Tư tưởng và văn hóa phương Tây là một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại và là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Người đã nhanh chóng tiếp thu được vốn tri thức của thời đại, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ. Bằng chứng là Người nói được rất nhiều thứ tiếng: Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Tây Ban Nha Qua đó Người đã hiểu biết về văn hóa Pháp và một số nước khác thông qua việc đọc báo, tìm hiểu
- Người tiếp thu được tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây, của các nhà khai sáng Pháp trong các sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã Hội. Đơn cử như ở Câu lạc bộ Phobua(Faubourg). Cũng từ đó mà Người dần dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua các hoạt động của Người từ viết báo đến sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chính trị trong thời gian ở Pháp.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16585 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ đâu? Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này.
Có rất nhiều các học giả đã quan tâm, nghiên cứu về đề tài này và đưa ra những định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi định nghĩa trong số đó đều đã phản ánh được khía cạnh này hay khía cạnh kia của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng tựu chung lại có thể hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại. Và một yếu tố không thể thiếu để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh mặc dù khái niệm không nhắc tới đó chính là những phẩm chất của Hồ Chí Minh.
1. Những giá trị truyền thống dân tộc dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc. Trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nựớc. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu giá trị văn hóa- tinh thần Việt Nam. "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã giúp Tôi tin theo Lênin và đi theo quốc tế 3”. Hồ Chí Minh đã kế thừa và khái quát một chân lý lớn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".1
- Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống nhân nghĩa đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, nguy hiểm. Bác đã chú ý kế thừa, phát huy sức mạnh truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh 4 chữ: “đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
Hồ Chí Minh: toàn tập, T. 6 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 171.
- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó, Bác đã đi khắp nơi trên thế giới để tìm đường con đường giải phóng cho dân tộc mình.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài làm giàu cho văn hóa Việt Nam.
Nhận xét: Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đây là nguồn gốc tư tưởng, lí luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh luôn có ý thức tìm tòi, tiếp thu những tri thức văn hóa của cả phương Đông và phương Tây để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình qua đó phục vụ con đường cách mạng của mình. Người đã kế thừa những nguồn tư tưởng và văn hóa này theo tinh thần phê phán, kế thừa những cái hay, cái tốt cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân; phê phán và loại bỏ những cái dở, cái xấu, có hại.
* Trước hết là tư tưởng văn hóa phương Đông.
- Về Nho giáo: Mặt tích cực của Nho giáo là mặt triết lý hành động, tư tưởng về nhân thế hành đạo, giúp đời; triết lý nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, lấy hành động để lập thân và có lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Nho giáo còn đề cao văn hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội. Chính từ mặt tích cực này cộng với những kiến thức mà Hồ Chí Minh đã trau dồi được qua nhiều năm theo học Nho giáo ngay từ thuở thiếu thời là cơ sở để người vận dụng những tri thức đó vào con đường cách mạng của mình. Biểu hiện:
+Trong các tác phẩm của mình, Người đã sử dụng khá nhiều luận điểm của Nho giáo, đồng thời đưa vào đó những nội dung, ý nghĩa mới.
+Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng như: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh(tu tâm, dưỡng tính); đề cao văn hóa, lễ giáo truyền thống hiếu học…
+Mặt khác, tiếp thu tinh hoa không loại trừ việc phê phán những cái xấu bởi đó là biệu hiện của tiếp thu tinh hoa có chọn lọc và nó thể hiện bản lĩnh, tư duy thiên tài của Hồ Chí minh. Vì vậy, Người đã phê phán, bác bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu của Nho giáo như: tư tưởng đẳng cấp, hạ thấp lao động chân tay, xem thường phụ nữ…
- Về Phật giáo: Mặt tích cực của Phật giáo là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động. Mặt khác, Phật giáo vào Việt Nam cũng thích nghi và tích cực với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta. Thiền phái Trúc lâm ở Việt Nam là một trong những chủ trương không xa rời thực tế mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, với cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc. Bởi thế Người đánh giá rất cao những giá trị nhân văn của đạo Phật đặc biệt là tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “ Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Bên cạnh đó Hồ Chí Minh cũng đã bác bỏ những yếu tố tiêu cực trong Phật giáo như tư tưởng an phận. bi quan yếm thế…Người cho rằng con người phải luôn biết vươn lên, không cam chịu những cái bất công trong cuộc sống mới là điều đúng đắn.
- Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn khai thác cả những mặt tích cực của Lão Tử, Mặc Tử, chủ nghĩa Tam Dân…để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Những giá trị của những tư tưởng này được thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết của Người. Mặt khác, Người còn tích cực tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung sơn để tìm ra những yếu tố thích hợp với điều kiện của nước ta.
*Những giá trị phương Tây
Tư tưởng và văn hóa phương Tây là một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại và là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Người đã nhanh chóng tiếp thu được vốn tri thức của thời đại, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ. Bằng chứng là Người nói được rất nhiều thứ tiếng: Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Tây Ban Nha…Qua đó Người đã hiểu biết về văn hóa Pháp và một số nước khác thông qua việc đọc báo, tìm hiểu…
- Người tiếp thu được tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây, của các nhà khai sáng Pháp trong các sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã Hội. Đơn cử như ở Câu lạc bộ Phobua(Faubourg). Cũng từ đó mà Người dần dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua các hoạt động của Người từ viết báo đến sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chính trị trong thời gian ở Pháp.
Nhận xét: Có thể nói tư tưởng và văn hóa nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại nhưng là bộ phận tinh túy nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc nhất trong văn hóa nhân loại và đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Chủ nghĩa Mác – Lê nin là nguồn tư tưởng lí luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh vì:
+ Chỉ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản,
+ Trên cơ sở lí luận và phương pháp luận Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của mình về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
+ Thế giới quan và phương pháp luận của Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại thành trí tuệ của bản thân, giúp người phân tích và tổng kết đúng đắn thực tiễn trong nước và thế giới.
Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề ra những chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Vấn đề cần làm sáng tỏ là Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác LN như thế nào và vì sao Người lại có thể vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên một loạt luận điểm cơ bản?
-Thứ nhất, khi ra đi tìm đường cứu nước với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Bác đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và đã tiếp thu chủ nghĩa M-L như 1 lẽ tự nhiên "tất yếu khách quan và hợp với quy luật".
-Thứ hai, khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối,ở Hồ Chí Minh đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Các tiền bối thời kì trước Hồ Chí Minh đều có 1 mục đích chung là giải phóng dân tộc nhưng cách làm của các cụ đều không thành công. Phan Bội Châu đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước; Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều muốn giải phóng dân tộc mình nhưng lại không dựa vào sức mình mà lại cầu cứu sự giúp đỡ của bên ngoài hoặc cầu hòa với kẻ địch. Khác với các nhà yêu nước trên, Nguyến Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc 1 con đường giải phóng riêng. Người lựa chọn hướng đi sang phương tây nơi được mệnh danh"tự do, bình đẳng, bác ái" có khoa học kĩ thuật phát triển. Cách đi của người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào đấu tranh của quân chúng đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập bằng sức của chính mình.
-Thứ ba, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác-Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Thứ tư, Người vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương đông, không sách vở, kinh viện, không đi tìm những kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho Cách mạng Việt Nam. Chính vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh đã bổ sung về tinh thần phương đông, về các nước thuộc địa…cho chủ nghĩa Mác Lênin. Hồ Chí Minh không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác - Lênin mà có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
Nhận xét: Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất, nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trong bối cảnh nước mất nhà tan, đã lớn lên từng ngày qua lời ru thấm đượm tình yêu quê hương đất nước của bà của mẹ, qua những điều cha dăn dạy, qua những nỗi khổ cực mà thực dân pháp gây ra cho nhân dân ta. Tất cả đã hun đúc nên 1 trái tim nhân hậu, yêu nước, thương dân. Với trái tim đó, Nguyễn Ái Quốc sớm cảm nhận được nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. Khi còn nhỏ người đã từng hỏi cha tại sao những người dân ta gày còm, đói rách mà phải còng lưng kéo xe cho những ông bà cả tây lẫn ta béo tốt. Người luôn đau đáu rằng là làm sao cho dân ta được tự do, ấm no, hạnh phúc. Chính những điếu đó đã thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Aí Quốc ra đi với một tâm hồn của một nhà yêu nước và lý tưởng của một người Cộng Sản.
Nguyễn Aí Quốc đã bôn ba nhiều nước trên thế giới. Người vừa đi vừa học tập nền văn hóa của thế giới. Người cũng làm rất nhiều nghề như người phụ tàu, phụ bếp, cào tuyết…Với sự khổ công học tập và rèn luyện đó, Người đã chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.
Nguyễn Ái Quốc có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách mạng trong nước và trên thế giới. Với việc lao động trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Aí Quốc đã giữ cho mình một tư duy độc lập, sáng suốt, để nhận ra rằng ở đâu nhân dân lao động bị áp bức cũng là bạn và ở đâu kẻ áp bức bóc lột cũng là thù. Người cũng đã đánh giá được đúng bản chất của các cuộc cách mạng tư sản, mà không bị đánh lừa bởi cái vẻ hào nhoáng bề ngoài của chúng.
Nhận xét: Có thể nói những phẩm chất trên đã trở thành một trong những nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư tưởng của Người, giúp Người hiểu rõ bản chất của những vấn đề mới nảy sinh, có những tiên đoán chính xác về những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2003.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2005, 2009
Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1998
Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh- Một số nhận thức cơ bản, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009.
Hồ Chí Minh: toàn tập, T. 6 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 171
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
- Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh (2).doc