Mục 31, BEA: một hối phiếu được chuyển nhượng khi được chuyển từ người này qua người khác theo cách mà sau đó người được chuyển nhượng trở thành người hưởng lợi của hối phiếu
Điều 4.14 Luật công cụ chuyển nhượng: chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng đã quy định
ULB: không nêu định nghĩa.
b.Hình thức
Trong Luật Công cụ chuyển nhượng chỉ cho phép ký sau hối phiếu, trong khi ULB và BEA còn cho phép ký trên một tờ giấy kèm theo
c.Tính chất của ký hậu
Ký hậu phải vô điều kiện, bất kỳ một điều khoản bổ sung nào đều được coi là vô hiệu. Theo Luật công cụ chuyển nhượng: ký hậu là bằng chứng thể hiện cam kết trả tiền hối phiếu của người ký hậu đối với người thụ hưởng kế tiếp (người được ký hậu) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán. Còn trong ULB và BEA, không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt buộc trả tiền hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế (Hối phiếu đòi nợ, Hối phiếu nhận nợ, Séc,…) trong ULB 1930 (Châu Âu), BEA188 2(Anh), UCC1995 (Mỹ) và Luật công cụ chuyển nhượng của VN 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay và địa điểm kí phát hối phiếu đòi nợ, chữ kí của Người kí phát.
Theo BEA 1882, hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người kí phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
Riêng UCC 1962 lại đưa ra một khái niệm chung chung về công cụ chuyển nhượng gồm có hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc…
Hối phiếu có bốn đặc điểm. Thứ nhất, hối phiếu được hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở. Những hối phiếu không được hình thành từ giao dịch cơ sở được gọi là hối phiếu khống. Thứ hai, hình thức của hối phiếu đòi nợ rất dễ nhận dạng trực tiếp. Dù là tồn tại dưới hình thức phi chứng từ, hình thức của hối phiếu cũng được qui định rõ ràng để mọi người có thể nhận dạng dễ dàng, trực tiếp và trung thực, vì nó là một tài sản tài chính vô hình nhưng lại chứa đựng các quyền pháp lý rất quan trọng đối với bên kí phát. Đặc điểm thứ ba, hối phiếu là trái vụ một bên. Sở dĩ nói như vậy, vì hối phiếu là một công cụ do một người phát hành, yêu cầu người bị kí phát thực hiện nghĩa vụ dân sự trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người bị kí phát. Hối phiếu sẽ trở nên vô hiệu khi bị người bị kí phát từ chối thanh toán một cách hợp pháp hoặc bị phá sản. Và đặc điểm cuối cùng, hối phiếu mang tính chất “trừu tượng”. Điều này có nghĩa là trong nôi dung của hối phiếu không cần phải ghi rõ lí do của việc đòi tiền.
b. Hối phiếu nhận nợ
Hối phiếu nhận nợ (hay còn gọi là kì phiếu) là một cam kết trả tiền vô điều kiện do Người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng qui định trên kì phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.
Hối phiếu nhận nợ cũng là một tài sản tài chính vô hình, vì thế nó cũng mang bốn đặc điểm tương tự như hối phiếu đòi nợ, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt. Thứ nhất, kì phiếu là một công cụ hứa trả tiền chứ không phải là công cụ đòi tiền.Thứ hai, kì phiếu là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để hứa trả một số tiền nhất định cho chủ nợ. Thứ ba, người lập phiếu phải phát hành kì phiếu hứa trả tiền trước khi Người thụ hưởng kì phiếu thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ sở. Và cuối cùng, các quy định pháp lý đối với hối phiếu đòi nợ cũng có thể áp dụng cho hối phiếu nhận nợ.
c.Séc
Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc.
Séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch…Séc có giá trị thanh toán trực tiếp giống như tiền tệ, vì vậy có những qui định về nội dung và hình thức của séc rất cụ thể theo luật định.
2.Các nguồn luật điều chỉnh
a-ULB 1930
ULB 1930 là luật thống nhất về hối phiếu và kì phiếu (hối phiếu nhận nợ) thuộc công ước Geneva kí kết năm 1930. ULB mang tính chất khu vực châu Âu. Pháp đã tham gia công ước Geneva năm 1930 nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. VIệt Nam bấy giờ là thuộc địa của Pháp nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 dến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ ở nước ta cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác do ULB 1930 được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, bao gồm Úc, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungari, Ý, Lúc-xem-bua, Mô-na-cô, Hà Lan, Na-uy, Balan, cộng hòa Xô Viết, Thụy Điển,Thụy Sĩ, Nhật, Bra-xin.
b-BEA 1882
Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã áp dụng ULB 1930 nhưng nước Anh lại không sử dụng luật này, mà là Luật hối phiếu của Anh năm 1882 – Bill of Exchange Act of 1882.
c-UCC 1995
UCC 1995 – Uniform commercial Code of 1995 - là Luật thương mại thống nhất của Mĩ, được ban hành năm 1995. Cũng giống như nước Anh, Mĩ không áp dụng ULB 1930 mà áp dụng luật này khi sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế trong giao dịch.
d-Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xác hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, luật này qui định về công cụ chuyển nhượng như hối phiếu, kì phiếu và séc.
Luật này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Nghiên cứu so sánh các vấn đề pháp lý về việc sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong ULB 1930, BEA 1882, UCC 1995 và LCCCNVN 2006.
1-Hối phiếu đòi nợ
1.1 -Nội dung
Hối phiếu thường bao gồm những nội dung sau : (1) tiêu đề, (2) số hiệu, (3) số tiền, (4) địa điểm ký phát, (5) ngày ký phát, (6) mệnh lệnh đòi tiền, (7) thời hạn thanh toán, (8) người thụ hưởng, (9) người bị ký phát, (10) người ký phát, (11) địa điểm thanh toán.
Hối phiếu phải có tiêu đề. Nhằm tránh nhầm lẫn với những công cụ chuyển nhượng khác, hầu hết luật các nước đều quy định hối phiếu phải có tiêu đề. Theo luật của các nước chịu ảnh hưởng của Công ước geneva 1930 đều yêu cầu hối phiếu phải có tiêu đề nếu không sẽ vô hiệu. Còn theo BEA 1882 và UCC 1995, không bắt buộc hối phiếu phải có tiêu đề, miễn là trong nội dung có diễn đạt từ “hối phiếu”.
Số tiền ghi trên hối phiếu phải là một số tiền xác định, được ghi một cách đơn giản, rõ ràng và dễ nhận biết. Số tiền có thể được ghi cả bằng chữ vàbằng số và phải khớp nhau. Trong trường hợp số tiền bằng số và bằng chữ không khớp nhau, số tiền bằng chữ sẽ được thanh toán. Trên hối phiếu có thể quy định lãi suất, tỷ giá và việc thanh toán thành nhiều lần. Luật CCCNVN chỉ có quy định về lãi suất, còn BEA 1882 và ULB 1930 đều có quy định về tỷ giá hối đoái khi thanh toán hoặc việc thanh toán nhiều lần. ( Điều 5, 39, 41 ULB 1930 và mục 9 BEA 1882)
Địa điểm ký phát là căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh hối phiếu. Hầu hết luật các nước đều không buộc phải ghi địa điểm ký phát trên hối phiếu. Nếu hối phiếu không ghi địa chỉ ký phát thì có thể suy đoán địa chỉ bên cạnh tên người ký phát. Điều 2 ULB 1930 và điều 16 khoản 2 LCCCN uy định nếu không có địa chỉ bên cạnh tên người ký phát thì hối phiếu vô hiệu.
Địa điểm trả tiền là nơi người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền. Luật của nhiều nước yêu cầu phải ghi rõ địa điểm thanh toán trên hối phiếu. Điều 16 khoản 2 LCCCN và điều 111 UCC quy định nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì hối phiếu sẽ được thanh toán tại địa chỉ hoặc trụ sở kinh doanh của người bị ký phát.
Ngày ký phát hối phiếu là thời điểm phát sinh quyền đòi tiền của Người ký phát đối với Người bị ký phát và cũng là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu. Trường hợp trên hối phiếu không ghi rõ ngày ký phát, theo LCCCN và ULB thì hối phiếu vô hiệu trong khi BEA quy định hối phiếu đó vẫn có hiệu lực và có thể bổ sung true date.
Thời hạn thanh toán hối phiếu : trong trường hợp là hối phiếu trả ngay thì việc trả tiền phải được thực hiện ngay sau khi hối phiếu được xuất trình. Thời hạn xuất trình để thanh toán hối phiếu trả ngay theo ULB là 1 năm, theo LCCCN là 90 ngay và theo BEA quy định là một khoảng thời gian hợp lý.
Về quy định ghi tên người thụ hưởng trên hối phiếu : họ tên và địa chỉ phải được ghi rõ ràng và đầy đủ. Nêu tên và địa chỉ người thụ hưởng không được ghi trên hối phiếu, LCCCN và ULB quy định hối phiếu đó là vô hiệu trong khi BEA lại quy định số tiền ghi trên hối phiếu sẽ được thanh toán cho người cầm giữ hối phiếu.
Về quy định ghi tên người bị ký phát trên hối phiếu : LCCCN và ULB quy định nếu không ghi rõ tên người bị ký phát hối phiếu sẽ vô hiệu trong khi BEA quy định hối phiếu đó vẫn có giá trị nếu thể hiện được một sự ‘ rõ ràng hợp lý”.
Người ký phát là người lập ra mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. Chữ ký của người ký phát là bắt buộc. LCCCN VN còn yêu cầu phải đóng dấu nếu người ký phát là cơ quan, tổ chức.
1.2- Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu
1.2.1 Chấp nhận
a. Định nghĩa
Điều 4.16 Luật Công cụ chuyển nhượng: chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này
b.Hình thức chấp nhận
Trong Luật công cụ chuyển nhượng quy định, Điều 21, Khoản 1: Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ "chấp nhận", ngày chấp nhận và chữ ký của mình. Nếu thiếu ngày chấp nhận hoặc chữ ký, thì chấp nhận được coi là vô hiệu. Trong khi ULB, BEA không bắt buộc phải có ngày chấp nhận. Theo ULB, trường hợp không ghi ngày chấp nhận, chấp nhận được xem là vô hiệu, nếu hối phiếu có yêu cầu về một khoảng thời gian nhất định để thanh toán hoặc xuất trình. Theo BEA, trường hợp không ghi ngày ký chấp nhận, người nắm giữ có thể tự bổ sung ngày ký chấp nhận thực tế.
c.Thời hạn chấp nhận
Về thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận:
- Đối với hối phiếu trả chậm: Trong ULB và Luật công cụ chuyển nhượng, thời hạn xuất trình hối phiếu để yêu cầu chấp nhận là 1 năm, nếu thời hạn thanh toán hối phiếu vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình. Về khoản này, BEA quy đinh, thời hạn là thời gian hợp lý.
- Đối với hối phiếu quá hạn thanh toán: Trong ULB và Luật công cụ chuyển nhượng quy định vô hiệu, BEA cho phép chấp nhận trong trường hợp quá hạn thanh toán sau khi bị từ chối thanh toán trước đó, trước khi người ký phát ký.
Về thời hạn trả lời yêu cầu chấp nhận sau khi xuất trình yêu cầu: Trong Điều 19 Luật công cụ chuyển nhượng quy định, thời hạn chấp nhận hối phiếu là 2 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu, trong trường hợp hối phiếu được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm bảo qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu. Trong khi ULB không đề cập đến vấn đề này.
1.2.2 Ký hậu chuyển nhượng
a. Khái niệm
Mục 31, BEA: một hối phiếu được chuyển nhượng khi được chuyển từ người này qua người khác theo cách mà sau đó người được chuyển nhượng trở thành người hưởng lợi của hối phiếu
Điều 4.14 Luật công cụ chuyển nhượng: chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng đã quy định
ULB: không nêu định nghĩa.
b.Hình thức
Trong Luật Công cụ chuyển nhượng chỉ cho phép ký sau hối phiếu, trong khi ULB và BEA còn cho phép ký trên một tờ giấy kèm theo
c.Tính chất của ký hậu
Ký hậu phải vô điều kiện, bất kỳ một điều khoản bổ sung nào đều được coi là vô hiệu. Theo Luật công cụ chuyển nhượng: ký hậu là bằng chứng thể hiện cam kết trả tiền hối phiếu của người ký hậu đối với người thụ hưởng kế tiếp (người được ký hậu) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán. Còn trong ULB và BEA, không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt buộc trả tiền hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
1.2.3 Bảo lãnh
a. Khái niệm
Điều 24, Luật công cụ chuyển nhượng định nghĩa, Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
b.Hình thức bảo lãnh
Cả ULB và Luật công cụ chuyển nhượng đều cho phép bảo lãnh bằng cách ký trực tiếp lên hối phiếu hoặc bằng một văn bản riêng đính kèm và nếu bảo lãnh không ghi rõ tên của người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là cho người ký phát. Trong ULB chỉ yêu cầu người bảo lãnh ký lên hối phiếu hoặc văn bản riêng đính kèm, nhưng trong Luật công cụ chuyển nhượng còn yêu cầu tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh.
Luật công cụ chuyển nhượng quy định, việc bảo lãnh được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu.
c.Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh
Luật công cụ chuyển nhượng và ULB quy định giống nhau về quyền hạn và nghĩa vụ của người bảo lãnh:
- Thanh toán hối phiếu đúng số tiền đã cam kết nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn thanh toán
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh
- Có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh nếu hối phiếu không có đầy đủ những nội dung bắt buộc
1.2.4 Truy đòi
a. Quyền truy đòi
Trong cả ULB và Luật các công cụ chuyển nhượng đều quy định, người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong các trường hợp sau:
- Hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ
- Hối phiếu đến thời hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối phiếu
- Người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận
- Hối phiếu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải
thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu chưa được chấp nhận
b.Hình thức thông báo
Cả Luật công cụ chuyển nhượng, ULB, BEA đều quy định hình thức thông báo bằng văn bản, ngoài ra BEA còn cho phép liên hệ cá nhân, ULB có thêm hình thức trả lại hối phiếu, liên hệ cá nhân.
c.Thời hạn lập kháng nghị
TRong ULB có những quy định khác nhau đối với kháng nghị về việc hối phiếu bị từ chối thanh toán và hối phiếu bị từ chối chấp nhận.
Đối với hối phiếu bị từ chối chấp nhận: kháng nghị phải được lập trong thời hạn xuất trình hối phiếu để chấp nhận. Vào ngày kế tiếp ngày cuối cùng của thời hạn quy định xuất trình để chấp nhận đối với trường hợp hối phiếu bị từ chối lần 1 nhưng được yêu cầu xuất trình lần 2.
Đối với hối phiếu bị từ chối thanh toán: thời hạn lập kháng nghị là 1 hoặc 2 ngày sau ngày đáo hạn hối phiếu trong trường hợp hối phiếu trả chậm. Hối phiếu trả ngay được quy định tương tự như trường hợp hối phiếu bị từ chối chấp nhận. Trong Luật công cụ chuyển nhượng, thời hạn lập kháng nghị đối với hối phiếu bị từ chối thanh toán và hối phiếu bị từ chối chấp nhận như nhau: thời hạn lập kháng nghị là 4 ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối. Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán. Nếu trong thời hạn lập kháng nghị có xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thời gian diễn ra bất khả kháng không tính vào thời hạn thông báo.
d.Địa điểm lập kháng nghị
Địa điểm lập kháng nghị chỉ được quy đinh trong BEA:
- Tại địa điểm hối phiếu bị từ chối
- Trường hợp hối phiếu được xuất trình và từ chối thông qua bưu điện: lập kháng nghị tại địa điểm hối phiếu bị trả lại
- Đối với hối phiếu có địa điểm thanh toán khác với địa chỉ người bị ký phát: địa điểm lập kháng nghị tại địa điểm thanh toán.
e.Giấy tờ cần thiết
Trong BEA, Mục 51, khoản 7, quy định: một kháng nghị phải bao gồm bản sao hối phiếu và được ký bởi một công chứng viên và phải ghi rõ:
- Người yêu cầu lập kháng nghị
- Nơi và ngày tạo lập kháng nghị
- Nguyên nhân hay lý do lập kháng nghị
- Mệnh lệnh đã đưa ra và câu trả lời với mệnh lệnh đó (nếu có) hoặc thực tế là người bị ký phát hay người chấp nhận hối phiếu không thể tìm thấy
Trong ULB, điều 44 quy định: kháng nghị phải do cơ quan có thẩm quyền lập, không phải do người thụ hưởng lập.
f.Số tiền được thanh toán:
Cả ULB và Luật công cụ chuyển nhượng đều quy định, số tiền được thanh toán là:
- Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán
- Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác
- Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán, trong ULB có quy định cụ thể lãi suất 6% còn trong Luật công cụ chuyển nhượng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2. Hối phiếu nhận nợ (Kỳ phiếu)
Các nguồn luật trên đều giống nhau trong việc quy định những nội dung của kỳ phiếu như là:
- Tiêu đề “kỳ phiếu” được ghi trên tờ kỳ phiếu và bằng ngôn ngữ tạo lập kỳ phiếu
- Lời hứa trả một số tiền nhất định vô điều kiện
- Công bố thời hạn trả tiền
- Công bố địa điểm trả tiền
- Tên của người được trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của người đó
- Công bố ngày và địa điểm phát hành kỳ phiếu
- Tên và chữ ký của người phát hành kỳ phiếu
Do các quy định pháp lý đối với hối phiếu đòi nợ có thể áp dụng để điều chỉnh đối với kỳ phiếu trong chừng mực không trái đối với đặc điểm và tính chất của kỳ phiếu. Chính vì vậy mà sự khác nhau giữa các nguồn luật trên đối với kỳ phiếu cũng giống đối với hối phiếu đòi nợ.
3. Séc
3.1 Nội dung
Những yếu tố bắt buộc phải có trên 1 tờ séc được quy định rõ trong điều 58- Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, Công ước Geneva 1931:
Một chứng từ muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC ghi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ séc. Trước đây, các tờ séc bằng tiếng Việt dùng danh từ “chi phiếu”, ngày nay người ta dùng từ “séc”, lấy nguồn gốc từ tiếng Anh là “cheque” hay tiếng Anh của người Mỹ là “check”
Luật CCCN VN quy định: từ "SÉC" phải được in phía trên séc. Công ước Geneva 1931 quy định: “ Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi trên tờ lệnh đó”, không chỉ rõ vị trí của từ SEC.
Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, ghi bằng số và bằng chữ, có ký hiệu tiền tệ. Séc được coi là một lệnh trả tiền vô điều kiện một số tiền nhất định, nghĩa là những người liên quan khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không được đặt ra bất kỳ điều kiện nào. Như khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô điều kiện lệnh này, trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên séc trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý. Cả LCCCN và ULB đều quy định số tiền ghi trên séc là số tiền bằng số và bằng chữ. Trong trường hợp số tiền bằng số và bằng chữ không giống nhau thì số tiền bằng chữ sẽ được thanh toán.
Người trả tiền theo lệnh của tờ séc phải là ngân hàng giữ tài khoản phát hành séc của khách hàng. Nếu chỉ định người trả tiền khác, tờ séc không có giá trị.
Địa điểm trả tiền là nơi người thụ hưởng xuất trình séc để nhận tiền hoặc là nơi mà người thụ hưởng séc chỉ định chi nhân hàng nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền.
Thường tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền được ghi sẵn, cũng chính là nơi người ký phát mở tài khoản. Và dựa vào địa chỉ này, người thụ hưởng có thể tự cầm séc đến để thanh toán hoặc để ngân hàng thu hộ gửi séc. Và đây cũnglà cơ sở để xác định tòa án địa phương có quyền xét xử tố tụng khi có tranh chấp.
Ngày, tháng, năm phát hành séc là yếu tố bắt buộc phải ghi trên séc, nếu không có séc sẽ vô hiệu. Séc có thời hạn hiệu lực lưu hành nên đây là một yếu tố để xác định thời hạn xuất trình và thanh toán của tờ séc cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên quan đến séc.
Theo ULC 1931: Trên séc phải có chữ ký của người phát hành séc, nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó. Luật CCCN, điều 11: “Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát hành”, “người có liên quan chỉ có nghĩa vụ theo công cụ chuyển nhượng khi trên công cụ chuyển nhượng hoặc tờ phụ đính kèm có chữ ký của người có liên quan hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh”.
Tại điều 12 luật CCCN cũng làm rõ thêm: “Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được uỷ quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị”. Ngoài 6 yếu tố bắt buộc mà séc phải bao gồm theo điều 1 ULC 1931 như trên, theo khoản 1 điêu 58 LCCCN quy định thêm séc phải có tên của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định, hay yêu cầu thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng hây yêu cầu thanh toán cho người cầm séc. Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng mực đỏ. Vì séc là công cụ thanh toán vô điều kiện, trả tiền ngay khi xuất trình, nên những yếu tố không được cấu thành vào tờ séc như: điều kiện trả tiền (phân biệt với nội dung trả tiền); điều khoản quy định: chấp nhận séc, tiền lãi, kỳ hạn trả tiền, miễn trừ bảo đảm trả tiền… nếu có quy định trên séc cũng xem như không có giá trị.
Trường hợp ngoại lệ:
ULC 1931: một chứng từ nếu thiếu bất kỳ một trong những nội dung trên đều không được xem là một tờ séc, ngoại trừ những trường hợp:
_ Nếu không ghi cụ thể, thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát được xem là địa điểm phát hành séc. Vì nếu có tranh chấp xảy ra khi áp dụng luật pháp người ký phát phải hiểu rõ hơn luật của chính nước họ.
_ Nếu không ghi cụ thể thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người trả tiền được xem là nơi thanh toán. Nếu có nhiều địa chỉ cùng ghi bên cạnh tên người trả tiền, thì địa chỉ ghi đầu tiên ngay bên cạnh sẽ là nơi trả tiền.
_ Nếu không ghi bất kỳ địa chỉ nào của người trả tiền thì nơi thanh toán sẽ là trụ sở chính của người trả tiền.
Luật CCCN, khoản 2 Điều 58: “Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát”.
3.2 Các nghiệp vụ liên quan đến séc
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, chúng tôi xin đưa ra những điểm giống và khác nhau trong các yêu cầu pháp lý về việc sử dụng séc theo LCCCN 2005 và UCC 1995. LCCCN 2005 có một chương riêng biệt để nói về séc và các nghiệp vụ của séc, còn UCC 1995 (Mỹ) (Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ 1995) chỉ có một chương khái quát các vấn đề chung nhất về công cụ chuyển nhượng.
3.2.1 Ký phát séc
1. Theo điều 60 LCCCN quy định về việc ký phát séc, phân chia việc ký phát theo đối tượng, chỉ rõ đối tượng bị ký phát và hình thức séc tương ứng với đối tượng ký phát đó.
a) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
b) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
c) Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
2. Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.
3. Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
4. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó, UCC 1995 lại phân chia việc ký phát theo công cụ thanh toán, công cụ thanh toán phát hành và công cụ thanh toán chưa phát hành. (Mục 403.105)
3.2.2 Chuyển nhượng, nhờ thu séc
LCCCN Nêu rõ các 2 hình thức chuyển nhượng là ký chuyển nhượng và chuyển giao và trong trường hợp nào không được chuyển nhượng. Trong khi đó UCC 1995 không nêu lên các hình thức chuyển nhượng mà chỉ nêu lên trường hợp đặc biệt khi chuyển nhượng.
Mục 403.201, khoản b UCC 1995 : “Ngoại trừ trường hợp sự chuyển nhượng này được tiến hành bởi người gửi tiền, nếu công cụ thanh toán này được trả cho một người cụ thể, sự chuyển nhượng này yêu cầu chuyển đổi quyền sở hữu và phải được xác nhận bởi chủ tài khoản. Nếu công cụ thanh toán này được trả cho người giữ công cụ này thì nó phải được chuyển nhượng bằng việc chỉ chuyển quyền sở hữu riêng rẽ”.
Về quy định liên quan đến nhờ thu, hai bộ luật tương đối giống nhau, quy định rằng người được nhờ thu chỉ được quyền thu hộ chứ không được sở hữu.
3.2.3 Bảo đảm thanh toán
LCCCN : Chia rõ ràng vấn đề bảo đảm thanh toán thành hai phần là bảo chi (do người kí phát thực hiện) và bảo lãnh (do người thứ ba đảm bảo). ( từ điều 24 đến điều 26). UCC Đề cập đến việc xác nhận nhiều vấn đề (có thể do nhà sản xuất, người ký phát hoặc người chấp nhận ). Mục 403.204 “Xác nhận nghĩa là một xác nhận của người ký như nhà sản xuất, người ký phát hoặc người chấp nhận, được thể hiện bằng 1 chữ ký hoặc một cụm từ thích hợp xác nhận một vấn đề nào đó như chuyển nhượng, hạn chế thanh toán hoặc những trách nhiệm phát sinh của người xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế (Hối phiếu đòi nợ, Hối phiếu nhận nợ, Séc,…) trong U.doc