Tiểu luận Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

 

MỤC LỤC Trang

I. Đặt vấn đề 1

II. Giải quyết vấn đề 1

II.1. Một số quan điểm triết học về con người. 1

II.1.1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người. 1

II.1.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người 4

II.2. Con người Việt Nam trong lịch sử. 5

II.2.1. Điều kiện hình thành con người Việt Nam trong lịch sử. 5

II.2.2. Mặt tích cực và hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. 5

II.3. Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước. 6

II.3.1. Nghiên cứu về con người - nhiệm vụ vừa quen thuộc vừa mới lạ. 6

II.3.2. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội. 8

II.3.3. Vấn đề văn hoá của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 12

II.3.4. Nhân tố con người-nguyên nhân của thất bại, bí quyết của thành công. 16

III. Kết luận. 18

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động. Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc rằng quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của giai cấp và nhân dân lao động gắn bó chặt chẽ với nhau nên giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động không tách khỏi nhau. Như vậy, con đường đảm bảo cho sự thắng lợi của giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là cách mạng vô vản - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai capá, dân tộc với quốc tế độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Từ nhận thức ấy tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản. Thứ ba: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. + Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc. + Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục. II.2. Con người Việt Nam trong lịch sử. II.2.1. Điều kiện hình thành con người Việt Nam trong lịch sử. Nơi khai sinh lập nghiệp của tổ tiên người Việt là một vùng đất mới được bồi đắp, một bên là núi và một bên là biển. Cho nên con người Việt Nam gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Thích ứng với nền sản xuất này là những đơn vị sản xuất gia đình và những cộng đồng làng xã. Nền kinh tế tiểu nông và kết cấu tổ chức hành chíh làng xã đã hình thành ở con người Việt Nam nhiều phẩm chất, đạo đức, năng lực, quan điểm, quan niệm và tầm nhìn tương ứng. Việt Nam là một trong những quốc gia bị nhiều thế lực lớn mạnh xâm chiếm, đô hộ, có thời gian sự đô hộ kéo dài liên tục hơn mười thế kỷ. Từ hoàn cảnh địa lý và lịch sử giữ nước, người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới trong đó nổi lên là Trung Quốc, ấn Độ, Pháp. Các hệ tư tưởng của các dân tộc này từng là quốc giáo ở Việt Nam như Nho giáo, Phật giáo. Đầu thế kỷ XX, qua hoạt động của Nguyễn ái Quốc người Việt Nam đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập thì chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành hệ tư tưởng định hướng cho cách mạng Việt Nam. II.2.2. Mặt tích cực và hạn chế của người Việt Nam trong lịch sử. Mặt tích cực đó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tích thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Những hạn chế của truyền thống dân chủ làng xã, điều này dẫn đến tư tưởng cục bộ dòng họ, làng xã tư tưởng bình quân chủ nghĩa; hay can thiệp vào cuộc sống riêng tư, thiếu tinh thần tự giác, dễ hành động tự do, tuỳ tiện. + Tập quán sản xuất tiểu nông dẫn đến khả năng hạch toán kinh tế kém cỏi, nặng về lợi ích trước mắt nên dễ bỏ qua lợi ích lâu dài. + Đề cao thái quá kinh nghiệm dẫn đến việc xem thường lý luận, xem thường tuổi trẻ, quyền lực thuộc về những người lâu năm... + Tính hai mặt của một số truyền thống dẫn đến sự hạ thấp nhu cầu trong khi nhu cầu là một động lực phát triển của xã hội. II.3. Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước. II.3.1. Nghiên cứu về con người - nhiệm vụ vừa quen thuộc vừa mới lạ. Hồi đầu thế kỷ, với phong trào Duy Tân, Đông Du, con người Việt Nam lần đầu tiên được đem so sánh với người phương Tây và người Đông á. Kể từ đó, cùng với sự tiếp thu và phát triển của các khoa học chuyên ngành, tri thức về con người nói chúng và về con người Việt Nam nói riêng đã được tích luỹ ngày một phong phú hơn, nhưng tản mản trong các khoa học chuyên ngành riêng rẽ như triết học và văn học, sử học và khảo cổ học, y học và dân tộc học, xã hội học và tâm lý học, đạo đức học và nhân trắc học... Từ giữa những năm 80 (thế kỷ XX), những khó khăn khách quan do đất nước vừa trải qau thời kỳ chiến tranh kéo dài, do những bất cập của cơ chế hành chính - bao cấp và do vấp phải một số sai lầm chủ quan trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội... đã làm cho vấn đề con người, vai trò của nhân tố con người cần phải được nhận thức lại. Trước đó, việc quá nhấn mạnh quan điểm con người là sản phẩm của hoàn cảnh, quá nhấn mạnh lợi ích xã hội, lợi ích tập thể... đã làm cho chúng ta đôi khi vô tình không thấu hiểu được sức mạnh của nhân tố con người, không chú trọng đúng mức vai trò con người, cá nhân, lãng quên lợi ích cá nhân - những động lực quan trọng của sự phát triển. Đổi mới nội dung, đổi mới tư duy nối riêng, đã đáp ứng nhu cầu bức thiết đó. Kể từ khi đổi mới, con người, nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Trong "cương lĩnh xây dựng xã hội trong thời kỳ quá độ" (1991), Đảng ra xác định rõ: "vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân". Trong "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000", tư tưởng coi con người là trung tâm của sự phát triển đã được Đảng ra chính thức ghi nhận. văn kiện viết: "Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào trị trí trung tâm... Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp". Những tư tưởng này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến kinh tế - xã hội những năm gần đây và sẽ còn là quan điểm có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển đất nước mai sau. Bài học của các nước trong khu vực, nhất là đối với các nước có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, tài nguyên không giàu, song bứt phá lên được do biết phát huy nhân tố con người, do biết chú trọng khai thác nguồn lực con người... đã làm cho việc đổi mới tư duy về nhân tố con người ở Việt Nam có thêm chăn cứ thực tiễn. Trong thế kỷ XX, nhất là từ nửa sau thế kỷ, các khoa học về con người đã có bước tiến rất dài trong việc nghiên cứu con người. Nhìn lại sự phát triển của khoa học thế kỷ XX, tại Hội nghị quôc stế bàn về những vấn đề khoa học do UNESCO tổ chức tại Hung-ga-ri, tháng 6/1999 (lúc giới khoa học chưa dám nghĩ đến việc hoàn thành giải mã bản đồ gen người, 2003, Nhật Bản vô tính người 2003) cộng đồng thế giới đã ra Tuyên bố về những trách nhiệm mới của khoa học, trong đó có đánh giá rất cao những đóng góp của khoa học và công nghệ cho tiến bộ của con người. Theo tuyên bố này, tri thức khoa học thế kỷ XX đã đem lại "những kết quả có lợi ở mức cao nhất" cho con người. Bệnh tật đã được khống chế ở mức đáng mừng. sản xuất nông nghiệp đã cho phép số dân tăng đáng kể. Nguồn năng lượng cho đời sống tăng kỳ diệu. Phần lớn lao động nặng nhọc được giải phóng. Các thế hệ người ngày nay được hưởng "một phổ lớn" các sản phẩm công nghệ và công nghiệp so với cha anh họ. Tri thức về ngồn gốc vũ trụ, về nguồn gốc sự sống, về nguồn gốc con người và loài người... đã cho phép con người có những cách tiếp cận mới đối với các vấn đề của cuộc sống. Khó học "đã tác động sâu sắc tới hành vi và triển vọng" của chính con người. Không thể phủ nhận, khoa học thế kỷ XX đã có những hiểu biết về con người sâu sắc hơn rất nhiều so với trước kia. Trong khi thế giới có những nhanạ thức khá sâu về con người trong nhiều vùng văn hoá khác nhau, thì tri thức về con người Việt Nam, có thể nói, vẫn còn khá đơn giản và có phần cảm tính trong nhiều ấn phẩm. những kiến thức cơ bản về con người trong các khoa học y, sinh, tâm lý hoặc xã hội và nhân văn... trên thực tế, vẫn chưa đủ để xác định đặc trưng người Việt. Hơn thế nữa, hình ảnh về con người trong hầu hết các khoa học xã hội và nhân văn cũng như trong một số khoa học tự nhiên có nghiên cứu về con người, nhìn chung, đều bị cô lập hoá và chia cắt theo các khía cạnh quá chuyên biệt, đến nỗi rất khí hình dung bóng dáng của con người bằng xương bằng thịt trong các nghiên cứu chuyên ngành. Khoa học về con người ở Việt Nam, trên thực tế, còn là một mảnh đất hoang, chưa được cày xới. Việc trả lời câu hỏi con người Việt Nam là gì và đặc trưng riêng biệt của con người Việt Nam ra sao rõ ràng vẫn chưa có câu trả lời. Những kết quả trong nghiên cứu người Việt (kể cả ở các nhà Việt Nam học nước ngoài) cũng còn rất khiêm tốn. Có lý do để nói chung ta thực sự hiểu biết quá ít về người Việt Nam. II.3.2. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Nghiên cứu sự biến đổi quan hệ cá nhân và xã hội cũng chính là nghiên cứu con người trong tính lịch sử của nó, con người đang chịu sự tác động của con cảnh và cải tạo hoàn cảnh. Vì lẽ đó đương nhiên trong giai đoạn hiện nay xã hội chuyển nhanh từ trạng thái "cũ" sang trạng thái "mới" (tức là từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại), từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng cần phải được nhìn nhận trong sự biến đổi ấy. Cá nhân là một cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội và là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội và nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những khả năng riêng của người đó. Đối với chức năng xã hội mà người đó thực hiện. Cá nhân là một sản phẩm của xã hội. Mọi phẩm chất, năng lực, tư chất cá nhân chỉ có thể được phát triển, hoàn thiện thông qua sự tác động với các cá nhân khác và với xã hội nói chung. Xã hội là một kiểu, một hệ thống xã hội cụ thể, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người và người theo một tổ chức nhất định. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng trong đó xã hội giữa vai trò quyết định. Đối với con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện đại, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hết sức khăng khít trong một hệ thống bền chặt Nhà - Làng - Nước. Điều này được biểu hiện rất rõ ở tính cộng đồng: "Nhiều điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng" Hay "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng" Tính cộng đông bền chặt có ở con người Việt Nam cũng là điều dễ hiểu, bởi vì họ là những công dân của một Quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, luôn phải đối mặt với những thế lực nhòm ngó có mưu đồ xâm lăng, bởi vì họ và công dân của một nước có điều kiện khí hậu "Mưa chẳng thuận, gió chẳng hoà"... Trong bối cảnh đó, vận mệnh của cá nhân luôn gắn chặt với vận mệnh của cộng đồng và xã hội và cá nhân sẵn sàng hy sinh những lợi ích riêng để bảo vệ lấy lợi ích chung, bảo vệ được cái chung cũng chính là sẽ giải quyết được cái riêng. Vì thế sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn giành lại được độc lập, cốt cách của con người Việt Nam vẫn được giữ vững và phát huy. Bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ sau hàng ngàn năm ở triều đại phong kiến, Việt Nam lại bị các thế lực thực dân cũ và mới xâm lược. Trong bối cảnh đó, tính cộng đồng ấy lại được phát huy và khẳng định với một ý chí: Tất cả vì chiến thắng, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. ý chí đó là sợi chỉ đỏ chỉ đạo những con người tạm thời hy sinh những nhu cầu cá nhân để vì cái chung, đó là giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, những "cá nhân anh hùng" lại trở về với đời thường. Lẽ ra ở giai đoạn này, những chính sách cũng như đường lối xây dựng đất nước phải xử lý tất mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (xét về nhu cầu và lợi ích), đặc biệt phải chú ý chăm lo đời sống cá nhân. Thế nhưng trên nền vinh quang chiến thắng đó, cùng với một tư duy ý chí, chúng ta muốn xây dựng ngay chủ nghĩa xã hội trên một nền tảng xã hội thiếu vững chắc, lực lượng sản xuất kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn dẫn tới hiện tượng có sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất, cho nền nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: "Đã có biểu hiện nóng vội các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh..." Thừa nhận những sai lầm khuyết điểm trong cơ chế chính sách một thời gian dài làm mất động lực phát triển xã hội, Đảng ta chủ động tiến hành đổi mới nền kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là chính sách kinh tế phải giải quyết được câu hỏi làm sao phát huy được tối đa sự phát triển toàn diện các cá nhân? Làm sao để chăm lo đời sống cho mỗi cá nhân trong xã hội? Mặt khác, chấp nhận nền kinh tế thị trường là chấp nhận nền kinh tế vận hành theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Tất cả các quy luật và yêu cầu này đã và đang là tác nhân quan trọng để phá vỡ cái "cũ" và hình thành cái "mới" trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Nói như C.Mác, mỗi bước tiến mới sẽ là tất yếu biểu hiện ra sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ đang suy đồi, những tập quán được thần thánh hoá và sự "xung đột" giữa cũ và mới trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được biểu hiện ở một số điểm căn bản: Thứ nhất: Nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc tạo sự khép kín trong một khuôn khổ gia đình làng xã, do đó tạo nên những cá nhân có tínnh bảo thủ khá cao điều đặc biệt hơn, nền sản xuất nhỏ ấy lại được dung dưỡng bởi một hệ tư tưởng Nho giáo với sự phân chia đẳng cấp: Sĩ - Nông - Công - Thương. Cụ thể là trong bảng thang giá trị ấy tầng lớp Sĩ được đứng đầu tiên, tầng lớp thương nhân được xếp vào cuối bảng đây là tầng lớp luôn được xã hội nhìn với con mắt chẳng lấy gì làm thiện cảm. Và đương nhiên cách nhìn và không gian xã hội đó đã dẫn tới hệ quả là hiện nay tầng lớp doanh nhân Việt Nam đang rất chật vật trong "biển cả" của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế. Những biểu hiện thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh đó là: mất thương hiệu trên thị trường quốc tế, mất uy tín trong kinh doanh hay quảng bá sản phẩm còn yếu... Thứ hai: Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố luật pháp có vai trò quan trọng đặc biệt. Bời vì, việc điều chỉnh tất cả các quan hệ từ cá nhân tới xã hội đều bằng luật pháp, điều đó đảm bảo cho sự công bằng của mỗi cá nhân trong xã hội. Thế nhưng xuất phát từ xã hội tiểu nông, ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, những con người với tư cách cá nhân đã vác nặng trên vai những yếu tố truyền thống bằng lối suy nghĩ: gia đình là cái gốc của Nước, Nước là cái Nhà to, Nhà là cái Nước nhỏ. Những biểu hiện này tránh sao khỏi những biểu hiện tuỳ tiện, độc đoán bất chấp háp luật làm hận chế sự phát triển của một cá nhân là rào cản cho sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Thứ ba: Cần khẳng định rằng hoàn cảnh ảnh hưởng tới con người trong chừng mực con người cải tạo hoàn cảnh, song con người cũng không thể nào thoát khỏi hoàn cảnh. Với dân số trên 70% làm nông nghiệp và sống ở nông thôn thì họ ít nhiều chịu sự tác động của lối sống sản xuất nông nghiệp. Do đó tác phong công nghiệp dường như vẫn còn thiếu trong mỗi cá nhân. Hiện tượng làm việc được chăng hay chớ, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hiệu quả kinh tế ở các cơ quan công nghiệp của Nhà nước còn thấp không phải là chuyện hiếm. Trên đây là đôi nét phác thảo về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong lịch sử và sự "xung đột' giữa những giá trị "cũ" và "mưói", trong sự biến đổi quan hệ cá nhân và xã hội giai đoạn hiện nay. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong xu thế toàn cầu hoá (trước hết toàn cầu hoá kinh tế) ở một thế giới đầy rẫy biến động và đang được chi phối bởi một "siêu cường" theo cái gọi là quy luật "mạnh được, yếu thua" thì điều đầu tiên chúng ta cần là nhận diện được mối quan hệ giữa cá nhân và sẽ tạo ra một nội lực cho xã hội. Đây sẽ là yếu tố quyết định để Việt Nam tự khẳng định mình ở thế kỷ XXI. Để làm được điều đó, đương nhiên bên cạnh việc phát huy những giá trị tốt đẹp trong mối cá nhân như lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tính cộng đồng... thì mõi con người Việt Nam còn cần phải bổ sung những giá trị của thời đại được thể hiện trong ba điều sau đây: Thứ nhất, đầu óc thực tiễn trong hiệu quả, tinh thần kinh doanh. Nếu thiếu giá trị này con người Việt Nam sẽ khó có thể đứng vững trên thị trường mang tính toàn cầu. Thứ hai, trọng "chữ tín". Trong nền kinh tế thị trường, vai trò "chữ tín" là tối quan trọng. Nếu như kinh doanh cũng như trong hợp tác mà "chữ tín" bị xem nhẹ thì đương nhiên việc tổnn hại về kinh tế là khó tránh khỏi. Điều này lý giải vì sao các doanh nhân Trung Hoa thường thành công trên thương trường, bời vì người Trung Hoa rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Đối với người Hoa, vi phạm chữ tín, không tôn trọng điều kết ước là một điều đáng lên án nhất, còn hơn cả tội ác hình sự khác. Thứ ba: coi trọng pháp luật. Xã hội muốn trật tự kỷ cương cần có hệ thống luật pháp đủ mạnh và hợp lý. Con người Việt Nam từ nền sản xuất tiểu nông bước ra kinh tế thị trường còn mang nặng lối hành xử theo thói quen. Do vậy, trong giai đoạn tới yếu tố luật pháp phải là ý thức trực trong mối cá nhân cũng như trong xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. II.3.3. Vấn đề văn hoá của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, văn hoá và con người đang được các quốc gia trên thế giới coi là nguồn nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. ở Việt Nam, văn hoá và con người được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng, cần phải thấy rằng, bên cạnh những điểm mạnh, tích cực, văn hoá và con người Việt Nam hiện vẫn còn một số yếu kém cần được nhận diện, phân tích và khắc phục. Có như vậy, văn hoá mới thực sự phát triển vai trò nền tảng của nội lực, con người mới thực sự là nhân tố quyết định của nội lực. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay của chúng ta là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa là vấn đề trung tâm. Trong nỗ lực tìm kiếm động lực của sự phát triển bền vững, văn hoá và con người hiện đang là những vấn đề được cả thế giới quan tâm. Đối với nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, văn hoá và con người được coi là nội lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xj, nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng như hiện nay. ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH - HĐH, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề văn hoá và con người. Cùng với việc đề cao yếu tố con người, văn hoá được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung đã chứng minh rằng, văn hoá luôn gắn liền với cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội, con người tồn tại, trưởng thành và phát triển nhờ văn hoá của mình. Nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh và lao động sản xuất để tồn tại, phát triển của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể nói, văn hoá và con người Việt Nam là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử trải dài hàng ngàn năm của dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hoá con người Việt Nam được phát huy, tạo nên sức mạnh nhấn chìm bọn đế quốc xâm lược, giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Ngày nay những nhân tố đó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, thế giới đã xẩy ra biết bao biến động nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá và con người Việt Nam với tính cách những nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển xã hội, trước hết cần có sự phân tích đứng giá đúng thực trạng của văn hoá và con người. Thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu xung quanh các vấn đề văn hoá và con người Việt Nam đã được tổ chức, triển khai nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. Đặc biệt xây dựng văn hoá và con người luôn là một trong những nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội và một số Hội nghị Trung ương của Đảng. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ V (khoá VIII), Đảng ra đã có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về những thành tựu, những yếu kém của văn hoá và con người Việt Nam trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực hoạt động. Khái quát các nguồn tài liệu trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm mạnh của văn hoá và con người Việt Nam, đó là: Thứ nhất: Con người Việt Nam vẫn luôn gắn bó mật thiết với những giá trị văn hoá truyền thống, với những phẩm giá của dân tộc mà điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tự lực, tự cường, đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Thứ hai: Con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện đức tính cần cù, sáng tạo trong mọi hoạt động. Thứ ba: Nét đặc trưng của đời sống tinh thần của phẩm giá con người Việt Nam là truyền thống cộng đồng, lòng nhân ái những tình cảm vị tha và khoan dung... vẫn được giữa vững, phát huy trong điều kiện mới của đất nước. Những giá trị mang tính nền tảng cốt lõi ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng văn hoá Việt Nam hiện đại, tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc. Thứ tư: Con người Việt Nam vẫn giữ được truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và sự hình thành, phát triển các giá trị mới của văn hoá và con người đã chứng minh sự kết hợp giữa truyền thông với hiện đại trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Thứ năm: Trong công cuộc đổi mới, mô hình gia đình truyền thống đang có những biến đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường do những biến đổi của xã hội đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Tuy vaỵa những giá trị tinh thần, đạo lý của gia đình truyền thống vẫn được giữ vững và là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh trên, chúng ta cũng cần phải nhận diện một số yếu kém trong văn hoá con người Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ: Phong cách sản xuất nhỏ biểu hiện trong thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử, nếp suy nghĩ... của người Việt Nam là những cản trở không nhỏ đối với sự nghiệp CNH - HĐH. Những mặt trái của kinh tế thi trường đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét là sự suy giảm về mặt đạo đức của không ít người, nhất là lớp trẻ, thậm chí của cả một số cán bộ đảng viên thoái hoá, biến chất. Cùng với đó là sự xuất hiện của các yếu tố tiêu cực khác, như chủ nghĩa cục bộ, địa phương lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãnh phí. Sự tiêu cực này ảnh hưởng tới tư tưởng, đạo đức lối sống của nhân dân ta vấn đề đặt ra ở đây chính là vấn đề quan hệ con người trong nền kinh tế thị trường, là ý thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Phân tích cội nguồn dẫn tới các yếu kém trên đây, ngoài việc chỉ rõ những nguyên nhân khách quan, Đảng ta cho rằng nguyên nhân chủ quan là do chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến lược phát triển kinh tế, chưa xử lý nghiêm những phần tử thái hoá, biến chất. Việc quản lý Nhà nước có dấu hiệu bị buông lỏng, chưa có tính sách phát huy nội lực của nhân dân, chưa tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia phát triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ văn hoá dân tộc. Trên cơ sở phân tích những thành tựu, những yếu kém văn hoá và con người ở nước ta hiện nay, Hội nghị Trung ương lần thứ V (khoá VIII) của Đảng đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ta coi văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển và yếu tố quyết định nội lực và chất lượng con người văn hoá là của con người, chỏ có ở con người. Văn hoá, đối với một con người, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, bản lĩnh của dân tộc. Vai trò động lực của văn hoá được thực hiện thông qua chủ nghĩa người. Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hoá cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa văn hoá và con, các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Trung ương lần thư năm (khoá VII), kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ IX (khoá IX) và văn kiện Đại hội X, đều khẳng định sứ mệnh cao quý nhất của văn hoá là góp phần trực tiếp xây dựng con người và nguồn nhân lực có chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX trong vấn đề tiền thưởng ở một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan