MỤC LỤC
A - Lý do chọn đề tài 1
B. Nội dung 2
I. Giới thiệu chung 2
1. Huyện Yên Dũng 2
2. Xã Lãng Sơn 2
3. Làng Đông Thượng 2
II. Nguồn gốc nói tức Đông Loan 3
1. Khái niệm nói tức 3
2. Nguồn gốc nói tức Đông Loan 3
III. Khảo sát thực tế 4
1. Những câu chuyện có tính chất hài hước 5
2. Những câu chuyện vừa mang tính chất hài hước vừa mang tính chất châm biếm 8
IV. nghệ thuật tạo nên tiếng cười 13
1. Về từ vựng 13
2. Về ngữ âm 14
3. Về ngữ pháp 14
4. Ngoài ra trong các câu hỏi của mình, người Đông Loan sử dụng những hình ảnh liên tưởng tương đồng 14
V. Nhận xét 15
VI. Thuận lợi và khó khăn 15
C. Kết luận 16
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật nói tức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại hình nghệ thuật được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất của con người. Các loại hình nghệ thuật này phản ánh tâm hồn của người nông dân, nó cũng trong sáng thuần khiết như chính những con người sản sinh ra nó. Các loại hình nghệ thuật này thể hiện khát vọng của người nông dân, từ những mong muốn về sự đầy đủ: Mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, mưa thuận gió hoà… đến những hi vọng về một tương lai xa xôi cho con cháu mình. Tất cả những khát vọng đó đều được gửi gắm trong những câu hò, vè, những câu hát đối… Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng không bao giờ thiếu tiếng cười, tiếng cười như tiếp thêm sức mạnh cho con người, giúp họ lao động càng hăng say hơn. Chính vì vậy mà những câu chuyện cười dân gian đã ra đời. Những câu chuyện cười ra đời dựa trên sự hài hước dí dỏm của người dân trong quá trình lao động sản xuất, hoặc từ chính sự châm biếm mỉa mai sự vật, sự việc mà sinh ra tiếng cười. Sự châm biếm mỉa mai để tạo ra tiếng cười đó còn gọi là nói tức và theo thời gian nói tức đã trở thành nghệ thuật nói tức, phản ánh những cung bậc cuộc sống khác nhau của người dân lao động. Cái nôi của nghệ thuật nói tức là làng Đông Loan (Đông Thượng) xã Lãng Sơn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, nơi mà nói tức đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân nơi đây.
B. Nội dung
I. Giới thiệu chung
1. Huyện Yên Dũng
Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 21.337,68 ha. Toàn huyện có 23 xã và 2 thị trấn. Dân số đến năm 2006 là 165.631 người. Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, với vị trí nằm liền kề khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Tp Bắc Giang, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng, huyện Yên Dũng cũng được xác định là một trong bốn huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020. Trên địa bàn huyện có một khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp. Trên địa bàn huyện có di tích văn hoá nổi tiếng là chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La) được xây dựng cuối thế kỷ XIII.
2. Xã Lãng Sơn
Xã Lãng Sơn cách trung tâm thành phố Bắc Giang 18km. Với diện tích 8,8km2, dân số 6500 khẩu và 1500 hộ gia đình, có 2800 lao động. Về kinh tế thì nông nghiệp là chính, 480 ha đất nông nghiệp. Đất canh tác chịu ảnh hưởng của thời tiết rất lớn, chỉ trồng được một vụ còn đâu ngập trong nước. Về thu nhập kinh tế: 50% là các ngành công nghiệp, 50% là ngành nông nghiệp. Trong xã có làng nghề truyền thống là nghề mộc. Về cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp chiếm 65%, lao động công nghiệp chiếm 20%, các ngành nghề khác (thợ xây, sản xuất vật liệu…) chiếm 15%. Về cơ sở hạ tầng: Xã có 9 thôn, có 6km đường giao thông chính. Về văn hoá, có 8/9 làng văn hoá cấp huyện và 2 làng văn hoá cấp tỉnh. Về giáo dục, có 180 em học ĐH-CĐ, năm 2007 có 51 em học ĐH-CĐ, xã có 3 trường học (THCS, tiểu học, mẫu giáo).
3. Làng Đông Thượng
Là thôn gốc của xã Lãng Sơn, với 780 nhân khẩu và 180 hộ gia đình. Thôn Đông Thượng 1961được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động về vệ sinh, là cái nôi sinh ra nói tức.
II. Nguồn gốc nói tức Đông Loan
1. Khái niệm nói tức
Nói tức đơn giản là nói cho người ta tức tối nổ đom đóm mắt lên. Tức mà vẫn phải tâm phục khẩu phục. Cái lý của người nói tức. Nói tức - đó là cả một nghệ thuật là cả một năng lực, cũng là ít nhiều chất chứa cái triết lý nhân sinh của người đời trong ấy.
2. Nguồn gốc nói tức Đông Loan
Làng Đông Thượng (Đông loan) xưa thuộc tổng Trí Yên huyện Phượng Nhỡn (thời Nguyễn giải thể huyện này nhập vào các huyện Lạng Giang, Lục ngạn, Yên Dũng) có thời thuộc huyện Lục Nam- Lạng Giang, gần đây là thôn Đông Loan xã Lãng Sơn huyện Yên Dũng.
Về nghề nghiệp ngoài làm ruộng, Đông Loan xưa có nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng không dệt lụa mà bán tơ, có nghề thợ mộc, thợ ngoã lâu đời, làng lại có chợ một tháng sáu phiên, chợ to, đủ mặt hàng nên Đông Loan còn có nghề buôn bán. Làm tạp nghề nên người dân Đông Loan siêng năng và tháo vát.
Con gái Đông Loan mỏng mày hay hạt, nhanh nhẹn, đảm đang và hơi tinh nghịch. Nguồn gốc nói tức Đông Loan một phần ở những cô gái mau mắn này mà ra.
Thêm nữa, lắm nghề thì mỗi người mỗi nghề: Người buôn bán nói “phi thương bất phú”, người làm ruộng lấy canh nông vi bản cho rằng “săn sóc không bằng góc ruộng”, người làm thợ bảo “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”…đó cũng là một sự phát sinh nói tức.
Lại thêm nữa, ngoài tập quán như mọi làng khác, có đình thờ Thành Hoàng, có chùa thờ phật, Đông Loan lại có đền thờ thần (chết trôi), từ thờ bà cô (núi non tiên), miếu thờ tổ sư các nghề phụ, điện thờ Thổ Địa, Sơn thần… tín ngưỡng này chê bai tín ngưỡng khác cũng phát sinh nói tức.
Hàng năm 5 thôn tế lễ một đình, cỗ to cỗ nhỏ, xóm giàu xóm nghèo cũng nói tức nhau. Đông Loan không giống Đồng Sài (Quế Võ- Bắc Ninh) nói khoe đặc sán của mình nhưng lại giống Đồng Sài ở chỗ dùng âm thanh thổ ngữ tăng chất hài cho câu chuyện.
Âm thanh Đông Loan na ná âm Đồng Sài, không nặng bằng nhưng tiếng nói lại thanh hơn và truyện làng Đông Loan kết cấu chặt chẽ hơn nên người Đông Loan kể chuyện buồn cười hơn.
Nói tức Đông Loan cũng tương tự nói tức Can Vũ (Bắc Ninh) là lối nói tức có đầu có đuôi: Câu nói tức được chốt chặt chẽ. Rất có thể truyện cười Đông Loan- Can Vũ đã nảy nở từ những câu nói tức quen thuộc nơi cửa miệng trong đời sống hàng ngày của các làng này.
Những lời sắc sảo dùng trong hoàn cảnh, những tình huống được mọi người ưa thích đã được truyền tụng như những giai thoại nói tức. Đáng chú ý là các sắc độ nói tức từ hài hước đến châm biếm. Tuy “phổ” để phân biệt rất hẹp, tinh tế và nhân dân xưa kia không phải không có lúc lẫn lộn, nhưng nhìn chung lương tâm của người lao động giúp họ sử dụng đúng mũi nhọn đả kích (châm biếm) như: Nói láo, xem chuột lột, vải ô, áo quan, ngỡ trâu ra… nhiều truyện nói tức có ý vị hài hước đậm đà cũng tiêu biểu cho phong cách châm chọc Đông Loan.
III. Khảo sát thực tế
Qua khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi đã thu thập một số câu chuyện nói tức của người Đông Thượng (Đông Loan). Có lẽ khi nghe những câu chuyện này chúng ta sẽ nghĩ đó là những câu chuyện hài được thuật lại từ những cuốn chuyện cười nào đó. Nhưng không, đó là những câu chuyện thật được người dân kể lại, có thể là chuyện được truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, có thể là chuyển mới xảy ra, có khi lại là chuyện của chính bản thân người kể. Cũng có những câu chuyện chúng tôi được “mắt thấy tai nghe” trong quá trình thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Nói tức Đông Thượng đã trở thành nghệ thuật nói tức, nó diễn ra một cách hết sức tự nhiên trong cách nói chuyện của người dân địa phương. Lối nói tức Đông Thượng ý vị hài hước khiến người nghe phải bật cưới. Chính vì vậy mà những câu chuyện nói tức nơi đây được mọi người gọi là “chuyện thật như cười” chứ không phải là “chuyện cười như thật” giống như trong các truyện tiếu lâm. Trên cơ sở tổng kết, xem xét những tài liệu thu thập chúng tôi nhận thấy có thể phân chia những câu chuyện về nói tức ở Đông Thượng thành hai loại: Thứ nhất là những câu chuyện chỉ mang tính chất hài hước. Thứ hai, những câu chuyện vừa có tính chất hài hước vừa có tính chất châm biếm.
1. Những câu chuyện có tính chất hài hước
(1) Một người đi xe máy chở thêm hai người ngồi sau, đi tới ngã rẽ thì bị công an thổi còi. Người đang đi xe nghe thấy tiếng còi và nói: xe chật rồi không chở thêm được nữa đâu.
à Người lái xe rất hóm hỉnh, biết bị công an thổi còi vì mình phạm luật nhưng lại coi như không biết, “xe chật rồi không chở thêm được nữa đâu”. Câu nói tạo ra tiếng cười hết sức hóm hỉnh.
(2) Một anh đi mua lợn nhỡ hỏi một người.
- Ở đây có bán lợn dở không?
Người được hỏi trả lời:
- Ở đây không bán lợn dở, nó ấm đầu cái đã bán đi rồi chứ để nó dở thì nó cắn chết người à?
à Người được hỏi cố tình không hiểu ý của người nói và đã trở lời theo một hướng khác, nên tạo ra yếu tố hài hước.
(3). Người khách qua đường dừng lại hỏi một ông cụ đang dắt cháu đi chơi:
- Cụ ơi! Đường từ đây lên Tân An bao nhiêu cây? Ông cụ trả lời:
- Đấy anh cứ dong xe đi từ đây lên Tân An mà đếm.
à Người khách qua đường hỏi một cách chân thật còn ông cụ lại trả lời nửa thật nửa đùa khiến cho cuộc đối thoại trở nên hài hước.
(4) Một bà đi chợ gặp người quen liền dừng lại bắt chuyện:
- Cháu nhà cô biết bò chưa?
Người được hỏi trả lời:
- Trâu cháu nó còn biết nữa là bò.
à “Bà đi chợ” ý hỏi về hành động của đứa trẻ, nhưng bà mẹ lại cố tình hiểu theo một nghĩa khác (con bò) nên đã gây ra tiếng cười.
(5). Một ông đèo một quả bí đằng sau xe đạp. Đang đi bỗng có người hỏi:
- Ông ơi! Mấy quả bí đấy? (ý hỏi bao nhiêu tiền) Ông cụ liền trả lời:
- Có một quả thôi cô ạ!
à Người hỏi đưa ra một câu hỏi không rõ ràng nên ông cụ mặc dù hiểu nhưng vẫn trả lời theo một hướng khác.
(6). Một người thấp bé nhảy qua một con mương của người bình thường có thể nhảy qua được. Nhưng do chân ngắn nên ông ta chỉ nhảy được đến hai bên bờ thì rơi tõm xuống nước. Để chữa ngại ông ta nói: “Quá đà”!
(7) Nhà kia có một con chó, khi thấy người ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu là chó sủa. Một hôm trời mưa, khi người chủ đi làm về, theo thói quen con chó lao ra sủa mà không biết là chủ. Người chủ bực mình liền vứt một đôi dép rách ra và nói: “Đây ! cắn đi cho khỏi sủa”.
(8) Một ông từ miền Nam ra thăm quê, một người quen thấy vậy hỏi ông là:
- Ông ra bao giờ thế?
- Tôi ra cách đây 80 năm rồi!
(9). Một cô gái hóa chồng khóc hờ chồng:
- Ối anh ơi! Từ nay ai trèo lên tụt xuống cho em nữa.
Ông anh chồng thấy vậy hỏi:
- Sao thím lại khóc như thế ?
Cô gái liền trở lời:
- Thì mái nhà dột vẫn chưa sửa xong mà.
(10). Một ông đi xe đạp đâm vào một bà. Bà ta quát:
- Ông không biết đi à?
Ông đi xe đạp liền đáp lại:
- Thế bà nghĩ tôi đi xe giỏi lắm sao?
(11) Một bà đi chợ hỏi mua gà:
- Nhà anh có bán gà nào không có phân, không có lông không?
Người bán gà liền nặn một con gà đất đưa cho bà ta và nói:
- Con gà không có phân, không có lông của bà đây.
(12). Một cô gái chuẩn bị sang đường liền chìa tay ra vẫy. Một ông đi xe đạp do chưa quen nên đã đâm vào cô gái. Cô gái bực mình và quát lên:
- Sao ông lại đâm vào tôi?
Ông kia trả lời:
- Ô hay cái nhà cô này! Cô không vẫy tôi lại thì tôi đâm vào cô sao được.
(13). Một ông đèo vợ ra Hà Nội bằng xe đạp, thỉnh thoảng ông ta lại giơ tay ra vẫy để xin đường. Người vợ về khoe với hàng xóm: nhà em quen nhiều người ở Hà Nội quá, đi được một đoạn lại giơ tay vẫy người quen.
(14) Kẻng hợp tác xã chỉ đánh vào lúc bắt đầu đi làm và hết giờ làm. Một hôm có đoàn thú y bất thần về tiêm lợn. Vì tiêm ở thôn bên còn một ít thuốc để đến chiều sẽ hỏng nên kẻng đánh lúc nửa buổi. Thấy vậy, vợ hỏi chồng:
- Kẻng gì mà giữa ngày, giữa buổi thế bố nó?
- Kẻng sắt chứ còn kẻng gì?
- Ai chả biết kẻng sắt, dễ kẻng gỗ mà kêu, thật là ngớ ngẩn.
- Cô ngớ ngẩn thì mới lấy u nó chứ!
(15) Một người đi qua hỏi một người đang đứng dưới ruộng:
- Bác ơi! Ruộng này có sâu không?
Người kia trả lời:
- Ruộng này đỉa còn chả có thì làm gì có sâu.
(16) Một người đi qua hỏi một người đang gánh thóc:
- Bác đi sát gạo à ?
Người kia trả lời:
- Tôi đi sát thóc đấy chứ!
(17). Một người đến mua tôn liền hỏi người sửa xe đạp cũng tên Tôn:
- Nhà bác có bán tôn không?
Người tên Tôn liền hỏi.
- Thế cô mua bao nhiêu?
Người kia đáp.
- Cháu mua 50 cân.
Người tên Tôn trả lời:
- Thế cô đợi tôi cởi quần áo ra rồi cân.
(18). Một người vợ của bạn ra để làm giấy khai sinh cho con:
- Bác cho em xin con dấu làm giấy khai sinh cho cháu.
Chủ tịch xã nói:
- Cả xã có một con dấu mà cho cô thì cho thế nào được? Còn dấu của tôi thì làm sao dám cho cô.
(19). Một người dắt xe đạp đến quán sửa xe.
- Chú thay cho cháu cái van.
Người sửa xe trả lời:
- Van làm sao mà phải thay? Cứ để thế mà đi, tôi thấy van của cô còn tốt chán.
(20) Một người đang bận gieo mạ, có một người dắt trâu đi ngang qua và hỏi chuyển.
- Mạ nhà bác đợt rét vừa rồi có bị chết nhiều không?
Người đang gieo mạ ngẩng lên nói:
- Nhà tôi cũng chết gần hết.
Người kia ra vẻ hốt hoảng.
- Vậy nhà bác còn mỗi mình bác sao?
(21) Một ông bà già có đứa cháu gái ở với bác ruột không có con. Thời trẻ thanh niên hay sắm sửa khăn bông bay. Một hôm, thấy đứa cháu về thăm ông bà và mua tặng bà một chiếc khăn bông bay. Người bà thấy vậy liền bảo:
- Mua làm gì hả con, ông bà già rồi đuổi làm sao được!
Tóm lại: Những câu chuyện mang tính chất hài hước ở trên có truyện mới nghe đã cảm thấy hài hước, buồn cười. Song cũng có những truyện khi hai người đối thoại với nhau ban đầu sẽ có một người bực tức nhưng nghĩ lại thì lại “thấy buồn cười”.
2. Những câu chuyện vừa mang tính chất hài hước vừa mang tính chất châm biếm
(22) Hai người bạn ở hai địa phương khác nhau ngồi nói chuyện. Một người nói:
- Nhà bác rộng quá!
Người chủ nhà nghe xong liền nhại lại giọng của khách. Người bạn bị nhại lại liền hỏi:
- Hôm nay nhà bác ăn cơm với cá à?
Người chủ nhà:
- Không! Nhà tôi hôm nay không ăn cá.
Người bạn nói:
- Thế mà bác nói như bị hóc xương cá ý!
à Người khách biết chủ nhà có ý trêu chọc giọng nói của mình nên đã tìm cách trêu lại. Nhưng vì chủ nhà không hiểu ý nên người khách đã đạt được mục đích của mình.
(23). Một hôm mẹ vợ xuống thắm con rể ốm. Mẹ vợ hỏi:
- Thế bố mày ốm khỏi chưa?
Người con rể trả lời:
- Khỏi ốm thì đã chẳng nằm đây.
à Câu: “Thế bố mày ốm khỏi chưa?” có thể hiểu như một câu chào. Nhưng người con rể lại coi như đó là một cái cớ để châm biếm mẹ vợ đồng thời tạo ra tiếng cười.
(24). Một anh con rể đần, trước khi đi ăn đám giỗ, mẹ vợ dặn:
- Sang đây ai làm gì thì cứ làm theo.
Đến khi người con rể nhìn thấy người chủ nhà la mắng vợ. Thấy vậy, người con rể nói với mẹ vợ:
- Ối mẹ ơi! Việc này thì con không làm được đâu, mẹ không biết thôi con vợ con cứ như con sử tử ấy.
à Cái hài hước là ở chỗ: người con rể là người không có chính kiến, ai nói gì nghe đấy. Và yếu tố châm biếm đó là: anh ta là người sợ vợ “vợ con nó cứ như con sử tử ấy”.
(25). Một ông vốn tính keo kiệt, một lần đi chơi xa ông ta không đi xe khách vì sợ phải trả tiền. Ông ta quyết định đứng lề đường vẫy xe tải đi qua để xin đi nhờ. Đứng một lúc thì có một chiếc xe tải đi tới và cho đi nhờ. Để không phải trả tiền ông ta ú ớ giả làm người câm. Người lái xe nhớ ra đã từng gặp người này, biết người đi nhờ xe không hề câm điếc và vốn tính keo kiệt. Người lái xe nói:
- Câm điếc thế này lần sau đi đâu thì đi cùng người nhà, chứ một mình ra đường xe cộ nó đâm phải thì biết ú ớ kêu ai?
à Cái gây cười là ở chỗ: người lái xe nói tức với người đi nhờ - mặc dù không bị câm nhưng cũng không thể đáp trả. Câu nói của người lái xe cũng chính là sự châm biếm, mỉa mai bản tính keo kiệt của ông nọ.
(26). Một người nọ không có việc gì làm hay đi chơi dong. Một hôm, anh ta lang thang ra cánh đồng xem nói người làm ruộng. Đi được một đoạn thấy người háng xóm đang tất tưởi làm đất trồng lạc, anh ta lại gần bắt chuyện:
- Bác trồng lạc có vất vả không?
- Vất vả lắm, chú không thấy sao?
- Thế nên hôm nay tôi mới đi xem công việc làm đồng của bà con ta nó thế nào.
- Chú xem cái nợ này làm gì?
- Đã là cái nợ thì sao không vứt quách nó đi?
Người hàng xóm bực mình nói:
- Tôi cũng muốn vứt lắm chứ không vứt đi thì ăn bằng cái gì? Chú còn có cái váy mà bám chứ tôi thì làm gì có cái váy nào!.
à Cuộc đối đáp trên vừa tạo ra tiếng cười lại ẩn chứa ý chê bai. Đó là sự mỉa mai thôi “ăn không ngồi rồi”.
(27). Xe đạp tốt.
Năm 1954, khi hòa bình lập lại, ông Đông Loan xuống Phả Lại mua năm vạn đồng được một chiếc xe đạp nhãn hiệu Pholixlion loại xanh tuýp, tốt nhất thời bấy giờ.
10 năm sau, ông lên tiếng bán, có người đến mua hỏi ông.
- 10 năm rồi ông không đi hay sao mà xe vẫn mới thế?
Ông trợn mắt.
- Xe nào lại không đi? Tôi đi luôn nhưng phải giữ gìn!
- Cách giữ gìn của ông thế nào?
- Này nhé!…
Ông giảng giải .
- Xe phải lau sạch tra dầu mỡ, treo lên, khi nào cần đem ra “đi” nhưng cấm không được cưỡi và nhất là không được đạp mà chỉ dắt. Gặp quãng đường rẽ, phải bấm chuông, sau đó lại giơ tay xin đường, khi mọi người dãn ra nhường đường mới dắt xe qua, về lại lau sạch, tra dầu mỡ và treo lên, cứ như thế thì 10 năm sau, 20 năm sau xe vẫn tốt.
à Cái hài hước của câu chuyện là ở sự châm biếm cách giữ gìn xe của ông Đông Loan nọ. Đã đành là đi xe thì phải giữ nhưng mua xe là để đi chứ chẳng phải để treo lên như vậy.
(28). Xắn và buông.
Anh thanh niên nọ có dịp đi qua đường trước làng Đông Loan nghĩ rằng mình cứ đi bình thường không trêu chọc gì, đố các cô tìm được cớ nói tức, nên anh có ý đạp chậm chờ xem.
Bỗng dưới ruộng lúa, một cô dừng tay lại hỏi bạn:
- Sao người ta mặc sơ mi cứ phải sắn tay lên nhỉ?
Cô kia trả lời:
- Cho nó rõ cái đồng hồ!
Anh ta đạp miết… khi về, anh ta không những buông ống tay áo mà còn cài khuy cổ tay lại, chắc mẩm bây giờ các cô chẳng còn cớ gì để nói tức. Anh cũng lại có ý đạp chậm để chờ xem.
Lại có một cô hỏi bạn:
- Sao trời nóng người ta cũng buông tay áo nhỉ?
Cô bạn lại nói:
- Thì có cái đồng hồ đi mượn, trả người ta rồi mà lại!
Anh ta lại đạp miết !…
à Câu chuyện thể hiện tài đối đáp nhanh trí, linh hoạt của các cô gái làng Đông Loan. Tính chất gây hài ở đây nhẹ nhàng, chỉ là sự châm biếm dí dỏm của các cô gái muốn trêu trọc anh thanh niên làng nọ dựa vào y phục của anh ta.
(29). Quạ nó đánh.
Cô ở nhà quê mới ra tỉnh về đã có cái đầu phi dê. Có người bảo là “súp lơ”, “búi ruối” nhưng cũng có người cho như thế là đẹp, hợp thời.
Sau đó người ta quay ra bàn về kỹ thuật:
- Làm thế nào mà nó quăn lên thế nhỉ?
- Xấy!
- Hấp!
- Nướng đũa cả… uốn!
Một ông quả quyết:
- Dốt, dốt hết, không ai nói đúng cả!
- Thế ông bảo làm thế nào?
- Quạ nó đánh!.
à Câu chuyện mang chất hài hước châm biếm của ông nọ về cái đầu phi dê của cô gái ở quê mới ra tỉnh về. Tùy từng cách nhận xét của mọi người là xấu hay đẹp nhưng khi bàn về kỹ thuật thì mới thể hiện được cả sự châm biếm của người làng về cái tính học đòi của cô gái kia.
(30). Một người đang đánh luống trồng lạc. Thấy người kia đánh luống không thẳng hàng, lại không được đầy luống. Người chăn bò liền nói: Bà làm luống kiểu gì mà chẳng cân, cứ như bố vợ phải tát ý!
(31). Một người khách qua đường hỏi một người đang gánh bèo.
- Bác làm ơn cho hỏi nhà Tôn Thúy sửa xe đạp ở đâu ạ!
Người đang gánh bèo liền trả lởi:
- Nhà đó không sửa xe đạp nữa đâu mà chuyển sang làm thú ý rồi.
Người đi đường ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại thế ạ?
Người gánh bèo liền trả lời:
- Anh không tin thì cứ nhìn biển hiệu kia kìa, chẳng phải Tôn Thú - y là gì?
(32). Một người đang cố gắng hết sức để kéo chiếc xe bò chở đầy lúa lên dốc, bằng xuất hiện một người lững thững đi từ ngõ ra và bắt chuyện:
- Bác kéo lúa đầy à?
Người kia tiếp chuyện:
- Lúa nhà bác năm nay có vẻ được mùa ghê?
Đang cố kéo xe lên dốc, thấy có người hỏi chuyện không đúng lúc bèn nói:
- Xin lỗi chú nha! Đang bận thế này nói chuyện với chú nhỡ tôi phọt… ra thì chết.
(33). Một người ở nơi khác tới thăm bà con. Đi qua cánh đồng thấy người ta làm đất gieo mạ, người đó bắt chuyện.
- Các bác đang gieo mạ đấy à?
Thấy người lạ, một người đang làm mạ liền hỏi:
- Thế bác đi đâu vậy?
Người khách trả lời:
- Tôi đi thăm bà con gần đây.
Một người khác ngẩng lên liền nói:
- Vậy thì bác đi đi chứ bác đứng dậy mạ nó xấu hổ không lên được thì chết.
à Tóm lại:
Những câu chuyện ở trên vừa có tác dụng gây cười lại vừa có ý châm biếm. Nó là sự giáo dục nhẹ nhàng đối với những người trong câu chuyện và với cả những người nghe lại, kể lại.
IV. nghệ thuật tạo nên tiếng cười
Trong khi tìm hiểu nội dung của những câu chuyện trên, chúng tôi đã rút ra được một số đặc điểm về nghệ thuật tạo nên tiếng cười của “lối nói tức Đông Loan”. Sau đây chúng tôi xin trình bày một só ý kiến của mình về vấn đề này.
1. Về từ vựng
- Sử dụng từ đồng âm: từ đồng âm là những từ trùng về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xảy ra ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần ngữ âm không phức tạp. Trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung, từ đồng âm với những sắc thái riêng của từng ngôn ngữ cụ thể, thường được sử dụng trong các hiện tượng chơi chữ đặc biệt.
Ví dụ:
+ Từ “bò” trong câu chuyện thứ tư, Bò (1) chỉ hoạt động của con người. Bò (2) là danh từ chỉ loài vật.
+ Từ “sâu” trong câu chuyện thứ 15. Sâu (1) chỉ kích thước, chiều dài, độ sâu. Sâu (2) là danh từ chỉ loài vật.
- Sử dụng từ cùng trường nghĩa. Từ trường nghĩa là những từ có mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng.
Ví dụ: từ “dở” và “nhỡ” trong câu chuyện thứ hai. Cùng được hiểu trong trường nghĩa chỉ độ lớn trung gian của sự vật. Nhưng người nghe lại hiểu theo một trường nghĩa khác là chỉ sự “không tốt, không hoàn thiện, không hoàn hảo…”.
2. Về ngữ âm
Người dân nơi đây có giọng nói và ngữ điệu đặc biệt. Tiếng nói hơi nặng và thường kéo dài phụ âm cuối. Nên có thể phân biệt được người Đông Loan với người dân nơi khác. Và chính sự khác biệt này làm cho những câu nói của người Đông Loan trở nên hài hước hơn.
3. Về ngữ pháp
- Sử dụng những câu tỉnh lược (thiếu thành phần câu) câu rút gọn không rõ nghĩa khiến người nghe hiểu sang ý khác.
Ví dụ:
+ “Mấy quả bí đấy” (ý hỏi bao nhiêu tiền một quả bí).
+ “Nhà tôi cũng chết gần hết rồi” (ý nói: mạ nhà tôi cũng chết gần hết).
4. Ngoài ra trong các câu hỏi của mình, người Đông Loan sử dụng những hình ảnh liên tưởng tương đồng
Ví dụ:
+ Lợn “dở” được liên tưởng với người “ấm” đầu.
+ “Khăn bông bay” là danh từ chỉ vật. Nhưng từ “bay” trong câu nói của người ông được dùng như động từ “bay”; “thôi cháu ạ! Ông bà già rồi làm sao đuổi được”.
Tóm lại: từ những tìm hiểu và phân tích ở trên, có thể thấy rằng những câu chuyện của người Đông Loan thể hiện sự linh hoạt, nhanh trí, dí dỏm trong cách đối đáp, ứng khẩu hàng ngày với nhau. Điều này đã tạo nên chất hài hước, hóm hỉnh cho câu chuyện và gây hấp dẫn đối với người nghe.
V. Nhận xét
Qua việc đi thực tế tại địa phương, chúng tôi thấy rằng mức độ nói tức cũng như sắc thái của lời nói tức phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Phụ thuộc vào nghề nghiệp: Người làm nông, người buôn bán, công nhân viên chức… mỗi nghề có một cách nói tức khác nhau. Mức độ nói tức cũng như sắc thái của câu nói tức phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà họ làm việc, người buôn bán thì lời nói tức có vẻ suồng sã hơn, công nhân viên chức thì tế nhị hơn…
+ Độ tuổi: Độ tuổi trung niên nói tức nhiều hơn so với các độ tuổi khác.
+ Giới tính: Nữ giới nói nhiều hơn nam giới.
VI. Thuận lợi và khó khăn
Trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương nhóm đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi: Do sinh hoạt cùng một nhà nên việc tập hợp nhóm rất nhanh chóng không mất nhiều thời gian đi lại. Các thành viên trong nhóm đều có ý thức trách nhiệm cao với công việc chung, mọi người đều cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Các thành viên trong nhóm đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong sinh hoạt tại địa phương. Người dân địa phương nhiệt tình và mến khách, một số người dân rất nhiệt tình trong việc cung cấp tư liệu.
+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nhóm cũng gặp phải khó khăn. Trong những ngày đầu đi khảo sát tại địa phương do chưa quen với sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây nên nhóm đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận với họ để tìm hiểu văn hoá nói tức, một số người dân còn rất ngại và thường lảng tránh khi nhóm tiếp xúc.
C. Kết luận
Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ mỗi người đều đã nói tức ít nhiều. Họ nói để vứt hết những muộn phiền trong lòng (hay nói cho bõ tức), cũng có thể họ nói để tạo ra tiếng cười để mọi người xung quanh cùng cười vui. Nói tức hay còn được hiểu là cách nói châm biếm đã xuất hiện trong cuộc sống của con người một cách rất tự nhiên. Ở bất kì nơi đâu ta cũng có thể ít nhiều nghe thấy. Tuy nhiên, khi đến Đông Thượng (Đông Loan) nơi được coi là cái nôi sản sinh ra nói tức, nơi mà nói tức đã trở thành nghệ thuật, chúng ta mới có thể hiểu được hết những giá trị, những sắc thái của nghệ thuật nói tức. Ở đây nói tức có ở khắp mọi nơi, từ những thôn xóm nhỏ đến những cánh đồng đang vào mùa vụ, nơi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được những tiếng cười bắt nguồn từ những câu chuyện giản dị của người dân. Và chúng tôi nghĩ rằng những giá trị văn hoá tinh thần đó cần phải được lưu giữ và phát huy để đời sống tinh thần của con người ngày càng trở lên phong phú.
CỘNG TÁC VIÊN
1. Đỗ Minh Xá - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
2. Nguyễn Văn Tôn - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
3. Hoàng Anh Chủ - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
4. Chu Thế Tân - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
5. Vũ Thị Bình - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
6. Nguyễn Thị Dung - Thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các làng văn hóa huyện Yên Dũng - Trần Quốc Thịnh.
2. Bài v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN11 (11).doc