Tiểu luận Móng cọc Ma sát âm

Khi cọc được đóng xuyên qua (đặt vào) lớp đất bồi tích đang trong quá

trình cố kết, sự di chuyển xuống của đất xung quanh cọc gây ra lực kéo xuống trong

cọc. Lực kéo xuống còn gọi là sức kháng âm (ma sát âm). Sức kháng âm là sự

ngược lại của sức kháng lên dọc theo thân cọc. Sức kháng âm làm gia tăng tải dọc

trục và rất đáng kể đối với cọc dài xuyên qua lớp đất có tính nén lún cao. Vì vậy,

nguy cơ gây ra sức kháng âm phải được quan tâm trong quá trình thiết kế cọc. Nên

tránh dùng cọc xiên trong những vùng đất cótính nén lún cao, vì ma sát âm sẽ gây

lực uốn lên cọc, có thể làm phá hoại và hư hỏng cọc.

Cần phải tiến hành tính toán lún để xác định tổng độ lún của đất xung

quanh sau khi đóng cọc. Tổng độ lún tương đốigiữa đất và cọc đủ để tạo nên ma

sát âm là khoảng 10mm đến 12mm.Ứng với dịch chuyển này, ma sát hông xung

quanh cọc huy động đến giá trị tối đa. Sức kháng âm không thể lớn hơn giá trị cực

đại này bởi khi vượt qua nó, đất sẽ trượt dẻo xung quanh cọc. Việc quan trọng trong

tính toán thiết kế cọc chịu ma sát âm là xác định được độ sâu mà ở vị trí đó cọc

không bị ảnh hưởng của sức kháng âm, nghĩa là xác định vị trí mặt phẳng trung hoà.

Ở bên dưới mặt phẳng trung hoà này, sức kháng hông mới tiếp nhận chống đỡ tải

trọng đứng.

pdf92 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Móng cọc Ma sát âm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMóng cọc ma sát âm.pdf