MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
2. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 5
2.1. Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng 5
2.2. Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long 8
3. NGUỒN LỰC DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG 12
4. MỘT SỐ NGUỒN LỰC KHÁC 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8983 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng bằng lớn nhất trong cả nước, đây được coi là hai vựa lúa lớn của cả nước. Mỗi vùng đồng bằng đóng một vai trò chung nhưng đồng thời cũng đóng vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hai đồng bằng này có lịch sử hình thành ở những giai đoạn khác nhau.
Đồng bằng sông Cửu Long mới được tập trung khai thác khoảng 300 năm nay. Khoảng thế kỷ XVI, vùng đất này vẫn còn hoang sơ, hiu quạnh và “không có vật gì thuộc về sự sống” (Alexandre de Rhodes)
Đến đầu thế kỷ XVII mới dần dần hình thành một số cụm dân cư thưa thớt ở những vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu và vùng giồng ven biển, nhưng về cơ bản vẫn chưa có hoạt động khai phá nào ở đây. Bởi lẽ hoạt động kinh tế cho đến lúc này chưa phải là canh tác nông nghiệp, mà chỉ là sự khai thác thô sơ theo phương thức săn bắn, đánh bắt, hái lượm các nguồn lợi trong rừng, dưới nước - những nguồn lợi cực kỳ phong phú của thiên nhiên hoang dã vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nửa sau thế kỷ XVII, một lớp di dân mới khá đông đến định cư và lập nên những xóm ấp đầu tiên. Chính lớp dân cư này, chủ yếu là người Việt với truyền thống lúa nước, đã đánh dấu mốc mở đầu công cuộc khai khẩn với quy mô tương đối lớn và trên nhiều địa bàn khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ dưới thời Pháp thuộc thì vùng này mới được khai thác với quy mô lớn, dân số mới gia tăng và mở rộng đáng kể, làm thay đổi hẳn bộ mặt đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy về mặt lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long mới được hình thành cách đây ba trăm năm. Con số này nếu đem so sánh với đời người thì là quá lớn, đến (…) thế hệ nhưng nếu so với lịch sử của một vùng đất thì là quá trẻ. Mọi thứ đều có hai mặt của nó, và lịch sử hình thành của vùng đất này cũng vậy, yếu tố trẻ vừa mang lại những thuận lợi nhưng đồng thời cũng có những khó khăn.
Theo giáo sư Lê Bá Thảo: lịch sử chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng đã kiến tạo nên ở đây “nền văn minh sông Hồng” mà mọi người đều biết, gắn liền với bao truyện cổ tích và đời sống của dân tộc Việt.
Trải qua hàng nghìn năm, đồng bằng châu thổ này đã luôn là địa bàn cư trú chủ yếu của con người ngay sau khi người Việt cổ rời khỏi vùng đất cao Phong Châu và Mê Linh để khai phá vùng đồng bằng lúc đó còn lầy lội. Rừng ngập nước nhiệt đới, lau sậy và cỏ dại bao chiếm những diện tích rộng lớn…, một phần còn sót lại của cảnh quan đó còn thấy có ở thế kỷ XVII khi Phan Huy Chú mô tả đầm Dạ Trạch trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của ông. Để sinh sống trong đồng bằng lúc đó còn lầy lội, con người ngay từ đầu đã phải tiến hành mở rộng dần các khu vực đất cao trong đồng bằng bằng cách phát quang các rừng rậm, san lấp các ao hồ và đầm lầy. Hoạt động nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản được tiến hành từ rất sớm.
Thế nhưng cuộc sống trong đồng bằng hàng năm bị lũ lụt đe dọa và để tự bảo vệ mình, nhân dân thành thành Thăng Long ngay từ thế kỷ XI đã đắp đê Cơ Xá, và trong các triều đại tiếp theo đã đắp nên một công trình đê khổng lồ kéo dài từ đỉnh châu thổ đến biển.
Và con người đã dần dần biến châu thổ sông Hồng thành một vựa lúa lớn “Phù sa sông Hồng, ánh nắng mặt trời, một hệ thống thủy lợi chằng chịt và cuối cùng là sự lao động cần cù của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo cho đồng bằng bộ mặt trù phú như hiện nay.
Như vậy về mặt lịch sử, đồng bằng sông Hồng có lịch sử hình thành từ rất sớm trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long lại muộn hơn nhiều. Đặc điểm này cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng đồng bằng lớn nhất của cả nước hiện nay. Và chính đặc điểm này là một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đây có thể coi là một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự khác biệt cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội giữa hai vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN
Nguồn lực tự nhiên giữ vai trò là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta không thể phát triển kinh tế nếu như thiếu cơ sở tài nguyên. Vấn đề là ở chỗ làm sao khai thác hợp lý, có hiệu quả các thế mạnh và khắc phục tối đa các hạn chế hiện còn tồn tại.
Đây có thể coi là nhân tố đầu tiên quyết định hướng đi, quyết định sự phát triển cho mỗi vùng. Lựa chọn một con đường đi đúng đắn, cũng như muốn đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp, thì mỗi vùng cần phải dựa trước hết vào nguồn lực tự nhiên, có như vậy mới tận dụng hết mặt thuận lợi, cũng như hạn chế đến mức tối thiếu những yếu tố bất lợi cản trở sự phát triển mà thiên nhiên có thể gây ra. So sánh và phân tích nguồn lực tự nhiên của hai vùng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ cho ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hai vùng này.
Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng được hình thành do quá trình bồi lắng của hai hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái Bình, trong đó chủ yếu là phù sa của dòng sông Hồng. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc ở độ cao 1.776m. Chủ yếu chảy theo hướng tây bắc – đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), giáp với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ và là cầu nối giữa các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ (những vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông, lâm, nghiệp). Phía đông của đồng bằng giáp vịnh Bắc Bộ, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển. Đồng bằng sông Hồng gần như nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí địa lý của đồng bằng sông Hồng là điều kiện để cho vùng này phát triển kinh tế.
Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đồng bằng sông Hồng còn có một lợi thế là có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trước hết là tài nguyên đất đai, là sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng này đã có một nguồn tài nguyên lớn và cơ bản là đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp hiện nay của vùng đồng bằng sông Hồng là 1,03 triệu ha (5,5% đất nông nghiệp của cả nước). Đây không phải là con số quá lớn nhưng là nền tảng cơ bản và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Hiện nay diện tích cây lương thực đạt 1,3 triệu ha. Thêm vào đó cùng với việc thường xuyên cải tạo đất, người dân còn đẩy mạnh hoạt động “quai đê lấn biển”, hoạt động này đã làm cho diện tích của đồng bằng tiếp tục được mở rộng, có thể thêm 137 nghìn ha nữa.
Khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng là nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5-23,5oC và lượng mưa trung bình năm 1400-2000mm. Đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và có tiết mưa phùn trong mùa khô. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. Với bốn vụ luân chuyển liên tục trong năm nên đã tạo ra sự phong phú về nguồn lương thực và hoa trái, phục vụ cho nhu cầu của người dân trong vùng và buôn bán cho các vùng lân cận khác.
Mạng lưới sông ngòi của vùng tương đối phát triển. Ở vị trí hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu, vùng đồng bằng sông Hồng có một mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính riêng sông Hồng, lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2.640m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m3. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên năm tức là gần 1,2 kg phù sa trên một mét khối nước. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ngòai nguồn nước từ sông ngòi, vùng này còn có một nguồn nước ngầm phong phú, dồi dào với chất lượng hầu hết là tốt.
Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn với bờ biển kéo dài từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình) có bãi biển rộng, phù sa dày. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, rong câu, trồng cói, chăn nuôi vịt ven bờ.
Về tài nguyên khoáng sản, đây là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú. Cho đến nay đã phát hiện được 307 mỏ và điểm quặng. Đáng kể nhất là đất sét trắng ở Hải Dương, dải đá vôi từ Thủy Nguyên đến Kinh Môn, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 25,4% trữ lượng của cả nước. Đó là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng. Ngoài ra, trong lòng đất còn có lượng khí đốt ở Tiền Hải (Thái Bình) và than nâu ở độ sâu 200-2.000m, trữ lượng khoảng 900 triệu tấn.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý thuận lợi và một nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để đồng bằng sông Hồng có điều kiện phát triển kinh tế vùng nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là đoạn cuối cùng dòng chảy của sông Mê Kông. Với chiều dài 4.200km, lưu vực 799 nghìn m2 và lưu lượng trung bình hàng năm khoảng 500 tỷ m3 nước, sông Mê Kông trở thành một trong số 10 con sông lớn nhất thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), sông Mê Kông chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Từ Campuchia sông Mêkông vào nước ta với hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang. Dòng chảy tiếp nối với biển cả bằng 9 cửa sông. Lưu tốc trung bình khoảng 10 nghìn m3/giây, lũ lớn trên 34 nghìn m3/giây. Mùa lũ hàng năm thường vào tháng 6, tháng 7.
Đồng bằng sông Cửu Long là sản phẩm bồi lắng phù sa hàng triệu năm của sông Mê Kông. Ước tính mỗi năm sông Mê Kông mang theo dòng chảy của mình khoảng 1 tỷ tấn phù sa. Đây là những tặng vật thường xuyên và quý báu mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đồng bằng cực nam của Tổ Quốc.
Đều là sản phẩm bồi lắng của hai dòng sông lớn nhưng mỗi vùng lại có sự khác biệt rõ rệt về điều kiện tự nhiên.
Trước hết là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phần đất thuộc Việt Nam của hạ lưu sông Cửu Long. Ranh giới của châu thổ này được phân định bởi: phía bắc giáp biên giới Campuchia, phía đông giáp sông Vàm Cỏ, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Kông và là vùng cực nam của nước Việt Nam. Hiện nay đồng bằng sông Cửu Long bao gồm địa phận của các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Minh Hải, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin…) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long còn nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.
Đồng bằng sông Cửu Long rộng 39.574.500ha, bằng 12% tổng diện tích. Nếu so với vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có tuổi thành tạo xưa hơn nhiều- ít nhất cũng cách nay hàng chục triệu năm. Trừ vài ba ngọn núi nhỏ và một ít đồi gò ở phía biên giới Campuchia, có thể xem châu thổ này như một mặt phẳng nằm ngang. Từ phía tây sang phía đông, chiều rộng hàng trăm km nhưng cao chỉ chênh nhau vài mét. Độ cao trung bình ở phía tây là 1,5m trên mực nước biển, trong khi đó độ cao trung bình của toàn đồng bằng là 0,8m. Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện tập trung những tính chất của một bán đảo nằm trong vùng gió mùa nhiệt đới cận xích đạo.
Không giống như những vùng đồng bằng khác, đồng bằng sông Cửu Long có hình thể của một bán đảo, ba mặt đều giáp biển, chịu sự tác động của hệ thống biển và chế độ thuỷ triều khác biệt nhau. Vì vậy ở đây có một đặc điểm hiếm thấy là trên cùng một châu thổ, có những dòng sông chảy ngược chiều nhau- có sông đổ ra biển phía đông, có con sông lại đổ ra biển phía tây, có sông lại nối liền giữa biển phía đông và biển phía tây lại với nhau.
Ảnh hưởng của chế độ gió mùa khiến cho thời tiết ở đồng bằng sông Cửu Long chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa với gió mùa tây nam, từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô, với gió mùa đông bắc, từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 2.400mm ở phía tây, xuống còn 1.300mm vùng trung tâm, và 1.600mm ở phía đông. Có đến 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng duy nhất trong cả nước ít chịu tác động trực tiếp của bão.
Nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu ở đây nóng ấm quanh năm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 270C. Tổng số giờ nắng trong năm cao, khoảng 2400-2.800 giờ. Lượng bức xạ dồi dào và gần như trải đều trong năm.
Nguồn nước của vùng tương đối phong phú với phần hạ lưu của sông Mê Kông khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam phân thành hai nhánh (Tiền Giang và Hậu Giang) rồi đổ ra biển bằng chín cửa sông. Tài nguyên sông được đặc trưng với rừng ngập mặn và rừng tràm. Rừng ngập mặn chủ yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau (15 vạn ha), rừng tràm ở Kiên Giang, đặc biệt ở U Minh (17 vạn ha). Nguồn lợi thủy sản mà sông ngòi mang lại là khá phong phú như tôm, cá nước ngọt.. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu Long còn có một nguồn tài nguyên biển phong phú, là vùng có năng suất nguyên sinh cao nhất trong cả nước. Riêng vùng vịnh Thái Lan chiếm tới 36% lượng cá đáy, 20% trữ lượng cá nổi và khoảng 50% trữ lượng tôm của cả nước.
Có thể nói, với một đồng bằng bằng phẳng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa thì trồng lúa nước là một cách lựa chọn khôn ngoan nhằm khai thác tối ưu tiềm năng đất đai, khí hậu.
Qua phân tích nguồn lực tự nhiên của hai vùng đã cho ta thấy được những điểm giống nhau của hai vùng đồng bằng này. Cả hai đồng bằng đều là châu thổ rộng nhất nằm ở hạ lưu hai hệ thống sông lớn nhất nước ta là sông Hồng và sông Cửu Long. Địa hình của cả hai vùng tương đối bằng phẳng, nhìn chung đất đai đều rất màu mỡ do sự bồi đắp của sông ngòi. Khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Cả hai vùng đều giáp với vùng biển rộng lớn, do vậy có nguồn lợi biển phong phú, đa dạng với nhiều bãi cá có giá trị về mặt kinh tế. Cả hai vùng đồng bằng này đều có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh những điểm giống nhau, hai vùng đồng bằng này có những điểm khác nhau dễ nhận thấy. Trước hết về mặt quy mô diện tích thì diện tích của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng tới 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha). Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa, không giống như đồng bằng sông Hồng, đất đai vì thế mà màu mỡ hơn. Về đất hoang hóa thì đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hóa hơn tới 93 vạn ha trong khi đó đồng bằng sông Hồng chỉ có 4,5 vạn ha đất hoang hóa. Đất đai ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm phèn, nhiễm mặn còn đất ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất bạc màu. Cùng là khí hậu nhiệt đới nhưng khí hậu đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, phân chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Ở đồng bằng sông Hồng là khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh. Sự khác nhau về khí hậu này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cây trồng và thời vụ nông nghiệp.
Bên cạnh những mặt thuận lợi của nguồn lực tự nhiên thì cả hai vùng đồng bằng này đều có những hạn chế.
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế lớn nhất là mùa khô kéo dài, mùa mưa thì ngập úng và các tai biến thiên nhiên thì thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, vùng có một lượng khá lớn đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ở một số nơi đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các nguyên tố vi lượng. Khoáng sản ở đồng bằng sông Cửu Long ít, không đáng kể. .. là những hạn chế gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, hạn chế về mặt điều kiện tự nhiên là địa hình ô trũng nên muốn sử dụng phải cải tạo tốn kém. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường dẫn đến các tình trạng như hạn hán, bão lụt, sâu bệnh phá hoại mùa màng… Đó là những mặt khó khăn và hạn chế về điều kiện tự nhiên của cả hai vùng đồng bằng lớn này.
3. NGUỒN LỰC DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
Dân cư và lao động có vai trò then chốt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ khoa học - kỹ thuật, có tay nghề có ý thức tổ chức kỷ luật có ý nghĩa quyết định. Mọi của cải của xã hội đều do con người làm ra và quay trở lại phục vụ cho nhu cầu chính bản thân con người. Con người được coi là động lực của sản xuất, bởi vì họ là yếu tố trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, vừa là yếu tố tiêu thụ những sản phẩm do những sản phẩm do chính mình tạo ra. Con người có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để cải tạo tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đây chính là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng bằng sông Hồng là một vùng đông dân cư tới 14,3 triệu người (năm 1995), chiếm 19,58% dân số của cả nước. Mật độ dân số dày đặc nhất so với cả nước, mật độ dân số trung bình năm 1995 là 1.141 người/km2. Dân số đông tạo ra một nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, và là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế. Mặt khác, đồng bằng sông Hồng lại có lịch sử phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, người dân ở đây có trình độ học vấn, có trình độ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, có truyền thống thâm canh và nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ nổi tiếng. Một số làng nghề tiêu biểu như làng nghề Đồng Quỹ (Nam Ninh – Nam Định) với nghề khảm bạc, đúc đồng, cơ khí; Đồng Sâm (Kiến Xương- Thái Bình) với nghề khắc, trạm trổ kim loại; Bát Tràng (Hà Nội) với nghề gốm sứ; Hà Đông (Hà Tây) với nghề dệt vải, tơ lụa…
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trẻ. Lịch sử của nó gắn liền với lịch sử của những cuộc khai khẩn các vùng đất mới và hình thành những cộng đồng dân cư nông nghiệp. Theo niên giám thống kê năm 1992, dân số đồng bằng sông Cửu Long là 15,2 triệu người, mật độ dân số trung bình 385 người/km2, là vùng có mật độ dân số cao hàng thứ hai so với đồng bằng sông Hồng. Dân số đông tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế
Nhưng khi đem so sánh nguồn lực này giữa hai vùng đồng bằng cho thấy rằng, chất lượng lao động của vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với lao động ở đồng bằng sông Hồng. Họ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhóm cư dân có trình độ văn hóa thấp ở đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với cả nước. Trong khi đó, nhóm dân cư có trình độ văn hóa cao là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cao đẳng- đại học thì chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt bằng chung. Bên cạnh những hạn chế về trình độ này thì cũng cần phải ghi nhận một ưu thế nổi bật của cư dân đồng bằng sông Cửu Long hơn so với cư dân đồng bằng sông Hồng là sự nhạy bén nắm bắt các cơ hội làm ăn trong một nền kinh tế thị trường đang vận hành tốt. Sự chuyển dịch lao động giữa nội vùng và ngoại vùng, những ứng xử trong quan hệ làm ăn là khá thuận lợi cho thị trường lao động.
4. MỘT SỐ NGUỒN LỰC KHÁC
Ngoài hai nguồn lực cơ bản trên thì còn phải kể đến các nguồn lực không kém phần quan trọng, góp phần cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng đồng bằng đó là: đường lối phát triển kinh tế - xã và cơ sở vật chất của mỗi vùng.
Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò chỉ đạo. Trong từng thời kỳ cụ thể, nó có vai trò quyết định đối với công cuộc xây dựng đất nước. Vai trò chỉ đạo của đường lối chính sách thể hiện ở chỗ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cả hai vùng đồng bằng đều có những đường lối phát triển riêng cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Đặc biệt là việc đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Cơ sở vật chất có vai trò quyết định, thể hiện ở chỗ tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế.
Trước hết về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng tốt hơn nhiều so với các vùng khác. Về giao thông vận tải, mật độ đường ô tô rất cao tới 1,18km/km2, trong khi mức trung bình của cả nước là 0,32km/km2. Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, đường 5, đường 2, đường 3, đường 6…mạng lưới đường thủy, đường sắt, đường không phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện nước cho sản xuất được coi là đảm bảo. Cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các ngành kinh tế ngày càng được hoàn thiện. Đó là hệ thống thủy lợi, trạm bơm, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể
Nếu đem so sánh nguồn lực cơ sở vật chất của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long thì đồng bằng sông Cửu Long chưa bằng. Tuy nhiên hiện nay đồng bằng này cũng đang được đầu tư, cải tạo về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để biến vùng này trở thành vùng trọng điểm lúa hàng hóa lớn nhất của cả nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Hiện nay cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều đang trong quá trình phát triển, và đã đạt được một số thành tựu quan trọng, trở thành hai vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng chúng ta lại thấy có sự khác biệt. Sự khác biệt này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đó là nguyên nhân lịch sử, bắt nguồn từ sự khác nhau của các nguồn lực.
So với vùng đồng bằng sông Hồng thì hiện nay đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển kinh tế - xã hội theo hướng “mở” hơn. Với ưu thế của một vùng đất mở về thiên nhiên, kinh tế xã hội, dù bắt đầu từ một vùng đất gần như hoàn toàn hoang dã, nhưng chỉ trong hơn 300 năm ngắn ngủi vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển với một nhịp độ nhanh, trở thành một đồng bằng có vai trò đứng đầu về nông nghiệp trong cả nước. Một nền kinh tế hàng hóa đang được đẩy nhanh phát triển. Điều này bắt nguồn từ trong lịch sử. Đồng bằng Nam Bộ từ xưa đã có mối quan hệ rộng rãi với nước ngoài. Lúa gạo, nông hải sản, hàng thủ công của vùng này bán ra nuớc ngoài và nhiều thương nhân từ vùng Đông – Nam Á và thế giới đã đến với châu thổ sông Cửu Long: Trung Quốc, Ma Cao, Ấn Độ…Cùng với hàng hóa được bán ra và mua vào, cả ở trong và ngoài nước, nhiều giống cây mới và vật nuôi mới, kỹ thuật mới, thành tựu văn hóa mới cũng được du nhập vào châu thổ sông Cửu Long. Thương nhân và thương trường đã có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự quan tâm của những người kinh doanh nông nghiệp, kể cả lâm ngư nghiệp nay từ những thờ kỳ hưng thịnh của Cù lao Phố và sau đó là sự phát triển sôi động của Gia Định – Sài Gòn.
Như vậy mối quan hệ mở, năng động, quốc tế đã diễn ra từ rất sớm trên vùng đất này. Có rất nhiều nhân tố đã góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long và không dễ gì xác định được nhân tố nào là chủ yếu và nhân tố nào là thứ yếu. Tuy nhiên chúng ta có thể hình dung một phức hợp các nhân tố kinh tế - xã hội và các điều kiện tự nhiên của vùng đã làm cho nền nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù cũng là vùng sản xuất lúa nước, nhưng đã không lặp lại, và với thời gian, không ngày càng lún sâu vào nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp như ở đồng bằng sông Hồng.
Khác với đồng bằng sông Hồng nơi đã hình thành từ lâu đời tổ chức xã hội đặc thù của các làng xã tiểu nông thích ứng với việc chinh phục các nguồn nước làm điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất nông nghiệp, ở đồng bằng sông Cửu Long hình thái tổ chức làng xã của người Việt cho đến nay cũng còn rất mới mẻ. Nền sản xuất nông nghiệp được dựa trên lao động của binh lính, của những lưu dân và những người đi làm thuê cho các nhà điền chủ. Các làng xã ở Nam Bộ chỉ hình thành về sau này và thông thường là một tổ chức hành chính hơn là một tổ chức sản xuất như ở Bắc Bộ. Làng hầu như không có nghĩa vụ và quyền hạn kiểm soát về đất đai của làng. Ở Nam Bộ không hề có hình ảnh những ngôi làng có cơ cấu kinh tế khép kín. Chúng ta nhấn mạnh đến sự khác biệt về tổ chức xã hội này ở bằng sông Cửu Long và coi đó là một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến triển vọng phát triển trong tương lai của vùng.
Bên cạnh đó là khả năng phát triển của các nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 84% cư dân châu thổ. Người nông dân vùng này không giống như nông dân vùng châu thổ sông Hồng là “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Họ gắn với thị trường, tìm cách thích nghi với thị trường, tự đào tạo mình qua thị trường.
Đây có thể là một trong những cơ sở đi tìm sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội giữa hai vùng đồng bằng.
KẾT LUẬN
Như vậy, ở hai đầu đất nước Việt Nam là hai vùng đồng lớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (20).doc