 là 12,55% và chiếm tỷ tương đối ổn định trong GDP.
b. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội vào ngân sách nhà nước:
Những năm gần đây vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2000 đạt 35.894 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 1999 chiếm 24,31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2000 vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể đạt 29267 tỷ đồng, chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tư nhân đạt 6627 tỷ đồng chiếm 4,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Đóng góp ngân sách nhà nước của kinh tế tư nhân ngày càng tăng, năm 2000 nộp được 5900 tỷ đồng ước tính chiếm 7,3% tổng thu ngân sách, tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001dự kiến nộp 6370 tỷ đồng tăng 7,96%.
c. Kinh tế tư nhân tạo ra việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo:
Hiện nay, số lượng lao động trong kinh tế tư nhân là 4.643.844 người chiếm 12% tổng số lao động xã hội, bằng 1,36 lần tổng số việc làm trong kinh tế nhà nước. Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3802057 người của các doanh nghiệp tư nhân là 841787 người. Việc tạo ra nhiều chỗ làm mới góp phần thu hút nhiều lao động chưa có việc làm, giải quyết số dư từ các cơ quan nhà nước do giảm biên chế và giải thể.
d. Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Sự phát triển kinh tế tư nhân góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã giúp cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều sản phẩm của kinh tế tư nhân được xuất khẩu uỷ thác qua doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư nhân còn tham gia nhiều công đoạn trong qúa trình sản xuất hàng xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD, trong đó các công ty cổ phần đạt 361.759.990 USD, công ty tư nhân đạt 211.900.000 USD (số liệu của tổng cuc hải quan).
II. Những vấn đề của kinh tế tư nhân hiện nay
1. Thực trạng kinh tế tư nhân hiện nay
Trong những năm qua kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, vốn kinh doanh thu hút lao động nhất là loại hình doanh nghiệp, công ty. Kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, số cơ sở nhiều nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, sau đó là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Tình hình tăng trưởng công nghiệp: trong giai đoạn 1996-2000 số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong kinh tế tư nhân tăng lên đáng kể, số hộ kinh doanh cá thể tăng 6,02%, số doanh nghiệp tăng 45,61% nhưng không đều qua các năm (số hộ kinh doanh cá thể năm 1997 giảm, số doanh nghiệp năm 1998 giảm và tăng mạnh vào năm 2000 từ khi có luật doanh nghiệp). Đến năm 2004 có 150.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong cơ cấu các hình thức doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng rất lớn, sau đó là công ty trách nhiệm hữu hạn, tiếp theo các công ty cổ phần, công ty hợp doanh chiếm số lượng không đáng kể.
Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân gồm vốn hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cá thể .Tổng vốn đầu tư phát triển của các hộ kinh doanh cá thể năm 2000 là 29.267 tỷ đồng tăng 12,9 % so vơí năm 1999. Vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể năm 2000 chiếm 82,54% trong tổng số vốn đầu tư của kinh tế tư nhân và chiếm 19,82% vốn đầu tư xã hội.
Tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh cá thể là 63.668 tỷ đồng chiếm 36,61% trong tổng số vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân (tính đến ngày 31-12-2000).
Về vốn của doanh nghiệp tư nhân: Từ khi xuất hiện doanh nghiệp đến hết tháng 4 - 2002 cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng kí tương đương 3,6 tỷ USD. Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp cũng tăng nhanh, năm 2000 là 110.071 tỷ đồng trăng 38,46% so với năm 1999, trong đó của công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 40%, doanh nghiệp tư nhân tăng 37,64% công ty cổ phần tăng 36,7%. Năm 2000 kinh tế tư nhân đã đầu tư mua 20,3% cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Đây chỉ là những con số báo cáo, chắc chắn rằng số vốn thực tế của các doanh nghiệp tư nhân còn lớn hơn nhiều.
Tổng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tư nhân tăng cả về lượng vốn và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của kinh tế tư nhân và của toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tăng từ 5.628 tỷ đồng năm 1999 lên 6.627 tỷ đồng năm 2000, tăng 17,7%. Tỷ trọng trong kinh tế tư nhân tăng từ 17,84% năm 1999 lên 18,46% năm 2000, Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 4,29% năm 1999 lên 4,49% năm 2000.
Về lao động của kinh tế tư nhân: Năm 2000, lao động trong kinh tế tư nhân, kể cả khu vực nông nghiệp là 21.017.326 người, chiếm 65,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước.
Trong các ngành phi nông nghiệp, số lao động kinh tế tư nhân năm 2000 là 4.643.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996, bình quân mỗi năm tăng 194.670 lao động tăng 4,75% năm.
Tính từ năm 1996 đến nay, lao động trong công nghiệp tăng nhiều hơn ngành thương mại, dịch vụ. Năm 2000 so với năm 1996 lao động trong công nghiệp thêm được 363.442 người, tăng 20,68%, trong khi lao động thương mại, dịch vụ thêm được 271.476 người, lao động công nghiệp tăng 114,02%, một lao động công nghiệp ở hộ kinh doanh cá thể chỉ tăng được 6,4%.
Tăng trưởng sản xuất kinh doanh (GdP) kinh tế tư nhân: Tổng sản phẩm trong nước của kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 1996 GDP kinh tế tư nhân đạt 68.518 tỷ đồng, đến năm 2000 lên 86.929 tỷ đồng tăng bình quân 7% năm. Tương ứng GDP của hộ kinh doanh cá thể từ 52.169 tỷ đồng năm 1996 lên 66.142 tỷ đồng năm 2000 tăng bình quân 7% năm, của doanh nghiệp từ 1.780 tỷ đồng lên 20.787 tỷ đồng tăng bình quân 7,1% năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn bộ nền kinh tế. Năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân chiếm 42,3% GDP cả nước trong đó GDP kinh tế tư nhân phi nông nghiệp bằng 63,6% GDP của kinh tế tư nhân và bằng GDP của cả nước.
2. Những khó khăn, hạn chế trong sản xuất kinh doanh kinh tế tư nhân
a. Khó khăn về vốn, hạn chế về tín dụng:
Các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân nói chung đều rất thiếu vốn sản xuất. Đến cuối năm 2000 vốn đăng ký kinh doanh khi mới thành lập của các doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ trên dưới 1 tỷ đồng. Số vốn hoạt động kinh doanh bình quân là 3,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Theo báo cáo của các địa phương cho rằng kinh tế tư nhân thiếu vốn, phải đi vay ở thị trường không chính thức với lãi suất cao và thời hạn ngắn, rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là nguồn vốn ưu đãi của nhà nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân non trẻ nên tái sản xuất sẵn có còn ít, không được chấp nhận cho vay các khoản vay mà không cần thế chấp nhiều. Doanh nghiệp tư nhân chưa biết lập dự án đầu tư, hơn nữa thường bị các tổ chức tín dụng cho là các khách hàng nhỏ, với kiểu hoạt động tạm thời, có thể không báo cáo đúng tình hình kinh doanh, dự án thường không có tính khả thi cao, khó giám sát đầu tư, chi phí giao dịch cao. Tổng dư nợ của kinh tế tư nhân (trong các ngành phi nông nghiệp) chiếm tới 23,9% tổng dư nợ chung của ngân hàng năm 2000 và trong 6 tháng đầu năm 2001.
b. Khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh:
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân được thành lập và phát triển từ khi có chủ trương đổi mới, và tăng nhanh sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Nhà nước tiến hành trao quyền sử dụng đất đai theo luật đất đai, do đó về cơ bản không còn “đất vô chủ” do các doanh nghiệp tư nhân ra đời muộn không còn được nhà nước ưu đãi về đất như trước. Chính vì vậy thiếu mặt bằng kinh doanh đang là trở ngại lớn đối với các cơ sở kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng nhà ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất, kinh doanh nên chật hẹp, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sinh hoạt của dân cư trong khu vực, gây ra những khiếu kiện nên khó mở rộng sản xuất kinh doanh.
c. Khó khăn về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội:
Môi trường tâm lý xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân. Trong xã hội còn có phần định kiến với kinh tế tư nhân, chưa nhìn nhận đúng vai trò của nhà kinh doanh tư nhân trong xã hội.
d. Khó khăn của bản thân kinh tế tư nhân nhìn chung:
Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khoảng thời gian dài và đảm bảo sức cạnh tranh cần thiết nhất là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Các nguyên nhân chính:
* Kinh tế tư nhân của ta mới ở trình độ thấp của sự phát triển, tổ chức theo hình thức kinh tế hộ gia đình cá thể. Còn chiếm tuyệt đại đa số hình thức kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân tuy đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ là chủ yếu.
*Khả năng tích tụ vốn cũng như huy động vốn xã hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.
*Trình độ kỹ thuật năng lực quản lý còn yếu không thu hút được lao động có tay nghề cao được đào tạo cơ bản.
*Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết mới thoát thân từ cơ chế tập trung bao cấp nên còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng mong chờ sự giúp đỡ của Nhà nước.
3. Thời cơ và thách thức của kinh tế tư nhân khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO:
a. Thời cơ:
Khi Việt Nam ra nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam, hoạt động trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp tư nhân của ta sẽ có cơ hội tiếp cận, học hỏi những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, kinh doanh của các nước phát triển.
Các doanh nghiệp của ta có cơ hội để giới thiệu các sản phẩm chất lượng cao của mình đến với các thị trường thế giới. Và biết đâu, nước ta sẽ có một thương hiệu được cả thế giới công nhận.
b. Thách thức:
Các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý. Họ có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường của ta ngay trên sân nhà, đặc biệt là hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã chiếm một phần không nhỏ thị trường hàng tiêu dùng của ta từ nhiều năm nay.
Các doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn tồn tại và phát triển. Chính điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của ta phải đổi mới, sáng tạo để phát triển.
III. Đổi mới cơ chế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt nam
1. Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh tế tư nhân:
a. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
Nhà nước ta cần có các chiến lược xây dựng nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn, trong đó chất lượng cần được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi Việt Nam ra nhập WTO thì ngoài trình đọ chuyên môn giỏi ra thì nguồn nhân lực của ta cần có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chât lượng, đồng thời có thể gửi những lao động có tư chất đi đào tạo thêm ở nước ngoài để nâng cao trình độ.
Nhà nước ta cũng nên khuyến khích lực lượng Đảng viên tham gia làm kinh tế tư nhân. Đây là một lực lượng có trình độ nhưng chưa được khai thác đúng mức, nhiều Đảng viên vẫn còn nằm trong diện nghèo. Nếu Đảng viên được làm kinh tế tư nhân, họ sẽ là lực lượng tiên phong và thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước tới sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Nhà nước ta cũng nên thu hút những người Việt kiều ở nước ngoài đang làm kinh tế tư nhân ở nước ngoài trở về nước. Đây là lực lượng rất hùng mạnh, họ được làm quen với phương pháp quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, khoa học.
b. Chính sách tín dụng đầu tư:
* Nhà nước dành một khoản vốn đáng kể thông qua quỹ hỗ trợ phát triển để cho vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại các địa bàn khó khăn, hoặc theo các chương trình kinh tế lớn của chính phủ, không phân biệt thành phần kinh tế.
* Nghị định 05/NĐ-CP về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2001 đã tháo gỡ được một phần khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư cho kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển.
c. Chính sách mặt bằng, đất đai cho nền kinh tế tư nhân:
Luật đất đai (sửa đổi) năm 1998 đã đưa ra chính sách cấp đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân, gia đình và các thành phần kinh tế muốn sử dụng đất đai được cấp để kinh doanh phải chuyển sang hình thức thuê đất. Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định việc miễn giảm đáng kể tiền thuê đất, đặc biệt với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
d. Chính sách về khoa học công nghệ nhà nước:
Một số văn bản tạo khung pháp lý chung về chính sách khoa học công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chung cho các thành phần kinh tế. Được hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng khoa học- kỹ thuật chuyển giao công nghệ mới nhằm thay thế công nghệ cũ, nâng cao hơn, mẫu mã đa dạng, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng được hàng xuất khẩu.
Nghị định 45/1998/ NĐ-CP quy định cụ thể về chuyển giao công nghệ, khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
e. Chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán:
Các chính sách thuế dần được ban hành và áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế trong nước. Tuy còn một số hạn chế nhưng những chính sách thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu…..bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và hợp tác xã. Từ năm 1999 áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và tiếp tục hoàn thiện các loại thuế khác làm cho chính sách thuế thể hiện rõ sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khắc phục dần sự chồng chéo về thuế, chính sách thuế đã khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu.
Các quy định về tài chính:
- Về chế độ tài chính: hiện nay nhà nước chưa có quy định riêng về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong thực tế các cơ quan nhà nước phải vận dụng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước để áp dụng, thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các doanh nghiệp tư nhân.
- Về chế độ kế toán: đã góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính khu vực này. Tuy nhiên, chế độ kế toán này càng bộc lộ một số hạn chế như sau: chưa tách được các loại vốn ngắn hạn và dài hạn, các quy định về chế độ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin tính toán và xác định nghĩa vụ thuế, chưa thực sự phù hợp với quy mô và năng lực của doanh nghiệp nên có nhiều khó khăn trong việc thực hiện một số chỉ tiêu quá chi tiết, nhằm mục đích phục vụ quản lý nhà nước hơn là phục vụ doanh nghiệp.
e. Chính sách về đào tạo tiền lương bảo hiểm xã hội:
Đào tạo nghề cho lao động kinh tế tư nhân, nhà nước có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục. Cụ thể được quy định tại nghị định 73/1999 NĐ-CP, ngày 19/8/1999 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, thể thao.
g. Chính sách về tiền lương:
Theo quy định của bộ luật lao động và bộ luật dân sự, chế độ tiền lương, tiền công của người lao động làm việc trong lĩnh vực kinh tế tư nhân thực hiện trên nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương người lao động được trả không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
h. Chính sách bảo hiểm xã hội:
Loại bảo hiểm xã hội được áp dụng bắt buộc đối với những doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, cho những doanh nghiệp có dưới 10 lao động và các hộ kinh doanh cá thể không được tham gia. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để chốn tránh trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm cho người lao động, như : ký hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 3 tháng với người lao động; hoặc chỉ hợp đồng miệng hay chỉ đăng ký lao động dưới 10 người để không phải đóng bảo hiểm xã hội.
i. Chính sách thông tin, tiếp cận thị trường:
Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng thông tin cho doanh nghiệp về pháp luật, chính sách và tình hình thị trường. Doanh nghiệp được quyền tiếp cận thị trường kể cả việc ra nước ngoài để quảng bá, tiếp thị.
Đối với lĩnh vực thị trường xuất khẩu: các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn về khả năng tiếp cận thông tin chính sách xuất khẩu, thông tin thị trường, tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nhà nước.
Về xúc tiến thương mại thì các doanh nghiệp tư nhân còn gặp phải những khó khăn như: ít được tham gia vào các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài, không có điều kiện để giới thiệu triển lãm và quảng bá sản phẩm để xuất khẩu, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế, thiếu thông tin toàn diện về thị trường, mặt hàng và đối thủ cạnh tranh.
2. Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân:
- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội, cho phát triển của kinh tế tư nhân.
- Sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân, theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo thể hiện đồng bộ nhất quán các quan điểm của đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tính cụ thể minh bạch về ổn đinh của pháp luật, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong pháp luật, thủ tục hành chính.
- Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân không được phép kinh doanh có điều kiện, khi thay đổi các quyết định cần có thời gian chuyển tiếp và chính sách bổ sung để doanh nghiệp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại cho người kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của kinh tế tư nhân.
- Sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các điều kiện để phát triển. Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với quy mô và trình độ kinh doanh để kinh tế tư nhân có điều kiện thụ hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng cường sự lãnh đạo của nhà nước đối với kinh tế tư nhân:
+ Đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế tư nhân ngắn hạn và dài hạn.
+ Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết khó khăn về vốn, về khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Tăng cường quản lý đối với kinh tế tư bản tư nhân, chống đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả…
+ Dỡ bỏ độc quyền, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân, đặc biệt là ngành viễn thông và ngành điện.
+ Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ở đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau.
Kết luận
Sự phát triển của kinh tế tư nhân thời gian qua đã khởi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn tiềm năng này bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động, tài nguyên…. Phát triển kinh tế tư nhân đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập ngân sách cho nhà nước. Tham gia sản xuất nhiều hàng xuất khẩu có tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên kinh tế tư nhân còn ở trình độ thấp của sự phát triển, chủ yếu là loại hình kinh tế cá thể, loại hình kinh tế doanh nghiệp tư nhân gần đây tuy phát triển nhưng chủ yếu vẫn òa quy mô nhỏ. Do vậy, Đảng và nhà nước cần có sự quan tâm, có nhiều chính sách đối với loại hình kinh tế này. Bởi kinh tế tư nhân là đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị – NXB Chính trị quốc gia
Văn kiện Đại hội Đảng VIII, IX, X
Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay – NXB Khoa học Hà nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35932.doc