Tiểu luận Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí

Nội dung quản lý đất đai nhà nước về đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam đã được hình thành và hoàn thiện dần theo tiến độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó điểm mấu chốt là bước chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đai quốc gia. Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất là bước tất yếu, khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất diễn ra theo quy hoạch, kế hoạch và kiểm soát được. Nhà nước quy định hai hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được phép và không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước qui định về chuyển mục đích sử dụng đất là nhằm đảm bảo tính thống nhất của công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gìn giữ môi trường và lợi ích chung của toàn xã hội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên (môi trường, qui luật tự nhiên ) với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học tự nhiên Khoa địa lý --------------- tiểu luận Môn: Sinh thái cảnh quan Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí Mở đầu Trước kia, khi tôi chưa được học sâu về môn học địa lý thì tôi chưa nhận thấy tầm quan trọng của quy luật địa lý đối với việc quản lý đất đai. Tuy nhiên, khi tôi đi sâu nghiên cứu về môn học này, tôi đã phần nào thấy được mối liên quan mật thiết giữa việc quản lý đất đai với các kiến thức địa lí. Như chúng ta đã biết, đất đai là môi trường sinh sống và sản xuất của con người; là nơi tàng trữ và cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản - nguồn nước phục vụ cho lợi ích và sự sống của con người. Sử dụng đất đai có ý nghĩa sẽ quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chương trình, phát triển xã hội cả trước mắt và lâu dài. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi việc sử dụng đất đai càng phải tốt hơn. Thực vậy, đất đai vô cùng quý giá song là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy, để sử dụng tốt nguồn tài nguyên vô giá này, chuyên ngành “đo đạc địa chính, quản lý địa chính và quản lý đất đai” ra đời và phát triển không ngừng trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật. Trong bài tiểu luận này, tôi xin nói về “Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lý”. Vì thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được những nhận xét, góp ý từ phía độc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phần I: Phân tích mối liên hê giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lý Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm vững và quản lý tình hình sử dụng đất; biến động sử dụng đất; sử dụng đất theo chủ trương của nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước. Nhà nước đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Việc quản lý đất đai của nhà nước chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị. Chính vì vậy, chúng ta càng hiểu biết về địa lý thì chúng ta càng vận dụng được những kiến thức đó vào việc quản lý đất đai. Từ thời cổ đại, địa lí học đã được hình thành và phát triển như một môn khoa học mô tả, được quan niệm như một loại từ điển bách khoa về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và các tài nguyên của một vùng; một nước hay cả một khu vực rộng lớn. Địa lí học ngày nay là địa lí học hiện đại chú trọng đến việc nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ giữa các thành phần, các hiện tượng và các tổng thể địa lí, các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khác hẳn với địa lí học cổ xưa chỉ nặng về mô tả. Vậy mối liên hệ giữa những kiến thức địa lí và việc quản lý đất đai là gì? Nội dung của việc quản lý đất đai là theo dõi tình hình sử dụng đất tình hình biến động đất đai về số lượng, chất lượng, mục đích sử dụng và chủ quyền của người sử dụng đất. Theo dõi sự biến động về số lượng đất bằng bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đây là các loại bản đồ cơ bản về đất đai được sử dụng thường xuyên, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Mỗi loại bản đồ đều có đối tượng thể hiện nội dung, tỉ lệ, mục đích v.v… khác nhau song đều có điểm chung là có giá trị pháp lý do được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì vậy, việc phải hiểu thật rõ những kiến thức về việc thành lập bản đồ và việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là rất quan trọng. Đó chính là cơ sở khoa học, kỹ thuật rất quan trọng để nhà nước nắm chắc và quản chặt quỹ đất quốc gia, đảm bảo cho việc phân bổ quỹ đất vào các mục đích sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao. Hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất do các cơ quan chuyên môn tiến hành theo quy định kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước đây là Tổng cục địa chính) nhằm mục đích xác định chính xác số lượng và chất lượng đất đai ở tầm vi mô (từng thửa đất, lô đất…) đến vĩ mô (quỹ đất các địa phương và tổng quỹ đất quốc gia). Do những tiến bộ của khoa học và công nghệ, hiện nay công tác khảo sát; đo đạc đất đã có những bước tiến mang tính đột biến do ứng dụng đươc những thành tựu mới nhất của công nghệ vũ trụ, công nghệ điện tử, công nghệ tin học, tin học viễn thông,… Các số liệu thu được qua khảo sát đo đạc về số lượng đất đai (vị trí, kích thước, hình thái, diện tích,…) đạt độ chính xác cao, loại bỏ được rất nhiều sai số chủ quan do con người và máy móc. Việc ứng dụng các công nghệ RS (viễn thám) GIS/LIS (hệ thông tin địa lý/hệ thông tin đất đai) và GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đã cho phép giảm đáng kể công sức khảo sát, đo đạc ngoài trời và công tác nội nghiệp, cho phép khảo sát, đo đạc ngay cả vùng rừng núi hiểm trở, khó khăn mà độ chính xác vẫn đảnm bảo. Các phép phân tích mẫu đất, phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vi lượng cơ trong đất,… với các máy điện tử sách tay thế hệ mới cho kết quả nhanh và chính xác ngay ngoài thực địa, đảm bảo xác định chất lượng đất mang tính định lượng cao. Việc đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất thông qua hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là cơ sở để nhà nước tiến hành quản lý quỹ đất quốc gia, tạo cơ sở ban đầu cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, định giá đất và tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống thông tin đất đại quốc gia, hệ thống thông tin bất động sản… Do sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, nhân tố hình thành đất, không đồng nhất về hàm lượng dinh dưỡng, các tính chất lí hóa và độ phì nhiêu, dẫn đến sự phân hóa không đồng nhất về chất lượng và giá trị của đất đai (cao hay thấp chính là ở vị trí địa lí và thuộc tính sinh thái của từng thửa đất). Chất lượng của đất phụ thuộc vào tác động của quy luật tự nhiên, các tác động từ phía con người. Đặc điểm của đất là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không phụ thuộc vào tác động phá hoại của thời gian nhưng nó chịu sự tác động của con người. Nếu hiểu rõ được bản chất cũng như có kiến thức địa lí mà sử dụng đất đúng với nguyên lí phát sinh ra nó thì sẽ trẻ hóa được nó, nếu không thì sẽ bị thoái hóa. Nội dung quản lý đất đai nhà nước về đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam đã được hình thành và hoàn thiện dần theo tiến độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó điểm mấu chốt là bước chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đai quốc gia. Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất là bước tất yếu, khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất diễn ra theo quy hoạch, kế hoạch và kiểm soát được. Nhà nước quy định hai hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được phép và không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước qui định về chuyển mục đích sử dụng đất là nhằm đảm bảo tính thống nhất của công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gìn giữ môi trường và lợi ích chung của toàn xã hội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên (môi trường, qui luật tự nhiên…) với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất và biến động quyền sử dụng đất là nội dung rất quan trọng nó chính là thủ tục hành chính. Trong quản lý nhà nước về đất đai, hệ thống này quy định cụ thể các trình tự thủ tục hành chính mà các chủ sử dụng phải thực hiện để có được tư cách pháp lý của mình và của thửa đất có liên quan đồng thời hệ thống này ghi nhận những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lí phục vụ nhà nước quản lý đất đai ở tầm vĩ mô và vi mô. Đăng ký sử dụng đất gồm 2 dạng: đăng kí lần đầu và đăng kí biến động. Để đảm bảo thực hiện đăng kí đất đai với chất lượng cao nhất, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật pháp lí của hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước hết đòi hỏi phải triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản về cơ sở pháp lý, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, phân hạng và đánh giá đất … Trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước, để quản lý đất đai một cách hợp lí, tiết kiệm, bền vững và hiệu quả cao, nhà nước cần phải sử dụng công cụ để phục vụ cho việc quản lý một cách tốt nhất. Công cụ để nhà nước quản lý đất đai bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật và hồ sơ địa chính. Để định hướng sự phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Trên cơ sở đó, vạch ra chiến lược phát triển hệ thống quản lý đất đai. Vì vậy, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất là công cụ đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển. Bốn tiêu chí trong quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất là: * Định hướng phát triển chiến lược của từng khu vực, từng địa phương. Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất phải thể hiện được sự lâu dài chính vì thế nhà quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất phải có những kiến thức sâu rộng về địa lí, tầm nhìn rộng về địa lí. * Quỹ sinh thái lãnh thổ là tổ hợp điều kiện tự nhiên trên một khu vực đất đai tương tác với nhau để tạo ra đặc thù về dòng vận hành vật chất, năng lượng trong quá trình thành tạo tài nguyên. Quản lý đất đai cần phải biết phát triển quỹ sinh thái theo xu hướng nào. Ví dụ, chè thì trồng ở Thái Nguyên, Cafe trồng ở Lâm Đồng…. Nhà địa lí cần hiểu biết về quy luật nhịp điệu (nhịp điệu ngày đêm, mùa…) và cường độ năng suất, để có được những định hướng phát triển kinh tế (Ví dụ: trồng ngô mùa vụ nào thì thích hợp?). Đó là sự khác nhau giữa những nhà địa lí và nhà kinh tế. * Tầm văn hóa ứng xử (con người - con người; con người - tự nhiên). Tầm văn hóa của nhà quy hoạch, nhà quản lý và cộng đồng cũng chính là điều rất quan trọng trong việc quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lí. * Thị trường: việc quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cần phải hiểu thị trường, mối quan hệ giữa các vùng lân cận với nhau. Chính vì vậy, cần phải hiểu được những quy luật tự nhiên, vị trí địa lí giữa các vùng với nhau. Từ những ý nghĩa kinh tế, chính trị của đất đai với cuộc sống nên các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai làm đối tượng, coi đó là nhiệm vụ cần giải quyết, chính sách pháp luật được coi là rất quan trọng. Song đất đai chỉ có thể phát huy vai trò vốn có của nó dưới tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai sẽ không phát huy được tác dụng, nếu con người quản lý sử dụng đất một cách tùy tiện, chỉ khai thác mà không thực hiện bảo vệ, cải tạo, bồi bổ. Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, quy định và tổ chức thực hiện chính sách - pháp luật đất đai của nhà nước. Nền kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến chính sách - pháp luật để quản lý đất đai của mỗi nước cũng khác nhau (ở Việt Nam thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn các nước tư bản đất đai thuộc sở hữu tư nhân) và đặc biệt là quy luật địa lí mỗi quốc gia khác nhau trên không thể sao chép từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ: Việt Nam có 3/4 diện tích đồi núi, Thái Lan phần lớn là đồng bằng dẫn đến luật đất đai khác nhau. Một công cụ để nhà nước quản lý đất đai cũng rất quan trọng chính là hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất, là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lí của đất đai. Hồ sơ địa chính là tài liệu rất quan trọng trong được sử dụng thường xuyên trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính, bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai. Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ chính xác, kịp thời, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Do đó, cần phải thông hiểu về kiến thức địa lí (biết những kiến thức về thành lập bản đồ, về các quy luật địa lí, điều kiện tự nhiên của thửa đất) để có được những thông tin chính xác nhất. Quản lý đất đai là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ môi trường, chống hủy hoại môi trường đất, đảm bảo diện tích rừng đủ để cân bằng khí hậu và phòng chống lũ lụt, chống ô nhiễm môi trường đô thị thông qua quy hoạch sử dụng đất hợp lí. Vấn đề môi trường hiện đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu được hầu hết các nước quan tâm. Nước ta cũng đã có nhiều nỗ lực giải quyết vấn đề môi trường bằng hệ thống quản lý đất đai, trước hết là bảo vệ rừng. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 327/1992/CT-TTg (15/9/1992) nhằm phủ xanh đồi núi trọc, Quốc hội đã thông qua chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, cố gắng đưa diện tích lâm nghiệp lên 16 triệu ha, che phủ 49% diện tích đất nước vào năm 2010. Các đô thị lớn ở nước ta hiện đang bị ô nhiễm nặng do các khu dân cư không được quy hoạch, cơ sở hạ tầng không đảm bảo, dân số tăng quá nhanh; hệ thống thoát nước không đủ, các sông hồ đều chứa nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nặng, hệ thống cấp nước có chất lượng thấp và không đủ cho nhu cầu sử dụng. Quy hoạch sử dụng đất sẽ tạo điều kiện qui hoạch phát triển đô thị trên cơ sở đó có thể giải quyết tốt vấn đề về môi trường, cân bằng sinh thái. Phần II: Kết luận Như vậy, chúng ta thấy rằng mối liên hệ giữa việc quản lý đất đai của nhà nước và các kiến thức địa lí rất chặt chẽ. Mối quan hệ đó là sự tác động qua lại rất là sâu sắc. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, bền vững và hiệu quả cao, cần phải có kiến thức hiểu biết về địa lý (thông tin địa lí, quy luật tự nhiên, thành lập bản đồ…) hình thành nên hệ thống thông tin địa lí, thông tin đất đai. áp dụng những kiến thức đó để quản lý đất đai hợp lí. Ngược lại, việc quản lý đất đai nhằm giúp chúng ta bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, hiệu quả và bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDLy (16).doc
Tài liệu liên quan