Tiểu luận Kỹ thuật trồng hoa lan ở Việt Nam

So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt nam cũng đã có thị trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành công nghiệp hoa lan Việt còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000 đạt 150 triệu USD trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành số 1 thế giới, thứ hai là Ý, kế đến là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ thuật trồng hoa lan ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình tam giác. Lan chocolate, cacao (Dichaea) giống lan bò này có hình ngôi sao, môi hình mỏ neo, mọc nhiều ở châu Mỹ. Hoa dù nhỏ nhưng có mùi hương rất mạnh của chocolate và cacao. Lan mũ bảo hiểm (Corianthes) còn được gọi là lan thùng, hoa của nó có thiết kế cực kỳ phù hợp cho việc thụ phấn. Mỗi giống lan này đều ra sức tiết ra mùi hương nồng nàn của một loại ong cái nào đó và thế là quyến rũ được ong đực. II. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cao nên thích hợp cho việc trồng các giống Dendrobium và Mokara. Đặc biệt là việc trồng Mokara tại TP. HCM cho thấy Mokara tăng trưởng và ra hoa tốt hơn trồng tại Thái Lan. Ngoài ra, lực lượng lao động cho việc trồng lan không cần nhiều, có thể sử dụng lực lượng nông nhàn để theo dõi, chăm sóc cho cây hoa cũng là một lợi thế cho ngành hoa lan Việt Nam. Những vùng đất phèn nặng hoặc bạc màu là địa điểm thích hợp để người dân chuyển đổi từ sản xuất trồng lúa hoặc rau cải cho thu nhập thấp sang trồng hoa lan cho thu nhập cao. Diện tích những vùng đất phèn nặng và bạc màu chiếm số lượng lớn ở TP. HCM đang được TP. HCM đưa vào qui hoạch những vùng cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng sẽ giúp cho hàng ngàn nông dân thay đổi tập quán canh tác từ cây lúa, cây rau sang cây hoa có giá trị kinh tế cao Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa. III. Vai trò, ý nghĩa của hoa lan 1. Sản xuất hoa lan tại Việt Nam Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một vài làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Lạt và một vài tỉnh miền Tây Nam bộ. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp (# 1.585 ha). Trong thập niên 80, ngành trồng hoa ở Việt Nam chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho thị trường nội địa là chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo thống kê năm 1993 như sau: Hà Nội: 500ha, Hải Phòng: 320 ha, TP. HCM: 200 ha, Đà Lạt: 75 ha, Các tỉnh khác: 490 ha. Tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1.585 ha Hà Nội có các vùng trồng hoa là: Ngọc Hà, Quang Ân, Nhật Tân, Tây Tựu và làng Vĩnh Tuy. Hải Phòng có Đặng Hải, An Hải. TP. HCM có quận Gò Vấp, Quận 12, Củ Chi, Bình Chánh tập trung ở quận 11 và 12 và Đà Lạt nổi tiếng như là 1 thành phố hoa. Trồng hoa cho thu nhập gấp 10 – 12 lần hơn gạo nên mức sống của người dân ở những nơi trồng hoa thường cao hơn mức sống của vùng nông nghiệp khác. Tuy nhiên trong số các loại hoa được trồng nhiều ở Việt Nam như hoa hồng, cúc, lay-ơn... hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10%. Hầu hết hoa được trồng trên những mảnh vườn mở không có lưới và các phương tiện phòng chống mưa, bão, lụt rất thô sơ... nên chất lượng và thời vụ thu hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Hoa lan tuy cũng được trồng trong vườn có lưới che mát nhưng cũng không có các phương tiện bảo vệ tránh gió mưa, bão gây hại cho hoa. Đà Lạt hiện nay đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hoa do sự thành công của các công ty nước ngoài đầu tư vào cách đây hơn 10 năm như Dalat Hasfarm chuyên trồng hoa ôn đới; công ty Lâm Thăng Đài Loan chuyên về Phalaenopsis (lan Hồ Điệp). Vùng Sapa, Tam Đảo rất thích hợp cho việc trồng hoa ôn đới như hồng, Lyly, lay ơn... Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003- 2005 đã tăng từ 20 ha lên 50 ha (tăng 150%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tư nước ngoài làm tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị quốc tế.. 2. Tiềm năng ngành sản xuất hoa lan ở Việt Nam 2.1. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển vượt bậc đã nâng cao mức sống của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn trong cả nước. Do đó nhu cầu tiêu dùng hoa cắt cành trong đó có hoa lan ngày càng tăng. Hầu hết hoa lan được trồng và tiêu thụ trong nước nhất là vào các dịp lễ hội như Tết, Giáng Sinh, ngày Phụ Nữ, Quốc khánh, ngày nhà giáo, sinh nhật, hội nghị khách hàng v.v... Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO tạo điều kiện cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế trong các lĩnh vực: kỹ thuật trồng, lai tạo giống, nhân giống (cấy mô), bảo quản sau thu hoạch ... để thúc đẩy công nghiệp hoa lan phát triển Tuy công nghiệp hoa lan ở Việt Nam chưa được qui hoạch trong chiến lược phát triển kế hoạch 5 năm của quốc gia nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất nhiều triển vọng vì hầu như cung không đủ cầu: làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam trong đó có Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia khác, các resort đang tạo một cảnh quan du lịch sinh thái, các hội nghị quốc gia cũng như các diễn đàn quốc tế tổ chức tại Việt Nam với tần suất ngày càng tăng khiến cho nhu cầu hoa lan tăng thêm và hầu như Việt Nam hàng năm phải đổ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu hoa lan từ các nước láng giềng cũng chỉ để đáp ứng cho thị trường nội địa. 2.2. Thu nhập từ trồng hoa lan Hiệu quả kinh tế nói chung của vườn lan cao hơn các loại cây trồng nông nghiệp khác; nhất là tại những vùng đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả như đất bạc màu, chua phèn hay nhiễm mặn vì cây lan không cần đến đất. Đặc biệt Việt Nam có các tỉnh duyên hải và Bến Tre là nơi tập trung trồng dừa và vỏ dừa khô chính là giá thể tốt nhất để cây lan phát triển. Xơ dừa là vật liệu rẻ tiền giúp cho việc đầu tư vào sản xuất giảm đi rất nhiều so với các quốc gia khác. Các vật liệu khác như lưới che mát, than, tre nứa cũng đã sản xuất được ở Việt Nam góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho người sản xuất. Hiện nay người trồng lan có thu nhập cao gấp nhiều lần so với người trồng lúa, gấp 4 -5 lần so với người trồng rau cải, cỏ cho chăn nuôi...Theo số liệu thống kê của vụ kế hoạch thuộc Bộ NN &PTNT nếu trồng lan cắt cành Dendrobium và Mokara 1 ha có thể cho doanh thu 500 triệu - 1 tỉ đồng/ha-năm. 2.3. Thu nhập cao từ kinh doanh hoa lan Các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây kiểng tăng nhanh kể từ năm 2003 từ 264 điểm đến nay đã trên 1.000 cơ sở lớn nhỏ trên địa bàn TP.HCM. Riêng trên toàn quốc, số lượng các cửa hàng hoa tăng gấp nhiều lần so với năm 2000 cho thấy nhu cầu tiêu dùng hoa của người dân tăng nhanh. Theo thống kê của Sở NN & PTNT TP. HCM trong năm 2003 doanh số kinh doanh hoa lan cây kiểng chỉ đạt 200-300 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 600-700 tỉ đồng và ngay từ đầu năm 2006 doanh số đạt được là 400 tỉ đồng 3. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển công nghiệp hoa lan Việt Nam 3.1. Giống Để nhân nhanh các giống lan, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việt Nam cũng có các phòng nuôi cấy mô nhưng ở qui mô nhỏ, nên nguồn giống chủ yếu là nhập từ Thái Lan, Đài Loan và một vài quốc gia Tây Âu như Bỉ, Hà Lan...Vì vậy giống lan tại Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào nguồn giống ngoại nhập. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam nếu tương lai Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới Việc nhập khẩu giống từ các nguồn khác nhau gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan như chất lượng hoa, sâu bệnh lan truyền qua nhập khẩu và bản quyền tác giả... sẽ làm cho giá thành của hoa lan Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và rủi ro trong nuôi trồng cũng nhiều hơn. 3.2. Công nghệ sinh học Khi trồng các loại hoa cắt cành như hồng, cúc, cẩm chướng... sau khi thu hoạch nông dân Việt Nam có xu hướng giữ lại hạt làm giống cho vụ sau. Trái lại việc nhân giống hoa lan phải nhờ đến công nghệ sinh học. Hiện nay cũng có vài công ty tư nhân đang đầu tư trong lĩnh vực cấy mô, lai tạo giống phong lan Dendrobium, Mokara hay Oncidium để tạo ra nguồn giống riêng của Việt Nam mặc dù hướng nghiên cứu gene phong lan ở Việt Nam chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, nếu việc lai tạo các giống phong lan thành công thì đây là bước khởi đầu cho công nghiệp hoa lan Việt Nam và cần được sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học đặc biệt là công nghệ gene trong nông nghiệp. 3.3. Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan Tuy hoa lan không cần đất để phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến rất quan trọng với mục đích tạo ra những hoa lan có màu sắc, kích thước, số lượng hoa trên cành, tính bền, khả năng ra hoa và tính kháng bệnh của cây với chất lượng cao và giá thành thấp. Vai trò của hoa lan và hoa cắt cành ở Việt Nam mới chỉ trở nên quan trọng trong những năm gần đây, nhưng các qui trình công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực hoa lan chưa được chọn lọc và nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Hầu hết là học tập và mô phỏng theo cách trồng của Thái Lan ở qui mô cá thể với diện tích chưa đủ lớn để tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong tập quán trồng hoa của nông dân Việt Nam, trong đó vấn đề sâu bệnh hại là yếu tố quyết định cho sản xuất lan công nghiệp. Đa số nông dân Việt Nam trồng hoa lan ở qui mô hộ gia đình từ vài m2 đến vài ngàn m2. Cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng trên 1 – 2 ha. Chính do qui mô nhỏ lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu trong tương lai. 3.4. Công nghệ sau thu hoạch Hoa lan là sản phẩm của ngành nông nghiệp (khác với lan rừng thu hái từ tự nhiên) nên nó cần một công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ cho hoa bền, lâu tàn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho việc canh tác hoa lan nhiệt đới thì cũng chính khí hậu nóng ẩm của ta cũng dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Đa số nông dân cắt hoa và giao hoa ngay trên những phương tiện vận chuyển thô sơ, không có kho mát hay phòng mát và cũng chưa có dụng cụ chứa dinh dưỡng để cắm mỗi cành hoa vào để giữ cho hoa lâu tàn. 4. Thị trường và các biện pháp xúc tiến thương mại 4.1 Thị trường trong nước Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối trên thị trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chơ Hồ Thị Kỷ, Q.10. Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan. Hiện nay tuy chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào đứng ra tổ chức hệ thống thu mua và phân phối hoa lan cho thị trường trong nước, nhưng các hộ kinh doanh hoa, các cửa hàng bán hoa đã rất nhạy bén nắm bắt tâm lý của người trồng hoa là cần có đầu ra ổn định nên đã có những thỏa thuận ở mức sơ khai của hình thức hợp đồng kinh tế, lấy uy tín là chính và việc đặt cọc tiền giữa 2 bên chỉ có giá trị tượng trưng cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Cho đến hiện nay chưa có hợp đồng nào có giá trị ở mức cao và cũng chưa có thỏa thuận nào bị “bể” giữa bên bán và mua do cầu lúc nào cũng cao hơn cung đối với hoa lan. 4.2 Thị trường xuất khẩu So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt nam cũng đã có thị trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành công nghiệp hoa lan Việt còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000 đạt 150 triệu USD trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành số 1 thế giới, thứ hai là Ý, kế đến là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ. Thị trường xuất khẩu thế giới có thể liệt kê như sau: 1. Nhật; 2. Ý; 3. Pháp; 4. Đức; 5. Mỹ; 6. Anh; 7. Hà Lan; 8. Áo; 9. Bỉ; 10. Hy lạp; 11. Ba lan; 12. Tây Ban Nha; 13. Thụy Điển; 14. Canada; 15. Phần Lan; 16. Đan Mạch; 17 Thụy Sĩ .... Thị trường xuất khẩu hoa lan hiện nay rất lớn và đầy triển vọng. Ngày nay người tiêu dùng có xu hướng mua hoa lan có giá thành hạ mà không cần biết xuất xứ vì vậy thị trường hoa lan thế giới luôn có chỗ cho những quốc gia mới tham gia miễn là giá hạ, hoa bền lâu và màu sắc đúng thị hiếu của đa số người tiêu dùng. 5. Xu hướng phát triển mới của ngành thương mại hoa lan thế giới Điều đầu tiên phải kể đến là sự gia tăng diện tích của các trại lan, nhất là ở Thái Lan đã có những trang trại chuyên trồng loài Dendrobium rộng đến 39 ha. Thứ hai là qui mô các dự án đầu tư cho ngành thương mại hoa lan đang gia tăng như tại Panama đang có dự án với vốn đầu tư lên đến 200.000 USD. Thứ ba là sự phát triển của việc lai tạo giống hoa lan, nhất là Dendrobium tạo ra các phát hoa dài, hoa lớn và đa dạng màu sắc. Thứ tư là sự phát triển các loại hoa lan ôn đới như Cymbidium. Dendrobium ôn đới và Oncidium cho những phát hoa có thể cắm trong bình đến 1 tháng. Cuối cùng là sự thay đổi mạng lưới phân phối: ngày nay người ta ưa chuộng loại hình vận chuyển FedEx hơn để giao hàng đến tận tay khách hàng. Các thách thức trong quá trình phát triển Mặc dù các cơ hội phát triển hoa lan Việt Nam đã được đề cập ở trên nhưng các nhân tố đó cũng chính là những thách thức cần được quan tâm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan còn non trẻ của Việt Nam như: a. Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng nhập khẩu là chính b. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. c. Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất canh tác hoa ổn định không theo mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường ... d. Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng. e. Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao. f. Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân bay. g. Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác. h. Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường. i. Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên chưa có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ngành hoa lan phát triển Một số các biện pháp chiến lược phát triển ngành hoa lan Việt Nam Trong các nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan có ngành công nghiệp hoa lan rất phát triển nhờ tiếp thu thành tựu công nghệ sinh học thế giới.. Sự tiến bộ trong cải tiến qui trình và luôn tạo ra các sản phẩm mới lạ chủ yếu là do thành quả của việc nghiên cứu đa ngành, do đó ngành công nghệ sinh học vẫn sẽ tiếp tục là yếu tố chính trong sự phát triển công nghệ hoa lan Thái Lan. Việt Nam đã có những bước khởi động của ngành công nghệ sinh học từ đầu những năm 90 nhưng theo đánh giá của các nhà khoa học mới đây, ngành công nghệ sinh học nước ta vẫn còn phát triển quá chậm và khả năng ứng dụng không hiệu quả. Vì vậy Việt Nam cần có những chiến lược tổng hợp đa ngành như sau: 5.1. Giải pháp về giống - Lai tạo, chọn lọc giống mới theo phương pháp nhân giống truyền thống: Nỗ lực tiến hành các biện pháp lai chéo giữa các giống lan với nhau để tạo ra các giống mới. Phương pháp lai vẫn tiến hành trên nền tảng di truyền cổ điển, tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và thời gian, công nghệ sinh học phân tử cần tham gia vào ở giai đoạn mầm chồi để xác định các tổ hợp lai mới. - Kỹ thuật gene: áp dụng thành tựu chọn lọc gene trong nông nghiệp, nghiên cứu chọn lọc gene phong lan bằng các kỹ thuật gene. - Nhân giống đột biến: chọn những cây lai đột biến mang các tính trạng nổi bật phù hợp với thị trường và nhân giống vô tính bằng phương pháp cấy mô 5.2. Áp dụng thành tựu của các nước trong khu vực về canh tác hoa lan như: Khuyến khích sử dụng giá thể xơ dừa + than vụn hoặc giá thể bằng vỏ đậu phộng. Áp dụng sản xuất theo GAP để bảo vệ môi trường và kiểm soát sâu bệnh đúng cách. 5.3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ hậu cần: - Ngành nhựa cần quan tâm đến việc cung cấp các tube (ống) chứa dung dịch bảo quản hoa sau khi cắt khỏi cành. - Nghiên cứu các công thức bảo quản hoa phù hợp với điều kiện vận chuyển tại Việt Nam. 5.4. Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: Các phương tiện thiết bị chuyên dùng cho ngành hoa, các kênh thông tin, tiếp thị sản phẩm giúp người trồng dự đoán được giá cả, nhu cầu thị trường để tự hoạch định sản xuất . 5.5. Các văn bản luật, các tiêu chuẩn sản phẩm Cần được ban hành trong thời gian ngắn nhất để người trồng tiếp cận, tránh được rào cản về thuế quan, kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt của các các nước nhập khẩu. 5.6. Nguồn nhân lực Lực lượng lao động trong các lĩnh vực sản xuất, sau thu hoạch, xếp dỡ, phát triển sản phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật gene, đấu giá...cần phải được đào tạo nhanh chóng vì điều này có thể trở thành khiếm khuyết nghiêm trọng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ toàn cầu khi VN là thành viên của WTO. 5.7. Hỗ trợ tín dụng Ngành hoa lan cần vốn khá lớn và thời gian khá dài để phát triển do đó cần được các tổ chức tín dụng quan tâm hỗ trợ. Tuy ngành sản xuất hoa lan Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia ... nhưng tương lai của hoa lan Việt Nam rất xán lạng do vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển, nguồn gene lan rừng rất quí báu dồi dào nhưng chưa được khai thác, con người Việt Nam thông minh chịu khó và nắm bắt rất nhanh công nghệ tiên tiến. Trước hết ngành sản xuất hoa lan cần mở rộng sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa, sử dụng các giống lai tạo mới, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ sinh học. Chính phủ cần khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng thu nhập thấp sang trồng lan với các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất chuyên sâu. Kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào lĩnh vực công nghệ sinh học và di truyền cho ngành công nghiệp hoa lan nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm làm động lực cho sự phát triển của ngành. Chính phủ cũng cần tăng cường công tác thị trường và năng lực thị trường bằng cách hợp tác giữa khu vực tư nhân và các tổ chức nhà nước để quảng bá sản phẩm và thâm nhập thị trường mới 6. Kỹ thuật trồng lan 6.1. Giàn che lan và vật liệu xây dựng Chúng ta cần phân biệt giàn che lan dành cho những cây lan nhỏ, lan cấy mô từ ống nghiệm đưa ra và giàn che dành cho những cây lan trưởng thành, sắp ra hoa. Đối với trường hợp thứ nhất cũng như trường hợp thứ hai, nếu được chúng ta dùng: • Khung sắt hoặc xi măng, thường dùng sắt ấp chiến có chiều cao 2,4 m, trụ chôn xi măng, chiều cao của giàn lan từ mặt đất lên mái có thể từ 2,4-3 m. Sử dụng khung sắt có lợi điểm là thic ông nhanh, chỉ cần bắt ốc các khung ngang ở trên mái che, hơn nữa thời gian sử dụng sẽ lâu, kéo dài trên 10 năm, dĩ nhiên giá sẽ cao. • Khung gỗ, nếu dùng gỗ tốt thì tiền cũng đắt như cột sắt, thời gian sử dụng cũng kéo dài 5-10 năm trở lên, việc thi công lâu hơn. Đối với những gia đình ít tiền, để tiết kiệm, có thể sử dụng các cây gỗ, cột là những cây rừng, thời gian sử dụng tối đa 2-3 năm. Theo ý kiến chúng tôi, nếu cần đầu tư để phát triển nghề trồng lan, đối với những gia đình ít tiền cần tính toán như thế nào để hợp lý hóa mọi vấn đề đầu tư, có lợi nhất. Chẳng hạn có thể dùng khung sắt làm giàn lan, giá cả sắt có cao hơn khung gỗ, thậm chí gấp đôi, nhưng thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, ngoài ra cần để ý đến chất lượng vườn lan hơn là số lượng, chẳng hạn thay vì đầu tiên trồng 1.000 cây lan, thì chúng ta chỉ trồng 500 cây thôi, sau khi đã có kết quả chúng ta sẽ nhân đôi diện tích trồng và số lượng lan lên. • Mái che-tre nứa, cót hoặc lưới nylon xanh Thông thường đối với lan nhỏ, lan cấy mô vừa ra khỏi phòng thí nghiệm, chúng ta dùng cót để làm mái che (ánh sáng 20-30 %), tránh ánh sáng trực tiếp Trong trường hợp lan trưởng thành (7-8 tháng tuổi) đến sắp và đang ra hoa, cần tăng cường ánh sáng (60%), việc sử dụng các nẹp tre để đóng mái che thường dùng (nẹp tre rộng 3 cm, để hở 2 cm). Đối với Thái lan và một số nước trồng lan Châu Á, người ta thường dùng lưới nylon xanh, có kể hở đều, dùng cho cả lan con và lan trưởng thành. Việc sử dụng cót che, hoặc mái che bằng tre, thời gian sử dụng từ 2-3 năm, cần lưu ý là khi dùng cót hoặc nẹp tre trên mái chúng ta nên cột trên mái thật chặt và đều vì gió mạnh sẽ làm tróc mái che đi. Nhu vậy khi nuôi trồng lan, nếu trồng lan con và lan trưởng thành trên cùng một giàn che, chúng ta chia ra từng ô để sử dụng mái che cho hợp lý. Việc sử dụng mái che bằng nylon xanh. Chúng tôi chưa dùng, có thể đối với mái che này, anh sáng sẽ đều khắp giàn lan và mạnh, thích hợp cho lan trưởng thành và ra hoa. 6.2. Cách bố trí các cây lan 6.2.1. Lan treo trên giàn Ưu điểm: Thoáng, cây phát triển đều và có thể nhanh, dễ chăm sóc và di chuyển. Nhược điểm: Choán diện tích, so với lan để trên sạp (25-30 chậu/1m2, chậu có đường kính 12-14cm). Tốn móc kẽm treo và cần có cây ngang trên giàn (tầm vông hoặc sắt để móc) để móc chậu lan. 6.2.2. Lan để trên sạp Ưu điểm: Chậu lan để được nhiều hơn (45-50 chậu/1m2, chậu Æ 12-14 cm). Vườn lan trồng rất đẹp, như một thảm hoa khi lan đến lúc thu hoạch. Nhược điểm: Khó chăm sóc cây hơn khi treo giàn. Đôi lúc sâu bệnh nhiều hơn, vì chậu lan không thoáng bằng lúc treo chậu Trong hai cách trên, nếu trồng qui mô công nghiệp thì nên để chậu lan trên sạp. 6.3. Hướng thực hiện giàn lan Hướng để thực hiện giàn lan chỉ có ý nghĩa đối với các vị trí rộng, qui mô lớn, chẳng hạn từ 0,5 ha trở lên. Vì đối với các vị trí khác chẳng hạn ở các biệt thự balcon, vườn nhà… thì hướng mặt trời đã định sẵn, người ta chỉ che giàn thôi. Thông thường, để thực hiện một vườn lan lớn, cần tránh xa nhà máy, các nơi đông đúc dân cư, cần thoáng, có ánh nắng đều khắp; vườn lan cách hàng rào từ 5-6m, mái lợp theo hướng Đông-Tây để tất cả các chậu lan đều hưởng được ánh nắng mặt trời từ sáng cho đến chiều, vì nếu cây lan chỉ có ánh nắng buổi sáng, hoặc buổi trưa chiếu thôi thì không tốt; độ nắng, độ ánh sáng của ánh mặt trời trong ngày có tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của cây lan. nắng sáng đến trưa, ít gay gắt, cây lan quang hợp dễ dàng hơn và phát triển tốt, nắng từ trưa (12 giờ) đến chiều, rất gay gắt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng nếu thiếu nắng lúc này cây lan sẽ không cứng cáp, có nhiều sâu bệnh hơn là các cây lan được hượng trọn nắng từ sáng đến chiều. 6.4. Vị trí giàn lan 6.4.1. Sân thượng Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa. 6.4.2. Trồng trước balcon Trồng trước balcon đã có sẵn, có thể balcon này có nắng buổi sáng, balcon nhà kia chỉ có nắng buổi chiều, do vậy chúng ta không thể thay đổi gì được, mà chủ yếu để ý giống lan nào dễ trồng, dễ ra hoa mà thôi. 6.4.3. Trồng trong sân các biệt thự Vị trí sân trong các biệt thự cũng đã có sẵn, chỉ có điều là có thể diện tích nó rộng hơn ở balcon, độ nóng có thể cũng ít gay gắt hơn ở balcon vì ở dưới đất, chúng ta cần tỉa, cắt bớt một số cây cao có nhánh xung quanh vườn lan để ánh nắng lọt được tối đa vào vườn lan. Ở đây, độ thoáng có thể không bằng các chậu lan được trồng ở sân thượng hoặc ở các balcon. Vì vậy vấn đề sâu bệnh cần quan tâm đúng mức nhất là vào mùa mưa. 6.4.4. Vườn lan trên đồng ruộng Những vườn lan lớn, qui mô từ vài sào trở lên, việc thiết kế cần đảm bảo độ thoáng, ánh nắng, việc di chuyển và chăm sóc cây lan. một vườn lan như vậy có thể tồn tại trong vòng 10 năm hoặc hơn, hơn nữa chúng ta cần để ý đến việc nới rộng vườn lan khi có yêu cầu phát triển. Đối với các vườn lan lớn như vậy, cần để ý hệ thống tưới nước cho đủ nhất là mùa nắng, nếu là nước giếng cần phân tích nước trước khi sử dụng. Một vườn lan lớn, cần phải có một khu để sưu tập và theo dõi các giống lan mà chúng ta muốn kinh doanh, chẳng hạn giống nào mà chúng ta muốn trồng để kinh doanh, màu sắc và độ siêng ra hoa của giống đó, cùng 1 giống, chẳng hạn giống Dendrobium, nó có nhiều loại, nhiều màu khác nhau, loại dễ trồng, siêng ra hoa hơn so với các loại khác. Do vậy một nhà đầu tư vào vườn lan lớn như vậy không thể nào thụ động, chờ đợi các giống ở các nơi khác mà mình sẽ mua ở trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Việc làm như vậy rất phiêu lưu và may rủi, để tránh tình trạng trên, chúng ta cần: - Liên kết, đặt hàng với một phòng thí nghiệm có uy tín giống lan mà chúng ta đã biết hoặc các giống mà phòng thí nghiệm đó giới thiệu (đối v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận môn cây hoa.doc
Tài liệu liên quan