Khi phân tích cấu tạo kiến trúc liên kết của cột giữa, kèo và đòn đông
của 373 trường hợp vì kèo loại 1 cho thấy cấu trúc với một thanh gỗ tròn ngắn đặt
vuông góc với đầu cột giữa rồi gác kèo lên trên (ảnh 1) là kỹ thuật nguyên thủy cổ
điển nhất. Tại đây, các cấu kiện được liên kết với nhau mà hoàn toàn không sử
dụng đến kỹ thuật lắp ráp mộng. Về sau, một tấm gỗ hình tam giác bản dầy từ 3 -4cm (cánh dơi) đã thay thế cho vai trò của thanh gỗ tròn nêu trên đã được lắp
mộng trực tiếp vào đầu cột giữa tạo nên một điểm tựa thật chắc chắn để gác kèo
(ảnh 2). Trong một số trường hợp cả xà nối các cột giữa của các vì kèo với nhau
cũng được lắp mộng vào đầu cột. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và
bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem kỹ thuật
xẻ mộng đầu cột - một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền bắc du nhập vào miền
trung và miền nam. Nhờ việc áp dụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian tại
đây được xây dựng với qui mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân
gian tại miền bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và
liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng
vào đầu cột (ảnh 3)
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng tu và bảo tồn.
4
tiên6. Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn
ghế là nơi tiếp khách và chỗ ngủ của chủ nhà.
Vì kèo là yếu tố cơ bản để tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà. Mỗi bước cột
có hai vì kèo nằm theo chiều sâu của nhà với cột được đặt trực tiếp lên chân đá
tảng. Thông thường trong một vì kèo, câu đầu là ranh giới phân chia vì thân và vì
nóc. Đối với vì thân có thể chia thành năm loại hình cơ bản dựa trên bố cục của
các cột trong một vì kèo (hình 1). Bên cạnh đó, vì nóc cũng được chia thành bốn
loại hình chính (hình 2).
Sau khi phân tích tư lệu điền dã của 1700 ngôi nhà tại bốn tỉnh miền bắc
(Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định và Thanh Hoá) có thể nêu lên một số đặc trưng
kiến trúc của các hình thức vì kèo như sau:
Nhìn chung, vì thân loại 1 thường được xây dựng tại những ngôi nhà có qui
mô lớn, với kích thước cột lớn (đường kính cột cái nằm trong khoảng từ
270~360mm), bước cột và bước gian rộng (chiều rộng giữa hai cột cái trong một
vì kèo lớn hơn 2600mm). Vì thân loại này thường sử dụng những kỹ thuật kết cấu
gỗ đơn giản, các thành phần cấu kiện có kích thước mập mạp với hình dáng ít cách
điệu và điêu khắc trang trí. Cấu tạo kiến trúc liên kết giữa cột cái, kẻ ngồi và câu
đầu được sử dụng kỹ thuật chồng đè, ít sử dụng đến kỹ thuật xẻ mộng. Vì thân loại
này có số lượng hiếm (dưới 10%), chỉ xuất hiện chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ít
tại Hà Tây. Có thể nói đây là hình thức ít phổ biến. Một số ngôi nhà có hình thức
này có thể đã được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 hoặc đầu thế kỷ 18 nhưng cho đến
nay vẫn chưa tìm thấy những cơ sở xác thực để chứng minh năm xây dựng này.
Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá về hiện trạng cũng như kỹ thuật kết cấu vẫn
có thể kết luận đây là hình thức vì kèo cổ điển nhất của nhà ở dân gian miền bắc.
Khác với loại 1, vì thân loại 2 được xuất hiện khá phổ biến tại Bắc Ninh và
Hà Tây. Hình thức này xuất hiện ở cả những ngôi nhà với qui mô lớn, vừa và nhỏ.
Xét dưới góc độ kết cấu, loại hình này có cấu trúc ổn định hơn nhiều so với vì thân
loại 1. Trên thực tế, vì thân loại 2 đã sử dụng cột có đường kính nhỏ hơn và dài
hơn. Kể cả các thành phần cấu kiện khác (kẻ ngồi, xà) cũng có kích thước mảnh
mai hơn so với loại 1. Ngoài ra, ở đầu các cột đã sử dụng kỹ thuật xẻ mộng để liên
kết câu đầu, xà và kẻ ngồi. Mặc dù số liệu điều tra cho thấy một vài ngôi nhà được
xây dựng trong thế kỷ 18, nhưng đa số chúng được xây dựng trong thế kỷ 19, và
còn tồn tại cả đến nửa đầu thế kỷ 20. Rõ ràng, vì kèo loại 2 mang tính phổ cập và
6
Tại một số nhà bàn thờ được đặt ở cả ba gian của gian giữa.
5
được duy trì lâu hơn loại 1. Kết hợp những yếu tố trên và việc loại 2 đã sử dụng
những kỹ thuật tiên tiến hơn loại 1 có thể kết luận rằng loại hình này đã được ra
đời sau loại 1 và được phổ cập trong một khoảng thời gian dài.
Hình 1: Các loại vì thân của nhà ở dân gian miền bắc
Vì thân loại 3, là hình thức vì kèo trốn cột, được xuất hiện phổ biến ở cả
bốn tỉnh. Nhìn chung, vì thân loại này được xuất hiện trong những ngôi nhà với
qui mô nhỏ. Việc trốn đi một hoặc hai cột trong một vì kèo, cũng như lược bớt
một vài thanh xà đã thể hiện một bước tiến vượt bậc về mặt kỹ thuật kết cấu so với
các hình thức loại 1 và loại 2. Dựa trên những số liệu điều tra về năm xây dựng, có
thể cho rằng loại hình này bắt đầu được xây dựng phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ
19.
Thông qua việc bỏ đi một số cột tại các vị trí khác nhau trong vì kèo loại 3,
đã tạo nên những không gian phong phú. Cụ thể là, vì thân loại 3(1) với cấu trúc
trốn một cột cái phía trước đã tạo nên một không gian rộng nằm trước bàn thờ tổ
tiên ở gian giữa, tạo nên một không gian sinh hoạt và không gian tiến hành các
nghi lễ gia đình được tiến hành thuận tiện hơn. Ngược lại, với cấu trúc trốn một
cột cái phía sau, vì thân loại 3(2) đã mở rộng cho không gian đặt bàn thờ và nơi
tiến hành nghi lễ. Trong trường hợp này xuất hiện sự ngăn cách rõ ràng giữa
6
không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng, nghi lễ bằng hệ thống cửa bức bàn
nằm ở hàng cột cái phía trước. Vì thân loại 3(3) với cấu trúc trốn một cột quân
phía trước là hình thức chuyển tiếp trong quá trình hình thành khái niệm không
gian của hai hình thức 3(1) và 3(2) nêu trên. Vì thân loại 3(4) với cấu trúc trốn
một cột quân phía trước và một cột cái phía sau được xem như là hình thức hoàn
thiện cuối cùng của quá trình phát triển này. Bên cạnh những yếu tố truyền thống,
vì thân loại 3 cũng được xem như là đại biểu của những hình thức kiến trúc mới.
Cũng cần lưu ý rằng, tất cả những trường hợp có vì thân loại này đều được xây
dựng với qui mô nhỏ, cũng như sử dụng nhiều chi tiết trang trí có niên đại muộn,
đôi khi còn đơn giản hóa các chi tiết cấu kiện.
Vì thân loại 4 cũng được xuất hiện ở cả bốn tỉnh điều tra, nhưng tại nơi nào
cũng đều có số lượng ít hơn 5%. Nó thường được xây dựng tại những ngôi nhà có
qui mô vừa phải. Việc lược bỏ xà lòng liên kết giữa hai cột cái trong vì kèo đã làm
cho hình thức này có nét đặc trưng tương đồng với kiến trúc được sử dụng phổ
biến trong các công trình tín ngưỡng công cộng như đình, đền, chùa. Trên thực tế,
một số các ngôi nhà ban đầu được xây dựng với hình thức vì thân loại 2 về sau khi
chuyển đổi chức năng sử dụng từ nhà ở sang nhà thờ họ, hoặc khi trong nhà có
người thi đỗ trạng nguyên họ đã tháo bỏ đi xà lòng. Cũng có không ít những ngôi
nhà được xây dựng với vì thân loại 4 ngay từ ban đầu, và được gọi là nhà lòng
thuyền7. Cho đến nay chưa tìm thấy ngôi nhà nào thuộc loại này được xây dựng
trước thế kỷ 19, đa số trường hợp sử dụng vì thân loại này ngay từ thời điểm ban
đầu đều là những ngôi nhà được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa
đầu thế kỷ 20. Do đó, mặc dù hình thức này đã được phổ biến trong các công trình
công cộng từ trước đó rất lâu, nhưng nó mới được du nhập và phổ cập trong kiến
trúc nhà ở dân gian từ khoảng nửa sau thế kỷ 19, khi chế độ phong kiến cuối cùng
ở nước ta bước vào giai đoạn suy thoái.
7
Theo những lời lưu truyền trong dân gian thì trước kia chỉ có vua và các quan triều đình mới được
xây dựng nhà lòng thuyền.
7
Hình 2: Các hình thức vì nóc của nhà ở dân gian miền bắc
Tại Bắc Ninh và Hà Tây, vì thân loại 5 đa số được sử dụng để xây dựng
nhà tiền tế8 hoặc nhà thờ. Thông thường chúng đều có qui mô nhỏ ba gian. Ngược
lại, tại Nam Định và Thanh Hóa nó được xây dựng như những ngôi nhà ở năm
gian thông thường. Điều này cho thấy, hình thức vì thân này đã được sử dụng để
xây dựng những công trình có chức năng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa tìm thấy trường hợp nào sử dụng loại vì thân này được xây dựng vào
trước thế kỷ 19.
8
Tòa nhà nằm trước nhà thờ hoặc nhà chính.
8
Tóm lại, có thể khẳng định rằng vì thân loại 1 và loại 2 là những hình thức
cổ truyền đặc trưng cho kiến trúc nhà ở dân gian miền bắc, chúng đã được sử dụng
để xây dựng những ngôi nhà cổ với qui mô lớn, đa số chỉ thấy xuất hiện tại Bắc
Ninh và Hà Tây. Bên cạnh đó, những hình thức vì kèo loại 3, loại 4 và loại 5 được
coi như là những hình thức mới được xây dựng phổ cập ở Nam Định và Thanh
Hóa, những nơi cho đến nay không tìm thấy dấu vết của các vì thân loại 1 và loại
2. Ngoài ra, tại Bắc Ninh, vì kèo loại 5 hầu như chỉ được sử dụng để xây dựng nhà
tiền tế ba gian, trong khi đó tại Nam Định và Thanh Hóa lại được phổ cập để xây
dựng nhà ở.
Hình 3 mô tả sự phát triển của các hình thức vì thân và sự kết hợp của nó
với các loại hình vì nóc chính.
4. Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền trung và miền Nam
Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở dân gian miền trung và miền
nam là tổng thể nhà ở bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề.
Trong đó nhà trên là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và nhà dưới là không gian dành cho
sinh hoạt thường nhật. Tại miền trung, nhà trên và nhà dưới thường được bố cục
vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trước nhà. Ngược lại, tại
9
miền nam, nhà trên và nhà dưới được bố cục thẳng hàng với nhau theo chiều
ngang hoặc chiều dọc9. Giữa nhà trên và nhà dưới thường được nối với nhau bằng
nhà cầu. Đa số các nhà được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi.
Qui mô của nhà ở miền trung và miền nam cũng lớn hơn nhiều so với miền
bắc. Nhà trên thường có qui mô từ năm đến bảy gian và nhà dưới từ ba đến năm
gian. Không gian nhà trên cũng được bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi
đặt bàn thờ tổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ. Tại
miền nam, do vì kèo thường có bước cột lớn và chiều sâu của nhà gấp đôi so với
các địa phương khác, nên mặt bằng thường được chia theo bố cục trước sau,
nhưng vẫn đảm bảo tính đối xứng.
Khác với miền bắc, tại miền trung và miền nam đã sử dụng kèo chồng tạo
nên một cấu trúc vì kèo mang tính thống nhất (không chia thành vì thân và vì nóc).
Đặc trưng của cấu trúc kèo chồng đó là các thanh kèo được đặt nằm nghiêng theo
chiều dốc của mái liên kết các đầu cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm phía
dưới được gác lên đuôi của thanh kèo nằm phía trên
Hình 4: Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam
Nét đặc trưng này đã được thể hiện thông qua chính tên gọi của nó.
Tại đây các hình thức vì kèo được chia thành hai loại chính (hình 4). Tuy
nhiên hầu hết những ngôi nhà hiện còn tồn tại đều có niên đại muộn trong khoảng
từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Mặc dù cuộc điều tra đã được tiến
hành trên một không gian rộng từ Thừa Thiên-Huế cho đến Tiền Giang với tổng
số 2016 ngôi nhà, nhưng đã không tìm thấy các hình thức vì kèo đa dạng như ở
miền bắc. Tuy nhiên, khi kết hợp phân tích dưới góc độ ngôn ngữ, ý nghĩa và chi
9
Trường hợp thứ nhất được gọi là bố cục chữ đinh vì đòn đông của nhà trên và nhà dưới được nằm
vuông góc với nhau. Trường hợp thứ hai gọi là bố cục sắp đọi vì đòn đông của nhà trên và nhà dưới
được nằm song song với nhau.
10
tiết cấu tạo liên kết giữa kèo, cột giữa/trụ và đòn đông có thể nêu lên một số kết
luận sau:
(1) Nhà rọi hay nhà nọc ngựa ứng với hình thức vì kèo loại 1 là cấu trúc có
một cột nằm chính giữa (cột giữa) chống trực tiếp với đòn đông (nóc). Những tên
gọi này dường như đã được lưu truyền tại miền trung và miền nam từ trước khi
người Việt chính thức đến định cư tại đây. Cấu trúc vì kèo có một cột giữa này
cũng có đặc trưng giống như hình thức vì kèo nguyên thủy với các cột được chôn
xuống đất10.
(2) Khi phân tích cấu tạo kiến trúc liên kết của cột giữa, kèo và đòn đông
của 373 trường hợp vì kèo loại 1 cho thấy cấu trúc với một thanh gỗ tròn ngắn đặt
vuông góc với đầu cột giữa rồi gác kèo lên trên (ảnh 1) là kỹ thuật nguyên thủy cổ
điển nhất. Tại đây, các cấu kiện được liên kết với nhau mà hoàn toàn không sử
dụng đến kỹ thuật lắp ráp mộng. Về sau, một tấm gỗ hình tam giác bản dầy từ 3-
4cm (cánh dơi) đã thay thế cho vai trò của thanh gỗ tròn nêu trên đã được lắp
mộng trực tiếp vào đầu cột giữa tạo nên một điểm tựa thật chắc chắn để gác kèo
(ảnh 2). Trong một số trường hợp cả xà nối các cột giữa của các vì kèo với nhau
cũng được lắp mộng vào đầu cột. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và
bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem kỹ thuật
xẻ mộng đầu cột - một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền bắc du nhập vào miền
trung và miền nam. Nhờ việc áp dụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian tại
đây được xây dựng với qui mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân
gian tại miền bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và
liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng
vào đầu cột (ảnh 3).
(3) Đối với nhà ở dân gian miền nam, cho đến nay đều thấy trong khi tại
nhà trên sử dụng hình thức vì kèo loại 1, thì tại nhà dưới cột giữa đã được thay thế
bằng một trụ ngắn nằm trên một thanh dầm (trính) nối hai cột nằm liền kề ở phía
trước và phía sau. Điều này chứng tỏ bên cạnh việc cố gắng duy trì hình thức
truyền thống ở nhà trên thì tại tại nhà dưới đã có những sự thay đổi cho phù hợp
và thuận tiện hơn cho sinh hoạt.
10
Hình thức này trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản gọi là Hottate-bashira
11
Ảnh 1: Nguyên lý kiến trúc và vì
kèo nguyên thủy
Ảnh 2: Cánh dơi và kỹ thuật gỗ
ảnh hưởng từ Bắc Bộ
Ảnh 3: Kỹ thuật gỗ phát triển
và sự đơn giản hóa
(4) Nhà rương, nhà rường và nhà xuyên trính là các tên gọi tương ứng với
các nhà có hình thức vì kèo loại 2. Trong đó, nhà rường là tên gọi ở miền trung,
còn nhà xuyên trính là tên gọi ở miền nam. Cấu trúc này có hai cột ở trung tâm vì
kèo (cột hàng nhất) nằm về hai phía đối xứng với đòn đông. Chúng được nối với
nhau bằng một thanh dầm ngang (trính/trến). Trong một số trường hợp phía trên
của trính còn có một trụ ngắn chống nóc, hoặc được gác những tấm ván chạy dài
suốt gian chính giữa của nhà. Cách gọi tên nêu trên đã được Alexandre De Rhodes
giải thích trong cuốn từ điển năm 1651, do đó các hình thức kiến trúc này chắc
chắn đã được tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 17. Ngoài ra, từ rương và rường là
những từ có nguồn gốc từ chữ hán nôm, ngược lại, từ trính là từ có nguồn gốc xuất
phát từ ngôn ngữ địa phương không được tìm thấy trong vốn từ hán nôm. Do đó,
có thể phỏng đoán tên gọi nhà xuyên trính đã có ở vùng đất phía nam từ trước khi
người Việt đặt chân đến nơi này.
(5) Kỹ thuật của vì kèo loại 2 với trụ chống nóc là hình thức được phát triển
lên từ vì kèo nguyên thủy loại 1. Trên nguyên tắc chung, loại 2 đã áp dụng nguyên
lý kỹ thuật tương tự như trường hợp vì kèo nhà dưới (nêu trong phần (3)), nhưng
thực tế nó bao hàm ý nghĩa khác chứ không chỉ đơn thuần mang tính thực dụng
như trường hợp nêu ở trên. Khi phân tích chi tiết cấu tạo giữa trụ, kèo và đòn đông
cho thấy hình thức xẻ mộng ở đầu trụ để lắp hai kèo vào đầu cột là kỹ thuật đã
được sử dụng ở vì kèo loại 1 (hình 5-1). Với kỹ thuật này, trụ đã đóng một vai trò
kết cấu quan trọng tương tự như cột giữa. Ngược lại, những hình thức khác như:
trụ đỡ trực tiếp phía dưới hai kèo và đòn đông, hoặc trụ được cắt ngắn đi để không
chạm đến giao điểm của hai kèo, thì thấy vai trò kết cấu của trụ đã bị giảm bớt.
Hơn nữa, trong quá trình xây dựng trụ cũng được lắp vào sau khi đã hoàn thành cơ
bản vì kèo. Đặc biệt tại miền nam, mặc dù qui mô của vì kèo và của nhà được mở
rộng đáng kể nhưng trụ lại được làm ngắn đi. Những điều này chứng tỏ vai trò kết
12
cấu của trụ đã bị giảm đi, thay vào đó là hình thức của trụ, cánh dơi và đấu đã
được cách điệu hóa với những điêu khắc trang trí phong phú (hình 5-2,3). Phải
chăng, trụ đã trở nên một biểu tượng hóa của cột giữa trong vì kèo truyền thống
loại 1? Cũng cần lưu ý rằng tại miền trung và miền nam hình thức vì kèo loại 2
cũng được sử dụng trong việc xây dựng các công trình đình chùa, nhà thờ họ và
trong cả đại nội.
(6) Piere Gourou (1936) đã gọi nhà ở dân gian ở vùng phía bắc của Thừa
Thiên-Huế là nhà rương với định nghĩa là “nhà hộp”11. Từ này có thể được dùng
để ám chỉ những ngôi nhà có rầm thượng và có một không gian đóng kín toàn bộ
phần gian giữa ngay phía dưới nóc. Tại đây, trong một số nhà hiện nay ở Thừa
Thiên-Huế thấy được dùng để gác những con thuyền độc mộc bằng gỗ. Điều này
gợi lên những liên tưởng đến hình thức nhà kho bằng gỗ có sàn cao được phổ biến
tại vùng Đông Nam châu Á và vùng bờ biển phía đông lục địa Trung Quốc.
Hình 5: Cấu tạo chi tiết liên kết phần nóc mái giữa trụ, kèo và đòn đông
Hình 6 là một giả thuyết mô phỏng quá trình hình thành và phát triển vì kèo
của nhà ở dân gian miền trung và miền nam.
11
Piere Gourou 1936: Esquisse D´une etude de L´ Habitation Annamite-Dans L´ Annam septentrional
et Central du Thanh Hoa au Binh Dinh, p.44-56
13
Hình 6: Mô hình sự hình thành và phát triển vì kèo của nhà ở dân gian miền trung và
miền nam
5. Đặc trưng của kiến trúc nhà ở dân gian Nghệ An
Quan niệm nhà ở dân gian truyền thống thường được xây dựng với số gian
lẻ (3,5,7,9) dường như đã được kiểm chứng thông qua kết quả điều tra lần này.
Riêng tại Nghệ An, bên cạnh 41% (trong tổng số 384 ngôi nhà) số nhà có năm
gian, thì còn có 16% tổng số là các trường hợp nhà bốn gian và 10% là sáu gian.
Con số thực tế này khiến cho chúng ta phải quan tâm đến những nét đặc trưng
khác biệt của kiến trúc nhà ở dân gian Nghệ An.
5.1 Bố cục mặt bằng
Tại Nghệ An bắt gặp một số bố cục nhà chính khác biệt. Cụ thể là, nhà
chính được chia thành ba phòng với vách ngăn bằng gỗ, bao gồm: phòng ngoài
cùng ở phía bên phải (thường là 3 gian hoặc 2 gian) được gọi là nhà ngoài/nhà
trên, kế tiếp đó là gian bảy, trong mọi trường hợp đều chỉ có một gian, nhưng luôn
là gian rộng nhất, cuối cùng là nhà trong/nhà dưới (thường là 2 hoặc 3 gian).
Giống như các địa phương khác, nhà ngoài là nơi để đặt bàn thờ tổ tiên, và là nơi
tiếp khách, sinh hoạt chính của chủ nhà, còn nhà dưới là nơi sinh hoạt thường nhật
của gia đình bao gồm cả bếp và chỗ ngồi ăn. Riêng gian bảy, một không gian
14
thường được bịt kín cả bốn phía12, thường nằm kẹp giữa nhà trên và nhà dưới là
một đặc trưng riêng của Nghệ An. Đây là nơi cất giữ các các đồ đạc quí của gia
đình hoặc là phòng dành riêng cho các cặp vợ chồng mới kết hôn. Đôi khi gian
bẩy được ngăn thành hai không gian phía trước và phía sau. Không gian phía sau
được sử dụng như nhà kho, còn không gian phía trước là nơi đặt bàn thờ của
những người mới mất trong gia đình13, hoặc trong một số trường hợp nó được bố
trí là chỗ ngủ của người cao tuổi nhất trong nhà. Cho đến nay tại các tỉnh đã tiến
hành điều tra thì không tại nơi nào bắt gặp hình thức mặt bằng với số gian chẵn và
có gian bảy với mục đích sử dụng giống như ở Nghệ An (hình 7).
5.2 Kết cấu vì kèo
Bên cạnh những nét đặc trưng trong bố cục mặt bằng, kết cấu vì kèo của
nhà ở dân gian Nghệ An cũng có những điểm khác biệt. Theo số liệu điều tra cho
thấy hơn 20% tổng số là những trường hợp có mái ở đầu hồi (ảnh 4). Nếu so sánh
với các địa phương khác thì đây là một tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên, cấu tạo của mái
hoàn toàn khác với hình thức bốn mái của cả hai nhóm nhà nêu trên. Trên thực tế
cấu trúc mái ở đây không có mối liên hệ đáng kể với cấu trúc của vì kèo ở hai bên
hồi, do đó có thể phỏng đoán rằng nó đã được “ngói hóa” của hình thức mái lợp
rơm ở đầu hồi. Ngoài ra, chiều sâu của nhà ở dân gian Nghệ An không sâu như ở
những địa phương khác nên vì kèo thường chỉ 1 gian hoặc 3 gian. Hơn nữa, mặc
dù mái hiên được vươn ra khá lớn nhưng đa số các nhà đều không có hàng cột
hiên.
12
Phía mặt trước cũng có thể là hệ cửa bức bàn hoặc một cửa sổ nhỏ thấp hơn đầu người.
13
Bàn thờ sẽ được đặt ở đây ba năm sau đó sẽ được chuyển lên nhà trên.
15
Theo số liệu điều tra thì 64% nhà ở tại Nghệ An đã có hình thức vì thân loại
3(1) và 3(2) giống như nhóm nhà ở dân gian miền Bắc, và 7% số nhà có hình thức
vì kèo loại 2 và loại 4. Nhìn chung, tất cả các vì kèo nêu trên đều được xây dựng
với qui mô nhỏ và được đơn giản hóa so với vì kèo nguyên gốc ở miền bắc. Bên
cạnh những hình thức vì kèo nêu trên, tại Nghệ An còn xuất hiện hai hình thức vì
kèo hoàn toàn khác so với các tỉnh đã tiến hành điều tra đặc biệt là các tỉnh ở miền
bắc. Một là, hình thức vì kèo đơn giản được cấu thành từ hai cột với một thanh
dầm dài nối phía đầu hai cột. Kèo bao gồm hai thanh gỗ dẹt kẹp lấy hai bên đầu
cột và dầm (kèo kẹp) (hình 7). Ở phía trên dầm người ta đóng ván sàn chạy dài
suốt chiều ngang của nhà. Mặc dù ngôi nhà này mới được xây dựng năm 1942,
nhưng có thể cho rằng hình thức vì kèo đơn giản này không có chung cội nguồn
với các hình thức vì kèo miền bắc mang nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
lục địa. Hai là, hình thức vì kèo có cột giữa hoặc có trụ chống lên tận nóc. Hình
thức vì kèo này tương tự như hình thức vì kèo loại 1 ở miền trung và miền nam,
tuy nhiên đa số chúng đều sử dụng hình thức kèo kẹp và có qui mô nhỏ hơn rất
nhiều. Hình thức kèo kẹp ở đây đã gợi đến hình ản của cấu trúc kèo tre nguyên
thủy. Đa số các trường hợp kèo kẹp ở Nghệ An đều là những cặp kèo mỏng và dài
từ nóc đến giọt gianh của mái.
Tại Nghệ An, vì kèo với cấu trúc kẻ ngồi và kỹ thuật xẻ mộng đầu cột
giống như hình thức vì kèo ở miền bắc được phổ biến và chiếm đại đa số, tuy
nhiên, trong một số trường hợp trong một nhà đã sử dụng cả hai hình thức kẻ ngồi
16
và kèo kẹp. Trong những trường hợp đó, kẻ ngồi luôn luôn được xuất hiện ở nhà
ngoài còn kèo kẹp chỉ được thấy ở nhà trong. Việc sử dụng cùng một lúc hai hình
thức vì kèo này tại những vị trí khác nhau đã cho thấy ưu thế của hình thức vì kèo
với cấu trúc kẻ ngồi so với cấu trúc kèo kẹp. Mặc dù, những ngôi nhà sử dụng hình
thức kèo kẹp đều mới chỉ được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng có thể
chúng có nguồn gốc và được phát triển lên từ kiến trúc truyền thống bản địa.
6. Kết luận
Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số lượng lớn
tư liệu điều tra về nhà ở dân gian của dân tộc Việt tập trung chủ yếu tại các vùng
đồng bằng nhưng kết quả đã tìm thấy một số hình thức vì kèo đa dạng với những
nét đặc thù của từng địa phương. Dưới góc độ lịch sử và địa lý, không gian văn
hóa Việt Nam vô hình chung được chia thành ba khu vực bắc-trung-nam. Trong
đó miền bắc được coi như một cái nôi văn hóa lâu đời nhất của người Việt với
những ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa của Trung Hoa lục địa, miền trung với
những ảnh hưởng từ văn hóa Chăm pa và miền nam với những ảnh hưởng từ văn
hóa Khmer. Khi mới bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi cũng đã dựa trên những quan
niệm trên để lựa chọn các tỉnh thành và địa điểm điều tra. Tuy nhiên, kết quả cho
thấy dưới góc độ văn hóa kiến trúc nhà ở, nhóm kiến trúc nhà ở miền trung và
miền nam là một hệ thống phát triển tương đối liên hoàn bên cạnh nhóm kiến trúc
nhà ở miền bắc.
Ở miền Bắc, kiến trúc nhà ở dân gian tương đối đa dạng với năm hình thức
khác nhau của vì kèo. Nhờ sự phát triển của kỹ thuật kết cấu gỗ đã tạo nên được
những không gian linh hoạt cho việc tiến hành các nghi lễ, thờ cúng tổ tiên và sinh
hoạt thường nhật. Sự đa dạng của các hình thức vì kèo được hình thành dựa trên
những quan niệm tín ngưỡn và nhu cầu thực tế. Quá trình phát triển và sự phân bố
của năm hình thức kiến trúc vì kèo đã phản ánh những bối cảnh lịch sử, kinh tế và
văn hóa của từng địa phương.
Cho đến nay, các di tích nhà ở dân gian miền bắc có thể ngược dòng lịch sử
đến thế kỷ 17, 18, ngược lại, đối với nhà ở dân gian tại miền trung và miền nam
chỉ dừng lại ở cuối thế kỷ 19. Điều này là một cản trở không nhỏ đến việc nghiên
cứu quá trình phát triển của các hình thức nhà ở tại miền trung và miền nam. Tuy
nhiên, bước đầu có thể kết luận rằng những bối cảnh lịch sử, văn hóa tác động đến
quá trình hình thành và phát triển của nhà ở dân gian miền trung và miền nam
hoàn toàn khác so với tiến trình phát triển và hệ thống của nhà ở dân gian tại miền
bắc. Mặc dù tiếp thu tối đa những kỹ thuật gỗ cơ bản của miền bắc, nhóm nhà ở
17
miền trung và miền nam vẫn không ngừng phát huy và hoàn thiện những đặc trưng
kiến trúc mang tính bản địa riêng biệt. Về sau, các hình thức truyền thống đã được
cách điệu hóa kết hợp với trang trí để trở nên như một biểu tượng hóa.
Những đặc trưng kiến trúc khác biệt của nhà ở dân gian Nghệ An là cơ sở
để khẳng định tính ưu việt và tính chính thống của kiến trúc vì kèo miền bắc. Bên
cạnh đó, những đặc thù này cũng là những nét đặc trưng kiến trúc mang tính bản
địa có nguồn gốc và được hình thành từ lâu đời trước khi người Việt đặt chân lên
vùng đất này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Oyama, Y. Shigeeda, M. Katagiri 2004: On the basic composition and its
change of Thượng điện of the Buddhist temple in Northern Vietnam, Journal of
Architecture and Planning, AIJ, No.576, p.191-198 (in Japanese)
2. Alexandre De Rhodes 1651: Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum,
Romae typis & Fumptiuseipfdem Sacr. Congreg
3. A.Yamaguchi, K.Fujita, Y.Yamada, T.Q.H.Tran, and I. Sakamoto 2005:
“Loading Tests on the Full Scale Frame Model of a Traditional House in Northern
Vietnam,” AIJ Journal of Technology and Design, No.21, p.105-108 (in Japanese)
4. Bình Nguyên Lộc 1985: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Nhóm
nghiên cứu sử địa Việt Nam, Montreal
5. Cadman Grace Hazenberg 1920: Pen picture of Annam and its people, New
York
6. Châu Đạt Quan 1973: Chân Lạp phong thổ ký, Sài Gòn
7. Chu Quang Trứ 1994: Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mỹ thuật
8. Cristophoro Bori 1998: Xứ đàng trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh
9. Diệp Đình Hoa (chủ biên) 1990: Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học xã hội
10. Dương Văn An 1997: Ô Châu cận lục, Nxb Khoa học xã hội
11. Edwin E.Moise 1976: Land Reform and Land Reform Errors in North
Vietnam, in Pacific Affairs, Vol 49, No1 (Spring 1976), p70-92
18
12. Jacques Dumarçay 1987: The Ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_truc_nha_o_dan_gian_truyen_thong_6232.pdf