Tiểu luận Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội

Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết. Quá trình hình thành tiền lương theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là sự phân phối lần đầu và phân phối trực tiếp cho từng người lao động. Do vậy, người lao động có tay nghề cao, có nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội sẽ có thu nhập cao. Đó là sự hợp lý và khuyến khích làm giàu chính đáng.

Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân phối lại thông qua chính sách BHXH. Khi đó, người có năng lực hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp những người “yếu thế” hơn trong xã hội. Một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình. có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH, để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với nguyên tắc tương đồng giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao động khi làm việc có thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau này sẽ được hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già.

Bảo hiểm xã hội đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: Chính sách bảo hiểm xã hội là những nguyên tắc và biện pháp của nhà nước vè vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm đảm bảo thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng BHXH cho mọi thành viên xã hội, góp phần ổn định, công bằng và phát triển xã hội. 1.1.3 Khái niệm an sinh xã hội Các khái niệm về an sinh xã hôi ở mỗi quốc gia , mỗi khu vực trên thế giới có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì mục đích cao nhất của nó vẫn là góp phần bảo đảm đời sống và thu nhập cho mọi người trong xã hội, thuật ngữ “an sinh xã hội” mỗi nước lại sử dụng thành những từ khác nhau, mặc dù nội dung đều hiểu như nhau nhưng do được dịch từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như Bảo đảm xã hội, An toàn xã hội, Bảo trợ xã hội hoặc An sinh xã hội đối với Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có nhiều luồng ý kiến và định nghĩa về khái niệm “an sinh xã hội” của nhiều học giả khác nhau , tưu trung lại có thể khái quát về định nghĩa An sinh xã hội tại việt Nam như sau : an sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “Yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu...động viên, khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ. 1.2.Bộ phận hợp thành của an sinh xã hội. Ở Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề an sinh xã hội và các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện tại, an sinh xã hội ở Việt Nam là một ngành luật tương đối mới mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội. 1.2.1. Cứu trợ xã hội Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn. 1.2.2. Ưu đãi xã hội Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tóm lại, an sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001):  “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động... Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro, bất hạnh, ... thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận dụng toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...”. Để triển khai thực hiện chủ trương này, thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với mục đích nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, là “tấm lá chắn” cho mọi thành viên xã hội, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển bền vững. 1.2.3. Bảo hiểm xã hội Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ với những biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được quyền lợi BHXH. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. 1.3. Vai trò chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH ) đối với an sinh xã hội ( ASXH ). 1.3.1. Thực hiện chính sách BHXH, nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm... Theo phương thức BHXH, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH, một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH, cho người lao động. Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH, cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH, đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, người lao động có mức thu nhập ở mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt may... sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH, để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình. Trong hoạt động BHXH, , Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH. Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình. 1.3.2. Thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi tháng. Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giả cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý. Mức lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả cuộc đời lao động. Tương tự như vậy về chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức trợ cấp tuất một lần... cũng được cải thiện rõ rệt. Sở dĩ có được điều kiện nâng cao và mở rộng các quyền lợi của BHXH là do phương thức tài chính ở nước ta được hình thành theo cách lập quỹ và có sự tính toán điều chỉnh quan hệ đóng - hưởng trong phạm vi toàn xã hội theo những dự báo về các yếu tố kinh tế - xã hội trong tương lai. Theo phương thức lập quỹ, người lao động, trước hết phải có trách nhiệm với bản thân trong việc đóng góp lập quỹ BHXH, dành dụm cho mai sau, tránh tình trạng đẩy toàn bộ gánh nặng chi trả cho thế hệ mai sau. Mặt khác, với việc lập quỹ BHXH đã gắn kết được trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp trong cùng chính sách BHXH. Chính sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế nước ta của thế hệ đương thời theo truyền thống “con hơn cha” góp phần cải thiện rõ nét mức sống của người về hưu đã có đóng góp một phần trước đây. Vì vậy, nguồn quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ và phát triển cân đối bền vững sẽ là cơ sở để cải thiện không ngừng các chế độ BHXH nói chung và đời sống của người nghỉ hưu nói riêng. 1.3.3. Thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính sách BHXH hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng - hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao động về chính sách BHXH. Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH. Phạm vi đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng đã thu hút hàng triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, tạo sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh. Người lao động tham gia BHXH, khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực. Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Với những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình lao động, sản xuất. Việc được tham gia BHXH khi đang làm việc và được hưởng lương hưu sau này đã tạo ra cho người lao động sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào việc làm mà họ đang thực hiện. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi tuyên truyền quảng cáo tuyển dụng lao động, thì tiêu thức được tham gia BHXH cũng là một quyền lợi quan trọng thu hút được nhiều lao động. Sự an tâm của người lao động cũng như việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách BHXH đã trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, bảo đảm sự ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển. 1.3.4. BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết. Quá trình hình thành tiền lương theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là sự phân phối lần đầu và phân phối trực tiếp cho từng người lao động. Do vậy, người lao động có tay nghề cao, có nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội sẽ có thu nhập cao. Đó là sự hợp lý và khuyến khích làm giàu chính đáng. Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân phối lại thông qua chính sách BHXH. Khi đó, người có năng lực hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp những người “yếu thế” hơn trong xã hội. Một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình... có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH, để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với nguyên tắc tương đồng giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao động khi làm việc có thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau này sẽ được hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già. Bảo hiểm xã hội đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI. 2.1. Thực trạng chính sách BHXH tại nước ta hiện nay. 2.1.1.Chính sách BHXH bắt buộc + Thành tựu: 15 năm qua, BHXH Việt Nam đã giải quyết chế độ chính sách cho gần 1,2 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội thường xuyên, trợ cấp một lần cho 2,9 triệu người, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho 26,1 triệu lượt người và dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 5,7 triệu người.Năm 2009, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt hơn 9,1 triệu người, trong đó khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang chiếm tỷ trọng cao nhất với 34,9 %.Doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,6%.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,6%. BẢNG 1: TÌNH HÌNH THU BHXH 2008- 2009 Đơn vị : tỷ đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Ước thực hiện năm 2009 1 Thu đóng góp của người lao động và người SDLĐ 30.821,013 39.873,588 1.1 Thu quỹ ốm đau và thai sản 4.390,500 5.551,704 1.2 Thu quỹ TNLĐ- BNN 1.540,513 1.850,568 1.3 Thu quỹ hưu trí, tử tuất 24.879,200 29.609,134 1.4 Thu quỹ BHXH tự nguyện 10,800 65,582 1.5 Thu quỹ BHXH thất nghiệp (cả hỗ trợ ngân sách nhà nước) 2.796,600 2 Thu lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH 8.987,390 8.407,602 3 Thu từ NSNN chuyển sang chi trả trợ cấp 23.719,398 26.464,866 4 Thu khác (lỗi phạt chậm đóng BHXH) 129,139 134,600 TỔNG 63.656,940 74.880,656 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Về công tác thu, BHXH Việt Nam đã tập trung và áp dụng nhiều biện pháp tổ chức thực hiện thu, đảm bảo thu đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời và tuân thủ đúng qui định của Nhà nước, góp phần làm căn cứ giải quyết chế độ cho người tham gia được đầy đủ, kịp thời, chính xác. Năm 2009, số thu BHXH đạt 37.011 tỷ đồng, số thu BHYT là 13.174 tỷ đồng. Về chi BHXH, đến nay, ngành BHXH đang tổ chức chi trả cho hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp một lần. Số tiền chi trả mỗi năm là hàng chục nghìn tỷ đồng. (Năm 2009, chi trả 54.403 tỷ đồng). Về chi khám, chữa bệnh BHYT, do việc mở rộng quyền lợi cho người tham gia nên số lượt người khám, chữa bệnh BHYT và chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng nhanh. Năm 2009, số lượt khám, chữa bệnh BHYT là trên 88 triệu lượt người; chi phí khám, chữa bệnh là 14.499 tỷ đồng. + Hạn chế: Tuy nhiên, đến nay số đối tượng tham gia BHXH còn ít, năm 2008 mới có khoảng 19% lực lượng lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH hưu trí- tử tuất vẫn chưa đảm bảo cân đối dài hạn. Theo nguồn tin của BHXH Việt Nam, năm 2008, số người tham gia BHXH đạt gần 8,6 triệu người, tăng 6,4% so với năm 2007, số lao động tham gia BHXH tăng chủ yếu trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài và hợp tác xã. Riêng số người tham gia BHXH tự nguyện đến cuối năm 2008 mới có 6,110 người, trong đó trên 80% là số người trước đó tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2008, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHXH được gần 30.821 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2007, trong đó thu quỹ ốm đau và thai sản4.390 tỷ đồng; quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp1.540 tỷ đồng; quỹ hưu trí và tử tuất trên 24.879 tỷ đồng. Nhưng, tình trạng nợ , chậm đóng BHXH vẫn còn nan giải. Năm 2009, số tiền nợ đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc là 2.093,7 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 43,46% , doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 32,96% , khu vực hành chính sự nghiệp chiếm 3,68%. 2.1.2. Chính sách BHXH tự nguyện + Thành tựu: Bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2008, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đã có trên 34 nghìn người tham gia BHXH tự .Đối với BHXH Việt Nam thì đây là một “thị trường” to lớn và đầy tiềm năng, đông đảo về đối tượng, đa dạng về điều kiện, hoàn cảnh và khả năng kinh tế. Và đây cũng là một “thị trường” hoàn toàn mở  đối với người lao động trong cả nước. Vấn đề còn lại đối với nhà tổ chức là các chính sách tiếp cận, thuyết phục, tìm giải pháp khả thi trong thực hiện để đông đảo người lao động thuộc khu vực này có thể dễ dàng tham gia. BHXH tự nguyện được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích. Bởi hiện nay, nhiều người vẫn mang nặng tâm lý muốn có chế độ ổn định khi hết tuổi lao động (lương hưu). Vì vậy, một khi mọi người lao động đều được hưởng lương hưu, chắc chắn, áp lực về công việc trong khối doanh nghiệp Nhà nước sẽ được giảm đáng kể. người lao động cũng sẽ yên tâm làm việc ở mọi thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đinh. Riêng đối với BHXH Việt Nam, khi triển khai BHXH tự nguyện, quỹ BHXH tự nguyện sẽ có nguồn thu rất lớn và là nguồn tài chính quan trọng, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước. + Hạn chế: Thực tế, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện rất thấp, nhiều địa phương chưa có người tham gia, đến hết năm 2008, cả nước mới chỉ có 6,110 người tham gia BHXH tự nguyện, với số thu 10,800 tỷ đồng. Về BHXH tự nguyện - ở hầu hết các địa phương việc triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, đối tượng tham gia loại hình này chủ yếu sống ở vùng nông thôn, thu nhập thấp, không ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn, đa phần là những cán bộ không chuyên trách cấp xã, người lao động tự do, người tham gia BHXH đã nghỉ việc nhưng chưa đủ 20 năm nên còn bảo lưu thời gian, chưa hưởng chế độ 1 lần. Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động về loại hình BHXH này còn nhiều hạn chế, chưa sâu rộng, cụ thể, thiếu hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, làng nghề, các cơ sở dịch vụ… 2.2.Vấn đề nợ đọng và chậm đóng BHXH Nợ đọng và chậm đóng BHXH ở Việt Nam hiện nay vẫn là một hiện tượng phổ biến , năm 2009, số tiền nợ đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc là 2.093,7 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 43,46% , doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 32,96% , khu vực hành chính sự nghiệp chiếm 3,68%. BẢNG 2: TÌNH HÌNH CHẬM ĐÓNG, NỢ BHXH 2008 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng STT Đối tượng Năm 2008 TỶ LỆ (%) Năm 2009 TỶ LỆ (%) A BẢO HIỂM XỂ HỘI BẮT BUỘC 2.286,2 2.093,7 1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77,0 3,68 2 Ngoài công lập 12,6 0,55 11,5 0,55 3 Xã, Phường, Thị trấn 20,7 0,91 14,0 0,67 4 Doanh nghiệp Nhà Nước 465,7 20,37 382,0 18,25 5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 724,7 31,70 690,0 32,96 6 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 926,3 40,52 910,0 43,46 7 Hợp tác xã 8,2 0,36 7,0 0,33 8 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 1,0 0,04 0,7 0,03 9 Đối tượng khác 1,7 0,07 1,5 0,07 B BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 55,4 TỔNG CỘNG 2.286,2 2.149,1 Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã bị khởi kiện do trốn tránh nghĩa vụ BHXH... và nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp đã đến kỳ quyết toán nhưng không chịu dồn tiền trả nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động, tháng sau chồng lên tháng trước , điều này lại là do người sử dụng lao động luôn tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Một thực tế nữa cho thấy quá trình cải cách thể chế, chính sách an sinh xã hội thì các chế tài xử lý vi phạm pháp luật BHXH đã được đề ra khá chi tiết và đầy đủ . Tuy nhiên, mức xử phạt vi phạm hành chính còn khá thấp, khả năng cưỡng chế luật pháp và tính khả thi của các biện pháp thực hiện còn chưa cao , một ví dụ cụ thể như lãi suất chậm đóng của nợ BHXH luôn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng , mức xử phạt nợ, chậm đóng BHXH dù đã được nâng cao trong Nghị định 86/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 135/2007/NĐ-CP, nhưng vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức ngăn chặn việc trục lợi trong việc chậm đóng BHXH. Đây cũng chính là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trốn tránh và nợ đọng BHXH tại các doanh nghiệp Ngoài ra, một lý do khác nữa, đó là vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là các cơ quan chức năng có thẩm quyền, trách nhiệm trong vấn đề này chưa tiến hành một cách tích cực, thậm chí thờ ơ, khiến doanh nghiệp, đơn vị nợ đọng BHXH càng có cơ hội tái diễn vi phạm dẫn đến tình trạng quyền lợi của người lao động không được đảm bảo đầy đủ khi có rủi ro xảy ra hoặc họ về hưu , không ổn định được hệ thống an sinh xã hội khi có rủi ro lớn , bất thường xảy ra. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020. ASXH ở nước ta gồm có ba bộ phận chính, là BHXH, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội. Dù có cách phân loại có khác nhau, nhưng trong hoạt động ASXH, nhóm đối tượng có công với đất nước vẫn là một trong những nhóm đối tượng tác động của ASXH (với đúng “sứ mạng” của ASXH là nhằm “đảm bảo” cuộc sống cho họ). Chỉ có điều, khác với các nhóm đối tượng khác, kinh phí hỗ trợ các nhóm đối tượng có công với đất nước, chủ yếu từ ngân sách nhà nước Có thể nói những mục tiêu và định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011 - 2020 vừa là nội hàm và vừa là mục tiêu của ASXH. Nói cách khác, ASXH vừa là mục tiêu hướng tới của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là những nội dung, những định hướng, những hoạt động cụ thể của các chính sách này. Những định hướng chiến lược này nhằm hướng tới một nền ASXH cho toàn dân, bền vững với đa tầng, đa lớp và đa hình thái, phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới hiện đại. 3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội. 3.2.1. Cải thiện một số các chính sách , luật BHXH Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi, hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển chính sách BHXH hiện hành, xem xét điều kiện kinh tế – xã hội và tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các chế độ ASXH, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo mọi người dân đều có quyền được hưởng  Xây dựng chiến lược phát triển BHXH, mở rộng đối tượng tham gia BHXH buộc, đặc biệt là đối tượng làm công ăn lương trong khu vực doanh nghiệp tư nhân để đạt khoảng 90% đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2015. Việc thu BHXH bắt buộc phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ; chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi người lao động và đảm bảo khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai. 3.2.2. Giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng và chậm đóng BHXH. Đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận lý thuyết bảo hiểm xã hội Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội.doc
Tài liệu liên quan