Tiểu luận Một số vấn đề về phá sản doanh nghiệp

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU trang 1

THỰC TRẠNG – VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT trang 2

A.Nhận thức chung về phá sản trang 2

B.Khi xem xét về phá sản cũng cần phân biệt sự giống và khác nhau giữa phá sản và giải thể: trang 3

C. Giải quyết việc phá sản theo pháp luật hiện hành (thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp) trang 4

I.Những đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: trang 4

II.Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thủ tục tuyên bố phá sản: trang 7

III.Hội nghị chủ nợ: trang10

IV.Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trang 10

V.Tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp trang 11

VI.Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trang 11

C. Kết luận trang 12

I/ Thực tiễn phá sản doanh nghiệp ở nước ta trang 12

II/ Một số kiến nghị của bản thân góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp trang 14

III/ Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và vấn đề xử lý vi phạm trang 16

KẾT LUẬN trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 19

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về phá sản doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Giải quyết việc phá sản theo pháp luật hiện hành (thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp) I.Những đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: *Đối tượng có quyền: -Chủ nợ có bảo đảm một phần: là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. -Chủ nợ không có bảo đảm: là chủ nợ có khoản nợ không bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba. -Người lao động: Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lượng, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi chứa có tổ chức Công đoàn) có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. -Đối với công ty hợp danh: Theo điều 18 Luật phá sản (khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh). Điều 18. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh 1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này. -Đối với Doanh nghiệp nhà nước: Theo điều 16 luật phá sản (khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp). Điều 16. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước 1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này. -Đối với công ty Cổ phần: Theo điều 17 Luật phá sản (khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty). Điều 17. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần 1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Luật này. *Đối với nghĩa vụ: Theo điều 15 Luật phá sản (khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã). Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: 1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã; c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. 3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này. 4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây: a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận; b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được; d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp; g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật. 5. Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. II. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thủ tục tuyên bố phá sản: Thẩm quyền của tòa án:. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh thành phố. Toà án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận đó. Những người có quyền nộp đơn: - Chủ nợ - Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động. - Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước - Các cổ đông công ty cổ phần - Thành viên hợp danh công ty hợp danh. Những người có nghĩa vụ nộp đơn: - Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. ▪ Hồ sơ cần thiết: I. Người nộp đơn là chủ nợ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ của ngời làm đơn; c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán; đ) Quá trình đòi nợ; e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. II. Người nộp đơn là người lao động 1. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn; c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động; đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. III. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản 1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã; c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. 3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản. 4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây: a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận; b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được (mẫu 1). d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 2). đ) Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 3). e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp; g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật. IV. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước 1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực. V. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần 1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e . VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh 1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đợc thực hiện: ▪ Thời gian giải quyết: - Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ. - Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản. - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết. - Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ. ▪ Địa điểm tiếp nhận: - Tổ thụ lý, Văn phòng TAND ĐỊA PHƯƠNG III.Hội nghị chủ nợ: Hội nghị chủ nợ là cơ quan quyền lực cao nhất của các chủ nợ do Tòa án triệu tập và chủ trì. Hội nghị này được lập ra nhằm giúp cho các chủ nợ và doanh nghiệp có cơ hội đàm phán với nhau để đi đến vấn đề thanh toán ổn thỏa: có 2 trường hợp -  Phục hồi: nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh , kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ thì  doanh nghiệp sẽ được  hoạt động trong tối đa 3 năm có sự giám sát của chủ nợ. Thẩm phán sẽ ra quyết định  công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ.Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Sau 3 năm , nếu doanh nghiệp hoàn tất nợ đúng hạn thì doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động. -  Thanh lý tài sản của doanh nghiệp: nếu nghị quyết của hội nghị chủ nợ không đồng ý cho doanh nghiệp cơ hội phục hồi hoặc hội nghị chủ nợ không thành thì Tòa sẽ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Thứ tự thanh lý tài sản  như sau: + Các khoản phí , lệ phí , chi phí phá sản + Các khoản lương , trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và hợp đồng + Các khoản nợ không có bảo đảm trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ + Phần còn lại là của chủ doanh nghiệp( thông thường là không còn). IV.Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp *Hòa giải: Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản liên quan đến nhiều vấn đề của doanh nghiệp, từ giải quyết quan hệ vay - nợ giữa chủ nợ và doanh nghiệp, đến quan hệ lao động, đất đai, hợp đồng... và các tranh chấp khác liên quan đến con nợ. Song phá sản chưa được coi là một vụ án, và chưa được tiến hành như một thủ tục tố tụng đặc biệt. Mối quan hệ giữa Luật Phá sản doanh nghiệp với các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, luật về thi hành án, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai... chưa được làm rõ. Thậm chí giữa các luật còn có điểm thiếu thống nhất. Thí dụ: Luật Thương mại quy định thương nhân (bao gồm pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có quyền tuyên bố phá sản, nhưng Luật Phá sản chỉ quy định việc phá sản doanh nghiệp. Hiện tại, pháp luật quy định tòa án chỉ thụ lý giải quyết phá sản khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do 2 nguyên nhân: thua lỗ, hoặc rơi vào trường hợp bất khả kháng. Luật hiện hành quy định chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi tòa đã mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Nhưng việc tẩu tán tài sản có thể diễn ra ngay sau khi con nợ hoặc chủ nợ nộp đơn khởi kiện. V.Tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp Tài sản phá sản là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác định từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trước những hành vi bất hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, thời điểm xác định tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xa lâm vào tình trạng phá sản có thể được đẩy lên ở thời điểm 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. VI.Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp *Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản: 1/Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Đây là thủ tục phá sản bình thường. 2/ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Đây là thủ tục phá sản đặc biệt. 3/ Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Đây là thủ tục phá sản đặc biệt. Ở trường hợp 2 và 3 là dành cho những doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đã hoàn toàn không còn tài sản hoặc còn tài sản nhưng không đủ nộp tiền tạm ứng phí phá sản hay không đủ để thanh toán phí phá sản. Những trường hợp này tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nhằm chấm dứt sự tồn tại nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã về phương diện pháp lý cũng như kết thúc việc nợ nần trong vụ việc phá sản. C. Kết luận I/ Thực tiễn phá sản doanh nghiệp ở nước ta Một doanh nghiệp khi đã có đầy đủ dấu hiệu của phá sản thiết nghĩ cũng nên nhanh chóng xử lý theo luật, nhằm hạn chế những tổn thất rủi ro cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, hạn chế những tác đông xấu mang tính phản ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế.Nợ, cấu trúc vốn và vấn đề phá sản của doanh nghiệp. Trên thực tế sử dụng nợ không những đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà đối với quản trị tài chính doanh nghiệp thì đây còn là một vấn đề mang tính “nghệ thuật” trong việc họach định cấu trúc vốn nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp với những phân tích để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Một doanh nghiệp nên gia tăng nợ cho đến khi giá trị từ hiện giá của tấm chắn thuế vừa đủ để dược bù trừ bằng gia tăng trong hiện giá của các chi phí kiệt quệ tài chính. Đôi khi kiệt quệ tài chính có thể đưa đến tình trạng phá sản, nhưng đôi khi nó chỉ có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chính tạm thời. Ở các mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể, và chi phí kiệt quệ tài chính khá nhỏ làm cho lợi thế của tấm chắn thuế trở nên vượt trội. Nhưng tại một thời điểm nào đó, kiệt quệ tài chính sẽ tăng nhanh với việc doanh nghiệp vay nợ thêm; chi phí kiệt quệ tài chính cũng lớn lên nhanh chóng, làm cho lợi ích thu được từ tấm chắn thuế của vay nợ giảm đi và cuối cùng biến mất. Khi một doanh nghiệp sử dụng nợ cũng đồng nghĩa với những rủi ro về tài chính. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao đôi khi rơi vào tình trạng “thiếu tự tin”, thận trọng quá mức khi thực hiện quyết định đầu tư, dễ bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt, đi ngược lại tiêu chí tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Một vấn đề khác của doanh nghiệp khi sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ đó chính là tình trạng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư không vì mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, hậu quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn trong thực hiện các nghĩa vụ nợ. Tại Việt Nam quản trị tài chính trong các doanh nghiệp có những lúc bị xem nhẹ. Việc lựa chọn nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh đôi khi được hình thành một cách tự phát, không dựa trên những nguyên lý cơ bản của một chiến lược quản trị tài chính hiện đại, kết hợp với tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả và không đúng sở trường và chức năng hoạt động như: chứng khoán, địa ốc trong bối cảnh biến động khó lường của những thị trường này  thì tình trạng thua lỗ khó có thể tránh khỏi. Từ thực tế đó tình hình nợ và nợ xấu tại các doanh nghiệp đã và đang phát sinh khó có thể kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên tại các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước như: Tính kém minh bạch trong công bố thông tin, năng lực yếu kém , sự thiếu trách nhiệm … dẫn tới tình trạng các nhà quản lý doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định đầu tư kém hiệu quả và kết quả là tình trạng nợ chồng lên nợ như đã trình bày ở trên. Theo chúng tôi  cần phải đánh giá tình trạng nợ tại các doanh nghiệp một cách toàn diện, chặt chẽ và nghiêm túc để có thể kiểm soát thời điểm doanh nghiệp bắt đầu rơi vào tình trạng  khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ hay nói một cách khác là khi doanh nghiệp rơi vào  tình trạng khánh kiệt tài chính để doanh nghiệp có biện pháp tái cấu trúc đưa doanh nghiệp thoát khỏit tình trạng khánh kiệt tài chính, tránh được khả năng phá sản có thể xảy ra. Ngược lại nếu không thể vượt qua tình trạng này nên mạnh dạn áp dụng biện pháp phá sản nhằm hạn chế những tổn thất rủi ro cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, hạn chế những tác động xấu mang tính phản ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm của nền kinh tế hiện nay Bất kỳ doanh nghiệp nào khi sử dụng nợ cũng có thể lâm vào tình trạng phá sản nếu doanh nghiệp không sớm nhận ra và không có biện pháp tái cấu trúc tài chính kịp thời; mặt khác tại Việt Nam suy nghĩ và chấp nhận phá sản chưa phải là vấn đề luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận. Pháp luật phá sản là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặc biệt: khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khánh kiệt tài chính không thể phục hồi. Thủ tục phá sản thường chỉ được biết đến như một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho các chủ nợ. Quyền lợi của doanh nghiệp bị phá sản chỉ là vấn đề được cân nhắc phụ thuộc vào tâm điểm đó, thậm chí pháp luật phá sản còn trừng phạt đối với chủ thể này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhà lập pháp cũng nhận thức rằng kinh doanh là hoạt động chứa đựng tính rủi ro nên các con nợ cần được đối xử khoan dung hơn. Mặt khác, tuy lợi ích của chủ nợ và doanh nghiệp phá sản có vẻ đối lập nhưng chúng lại có mối quan hệ mang tính tương hỗ. Vì thế, pháp luật phá sản hiện đại không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục phá sản còn được xem là một cơ hội để các doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục hồi. Luật phá sản 2004 ra đời được đánh giá như là một cố gắng của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với tình trạng phá sản doanh nghiệp bằng việc khắc phục những hạn chế bất cập của Luật phá sản doanh nghiệp 1993, bổ sung những nội dung mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn 9 năm áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp 1993, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. II/ Một số kiến nghị của bản thân góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp Để Luật phá sản thực sự đi vào cuộc sống cần khắc phục những vấn đề  sau: Thứ nhất, khái niệm phá sản vẫn chưa triệt để. Điều 3 Luật phá sản 2004 không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ. Vì vậy về hình thức, con nợ chỉ cần mắc nợ số tiền là 1.000 đồng và quá hạn thanh toán 1 ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu đòi nợ cũng có thể bị xem là lâm vào tình trạng phá sản. Điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ. Kinh nghiệm một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản theo trường phái định lượng thì thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn trễ thanh toán nợ từ phía con nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ. Thứ hai, về các loại chủ nợ, Luật chỉ phân biệt chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ không đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần (điều 6). Các chủ nợ khác nhau thì có địa vị pháp lý khác nhau trong thủ tục phá sản. Chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ không có đảm bảo có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong quá trình tham gia vào thủ tục phá sản. Về nguyên tắc, Luật phá sản 2004 đã thể hiện tinh thần bảo vệ lợi ích của chủ nợ có đảm bảo triệt để hơn so với chủ nợ không có đảm bảo.  Tuy nhiên một số quy định của Luật phá sản 2004 lại không phù hợp với tinh thần chủ đạo đó. Cụ thể, ngay từ khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì quyền được thanh toán nợ đến hạn của chủ nợ có đảm bảo đã bị hạn chế, bị tạm đình chỉ cho đến khi có quyết định thanh lý tài sản (điều 27, điều 35), trừ khi trường hợp được tòa án cho phép. Trong khi đó các chủ nợ không có đảm bảo vẫn có thể được thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình sau khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc thanh toán các khoản nợ không có đảm bảo chỉ bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (điều 31). Chủ nợ có khả năng bù trừ nghĩa vụ với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng có lợi thế hơn chủ nợ có bảo đảm. Theo điều 48 chủ nợ này có quyền thỏa thuận với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản để thực hiện việc bù trừ và không có bất kỳ sự hạn chế nào của Luật, không chịu sự giám sát của thẩm phán. Rõ ràng điều này là không hợp lý. Ngoài chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, còn một loại chủ nợ nữa mà Luật không đề cập đến mặc dù sự hiện diện của loại chủ nợ này trong thủ tục phá sản là hoàn toàn hiện thực và chủ nợ này có quyền đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về phá sản doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan