Báo cáo Nghiên cứu khả năng nhân nuôi và sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius sp trong phòng chống nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus Kochs

Nhện non và nhện trưởng thành sống ở mặt dưới cạnh gân chính lá bánh tẻ và lá già, tạo nên các màng chằng chịt. Nhện dùng kìm chích vào mô lá tạo nên các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định. Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng vàng.Khi mật độ cao các vết hại liên kết vào nhau tạo thành các mảng trắng vàng, nếu gặp trời mưa hoặc gió mạnh chỗ bị hại sẽ bị thủng và sau một thời gian lá sẽ bị rụng.Hiện tượng này thường gặp trên rau đay, cà, lạc.

Đối với các cây trồng nh­ đậu xanh, đậu tương, đậu côve, triệu chứng hại có khác là vết hại mặt dưới lá chuyển sang màu huyết dụ, toàn bộ lá bị vàng. Khi mật độ cao chngs tấn công cả trên lá non và ngọn tạo nên một lớp tơ dày bao kín toàn bộ ngọn và lá non cây bị hại còi cọc, không ra hoa và kết quả được. Hiện tượng này thường thấy khi thời tiết nóng và khô hạn

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5176 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khả năng nhân nuôi và sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius sp trong phòng chống nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus Kochs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quýt của ý. Kết quả là ở Hà Lan nhên bắt mồi này có một thời kỳ ngừng dục còn ử ý nhện bắt mồi này không có thời gian ngừng dục. Nh­ vậy sự khác nhau về điều sống đã làm thay đổi một số đặc điểm sinh học của nhện bắt mồi, đặc biệt là độ Èm. Độ Èm liên quan trực tiếp tới tỷ lệ nử của trứng (McMurtry and Scriven,1965…)[3]. Nếu điều kiện độ Èm là 100% thì tỷ lệ nở của trứng và sự sống của nhện non là tương đối khó khăntỷ lệ chết tương đối cao (Sabelis.1981)[22]. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 2.1. Các nghiên cứu về nhện hại Ở nước ta từ những năm 50 nhện đỏ đã trở thành loài dịch hại quan trọng trên chè (Phú Hộ – Vĩnh Phú), cam (Bố Hạ- Hà Bắc) và ở (Xuân Mai- Hà Tây). Đặc biệt là khi sử dung thuốc trừ sâu liên tục lại bị nhện đỏ gây hại nặng hơn. Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus được ghi nhận hại trên sắn (Trần Ngọc Ngoan,1983). Theo ý kiến của Lê Trường và Nguyễn Văn Viên tại Vĩnh Phú nhện đỏ trong những năm 78-79 đã làm cho hàng trăm ha sắn bị rụng vào tháng 7-8 [3]. Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus đuợc ghi nhận hại trên hoa hồng và gây hại nặng vào tháng 3 và tháng 4(Nguyễn Thị Kim Oanh, 2003)[8]. Sù gia tăng của quần thể nhện hại cây phụ thuộc nhiều vào khả năng thích ứng của loài đối với sự thay đổi của môi trương sống. Rất nhiều nghiên cứu đã xác định thời gian các giai doạn phát triểncủa nhện hại cây. Khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hay lên cao vào hè có thể gây chết hàng loạt. Tỷ lệ trứng nở qua đông phụ thuộc vào nhiệt độ mùa xuân. Sự phát triển gây hại mạnh mẽ của đại đa số nhện chăng tơ là ở trong nhiệt độ cao kèm theo khô hạn. Độ Èm cao kìm hãm sự phát triển của quần thể chúng bị chết nhiều trong quá trình lột xác. Lượng mưa cũng ảnh hưởng đáng kể đến số lượng quần thể nhệ hại vào các tháng mưa phùn mạng tơ dẫn nước và giữ ngập nước nơi cư trú của nhện làm cho phần lớn trứng bị ngâm trong nước ảnh hưởng tới khả năng nở trứng(Nguyễn Văn Đĩnh 1994)[3]. Nếu mưa lớn nhện đỏ sẽ bị rửa trôi dẫn đến chết hàng loạt Khi thâm canh cao, trồng thuần cây bông chè, cam chanh,…nhện hại từ những loài thứ yếu trở thành phổ biến và trong nhiều trường hợp trở thành loài nguy hiểm nhất (Nguyễn Văn Đĩnh 1994; Nguyễn Thái Thắng 2001)[5]. Ngoài ra còn giống, kẻ thù tự nhiên làm cho mật độ nhện hại thay đổi đáng kể Các nghiên cứu về đặc tính phát triển gây hại của nhện hại thành phần các loại nhện hại cây trồng, đặc điểm sinh thái học của một số loài nhện hại cây mới chỉ có tài liệu của Nguyễn Văn Đĩnh là đầy đủ nhất. Các nghiên cứu này đã góp phần đáng kể trong công tác phòng chống nhện hại cây trồng trong chương trình phòng trừ tổng hợp IPM. 2.2.Các nghiên cứu về nhện bắt mồi ở nước ta các công trình nghiên cứu về nhện hại còn Ýt đặc biệt là nhóm nhện bắt mồi lại càng Ýt, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về nhện lớn bắt mồi trên lúa.Theo Nguyễn Văn huỳnh (1977) thì nhện bắt mồi pardoso Psedoannulata là thiên địch của rầy nâu hại lúa. Tại viện bảo vệ thực vật chèm-Từ Liêm cũng ghi nhận nhện bắt mồi có vai trò quan trọng trong việc trừ rầy nâu hại lúa[7]. Năm 1994 khi nghiên cứu về thiên địch của loài nhện hại cây trồng tác giả Nguyễn Văn Đĩnh [3]cho thấy loài nhện bắt mồi Anblyseius sp là loài thiên địch có diễn biến mật độ tăng tỷ lệ với diễn biến nhện hại.Loài Anblyseius sp có sức tấn công con mồi mạnh. Tác giả còn cho thấy Amblyseius sp là kẻ thù tự nhiên khá lý tưởng và nó phù hợp với yêu cầu cần thiết củ loài thiên địch đó là có sức ăn vật chủ cao, có khả năng sống được trong điều kiện bất lợi, có nơi ở và điều kiện sinh thái tương tự như vật chủ Đặc điểm chung của nhóm nhện bắt mồi là đều thích ăn pha trứng của nhện hại như loài Anblyseius idaeus và Anblyseius anconynus là loài ở giai đoạn đẻ trứng có sức ăn cao nhất, nhện non tuổi 1 không ăn , nhện đưc và nhện cái không được thụ tinh nó ăn từ 1,8-2,4 trứng (Nguyễn Văn Đĩnh 1994)[3]. Hai loài nhện này có hệ số nhân và tỷ lệ tăng tự nhiên cao, vòng đời ngắn khoảng 7 ngày một vòng đời. Nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển là ở nhiệt độ thích hợp là ở điều kiện từ 258C-288C và Èm độ 80-85% Còng theo Nguyễn Văn Đĩnh (1994)[3] loài nhện bắt mồi Phytoseiulus Persimilis được nhập nội và nhân thả thành công tại Việt Nam. Loài nhện bắt mồi này khi nuôi tại trường đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội cũng có tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao,r>0,3 và có sức ăn nhện đỏ hại cao, hoàn toàn có thể khống chế được nhện đỏ gây hại Phần thứ ba ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu khả năng nhân nuôi nhện bắt mồi tiến hành tại bộ môn côn trùng khoa Nông Học trường đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội Điều tra mật độ nhện đỏ và nhện bắt mồi được tiến hành tại trường đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội và tại xã Đặng Xá-Trâu Quỳ-Gia Lâm-Hà Nội 3.2.Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành bắt đầu từ ngày 1/7/2003 kết thúc vào ngày 25/12/2003 3.3 Vật liệu nghiên cứu -Kéo -Kính lúp cầm tay, kính lúp điện tử -Hộp nhựa, hộp petri, bông thấm nước, giấy hút ẩm,bút lông -Tủ định ôn -Hạt giống cây rau đay và cây đậu côve -Loài nhện Tetranychus Cinnabarinus Kochs -Loài nhện bắt mồi Amblyseius sp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra Trên từng loại cây trồng (rau đay,đậu đỗ,..) tiến hành điều tra định kỳ 7-10 ngày một lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 10 cây liên tiếp, mỗi cây điều tra 1 lá hái lá của từng điểm cho vào túi nilông riêng rẽ, buộc kín đem về phòng thí nghiệm Công thức tính Mật độ (con/lá) = Tổng sè con điều tra Tổng số lá điều tra Trong quá trình điều tra đẻ đánh giá các mức độ xuất hiện gây ra của nhện đỏ Tetranychus Cinnabarinus như sau: 0: không xuất hiện +. có xuất hiện nhưng gây hịa không đáng kể (dưới 1 con/lá hoặc 1 con/mẫu cành thân dài 5-7 cm). ++. Xuất hiện mức trung bình, gây hại trung bình (1-4 con/lá) hoặc mẫu cành thân dài (5-7 cm). +++. Xuất hiện nhiều, gây hại nặng đến rất nặng (trên 4 con /lá hoặc mẫu thân dài 5-7cm) 3.4.2 Nhân nuôi nhện bắt mồi Amblyseius bằng nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus 3.4.2.1. Để thực hiện yêu cầu này chúng tôi tiến hành nhan nuôi nhện bắt mồi bằng cách dùng bút lông chuyển 20 nhện cái trưởng từ ngoài đồng ruộng sang đĩa lá rau đay có nhiều nhện đỏ và trứng của nhện đỏ cho đẻ trứng trong thời gian 3 đến 4 giờ.Sau đó chuyển từng trứng của nhẹn bắt mồi sang đĩa rau đay (232 cm ) có đủ pha phát triển của nhện đỏ đĩa lá được đặt úp trên bông Èm trong đĩa petri và được thay 3 ngày 1 lần. Theo dõi được tiến hành 2 lần 1ngày, nhờ quá trình lột xác mà ta biết được nhện chuyển tuổi.Trước khi lột xác hoá trưởng thành 2 nhện dực được đưa vào đĩa lá để ghép đôi giao phối.Sau khi nhện đẻ trứng đầu tiên theo dõi được tiến hành mỗi ngày một lần cho tới khi nhện chét sinh lý. Hàng ngày chuyển toàn bộ số trứng đẻ ngày hôm trước nhằm tránh ảnh hưởng của mật độ trứng tới khi quá trình sinh sản. Lấy trứng được đẻ từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy nuôi riêng rẽ cho đến khi hoá trưởng thành để tính tỷ lệ giới tính .Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ thường,258C và 300C và nhiệt độ phòng thí nghiệm. 3.4.2.2. Thí nghiệm đánh giá tỷ lệ nở của trứng Trứng của nhện bắt mồi được đẻ trong 24h trong tủ nhiệt Èm độ cố định trên lá đậu với nhện vật mồi được điểm toàn bộ nhện bắt mồi và lá đậuvào tủ nhiệt Èm độ cố định 4 ngày sau vỏ trứng được đếm tỷ mỷ dưới kính lúp điện tử. Vỏ trứng dễ phát hiện nhờ luồng ánh sáng xiên chéo vào lá làm cho vỏ trứng chuyển màu tím nhạt. Tỷ lệ trứng nở(%) = Tổng sè vỏ trứng 3100 Tổng sè vỏ trứng +Tổng số trứng quắt khô 3.4.2.3. Thử khả năng ăn trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp Từng pha phát triển của nhện bắt mồi được thả trên lá đậu. Những đĩa lá này có đường kính 2- 2,5 cm trên đó có 40 trứng nhện đỏ do 10 nhện cái để trong ngày hôm trước. Lá đậu được dặt úp trên bông Èm. Sức ăn được kiểm tra sau 24 giờ kể từ khi thả nhện bắt mồi. Từ đó suy ra sức ăn của từng giai đoạn phát dục. 3.4.2.4. Thử khả năng ăn nhện đỏ của nhện bắt mồi Amblyseius sp Cũng làm thí nghiệm tương tự nh­ trên nhưng trên những đĩa lá này có 20 nhện đỏ trưởng thành. Sức ăn của từng pha phát triển của nhện bắt mồi được kiểm tra sau 24 giờ kể từ khi thả nhện bắt mồi. Từ đó suy ra sức ăn của từng giai đoạn phát dục. 3.4.2.5. Phương pháp nhgiên cứu đánh giá sức ăn của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp Cũng trên đĩa lá nh­ vậy chúng tôi làm thí nghiệm với 4 công thức thả mật độ nhện đỏ khác nhau trên pha phát dục là trưởng thành cái nhện bắt mồi . Sau đó quan sát xem ỏ các mật độ thức ăn là khác nhau 5 con/lá; 10con/lá; 15 con/lá; 20 con/lá thì sức ăn của nệên bắt mồi này như thế nào. 3.4.2.6. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius sp trong phòng chống nhện đỏ Tetranychus cinnabarinas Kochs Để thực hiện yêu cầu này chúng tôi tiến hành trồng cây đậu vào chậu, mỗi chậu 1 cây. Sau dó tiến hành thả nhện đỏ lên cây, mỗi cây thả 60 nhện đỏ. Sau đó tiến hành thả trưởng thành nhện bắt mồi theo3 công thức . Công thức 1: Thả 1 nhện bắt mồi . Công thức 2: Thả 3 nhện bắt mồi. Công thức 3: Thả 5 nhện bắt mồi. Công thức đối chứng : Không thả nhện bắt mồi. Sau đó 3 ngày kiểm tra một lần . Từ đó khả năng ăn mồi và khả năng tăng quần thể của nhện bắt mồi. 3.4.2.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu cơ bản của nhện bắt mồi Khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi được tính theo công thức: DN = r x N dt Trong đó: DN: là số lượng chủng quần gia tăng trong thời gian dt. N: là số lượng chủng quần ban đầu hay đó cũng chính là tỷ lệ sinh (b) trừ đi tỷ lệ chết (d). Tích phân hai vế ta có: Nt = N0 . e-rt Nt: số lượng chủng quần ở thời điểm t N0: Số lượng chủng quần ở thời điểm ban đầu e: Cơ số logarith tự nhiên hay SLx . mx . e-rx =1 Như vậy dể tính toán được công thức trên ta cần phải lập được bảng sống bao gồm: mx là số liệu sinh sản , x:là các ngày tuổi, Lx: tỷ lệ sống, là xác suất sống sót của các ca thể cái ở tuổi x (L0= 100% =1), mx đó là số con cái sống sót trung bình được 1 cá thể mẹ đẻ ra ở tuổi x trong một đơn vị thời gian. Tổng số con cái sinh ra sống sót trong 1thế hệ (do một mẹ đẻ ra ) được gọi là hệ số nhân thế hệ hay được gọi nlà chỉ số nhân thế hệ. Ký hiệu là: R0 = S lx. mx Một chỉ tiêu quan trọng nữa là thời gian của thế hệ. Chỉ số này thường đo bằng hai giá trị là Tc và T. Thời gian của một thế hệ (Tc) là tuổi trung bình của tất cả các cá thể mẹ khi đẻ con cái. Tc = S x . Lx . mx R0 Hay = Sx . Lx . mx . e-rx . Cả Tc và T đều là tuổi trung bình của mẹ khi đẻ con nhưng Tc tính theo cơ sở của mẹ còn T tính theo con mới sinh. Ngoài ra lấy logarith nghịch cơ số e của (r) ta tìm được giá trị (l). Đó là chỉ số giới hạn tăng tự nhiên nó cho chóng ta biết được số lần chủng quần tăng trong một đơn vị thời gian. l = antiloger 3.4.2.8. Phương pháp đánh giá và sử lý số liệu. Các số liệu thu thập được chúng tôi xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông dụng (Phạm Chí Thành, 1988)[9]. Dùng phần mềm IRISTASS để so sánh Duncan và phân tích mối tương quan Phần thứ tư KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần ký chủ của nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus trên cây trồng vụ hè thu ở xã Đặng Xá và trường Đại Học Nông Nghiệp I 4.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của loài nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus có các pha phát triển :trứng,nhện non tuổi 1(lavar), nhện non tuổi 2(Protonymph), nhện non tuổi 3(Deutonymph) và trưởng thành.Có thể hình cầu khá lớn, con cái (440m3237m) và con đực (335m3147m).Trưởng thành có màu đỏ con hoặc màu đỏ hơi vàng.Trên lưng mỗi bên có một vệt đỏ sẫm. Trên lưng có nhiều lông không có u lông. Con đực có cơ thể thon nhỏ, cuôi bụng nhọn, cơ thể màu đỏ vàng.Đoạn thắt lại của dương cụ có chiều rộng, phía ngoài vát chéo, phía trong tù hay hơi tròn . Trứng hình cầu trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu hơi nâu được đẻ rải rác từng quả Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà hình bầu dục với 3 đôi chân, trên thân có nhiều lông dài Nhện non tuổi 2 có 4 đôi chân, màu vàng nhạt có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 3 rất giống trưởng thành tuy kích thước nhỏ hơn. Màu vàng rơm hoặc vàng đậm, Bắt đàu xuất hiện 3 đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạt trên lưng 4.1.2. Triệu chứng gây hại Nhện non và nhện trưởng thành sống ở mặt dưới cạnh gân chính lá bánh tẻ và lá già, tạo nên các màng chằng chịt. Nhện dùng kìm chích vào mô lá tạo nên các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định. Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng vàng.Khi mật độ cao các vết hại liên kết vào nhau tạo thành các mảng trắng vàng, nếu gặp trời mưa hoặc gió mạnh chỗ bị hại sẽ bị thủng và sau một thời gian lá sẽ bị rụng.Hiện tượng này thường gặp trên rau đay, cà, lạc. Đối với các cây trồng nh­ đậu xanh, đậu tương, đậu côve, triệu chứng hại có khác là vết hại mặt dưới lá chuyển sang màu huyết dụ, toàn bộ lá bị vàng. Khi mật độ cao chngs tấn công cả trên lá non và ngọn tạo nên một lớp tơ dày bao kín toàn bộ ngọn và lá non cây bị hại còi cọc, không ra hoa và kết quả được. Hiện tượng này thường thấy khi thời tiết nóng và khô hạn 4.1.3. Thành phần ký chủ của nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus trên cây trồng vụ hè thu 2003 ở xã Đặng xá và ở trường đại học nông nghiệp I- Hà Nội Thành phần ký chủ của nhện đỏ mà chúng tôi điều tra được tại xã Đặng xá và ở trường đại học nông nghiệp I- Hà Nội trong vụ hè thu 2003 được trình bày ở bảng sau: Bảng 1: Ký chủ của loài nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus tại xã Đặng Xá và trường Đại Học Nông Nghiệp I vụ hè thu 2003. STT Tên cây trồng Tên khoa học Mức độ gây hại phổ biến qua các tháng Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 1 Rau đay Corchorus olitorius ++ +++ - - 2 Cà tím S. melongena + + + ++ 3 Đậu xanh Vigna cylndrica - + + + 4 Đậu côve Phaseolus vulgaris - - 0 + 5 Đậu tương Glycine soja 0 0 + ++ 6 Lạc Arachis hypozea 0 0 ++ +++ Ghi chó: 0: Không xuất hiện. +: có xuất hiện nhưng gây hại không đáng kể (dưới 1con/ lá hoặc 1 con/ mẫu cành thân dài 5-7 cm) ++: Xuất hiện mức trung bình, gây hại trung bình (1-4con/lá hoặc 1-4con/mẫu cành thân dái 5-7 cm) +++: Xuất hiện nhiều, gây hại nặng đến rất nặng (Trên 4 con/lá hoạc mẫu cành dài 5-7 cm) -: Cây trồng chưa xuất hiện. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy trên 6 loại cây trồng là ký chủ của nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus thì một số cây bị hại nặng như rau đay,lạc. Nhện ddor dùng kim chích vào mô lá ngay cạnh gân chính toạ nên các vết nhỏ li ti không có hình dạng nhất định mài trắng nhạt sau chuyển sang màu trắng vàng. Hiện tượng này thường gặp ử cây rau đay vào tháng 9 và đặc biệt ở ruộng lạc vào tháng 11. Đối với các cây trồng khác nh­ cà tím, đậu xanh, đậu côve, đậu tương nhện đỏ thường tập trung ở mặt dưới lá. Triệu chứng hại là mặt dưới lá từ màu trắng xanh chuyển sang màu huyết dụ với các chấm nhỏ li ti. Hiện tượng này bắt gặp ở ruộng đậu tương vào cuói tháng 10 và đầu tháng 11. Còn các ruộng cà tím ,đậu xanh, đậu côve chỉ thấy triệu chứng hại ban đầu của nhện đỏ. Nhện đỏ trên các ruộng này không phát triển được là bà con nông dân thường xuyên phun thuốc hoá học để trừ các loại sâu hại khác. Do đó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể gây hại cây. Nh­ vậy qua điều tra chúng tôi thấy ký chủ của nhện đỏ là rất phong phú và phức tạp. Trong vụ hè thu vừa qua các cây trồng bị hại nặng đó là cây rau đay và cây lạc.Và điều đáng chú ý là những laọi cây ký chủ của loại nhện đỏ này lại có mùa vụ luân phiên nhau. Do đó mà nheenj đỏ dễ có điều kiện tích luỹ gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát thành dịch. Do đó phải đặc biệt chú ý và phải có biện pháy phòng chống nhện đỏ có hiệu quả. 4.2. Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của nhện bắt mồi Amblyseius sp Trong quá trình nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp một mặt chúng tôi lấy trực tiếp từ ngoài đồng về , mặt khác chúng tôi lấy trực tiếp nhện ở tất cả các pha phát triển trong quá trình nhân nuôi ra quan sát. Mục tiêu nghiên cứu về chỉ tiêu sinh học của chúng tôi về loài nhện bắt mồi Amblyseius sp này là nhằm tìm hiểu đặc diểm hình thái , kích thước, sự kìm hãm nhện đỏ của Amblyseius sp để đánh giá khả năng nhân nuôi và ứng dụng vào biện pháp đấu trnh sinh học để phòng chống nhện đỏ hại cây trồng. 4.2.1. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Amblyseius sp Nhện bắt mồi Amblyseius sp là động vật rất nhỏ bé,mắt thường chúng ta không quan sát được các đặc điểm hình thái của nó mà phải trực tiếp quan sát dưới kính hiển vi điện tử hoặc kính lúp điện tử. Nhện bắt mồi Amblyseius sp thuộc họ Phytoseiidae. Con trưởng thành hình ovan màu nâu nhạt xen lẫn màu trắng vàng. Trưởng thành cái phần bụng tròn to, phần cuối bụng hơi cong hơn so với con đực. Nhện non tuổi 1 (larva) có 3 đôi chân, cơ thể có màu trắng vàng, lột xác lần 1 có 4 đôi chân. Trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp có hình trứng ngỗng màu hơi đậm. Kích thước các pha phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp được thể hiện ở bảng 2 Bảng 2: Kích thước các pha phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp Các pha phát dục Chỉ tiêu Kích thước Tối thiểu Tối đa Trung bình6D Trứng Chiều dài 0,167 0,2 0,185 6 0,007 Chiều rộng 0,125 0,145 0,138 60,005 Nhện non tuổi 1 Chiều dài 0,2 0,23 0,219 60,007 Chiều rộng 0,113 0,125 0,122 6 0,003 Nhện non tuổi 2 Chiều dài 0,25 0,26 0,254 60,003 Chiều rộng 0,125 0,133 0,129 6 0.002 Nhện non tuổi 3 Chiều dài 0,31 0,33 0,321 6 0,005 Chiều rộng 0,145 0,187 0,162 6 0,009 Trưởng thành cái Chiều dài 0,375 0,38 0,377 6 0,001 Chiều rộng 0,187 0,217 0,201 6 0,006 Trưởng thành đực Chiều dài 0,341 0,354 0,345 6 0,002 Chiều rộng 0,145 0,217 0,191 6 0,013 Qua bảng 2 chúng tôi thấy kích thước pha trứng của nhện bắt mồi là 0,18530,138mm. Kích thước pha nhện non tuổi 1khoảng 0,21930,122mm. Kích thước pha nhện non tuổi 3 khoảng 0,32130,162mm. Kích thước của trưởng thành cái 0,37730,2.0mm, trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng thành cái và thon đều hơn 0,3453 0,191mm. 4.2.2. Thời gian các pha phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp Quá trình nhân nuôi nhện bắt mồi Amblyseius sp được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ là 250c, 300c và điều kiện nhiệt độ trong phòng thí nghiệm trung bình là 26,60c. Qua bảng 3 chúng tôi thấy: Thời gian phát dục pha trứng của nhện bắt mồi ở ngưỡng 300c (1,3 ngày) ngắn hơn so với ở ngưỡng 250c (1,75 ngày) và ở 26,60c (1,675 ngày). Nhưng thời gian phát dục của pha trứng ở ngưỡng 250c bằng ngưỡng 26,60c. Thời gian phát dục nhện non tuổi 1 ở ngưỡng 300c ngắn hơn ở ngưỡng 250c và 26,60c Thời gian phát dục nhện non tuổi 2 ở ngưỡng 300c (1,15 ngày) bằng thời gian phát dục nhện non tuổi 2 ở ngưỡng 250c (1,30 ngày) nhưng kại ngắn hơn ở ngưỡng 26,60c (1,35 ngày) và thời gian phát dục nhện non tuổi 2 ở ngưỡng 250c bằng ngưỡng 26,60c . Thời gian phát dục nhện non tuổi 3 ở ngưỡng 300c (1,025 ngày) bằng ngưỡng 26,60c (1,075 ngày) và đều ngắn hơn so với thời gian phát dục nhện non tuổi 3 ở ngưỡng 250c (1,925 ngày). Trong điều kiện nhiệt độ 250c vòng đời của nhện từ trúng đếntrưởng thành để trứng là 7,525 ngày. Kết quả này tương tự nh­ kết quả mới đây của Nguyễn Văn Đĩnh (7,5 ngày). Vòng đời của nhện bắt mồi ở cả 3 ngưỡng nhiệt độ 250c , 300c và 26,60c đều khác nhau và vòng đời của nhện bắt mồi ở ngưỡng 300c là ngắn nhất (5,325 ngày). Ở điều kiện nhiệt độ là 250c thì tỷ lệ nở của trứng là100%, ở điều kiện nhiệt độ là 300c tỷ lệ nở của trứng là 97% và điều kiện nhiệt độ trong phòng thí nghiệm trung bình là 26,60c thì tỷ lệ nở của trứng là 96%. Bảng 3: Thời gian các pha phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp Pha phát dục Số lượng thí nghiệm Thời gian phát dục (ngày) Nhiệt độ Tối thiểu Tối đa Trung bình6D Trứng 20 1 2 1,30b60,14 300c Nhện non tuổi 1 20 0,5 1 0,75b60,12 Nhện non tuổi 2 20 1 1,5 1,15b60,11 Nhện non tuổi 3 20 1 1,5 1,025b6 Vòng đời 20 5 6,5 5,325b60,17 Trứng 20 1 2 1,75a60,14 250c Nhện non tuổi 1 20 0,5 1 0,875a60,10 Nhện non tuổi 2 20 1,5 2 1,30ab60,11 Nhện non tuổi 3 20 1,5 2 1,925a60,09 Vòng đời 20 7 8 7,525a60,16 Trứng 20 1 2 1,675a60,204 26.60c Nhện non tuổi 1 20 0,5 1 0,83a60,11 Nhện non tuổi 2 20 1 1,5 1,35a60,15 Nhện non tuổi 3 20 1 1,5 1,075a60,09 Vòng đời 20 5,5 7 6,28b60,24 Ghi chó: So sánh theo từng giai đoạn phát triển ở 3 ngưỡng nhiệt độ 4.2.3. Sức ăn của nhện bắt mồi Amblyseius sp Sức ăn của một loài thiên địch là một đặc ddieemr hết sức quam trọng. Muốn đánh giá được tốc độ săn mồi của chúng thì phải xác định được sức ăn của nó. Để đánh giá sức ăn của nhện bắt mồi Amblyseius sp chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm trên 2 công thức. Công thức 1: Thử sức ăn của trưởng thành cái nhện bắt mồi Amblyseius sp trên 4 mật độ nhện đỏ khác nhau. Công thức 2: Thử khả năng ăn trưởng thành nhện đỏ ở các pha phát dục cua nhện bắt mồi . Mục đích chính của công thức này nhăm xác định được pha phát dục nào nhện bắt mồi Amblyseius sp tiêu diệt được nhiều nhện dỏ nhất. 4.2.3.1. Sức ăn của nhện bắt mồi Amblyseius sp trên 4 mật độ nhện đỏ Ở công này chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm lấy trưởng thành cái nhện bắt mồi thả trên 4 công thức mật độ nhện đỏ khác nhau. Sau đó quan sát xem ở các mật độ thức ăn khác nhau là 5 con/lá; 10 con/lá; 15 con/lá; 20 con/láthì sức ăn của nhện bắt mồi này như thế nào. Nhện đỏ chọn làm thí nghiệm thả đồng nhát ở pha trưởng thành. Mục đích chính là đánh giá sức ăn nhện đỏ trong điều kiện nhiều và Ýt thức ăn thì nhện bắt mồi này có tốc độ ăn nh­ thế nào. Mỗi mật độ này chúng tôi tiến hành trên 10 đĩa lá . Kết quả được thể hiện ở bảng 4: Bảng 4: sức ăn của trưởngthành cái nhện bắt mồi trên 4 mật độ nhện đỏ khác nhau. Thời điểm Mật độ thả Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày 20 5.70 4.70 2.50 15 4.60 2.60 1.70 10 2.80 1.60 1.20 5 1.40 1.0 0.77 Đồ thị 1:Sức ăn của trưởng thành cái của nhện bắt mồi Qua bảng 4 và đồ thị 1 chúng tôi thấy khi mật độ nhên dỏ cao thì sức ăn của trưởng thành cái nhện bắt mồi Amblyseius sp nhiều lên nó tấn công con mồi mạnh hơn.ở 1 ngày sau khi thả chúng tôi thấy trong đĩa lá có mật độ thức ăn nhiều hơn 20con/lá thì sau một ngày nó ăn hết từ 5-6 con còn ở mật độ thấp hơn nó chỉ ăn hết từ 1-2 con. Sau 3 ngày thả chúng tôi thấy ở4 mật độ thức ăn khác nhau thì sức ăn của trưởng thành cái nhện bắt mồi này là khác nhau. Đến ngày thứ bấubthả lượng thức ăn Ýt đi thì tốc dộ ăn của nhện trưởng thành cái nhẹn bắt mồi Amblyseius sp cũng giảm dần có thể kết luận được rằng mật độ của nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus có ảnh hưởng tới sức ăn của nhện bắt mồi Amblyseius sp. Khi mật độ nhện đỏ trong quá trình điều tra gấp 5-10 lần só nhện bắt mồi thì aũng chua cần sử dụng thuốc hoá học.Đây cũng là một điều đáng chú ý của công tác bảo vệ thực vật trong việc phòng chống nhện đỏ hại cây trồng Trong quá trình điều tra và làm thí nghiệm cho thấy trong điều kiện Ýt thức ăn không những tốc độ ăn của nhện bắt mồi giảm mà thậm chí nó còn ăn chính đồng loại của mình.Đây cũng là một nguyên nhân làm cho mật độ nhện bắt mồi giảm ở trong điều kiện Ýt thức ăn. Bảng 5:Sức ăn nhện đỏ trưởng thành của các pha nhện bắt mồi Amblyseius sp trong 24 giê Giai đoạn phát triển Số lượng nhện đỏ theodõi Khả năng ăn Tối thiểu Tối đa Trung bình 6Δ Nhện non một tuổi 20 0 0 0 Nhện non hai tuổi 20 1 3 1,9560,386 Nhện non ba tuổi 20 2 4 3,1560,314 Trưởng thành đực 20 1 3 1,8560,380 Trưởng thành cái 20 4 6 5,0560,386 Ở công thức này chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm lấy nhiện bắt mồi làm thí nghiệm ở tất cả các pha phát triển trên nền thức ăn là pha thức ăn trưởng thành của nhện đỏ. Số lượng nhện đỏ thả trên mỗi đĩa lá là 20 con. Thí nghiệm này được nhắc lại 20 lần. Kết quả được trình bày ở bảng 5 Qua bảng 5 chúng tôi thấy: Trong tất cả các giai đoạn phát triển nhện non tuổi 1 không ăn. Nhện non tuổi 2có thể tiêu diệt từ 1-3 con trong một ngày. Nhện non tuổi 3 có thể tiêu diệt từ 2-4 con tong ngày. Trong tất cả các giai đoạn phát triển nhện cái có khả năng đặc biệt tiêu diệt con mồi là cao nhất 1 con trưởng thành cái có thể tiêu diệt từ 4-6 con nhên đỏ trong một ngày Nh­ vậy qua bảng chúng tôi tháy loài nhện bắt mồi Amblyseius sp có thể tiêu diệt nhện đỏ và trứng của nhện đỏ là khá lớn. Vì vạy loài nhẹn bắt mồi Amblyseius sp rất cần được quan tâm nghiên cứu, bảo vệ và phát triển ngoài tự nhiên và có thể nhân thả trong phòng chống nhện hại cây trồng. 4.2.4. Đánh giá khả năng ăn trứng nhện đỏ ở các pha của nhện bắt mồi Trứng của nhện hại là pha mà bất cứ loài kẻ thù tự nhiên nào đều thích ăn. Đồng thời pha trứng cũng là pha liên quan nhiều đến mật độ nhẹn hại sau này. Để tìm hiểu xem loài nhện bắt mồi Amblyseius sp có phải là loài thích ăn trứng của nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus hay không chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm đánh giá sức ăn trứng nhện đỏ ở các pha ủa nhện bắt mồi Amblyseius sp tiêu thụ được số lượng trứng là bao nhiêu . Làm thí nghiệm này chúng tôi thả nhện bắt mồi ở các pha phát triển của nó trong môi trường thức ăn chỉ có trứng của nhện đỏ sau đó xác định ở pha phát triển Êy nó ăn hết bao nhiêu trứng của nhện đỏ. Kết quả thu được là: Bảng 6:Sức ăn trứng nhện đỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 243.doc
Tài liệu liên quan