Tiểu luận Luật hành chính - Phân tích hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐÊ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

1. Khái niệm chung 1

1.1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1

1.1.1 Khiếu nại 1

1.1.2 Giải quyết khiếu nại 2

1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo 3

1.2.1 Tố cáo 3

1.2.2 Giải quyết tố cáo 4

2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính. 4

2.1 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân – đảm bảo pháp chế. 4

2.2 Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 6

3. Một số bình luận 9

KẾT THÚC VẤN ĐỀ 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Luật hành chính - Phân tích hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Một xã hội bình ổn là một xã hội mà ở đó có một nền pháp chế được đảm bảo ổn định và phát triển. Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Vì vậy, bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và phát triển, hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyềncủa họ trong xã hội, đặc biệt trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo là một trong các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm chung 1.1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.1.1 Khiếu nại - Khiếu nại – theo tiếng Latin là “complaint” có nghĩa là việc phàn nàn, phản ứng, bất bình của một người nào đó đối với một vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. Theo giải thích của từ điển tiếng Việt thì khiếu nại là “đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”. Về góc độ chính trị - pháp lý thì khiếu nại là một quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện bởi bộ máy nhà nước. Quyền khiếu nại được coi là “quyền để bảo vệ quyền”, được sử dụng khi quyền chủ thể của bản than công dân khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Khái niệm về khiếu nại đã được thể hiện trong một số văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên khái niệm khiếu nại chỉ chính thức được ghi nhận đầy đủ trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức, hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 2 Điều 2). Tuy nhiên, khái niệm này chỉ giới hạn những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước mà đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tức là Khiếu nại phải thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khiếu nại. Khiếu nại quyết định cá biệt, ở đây mang tính chất là khiếu nại hoạt động áp dụng pháp luật chứ không được khiếu nại quyết định quy phạm. - Chủ thể của khiếu nại là công dân, tổ chức, cơ quan- những người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm pháp luật. - Mục đích của người khiếu nại là nhằm bảo vệ lợi ích của mình. 1.1.2 Giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luậtn và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại (khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998). Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. 1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo 1.2.1 Tố cáo - Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Tố cáo được quan niệm khác nhau tùy theo mức độ, phạm vi, đối tượng tố cáo. Theo từ điển tiếng Việt thì tố cáo là “báo cáo cho mọi người hợac cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó” Về phương diện xã hội thì tó cáo thể hiện sự bất bình của người này về hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái độ, biện pháp giải quyết. Về phương diện chính trị- pháp lý thì tố cáo là quyền của công dân, là phương thức để công dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và công dân. Trong pháp luật nước ta, lần đầu tiên Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 dã quy định khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (khoản 2 Điều 2). - Đối tượng của tố cáo là những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Chủ thể của tố cáo chỉ có thể là công dân – người không có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp tới hành vi vi phạm pháp luật. - Mục đích của người tố cáo là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 1.2.2 Giải quyết tố cáo Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước là việc kiểm tra xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. -> Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp (Điều 74) mà còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong một đạo luật – Luật khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính. 2.1 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân – đảm bảo pháp chế. Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Quy định này cũng thể hiện rõ nét tính pháp chế trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Quyền đi đôi với nghĩa vụ. Từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này, pháp luật xác nhận trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước trong sạch và có năng lực cũng như bổn phận của họ trong xã hội. Trong quản lý hành chính nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo đã được tập hợp và lần đầu tiên được thống nhất quy định một cách cụ thể trong một đạo luật – Luật khiếu nại, tố cáo. Như vậy trên thực tế, luật pháp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn quy định cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tự mình kiểm tra xem xét lại các quyết định hành chính và hành vi hành chính, nếu thấy trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại,… Quy định đó có thể được coi là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hành chính. 2.2 Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bao gồm hoạt động hành chính tích cực- tổ chức, điều hành các quá trình xã hội và hoạt động mang tính chất tài phán – giải quyết các tranh chấp và những tồn tại khác phát sinh trong lĩnh vực hành chính. Thực chất của hoạt động mang tính tài phán này là hoạt động giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp một phần đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, nó là một biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính. - Sự phản ứng của xã hội qua “kênh” khiếu nại, tố cáo là nguồn thông tin quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp, tính hợp lý và sự phù hợp với thực tiễn của các quyết định quản lý, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính. Hơn nữa, tình hình khiếu nại tố cáo phản ánh thực trạng nền hành chính quốc gia, phản ánh họat động thi hành công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Khiếu nại, tố cáo được phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành , quản lý hành chính nhà nước, thực hiện quyền hành pháp. Do đó, trước hết các cơ quan hành chính nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh do chính hoạt động quản lý của mình gây ra. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của cấp dưới, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Chính qua quá trình tự kiểm tra, đánh giá mà các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền có “cơ hội” tự mình xem xét lại hoạt động của mình, phát hiện ra những quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của mình, từ đó kịp thời có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh hoặc sửa chữa các quyết định hành chính (ví dụ như hủy bỏ các quyết định hành chính bất hợp pháp,…), hoặc hành vi hành chính (tuyên hành vi hành chính bất hợp pháp; xử lý kịp thời hành vi vi phạm hành chính,..) cho đúng pháp luật để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. - Khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ của công dân, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, là hình thức để công dân tham gia quản lý nhà nước. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ với các quyền tự do khác của công dân trong mỗi quan hệ tổng hòa của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân. Việc thực hiện quyền này của công dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Khiếu nại, tố cáo là những kênh thông tin quan trọng, có giá trị chân thực, khách quan, phản ánh những bất ổn đang diễn ra trong xã hội, những mặt trái trong hoạt động của cơ quan quyền lực, qua đó góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, thanh sạch xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Do đó, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không những bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, mà còn bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước. - Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mà trọng tâm là bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân- người chủ đích thực của quyền lực nhà nước. Việc tổ chức quyền lực nhà nước dù bằng hình thức nào, phương thức nào cũng phải nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là vì nhân dân và để phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân và đâu cũng là một đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. Do đó để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dảm bảo pháp chế tất yếu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện tốt và có hiệu quả. Giải quyết tốt, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo cũng là nhân tố tích cực tác động trở lại đối với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. - Thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, công dân được tham gia vào quản lý nhà nước, cùng với các cơ quan hành chính nhà nước phát hiện ra những điều bất ổn trong xã hội. Những phản ánh rõ nét và khách quan từ khiếu nại, tố cáo cùng với quá trình thực hiện công tac giả quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan hành chính, các chủ thể quản lý hành chính rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực về quản lý hành chính, và thiết lập trật tự quản lý trong quá trình ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính thế nào cho thật phù hợp và đảm bảo pháp chế. Tóm lại, qua những phân tích trên, ta có thể khẳng định: vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước là hết sức rõ nét và quan trọng. 3. Một số bình luận Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Luật Khiếu nại, tố cáo - Từ quy định đến thực tiễn áp dụngLuật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, qua hai lần sửa đổi, bổ sung (tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XI, ngày 15/6/2004 và tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XI, ngày 29/11/2005), đã phần nào hạn chế được những bất cập, thiếu sót;, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm giải quyết của các cấp được mở rộng và cụ thể hoá hơn... Tuy vậy, qua thực tiễn áp dụng, hoạt động này vẫn còn bộc lộ không ít hạnh chế, khuyết điểm, như: chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấo, số lượng vụ giải quyết sai chiếm tỷ lệ không nhỏ, các vi phạm quy định về thẩm quyền, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo… Chẳng hạn như thực tế ở địa phương, các vụ việc phát sinh và khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp cơ sở (xã, phường) chiếm số lượng khá lớn nhưng việc thụ lý giải quyết lần đầu tại xã rất ít, hầu như cấp huyện thường phải giải quyết lần đầu. Nguyên nhân do, Chủ tịch UBND cấp xã chủ yếu làm công tác quản lý, chưa có cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết khiếu nại, các cán bộ phụ trách địa chính - xây dựng, tư pháp, văn phòng …nghiệp vụ còn hạn chế. Việc giải quyết vụ việc khiếu nại lần đầu của thủ trưởng cơ quan thuộc huyện, thủ trưởng cơ quan thuộc sở, ngành và cấp tương đương cũng rất ít. Do một số phòng ban thuộc UBND huyện, phòng ban thuộc Sở ngành không có con dấu cũng như việc không đăng ký chữ ký của thủ trưởng các cấp đó nên không thể ký, đóng dấu quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều bài viết và nhiều ý kiến nêu lên những bất cập của Luật khiếu nại, tố cáo từ quy định đến thực tiễn áp dụng. Những quy định trong Luật này và cả những văn bản hướng dẫn được ban hành kèm theo vẫn còn chung chung và có những bất cập rõ nét, khiến việc thi hành hay áp dụng luật này vào trong thực tế còn rất hạn chế, không ít trường hợp cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết còn lúng túng trong việc thụ lý đơn và giải thích pháp luật cho nhân dân. Sự chung chung của Luật được ban hành khiến nhân dân có cái nhìn chưa đúng từ khái niệm cho đến các quy định khác. Trên thực tế, đã không ít lần cơ quan hành chính khó xử khi tiếp nhận đơn của công dân là “Đơn khiếu tố”, Khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm cần phải được phân biệt, mục đích, trình tự, thủ tục giải quyết cũng có sự khác nhau, nên không thể gộp hai trong một, …v.v.v Những hạn chế, bất cập trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đó phần lớn bắt nguồn từ những quy định “chung chung” của Luật khiếu nại, tố cáo. Vậy câu hỏi đặt ra là Phải làm gì? để khắc phục được những hạn chế và bất cập đó để tạo điều kiện triệt để cho nhân dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình và để cho các chủ thể quản lý hành chính không bị vướng phải căn bệnh “lúng túng, khó xử” khi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải chăng, chúng ta nên tách bạch riêng Luật khiếu nại, tố cáo thành hai Luật riêng: Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Luật tố cáo và giải quyết tố cáo, và sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn cho những quy định trong luật này cho thật dễ hiểu và giảm thiểu sự phức tạp trong trình tự, thủ tục gải quyết khiếu nại, tố cáo. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Đồng thời cũng là cơ hội và điều kiện để công dân phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng Nhà nước, quản lý nhà nước, đảm bảo pháp chế và tănng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007, 2008. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007, 2008. 3. Luật khiếu nại, tố cáo. 4. Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. 4. Tạp chí thanh tra 5. Các website: MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHành chính học kì - Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành c.doc