Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến hình thành nhân cách của các sinh viên. Họ sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ là nhưng sinh viên được sống trong gia đình rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, song họ vẫn có định hướng giá trị nhân cách lệch lạc, không đúng theo mong muốn của gia đình và xã hội. Một số sinh viên phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên mà có, để hoàn thiện nhân cách đòi hỏi quá trình hoạt động tích lũy kinh nghiệm là rất quan trọng của từng cá nhân.
Nhân cách tốt và hoàn thiện sẽ giúp cho sinh viên nhận thức đúng và hành động đúng theo những chuẩn mực của xã hội. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị, là những người chủ tương lai của đất nước sau này vì vậy cần rèn luyện cả đức và tài cho sinh viên.
Các kiểu nhân cách của sinh viên
Dựa trên cơ sở đo các định hướng giá trị, hứng thú, mục đích học tập của sinh viên, các nhà nghiên cứu đưa ra cách phân kiểu khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà xã hội học Mĩ (G. Đavít Gottolit và B. Khotkinxto). Các tác giả đã nghiên cứu thái độ của nam, nữ sinh viên đối với học tập và chia thành bốn kiểu nhân cách (W,X,Y,Z).
Kiểu “W”: Họ học tập để chuẩn bị nghề tương lai, không quan tâm đến lĩnh vực tri thức xã hội của trường đại học, mặc dù có đôi khi tham gia vào đời sống xã hội trường. Họ chỉ thực hiện các bài tập theo yêu cầu, chỉ cần đạt điểm trung bình sao cho khỏi bị đúp. Ngoài sách bắt buộc, họ chỉ đọc những tài liệu theo ý thích mà không có liên quan đến việc học. Họ học vì nghề nghiệp.
Kiểu “X”: Những sinh viên này tìm tòi những môn học mà họ coi là những tri thức về cuộc sống nói chung trên cơ sở lựa chọn riêng của cá nhân. Họ rất quan tâm đến thế giới tư tưởng và sách,... Họ đã nêu ra: việc học đại học để thỏa mãn lòng khát khao tri thức và kinh nghiệm sống.
Kiểu “Y”: Họ gần với loại X, họ cố gắng đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi. Họ tự nguyện tham gia vào các hội khác và việc tự quản của sinh viên. Họ coi tập thể dù không phải lĩnh vực cơ bản nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cá nhân họ.
Kiểu “Z”: Họ chú ý đến các hình thức xã hội của trường đại học hơn bản thân các khoa học. Học gắn bó với trường, tham gia và cố gắng trong các hoạt động xã hội và thích hội họp, gặp gỡ [9, 89 - 90].
Vậy, việc nghiên cứu phân kiểu nhân cách của sinh viên có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục sinh viên đại học.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên
1.2.1. Sinh viên và đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
1.2.1.1. Sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh Student có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó dùng nghĩa tương đương với student trong tiếng Anh, etudiant trong tiếng Pháp.
Thuật ngữ sinh viên đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng chính thức vào thời kỳ xuất hiện và phát triển các trung tâm giáo dục đại học tổng hợp trên thế giới như trường Đại học Ooxxpho (Anh) năm 1168; Đại học Pari (Pháp) năm 1200, Đại học Praha (Secxlovakia) năm 1348... [9, 57 - 58].
Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt gồm hàng triệu sinh viên trên thế giới, nhóm này rất cơ động mà mục đích hoạt động của nó được tổ chức theo một chương trình nhất định của việc chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội và nghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nhóm xã hội đặc biệt này có nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội.
Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể được xác định về ba phương diện sinh lý, tâm lý và xã hội. Theo quy định của trường Đại học thì lứa tuổi sinh viên hiện đại là từ 18 đến 23 tuổi nghĩa là nó trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi) mà giai đoạn thứ nhất của tuổi thanh niên từ 15 đến 17, 18 tuổi còn là học sinh trường phổ thông. Đa số sinh viên khối một có độ tuổi dưới 20 tuổi. Điều này khác với sinh viên nước ta sau năm 1975 có tuổi trung bình cao hơn do nhiều sinh viên từ quan đội trở về học [9, 58].
Khi xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên của nó là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là quá trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp.
Khi xác định cấu trúc xã hội có giai cấp và các thành phần của nó thì phải xuất phát từ những dấu hiệu cơ bản của giai cấp và nhóm xã hội mà dấu hiệu quan trọng nhất là vị trí trong hệ thống nhất định của nền sản xuất. Giới sinh viên không có vị trí độc lập trong các tổ chức lao động sản xuất của xã hội nên không phải là một giai cấp. Vị trí thực của sinh viên trong xã hội chưa có mà còn phụ thuộc vào nhiều giai cấp, một tầng lớp nào đó, ở thành thị hay nông thôn có sự khác biệt về điều kiện sống, về hoàn cảnh xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của B. G. Ananhev thì: lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn.
Sinh viên có chức năng chủ yếu là bổ sung cho đội ngũ trí thức - là tầng lớp có trình độ nghề nghiệp cao trong xã hội. Họ thực hiện tích cực vai trò là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ những chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức.
1.2.1.2. Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị cũng giống với sinh viên các ngành khác trong các trường đại học khác. Họ đều là những học sinh tốt nghiệp trường trung học phổ thông và để được học trong mái trường đại học những học sinh này đều phải trải qua kỳ thi đại học và sau khi đủ tiêu chuẩn họ mới được nhập học.
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị có một số đặc điểm sau:
Một trong những đặc điểm quan trọng là nhất của sinh viên là sự tự ý thức. Đó là ý thức và sự tự đánh giá của mỗi sinh viên về hành động, tư tưởng tình cảm, phong cách đạo đức, tư tưởng và động cơ của hành vi, sự đánh giá toàn diện về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thức cùng với hình thành sau này. Một trong các thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá của nhân cách thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Từ đó hình thành lòng tự tin, tự trọng phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của sinh viên.
Đặc điểm thứ hai là định hướng giá trị của sinh viên. Đây là một trong những yếu tố hình thành nên động cơ hoạt động của sinh viên. Đó là những giá trị nhân cách, những giá trị nghề nghiệp mà sinh viên hướng tới. Mỗi sinh viên hiện nay có định hướng đến các giá trị phát triển cái tôi, thể hiện nhu cầu tự khẳng định, thái độ đối với bản thân, khả năng của bản thân phát triển khá cao.
Đặc điểm thứ ba là mỗi sinh viên đều có một kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp. Kế hoạch đường đời là một hoạt động vì nó được kết nối trước tiên khi lựa chọn nghề nghiệp. Việc lựa chọn nghề nghiệp đối với sinh viên là thể hiện trình độ đạo đức.
Đặc điểm thứ tư là sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị đều có chung một nhu cầu học tập các môn lý luận chính trị. Trong quá trình học tập mỗi sinh viên đều phải cố gắng tích lũy kiến thức những môn chuyên ngành để sau này còn phụ vụ cho nhu cầu làm việc. Được học tập trong cùng một môi trường dưới sự hướng dẫn, dạy bảo của các thầy, cô giáo có kinh nghiệm và phẩm chất tốt. Cơ hội tích lũy kiến thức là như nhau bởi sự truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ sảo của thầy, cô là như nhau, còn việc lĩnh hội đến đâu là phụ thuộc vào khả năng của bản thân chủ thể nhận thức.
Đặc điểm cuối cùng là các sinh viên này đều có hạn chế trong giao tiếp, thiếu năng động. Đây là một trong những yếu điểm của sinh viên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân và sự uốn nắn của những người xung quanh.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên
1.2.2.1. Nhân tố di truyền, bẩm sinh.
Tục ngữ ta có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”.
Hẳn đây là quan niệm dân gian đã có từ xa xưa để đánh giá vai trò vô cùng quan trọng của yếu tố di truyền, bẩm sinh có tính chất tiền định về “số phận, tích cách” (nhân cách) của con người. Vậy nhân tố di truyền, bẩm sinh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên như thế nào?
Trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta dễ nhận thấy rằng người châu Âu da trắng, mắt xanh, người châu Phi da đen, tóc xoăn thì con cái của họ ngay khi sinh ra đã giống bố mẹ. Đây là sự truyền lại từ thế hệ cha mẹ cho con cái những đặc trưng sinh học nhất định của nòi giống, được ghi lại trong một chương trình độc đáo bởi hệ thống gen di truyền. Gen là vật mang di truyền những đặc điểm sinh học của giống loài trong quá trình tồn tại, phát triển theo con đường tiến hóa tự nhiên. Di truyền những đặc trưng sinh học của cha mẹ truyền lại cho con cái không phải chỉ biểu hiện một cách hữu hiệu khi đứa bé mới sinh ra mà có thể có những mầm mống, tư chất sau một thời gian mới bộc lộ thành dấu hiệu của một năng khiếu như: Hội họa, thơ ca, toán học v.v... hoặc thiểu năng trong những lĩnh vực cần thiết đối với cuộc sống cá nhân. Còn bẩm sinh là những thuộc tính, đặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới sinh. Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người bao gồm cấu trúc, giải phẫu cơ thể, và những đặc điểm sinh học riêng như màu da, màu tóc, vóc dáng, thể trạng, các tư chất của hệ thần kinh v.v... Trước hết, nó đảm bảo cho con người phát triển đồng thời cũng giúp cho cơ thể con người thích ứng được với những biến đổi của các điều kiện sinh tồn.
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng những mầm mống, tư chất để phát triển thành năng lực và phẩm chất về một lĩnh vực hoạt động nào đó: Toán học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc... mang tính bẩm sinh, di truyền phản ánh sự kế thừa tài năng. Điều này thể hiện ở một số gia đình, xuất hiện liên tục người tài trong các thế hệ nối tiếp nhau. Tuy nhiên di truyền, bẩm sinh chỉ là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý, nhân cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Những đứa trẻ có gen di truyền về một lĩnh vực hoạt động nào đó sẽ sớm bộc lộ thiên hướng về lĩnh vực hoạt động đó. Song để trở thành một tài năng cần phải có môi trường thuận lợi và sự hoạt động tích cực của cá nhân.
Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên, chúng ta cần quan tâm đứng mức yếu tố di truyền, bẩm sinh đó là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò tiền đề phát triển một số phẩm chất, năng lực của nhân cách. Tất nhiên, nếu chúng ta quá coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa, đánh giá cao nhân tố di truyền sinh học thì sẽ vi phạm sai lầm khi phân tích, so sánh, đánh giá vị trí, vai trò, tác động của môi trường, hoàn cảnh của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
1.2.2.2. Nhân tố nhà trường
Nhà trường là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên. Nhà trường không đơn giản chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho đối tượng được giáo dục, đây còn là nơi để bản thân mỗi sinh viên học hỏi cả về kiến thức và đạo đức. Môi trường nhà trường là một môi trường thuận lợi để mỗi sinh viên rèn luyện để ngày càng hoàn thiện nhân cách hơn theo những yêu cầu của xã hội.
Trong nhà trường, người giảng viên sử dụng phương pháp, phương tiện, nội dung giảng dạy được lựa chọn, tổ chức một cách khoa học nhất giúp cho mọi cá nhân chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, những giá trị xã hội của nhân loại bằng con đường ngắn nhất.
1.2.2.3. Nhân tố gia đình
Những nghiên cứu về nhân cách trong tâm lý học cho thấy, định hướng giá trị nhân cách của sinh viên, nằm trong cấu trúc của xu hướng nhân cách. Nó chịu ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội và các yếu tố xã hội khác. Song mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng ở mức độ mạnh yếu khác nhau. Trong số các yếu tố này thì yếu tố gia đình có mức độ ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến giáo dục nhân cách của sinh viên.
Gia đình ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách của sinh viên ở những khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa các thành viên trong xã hội, những người con với cha mẹ của mình là những tác động qua lại diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Đa phần khi trở thành sinh viên thì tác động qua lại trong gia đình giảm đi do những sinh viên phải lên thành phố hay ở trọ, phải xa nhà để học tập. Trong gia đình của mình những sinh viên nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên ngay từ khi còn nhỏ. Hầu như những sinh viên đều lấy bố mẹ, ông bà hay anh chị mình làm biểu tượng, hình mẫu cho sự phấn đấu và hoàn thiện nhân cách của mình.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh mà dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời gian dạy những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn bé, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình. Với thực trạng hiện nay rất nhiều sinh viên ở các thành phố, con nhà giàu bị thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, những sinh viên này không biết làm bất cứ một công việc nào cho dù là những công việc tự phục vụ nhu cầu của bản thân hay những công việc nhà đơn giản mà đáng lẽ ra ở lứa tuổi này họ bắt buộc phải biết làm để chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng sống cần thiết khi chuẩn bị một cuộc sống độc lập của những người trưởng thành. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự khẳng định cái tôi độc lập của các sinh viên.
Thứ hai, các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của sinh viên. Nếu trong một gia đình luôn biết cách dạy bảo, nhắc nhở, phê bình hay khen thưởng thì sẽ giúp ích rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách. Ngược lại, nếu bố mẹ thường xuyên sử dụng các hình thức giáo dục ít tính tích cực hơn trong quá trình dạy con ở gia đình như: không bao giờ trách phạt khi mắc lỗi; không bao giờ động viên, khen thưởng các em khi các em đạt được điểm tốt hay làm được công việc có ích; một số em còn được giáo dục theo cách “yêu cho roi, cho vọt...”; ít dành thời gian quan tâm đến con sẽ gây ảnh hưởng trên con đường hình thành nhân cách của sinh viên.
Như vậy, nếu được sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học (bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm...), gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì việc phát triển nhân cách của các sinh viên sẽ phát triển lệch lạc.
Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến hình thành nhân cách của các sinh viên. Họ sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ là nhưng sinh viên được sống trong gia đình rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, song họ vẫn có định hướng giá trị nhân cách lệch lạc, không đúng theo mong muốn của gia đình và xã hội. Một số sinh viên phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân.
Như vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục nhân cách, trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình. Do vậy, việc xây dựng một lối sống, sự quan tâm đúng mực của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần thiết để hình thành định hướng giá trị nhân cách đúng đắn của các em. Gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục nhân cách cho các sinh viên, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục nhân cách của con em mình cho nhà trường và xã hội.
1.2.2.4. Hoạt động và giao tiếp
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là con đường quyết định trực tiếp sự hình thành nhân cách. Thông qua hoạt động sinh viên lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội – lịch sử để hình thành nhân cách. Trong quãng thời gian là sinh viên thì hoạt động học tập là hoạt động chủ yếu, bên cạnh đó còn rất nhiều các hoạt động khác như: hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi, giải trí... Mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở sinh viên cần phải có những phẩm chất nhất định. Khi tích cực tham gia vào các hoạt động sinh viên sẽ hình thành nên những phẩm chất đó.
Qua hoạt động sinh viên chuyển hóa phẩm chất, năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nhờ có hoạt động của sinh viên mà tác động của nhà giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức mới trở nên có hiệu quả. Cho nên chỉ khi nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động đa dạng bao nhiêu thì nhân cách của sinh viên càng phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu.
Hoạt động quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, nên cá nhân càng tích cực, tự giác tham gia vào các dạng hoạt động đa dạng bao nhiêu thì nhân cách càng phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu. Đồng thời, sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên phuc thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Để hình thành nhân cách, cá nhân phải tham gia vào các hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của hoạt động chủ đạo.
Hoạt động của con người luôn mang tính xã hội, tính cộng đồng nghĩa là hoạt động luôn đi với giao tiếp. Do đó cùng với hoạt động, giao tiếp cũng là con đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội, không có xã hội nếu không có giao tiếp. Đối với cá nhân nói chung và sinh viên nói riêng, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển nhân cách. Nếu sinh viên mà không có giao tiếp hoặc giao tiếp quá nghèo nàn, hạn chế thì nhân cách không thể hình thành, phát triển được. Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Đồng thời qua giao tiếp, sinh viên sẽ đóng góp tài lực của mình vào kho tàng văn hóa chung. Qua giao tiếp, sinh viên sẽ nhận thức được mình, đối chiếu so sánh mình với người khác, với các chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành độ giá trị - xúc cảm nhất định đối với bản thân mình. Như vậy, giao tiếp đã giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng cá nhân sinh viên.
Chương 2. Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách
cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Để đưa ra những giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trước hết chúng ta có thể hình dung sự phát triển nhân cách của sinh viên trong mái trường Đại học bao gồm những giai đoạn khác nhau:
Vào năm thứ nhất, người sinh viên chưa có những phẩm chất nghề nghiệp thuộc một ngành nhất định. Họ là con em thuộc các dân tộc, các tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thôn và thành thị. Do đó, các yếu tố bẩm sinh di truyền đã được biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của trường phổ thông, của các phong tục tập quán địa phương và những điều kiện sống, sinh hoạt của gia đinh và xã hội. Vào trường đại học, họ đã có một số phẩm chất tương đối ổn định đại biểu cho lối sống của tầng lớp, giai cấp và của địa phương mình. Cho nên, trong tập thể sinh viên thường có va chạm mạnh do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ.
Đến năm thứ hai, sinh viên đã quen với hầu hết các hình thức giảng dạy và giáo dục ở đại học. Quá trình thích ứng đối với hoạt động học tập về cơ bản đã hoàn thành. Do tích lũy được tri thức chung mà nhu cầu văn hóa rộng rãi được hình thành.
Bước sang năm thứ ba, hứng thú hoạt động khoa học và học tập chuyên môn được phát triển theo chiều hẹp và sâu của ngành nghề đã chọn. Những phẩm chất có liên quan và phù hợp với nghề nghiệp tương lai được phát triển mạnh.
Chuyển sang những năm cuối (năm thứ tư, thứ năm), sinh viên thực sự tập hợp làm những công việc của người chuyên gia khi đi thực tập ở các cơ sở thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Hiệu quả đào tạo thể hiện rõ ở người sinh viên sắp ra trường. Toàn bộ nhân cách của họ phát triển sát với mục tiêu đào tạo và gần mẫu người chuyên gia thuộc một ngành nghề nhất định. Nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động.
Dựa vào căn cứ trên, tác giả xin trình bày một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2.1. Hình thành môi trường xã hội tích cực trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Mạnh Tử (372 – 289 TCN) nhà giáo dục nổi tiếng Trung Hoa cổ đại khẳng định rằng: “Nơi ở làm thay đổi tính nết, việc ăn uống làm thay đổi cơ thể. Nơi ở quan trọng lắm thay”. Rõ ràng quan niệm dân gian cũng như tư tưởng của nhiều nhà giáo dục từ xưa đã khẳng định “nơi ở” hiểu theo nghĩa rộng là môi trường, hoàn cảnh có tác động hầu như là quyết định đến việc hình thành nhân cách con người.
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn lao đến đời sống và nhân cách con người nói chung và sinh viên nói riêng. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường xã hội, đó là điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa v.v...
Hoàn cảnh được biểu hiện là một yếu tố hoặc là một môi trường nhỏ hợp thành của môi trường lớn, môi trường nhỏ tác động trực tiếp, mạnh mẽ, quyết liệt trong một thời gian, không gian nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách, ví dụ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoàn cảnh bệnh tật, ốm đau v.v... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì môi trường xã hội (trong đó có gia đình, bạn bè, tập thể lớp, trường v.v...) thông qua các mối quan hệ vô cùng phong phú có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Trên thế giới có khoảng hơn hai mươi trường hợp những đứa trẻ mới sinh không may bị lạc vào rừng và được thú rừng nuôi, sau đó may mắn quay lại với xã hội loài người nhưng đều chất yểu sau khi trở thành con người thực thụ [3]. Do đó chỉ có sống trong quan hệ xã hội mới có thể hình thành và phát triển được nhân cách.
Mỗi một con người ngay từ khi mới sinh ra đã phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá trình phát triển thể chất, tinh thần của cá nhân. Môi trường xã hội với với các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, v.v... Đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, v.v... chiều hướng phát triển của cá nhân. Thông qua hoạt động và giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài người, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách của mình.
Tác động của môi trường xã hội đối với sự phát triển của cá nhân là vô cùng mạnh mẽ, phức tạp, có thể rất tốt hoặc rất xấu, có thể cùng chiều hay ngược chiều, chủ yếu là theo con đường tự phát. Nó có mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay không trong quá trình phát triển nhân cách tùy thuộc phần lớn vào trình độ được giáo dục, đó là ý thức, niềm tin, lý tưởng, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu cải biến môi trường cá nhân. Chính vì vậy, C.Mác đã khẳng định: Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.
Con người luôn là một chủ thể có ý thức, tùy theo lứa tuổi và trình độ được giáo dục chứ không hoàn toàn bị động bởi những tác động xấu của môi trường xã hội làm biến đổi nhân cách tốt đẹp của mình. Ca dao, tục ngữ của ta cũng đã có câu ca ngợi những con người có khi phải sống trong những môi trường, hoàn cảnh thấp kém nhưng phẩm chất nhân cách vẫn không hề hoen ố: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Ngay cả khi con người sống trong môi trường hoàn cảnh gia đình, nhưng nhân cách của họ phát triển phát triển theo hướng khác nhau. Như vậy, trong sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường xã hội cần chú ý đến hai mặt của vấn đề:
Thứ nhất, là tính chất tác động của môi trường hoàn cảnh vào quá trình phát triển nhân cách.
Thứ hai, là tính tích cực của nhân cách tác động vào môi trường, hoàn cảnh nhằm điều chỉnh, cải tạo nó phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình.
Có thể khẳng định ảnh hưởng to lớn của yếu tố môi trường đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa của vai trò môi trường xã hội là phủ nhận vai trò của ý thức, sáng tạo của chủ thể, đó là sai lầm về nhận thức luận.
2.2. Môi trường gia đình
Bất cứ cá nhân hay một sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị của trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan tam ly kh6.doc