Tiểu luận Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình

Mục lục

I . Phần mở đầu.

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

4. Giả thuyết nghiên cứu.

5. Đối tượng nghiên cứu.

6. Phạm vi nghiên cứu.

II . Phần nội dung.

1. Một số lý thuyết về gia đình.

2. Cơ sở lý luận.

III . Phần kết.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đậm tính chất xã hội và đạo đức con ngừơi. Đặc biệt không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn mang tính chất truyền sinh cho các thế hệ nôí tiếp ngay cả cuộc sống và nối tiếp truyền thống đạo đức của một dòng họ hay cả một xã hội nói chung. Chính vì lý do đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài này làm bài viết niên luận của tôi. “ Nghiên cứu lý luận khía cạnh quan hệ vợ chồng trong gia đình ” Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu mối quan hệ vợ chồng trong gia đình trên nền tình cảm trong cuộc sống thường nhật của hai vợ chồng và những lý do thường dẫn tơi khúc mắc trong cuộc sống của vợ chồng. Nhiệm vụ nghiên cứu : Bất kì hiện tượng tâm lý nào cũng đều có quy luật và cơ chế biểu hiện của nó. Ví dụ : Con người khi đói thì đi tìm miếng ăn, khát thì tìm nước uống, buồn thì đi tìm cách để giải sầu hay khi tức giận thì thường mặt đỏ bừng bừng, hoặc sợ hãi thì mặt trơ rnên tái mét …Ngày nay, nhờ có trí thức của tâm lý học, con ngưòi có thể định hướng để sống cho hợp thời, hợp sức, hợp tài năng và đức độ. Từ việc chọn bạn trăm năm ( Chọn vợ hoặc chồng ) để kết duyên đến việc đối nhân xử thế trong gia đình, ngoài xã hội đều phải vận dụng thuật tâm lý mới có thể tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc như con ngưòi thường mong muốn. Nhiệm vụ chủ yếu của đền tài này là nghiên cứu về mối quan hệ vợ chồng, tất cả những tâm tư tình cảm hay những lo lắng và cả những khó khăn của hai vợ chồng trong gia đình. Cơ sở lý luận trong bài tôi muốn làm rõ một số khái niệm sau : Những yếu tố quan trọng và biểu hiện của các mối quan hệ tâm lý giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Vai trò và cách ứng xử của người chồng trong gia đình. Vai trò và cách ứng xử của người vợ trong gia đình. Giả thuyết nghiên cứu : Nếu trong mối quan hệ vợ chồng cả hai người cùng nắm được kiến thức cơ bản trước khi về sống với nhau và nắm bắt được quyền bình đẳng về giới thì chắc rằng không có những băn khoan, thắc mắc hay sống với nhau mà không đem lại hạnh phúc cho nhau. Thậm chí dẫn đến cả sự đổ vỡ của gia đình. Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình Tâm lý học đại cương. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn NXB Quốc gia Hà nội. Để nghiên cứu về gia đình. Tác giả Nguyễn Khắc Viện Phần II : phần Nội dung 1.Một số lý thuyết về gia đình. Con ngưòi là một “ tiểu vũ trụ” với bao điều kì diệu, bí ẩn và phức tạp. Từ đời này qua đời khác đã có nhiều nhà hiền triết, nhà khoa học đã để nhiều công sức nghiên cứu cái “ tiểu vũ trụ” đó, và cũng chính từ đó họ đã đưa ra nhiều nghiên cứu về con ngưòi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ; sử học, văn học, khảo cổ học, triết học, sinh học, xã hội học, đặc biệt là tâm lý học …Cho dù có nhiều lĩnh vực và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vậy nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết chính bản thân của chúng ta. Chúng ta càng tiếp cận với con ngừơi chúng ta càng tháy cái chỗ trống đó rất to lớn và thường bộc lộ ở những lúc con ngừoi có sự giao tiếp với nhau. Chính vì vậy, những nơi nghèo nàn lạc hậu, ở đó có nhiều ngừơi thường đối xử với nhau không hề tâm lý, nhiều khi còn lạnh lùng bất chấp cả nhu cầu, nguyện vọng của nhau. Trong từng xã hội, từng quốc gia, từng gia đình … con người còn chưa hiểu tâm lý nhau thì ở đó sẽ dễ dàng gây ra biết bao đau khổ, day dứt, lo âu, phiền muộn, tức giận, oán hờn … và chính những lý do ấy đã đem cuộc sống của nhiều gia đình dẫn đến tan cửa nát nhà. Để tránh được những thất bại trong đường đời, binh thư xưa có dạy : “ Biết mình, biết người trăm trận đánh, trăm trận thắng …”.Ngày nay, tâm lý học đã và đang thực sự trở thành vũ khí của hầu hết các nhà ngoại giao, nó còn là cánh cửa vào cõi lòng ngừơi đối thoại, là sợi tơ lòng ràng buộc ngừơi mình yêu quý. Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, con ngừơi phải luôn đấu tranh để tồn tại. Tâm lý đang giúp con ngừơi cộng tác với nhau trong mọi lĩnh vực xã hội mà trước nhất là trong gia đình để mọi con ngừơi có thể có một cuộc sống thoải mái, tận hưởng an nhàn về thể xác, vui thú về tâm hồn. Đặc biệt, nó chính là nền móng vững chắc để xây dựng hạnh phúc cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều mối quan hệ : Từ quan hệ cá nhân đối với tập thể, cá nhân đối với cá nhân hay tập thể đối với tập thể nhưng trong các mối quan hệ đó có một mối quan hệ rất đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng. Một mối quan hệ rất phức tạp bởi nó không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế, giao tiếp, tình cảm … Khi nói tới gia đình ai ai trong chúng ta cũng nghĩ tới hai từ “ Hạnh phúc ” đó là một ước muốn thông thường. Nhưng để có được điều đó thì trong xã hội không phải gia đình nào cũng có được. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là gia đình : Gia đình là một khái niệm phức tạp bao gồm các yếu tố sinh học ( nòi giống ), tâm lý, VH và XH, kinh tế …Gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, ngoài ra còn có mối quan hệ ông bà - cháu, quan hệ nối dài tổ tiên trong đó quan hệ quan trọng nhất là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Theo truyền thống thì gia đình bao giờ cũng được hình thành từ thiết chế hôn nhân tức là các gia đình đều được pháp luật và dư luận XH công nhận và bảo vệ. Các liên hệ gia đình chủ yếu tập trung vào 4 khía cạnh : + Sinh hoạt tình dục hợp pháp + Sinh con và nuôi dạy con cái + Hoạt động kinh tế + Các hoạt động liên quan đến vấn đề các mối q/hệ chia sẻ tình cảm, tinh thần. Nhưng Với dân tộc học thì cho g/đình là một nhóm người quan hệ vơí nhau trên cơ sở dòng dõi, máu mủ với nhau, họ hàng của nhau. Theo định nghĩa của Tâm Lý hay bất cứ một nghành khoa học nào khác thì cho gia đình là nhóm người liên kết với nhau trong hôn nhân hay máu mủ, nhận con riêng taọ thành nhóm riêng lẻ, nhiều gia đình có quan hệ giao tiếp tác động qua lại với nhau ở từng vai trò quan hệ XH tạo thành một nền VH chung. Một nhóm quan hệ họ hàng cùng chung sống dưới một mái nhà và có nguồn ngân sách chung. Gia đình là một nhóm XH, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau về mặt hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi. Gia đình có cùng chung những gía trị vật chất, tinh thần hình thành các đặc trưng tâm lý ở các thành viên trong gia đình và ổn định trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hoặc gia đình là một cộng đoàn tiên khởi, là nguồn mạch sự sống con ngừơi và thường là cái nôi,cái tổ ấm duy nhất để ngừơi sinh ra ngừơi, lớn lên và nẩy nở lành mạnh. Cả đời sống luân lý đạo đức cũng được bắt đầu từ đây. nhờ gia đình như tế bào của mình mà xã hội sống, tồn tại và đổi mới. 2.Cơ sở lý luận. 2.1 : Đặc trưng tâm lý của gia đình Theo tài liệu của phương tây, trước năm 1960 đã nêu lên cái trục “ quan hệ” ( relation ), từ sau năm 1960 là “ giao tiếp” ( communication ). Cả hai từ này đều được tác động qua lại các thành viên trong gia đình. Vận dụng hai khái niệm trên vào con người Viêt Nam để sự nghiên cứu của chúng ta mang đậm sắc dân tộc thì việc đầu tiên là tìm ra một từ ngữ Việt Nam đúc kết những khái niệm ấy. Và cuối cùng đã quyết định lấy từ “ mối tìmh” : mối là nói lên quan hệ qua lại giao tiếp trao đổi, còn tình là nói lên nội dung chủ yếu. Khi vận dụng tính tế nhị của tiếng Việt giúp chúng ta được rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu. Với ba trục chính là : Tình lứa đôi, tình tổ ấm, tình dòng họ nhưng ở đây chúng ta đề cập đến Tình lứa đôi. Trước tiên chúng ta cúng nhau đi đến định nghĩa của lứa đôi : Tức là một cặp trai gái đến tuổi trưởng thành họ gặp nhau, có tình cảm với nhau rồi lấy nhau, ăn ở với nhau. Qua đôi bạn này xuất hiện các yếu tố : a . Tình duyên : Tức là họ từ đâu mà gặp được nhau, phảichăng đó là do gia đình hay tổ chức xếp đặt, do ngẫu nhiên hay do tình cảm cá nhân theo kiểu “ sét đánh” hoặc kiểu tìm hiểu nhau sau một thời gian lâu dài để thăm dò hết mọi vấn đề về nhau. Nhưng tóm lại thì có thể coi đó là có duyên với nhau, đến với nhau và hai ngừơi trở thành vợ chồng. Tình dục : Tức là hai thân xác của hai người nam nữ có hoà hợp với nhau không. Hai bên khi ở gần nhau có tạo cho nhau những khoái lạc thích đáng và có cùng nhau suy nghĩ với mục đích là truyền sinh để duy trì nòi giống. Tình yêu ; Hai vợ chồng với mọi hành vi trong cuộc sống có chia sẻ vui buồn với nhau và luôn tôn trọng nhau trong mọi vấn đề với một đường hướng bình đẳng. ( ấm no có bạn. lạnh lùng có đôi ). Tình nghĩa : Ngoài những vấn đề trên hai vợ chồng còn phaỉ biết và chấp nhận nghĩa vụ của mỗi ngừơi trong gia đình cùng theo một lý tưởng đó là cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con cái mà mình sinh ra đầy đủ trách nhiệm của ngừơi bố và mẹ. 2.2 : Các mối quan hệ của vợ chồng. 2.2.1 : Những yếu tố quan trọng và biểu hiện của các mối quan hệ tâm lý giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Từ bao đời nay duy trì được gia đình hạnh phúc luôn luôn là mong muốn không của riêng ai. Tuy vậy, để có những điều đó trong cuộc sống đầy biến động của cơ chế thị trường, đầy những thử thách cám dỗ đối vói từng con ngừơi là vô cùng khó khăn, không hề đơn giản chút nào. Một gia đình hạnh phúc thực sự đòi hỏi sự phấn đấu kiên trì và sự hiểu biết của mỗi chúng ta. Thông thường cuộc sống vợ chồng luôn luôn đặt ra những vấn đề cần phải tiếp cận và giải quyết, thậm chí ngay cả những khó khăn vướng mắc mà nếu không thực sự “ tỉnh táo” thì rất rễ đi đến những hành động sai lầm ( là cơ sở của sự đổ vỡ hạnh phúc ). Song nếu ta ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình và hiểu sâu sắc những bí quyết cần có để hành động đúng đắn thì hạnh phúc sẽ được đảm bảo, được duy trì bền vững. Ngoài ra, một điều cơ bản trong cuộc sống vợ chồng là phải biết bỏ qua hay nói đúng hơn là quên đi những sai lầm của nhau. sẵn sàng tha thứ cho nhau. Tuyệt đối không được chấp nhau từng tí một. Nếu người vợ hay nói nhiều thì ngừơi chồng phải biết im lặng ngay lúc đó để rồi lúc nào đó có thời gian thuận tiện thì hai vợ chồng cùng trao đỏi và góp ý với nhau. Ngược lại, khi ngừơi chồng nổi nóng thì ngừơi vợ phải biết nhẹ nhàng và im lặng lúc chồng mình đang nóng để rồi cũng tìm những thời gian thuận lợi góp ý cho chồng. “ Chồng giận, thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê”. ( ca dao tục ngữ VN ) “ Chín bỏ làm mười” là thế, không bao giờ được phép khoét sâu sai lầm của nhau mà hai người phải biết lấp dần đi những sai lầm ấy cho nhau. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên nhớ những điều, việc làm tốt đẹp cuả nhau cho nhau mà phát huy, nếu được như vậy thì hạnh phúc mới có thể đến gõ cửa và ở lại bên hai người ( Vợ và chồng ). Trong cuộc sống thường nhật ai trong chúng ta chẳng có những khuyết này hay tật nọ. Đặc biệt đối với hai vợ chồng nên hiểu “ thói hư tật xấu” của nhau. Song, không phải biết để mà khơi sâu thêm, khoét rộng thêm bằng việc chỉ trích nhau, mà chúng ta phải dùng tình cảm của mình để làm giảm đi những thói hư tật sấu ấy. Chẳng hạn trong gia đình chúng ta có người chồng hay nóng tính và cáu gắt … thì người vợ nên thường xuyên nhẹ nhàng xoa dịu. Các cụ ta ngày xưa có câu ; “ Mưa dầm thấm lâu ” chính vì thế mà lúc này người vợ không được nóng vội mà dễ hỏng việc. Bên cạnh đó, trong gia đình với yếu tố tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng bởi nếu vợ chồng mà thiếu điều này có thể nói là một nguy cơ bất ổn. Lúc này trong gia đình người chồng luôn phải coi vợ mình hơn tất cả mọi ngừoi phụ nữ khác và ngược lại người vợ cũng phải coi chồng mình hơn tất cả mọi ngừoi đàn ông khác. Đặc biệt không nên so sánh vợ hay chồng mình với ngừoi này người nọ kể cả ngừoi thân. Vợ chồng cũng không thể bỏ qua việc tôn trọng những việc làm tốt của nhau để động viên nhau kịp thời, khích lệ nhau đúng mức. Nếu được như vậy thì mỗi ngày sẽ càng nâng cao nhau hơn để hạnh phúc ngày càng có cơ sở vững chắc. Tiếp theo là vấn đề đời sống tình cảm cần phải biết hoà hợp và quan tâm đầy đủ đến nhau, đến những nhu cầu chính đáng của nhau. Vợ chồng phải biết động viên nhau khi vui, an ủi nhau khi có chuyện buồn là điều hết sức cần làm ( chớ có thấy chồng vấp ngã mà đay nghiến hoặc vợ sa cơ mà nhiếc móc ). “ Thà rằng ăn bát cơm rang, Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời. ” Hay : “ Một thuyền, một bến, một dây, Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay chịu cùng. ” Đã là vợ chồng thường phải biết chia sẻ vui buồn cho nhau, cùng nhau đồng tâm cộng sức để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống vì lẽ trong cuộc sống vô vàn sóng gió nếu trong gia đình hai vợ chồng không biết đồng tâm hợp lực thì e rằng mọi vấn đề sẽ dễ dàng chen vào giữa mà làm tan hạnh phúc của gia đình. Ngoài ra, hai vợ chồng luôn biết sống lạc quan yêu đời để chính từ điều đó mà tạo ra niềm vui cho nhau, biết quý trọng và làm dày thêm tiếng cười trong cuộc sống gia đình để đem thêm niềm hạnh phúc và làm vơi đi những khó khăn vốn có. đặc biệt, trong cuộc sống vợ chồng cần bình đẳng vói nhau về mọi phương diện. Chúng ta phải xét theo góc độ quản lý nghĩa là không tranh giành quyền lực trong gia đình vì một khi chúng ta đã nói đến sự bình đẳng thì tất cả mọi công việc cho dù lớn hay nhỏ trong gia đình cũng nên bàn với nhau và có trách nhiệm để thực hiện mọi công việc đó trên cơ sở thống nhất với nhau một cách có ý thức. Trong cuộc sống vợ chồng phải luôn biết tạo ra một gia đình thấm đượm tính văn hoá trong toàn bộ môi trường sống và ứng xử. Đôi lúc không ít những nhân tố chỉ mang tính khách quan và lại không tuân thuộc ý muốn của con ngừoi. Thế nhưng trong muôn vàn các nhân tố, chúng ta có thể lựa chọn ra những thứ có tính chất chủ quan và có khả năng duy trì sự cân bằng của quan hệ vợ chồng. Đó chính là “ nhân tố hành vi ” và hơn cả là những thú này chỉ phụ thuộc vào bản thân của mỗi một con ngừoi trong cùng một gia đình. Khi nói tới “ Hành vi” nghe chừng như đơn giản nhưng thực chất đó là hệ quả cảu quá trình phức tạp bên trong của mỗi một cơ thể, chủ yếu bao gồm : Quá trình năng lượng, quá trình sinh lý và quá trình nội tiết “ hoóc môn ”. Trong mỗi con ngừơi chúng ta đều có suy nghĩ rằng, đầu óc là bộ chỉ huy sáng suốt và vô tư đối với mọi hành vi của con ngừoi. Nhưng trên thực tế, chúng ta hãy xem xét về phương diện sinh lý thì bộ óc cũng chỉ là một tuyến nội tiết ; nó điều khiển quá trình sản sinh những hoóc môn có tác dụng chỉ huy các hoạt động khác nhau trong cơ thể. Theo giáo sư A.I.Beckin, bản thân các hoóc môn lại cũng có thể điều khiển hoạt động của bộ óc. Như vậy thì các hoóc môn cũng tham gia vào việc điều khiển các hành vi của chúng ta. Khi con người làm những điều vô lý mà không thể hiểu rõ lý do, thì đó chính là tính tác động của các hoóc môn, chúng ta không thể cảm nhận và cũng không thể khống chế. Thế nhưng, từ các lý thuyết trên tôi xin trở về với những vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biịet là nói đến đời sống của hai vợ chồng trong gia đình. Trong cuộc sống vợ chồng thì sự hài hoà luôn luôn được coi là nền móng ngay từ những ngày đầu chung sống. Cho dù trước khi họ về chung sống với nhau trong một gia đình họ đã có một thời gian không ngắn để tìm hiểu và gắn bó với nhau bằng tình cảm nên họ cũng có thể biết rất rõ về nhau nhưng thực tế thì những điều bất ngờ nhiều khi cũng không vui vẻ chút nào vẫn cứ luôn xuất hiện không sớm thì muộn. Khi đó ai chẳng muốn khắc phục chúng nhưng bỗng nhiên lại có thể dễ dàng đụng chạm phải những nhược điểm mà trước kia họ chưa nhìn thấy hay họ cố tình không nhìn thấy. Và lúc này những lý do ấy có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra những xung đột trong guia đình họ bằng hai chữ “ không ngờ ”. Một trong những sai lầm rất phổ biến ở nơi hai người đó là cố gắng hoàn thiện lẫn nhau. Họ đâu có ý thức được rằng : Trong thực tế, một trong hai người đang cố gắng “ gọt giũa ” hoặc “ nặn lại” đối phương theo đúng với những khuôn mẫu qua những quan niệm của mình. Những điều đó sẽ dẫn tới những phản ứng có tính vô thức bởi vì trong quá trình hoàn thiện ấy nhất thiết sẽ phá vỡ những khuân mẫu đã định trong tiềm thức của đối phương. Kết quả của những việc giáo dục này thường trái với mong muốn,ngay cả những mắc míu nho nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng có thể lớn dần lên để trở thành những xung đột làm cho cả đời họ đều luôn cảm thấy bị lăng nhục. Trong trường hợp như vậy, cả hai người đều cảm thấy họ không thể hoà hợp được với nhau, thậm chí ngay cả chuỵên hai người không thể chung sống được với nhau nưã. Lúc này một trong hai ngừơi sẽ phải chịu mất đi cá tính của mình nên điều này có thể cho chúng ta thấy được ngay là cả hai bên vợ chồng đều cùng chịu rất nhiều đau khổ trong cuộc sống với nhau kiểu ấy. Không sớm muộn gì cuộc sống ấy cũng sẽ tự chia đôi hai người. Một số sách cũng đã đề cập đến vấn đề này và được cho rằng sự hoà hợp trong gia đình ( vợ và chồng ) phải được xây dựng trên “ nguyên lý bổ xung” chứ không phải là theo “ nguyên lý tương đồng ”. Sự giống nhau quá mức, dù cho là điều kỳ quặc. Cùng với thời gian sẽ dẫn tới nhàm chán. Bởi vì, khi đó vợ chồng sẽ chẳng còn cảm thấy hứng thú gì đối với nhau. Hay sự hoà hợp trong quan hệ vợ chồng không thiếu vắng một qúa trình “ khám phá lẫn nhau ”. Đặc biệt, cần hiểu được đối phương, bản thân mỗi ngừơi cần tìm hiểu và thể hiện chính mình. Để xây dựng được mối quan hệ hoà hợp, mỗi con ngừoi cần phải biết cách đánh giá bản thân thật đúng. Tự đánh giá quá cao hay quá thấp đều không tốt. Sự hài hoà ở đây không phải là thứ của trời cho cho nên trong quá trình chung sống thì mức độ hài hoà giữa hai người cũng thay đổi tốt hay xấu đều phụ thuộc vào cả hai ngừoi vợ và chồng. ở mặt này, một số lời khuyên của các nhà tâm lý học cũng được đưa ra : Khi bàn luận những vấn đề gia đình, không nên hoàn toàn coi ý kiến của mình hoàn toàn là đúng, càng không nên xem ý kiến đối lập như một điều sỉ nhục. Nếu như bạn không bao giờ nghi ngờ về sự đúng đắn của mình, thì đó là bạn đang muốn khẳng định lại bản thân chứ không phải đang muốn tìm ra một giải pháp. Mặt khác, sự nhẫn nhịn quá mức cũng sẽ làm quan hệ giữa hai người xấu đi. Khi một ngừoi nói “có” mà trong đầu lại đang nghĩ “ không”, thì những bực tức và bất mãn sẽ tích luỹ trong lòng như trái bom nổ chậm. Hơn nữa, khi một ngừơi quá mềm, thì ngừơi kia sẽ rất rễ trở nên đỏng đảnh. Cách tốt nhất để đạt tới hài hoà là cố gắng tìm ra một giải pháp trung hoà có thể đáp ứng cả đôi bên. Việc chăm sóc quá mức của một ngừoi, nhất thiết sẽ bị ngừoi kia dù là không ý thức rõ ràng, coi như là một sự xâm phạm vào quyền tự chủ cá nhân. Người kia sẽ cảm thấy là không được đánh gía xứng đáng, thấy ngừơi bạn không tin tưởng vào khả năng cuả mình … Cũng không nên than vãn quá nhiều, dù là bạn đang rất khó khăn, nhưng nếu bạn than phiền qua nhiều thì ngừơi bạn đời sẽ cảm thấy như đang có lỗi và lương tâm sẽ bị day dứt. Mà sự tự dày vò đó, sẽ có thể khiến cho ngừơi bạn đời trở nên khép kín, không còn muốn thổ lộ rõ tâm tình. như vậy, vấn đề là chớ nên quá lời. Ngựơc lại, cũng không nên bàng quang và phó mặc tất cả lên vai một ngừoi. Để duy trì đựơc hạnh phúc, trong những lúc cần thiết cũng nên yêu cầu sự giúp đỡ. Mỗi ngừoi cần phải đặt mình vào vị trí của ngừơi khác. Thông thường, ngừơi ta đánh giá một sự việc hay hành động theo những quan niệm và tiêu chuẩn đã định hình trên cơ sở những kinh nghịêm bản thân ở trong qúa khứ. Nếu làm như vậy thường hay dẫn đến sự hiểu lầm về những người khác và thiếu sự phê phán đối với chính bản than. Để tránh những cái đó, ta hãy đặt mình vào vị trí người khác và tự hỏi, ta sẽ hành động ra sao nếu ở trong tình huống như vậy. Một công thức rất tốt đối với chúng ta là : “ Hãy đối xử với người khác như là ta mong muốn đựoc người khác đối xử với mình ”. Đối với sinh hoạt gia đình,công thức này có thể đổi lại như sau : “ Hãy tự sửa đổi những gì ta mong muốn sửa đổi ở ngừơi khác”. Chúng ta hãy cùng nhớ lại lời khuyên của N.Rêric : “ Nếu bạn thấy rất buồn hay là đang u uất, hãy nhắc nhở và ra lệnh cho mình hãy gắng vui lên, làm như vậy thì niềm vui sẽ đến. Đó là điều hiện thức ”.Có ngừơi gọi việc làm này là “ sự rèn luyện niềm vui” cũng tựa như chúng ta tập thể dục. Nếu bạn muốn cái gì, thì hãy hướng về đó và hướng trái tim về đó. Vì vậy, hãy luôn luôn tự nhủ : “ Tôi Mong muốn tình yêu và hoà hợp gia đình ”. “ Đốn cây, ai nỡ dứt chồi, Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương. ” Vai trò và cách ứng xử của ngừơi chồng trong gia đình. “ Anh thương em, không phải vì thương bạc thương tiền, Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau. ” Người đàn ông có một vị trí rất quan trọng trong gia đình, thường mọi Người hay gọi là trụ cột. Họ luôn tự hào về vai trò quan trọng đó của mình. Ngoài ra, họ nhận được ở ngừoi phụ nữ sự tôn trọng vị nể, sự chăm sóc dịu mềm, sự cảm thông sâu sắc được sống trong gia đình với bầu không khí ấm cúng, bình yên, tin cậy và thoải mái do ngừoi vợ tạo dựng nên. Chính vì vậy mà nghĩa vụ người chồng sống trong gia đình phải biết đối xử với vợ một cách xứng đáng : biết yêu thương vợ, quý trọng vợ, nhất là có taì trí khiến cho vợ được nương nhờ sung sướng là hơn cả. Tục ta từ xưa thường trọng nam khinh nữ, quyền của người chồng trong gia đình bao giờ cũng nặng hơn quyền của người vợ nhưng đến giờ thì hình như tính bình đẳng đang thực sự xuất hiện trong mọi gia đình. Mặc dù thế nào đi chăng nữa thì người chồng vẫn luôn phải giữ đúng vai trò là một đấng nam nhi : Những việc gì nặng,lớn lao trong gia đình thì người chồng phaỉ đứng lên gánh vác cho vợ con. Hơn nữa, ngừoi đàn ông trong gia đình cũng phải biết giúp đỡ vợ mình trong lúc khó khăn ( những ý kiến cuả mình không được “ độc tôn” mà nên cùng trao đổi với vợ để cùng thống nhất đi đến quyết định ). Trên con đường sự nghiệp của vợ người chồng cũng phải biết động viên. Đặc biệt, người chồng phải chủ động học hỏi những tri thức có liên quan đến gia đình để còn giúp đỡ vợ mình trong cách ứng sử liên quan đến hôn nhân. Là đàn ông ( người chồng ) còn phải biết tinh nhanh để biết được vợ mình mong muốn điều gì bởi vì ngừoi phụ nữ họ luôn sống bằng tình cảm nặng hơn, đó chính là những giá trị tinh thần không thể thiếu được nơi ngừoi phụ nữ khi trở thành một ngừoi vợ. Đó chính là niềm vui sống, là cái đẹp mà mỗi ngừoi phụ nữ đều khao khát hướng đến trọn đời. Tóm lại, người đàn ông được tạo dựng nên và uỷ thác cho họ trọng trách làm chủ, là người lãnh đạo một gia đình, một tập thể hoặc một xã hội. Họ thèm khát được âu yếm, thích được chăm sóc, chiều chuộng và tùng phục của ngừoi vợ. Nếu trong gia đình, ngừoi vợ hiền, đảm biết cách chiều chồng là một động lực mạnh mẽ để khích lệ lòng quảng đại, ý chí kiên quyết và lòng dũng cảm của ngưòi chồng. Vai trò và cách ứng xử của người vợ trong gia đình. Trong tiềm thức của chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng đã có một mối quan hệ khăng khít giữa cái đẹp và cái nết. Thật ra điều đó không phải là ngẫu nhiên hay bí ẩn chút nào mà hoàn toàn hiểu được. Những người phụ nữ đẹp từ xưa đến nay vốn dĩ đã được hưởng nhiều lợi thế. Ngày từ khi còn là một đứa bé mới sinh ra đến lúc biết tập nói, lẫm chẫm bước những bước đi đầu tiên đều được mọi người yêu mến vì trông chúng rất sinh đẹp. Các nhà nghiên cứu tâm lý cũng nhận ra rằng ; những bé gái ngay từ khi còn nhỏ đã được ưu ái, luôn được thoả mãn mọi yêu cầu nên con ngưòi sẽ dịu dàng hiền lành vì không phải mưu tính để tranh giành với ai. Do được sự yêu thương của mọi người nên người đó cũng dễ yêu thương ngưòi khác hơn … Trong mối quan hệ vợ chồng có đảm bảo được hạnh phúc hay không, điều quan trong không phải là toàn bộ phụ thuộc vào nhan sắc của ngưòi phụ nữ mà điều quan trọng hơn hết là đường ăn nết ở của người đó. Trong cuộc sống hiện nay, luôn phải đối mặt và va chạm với thực tế thì chúng ta càng hiểu rõ cái nết cần thiết trong một gia đình để có được hạnh phúc như thế nào ? Nếu một người phụ nữ đẹp ngừoi lại đẹp nết thì còn gì bằng nhưng nếu phải chọn một trong hai cái đó thì có lẽ cái nết cần hơn cả. Cái nết ở đây muốn chỉ người phụ nữ chăm chỉ, chịu khó, làm việc gì cũng khéo và đặc biệt là cách ứng xử với chồng, với mọi ngưòi xung quanh … Như mọi người thường nói tới ngừoi phụ nữ có đủ “ Công – dung – ngôn – hạnh ” đó là một mẫu người phụ nữ lý tưởng. Người phụ nữ hiện nay cũng không thể thiếu công việc và tri thức. Nghề nghiệp để cho người phụ nữ quân bình về vị trí cũng như kinh tế trong gia đình, nó còn làm tăng thêm nét đẹp,hấp dẫn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Có câu “ Giàu vì bạn, sang vì vợ ”. Có trình độ thì người phụ nữ sẽ tao nhã lịch sự hơn với chồng và ngay cả bạn bè của chồng nữa. Với người phụ nữ mặc dù công việc có bận đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng phải dành thời gian cho gia đình, chăm sóc chồng con, nấu những món ăn ngon, thu nhà cửa luôn gọn gàng … Bạn luôn mong muốn gia đình bạn được hạnh phúc thì trước tiên bạn hãy là một ngừoi phụ nữ dịu dàng, thuỳ mị, hiền hậu hay nói cách khác là giàu nữ tính. Bên canh đó bạn cũng phải là một ngừơi phụ nữ kín đáo vì từ xưa tới nay hầu hết mọi ngừoi đàn ông đều mong muốn vợ mình là ngừoi phụ nữ kín đáo có nghĩa là không nên kể chuyện chăn gối của hai vợ chồng với ai. Bởi người đàn ông rất kín đáo nên việc giữ kín chuyện vợ chồng âu yếm là vấn đề sống còn của họ. “ Xuất giá tòng phu” giờ đây đã không còn nguyên giá trị của nó nữa vì đàn ông bây giờ luôn cần một ngừơi vợ có tính độc lập, tự tin biết tự giải quyết mọi vấn đề cần thiết đúng lúc đúng chỗ. Đặc biệt, trong cuộc sống lứa đôi đàn ông không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (27).Doc