Tiểu luận Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NTQTĐĐ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TTDS 2

1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc 2

 Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự 2

2. Cơ sở khoa học quy định nguyên tắc 3

2.1. Cơ sở lí luận 3

2.2. Cơ sở thực tiễn 4

3. Mối liên hệ giữa NTQTĐĐ của đương sự với các nguyên tắc khác trong TTDS 5

3.1. Mối liên hệ với NT quyền yêu cầu của TA bảo vệ quyền, lơi ích hợp pháp 5

3.2. Mối liên hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự 5

3.3. Mối liên hệ với nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS 5

3.4. Mối liên hệ với nguyên tắc hòa giải trong TTDS 6

II. NỘI DUNG NTQTĐĐ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TTDS 6

1. QTĐĐ của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự 7

1.1. QTĐĐ của đương sự trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết việc dân sự. 7

1.2. Quyền tự định đoat trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn 7

1.3. QTĐĐ trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 8

2. QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự 8

2.1. QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầukhởi kiện 8

2.2. QTĐĐ của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự 10

3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án 12

3.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ, quyền lợi ích hợp pháp của mình 12

3.2. QTĐĐ của đương sự trong việc kháng cáo bản án quyết định của TA. 12

4. Trách nhiệm của TA trong việc bảo đảm NTQTĐĐ của đương sự trong TTDS 13

III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 13

1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS 13

1.1. Những kết quả đạt được 13

1.2. Những mặt tồn tại 14

2. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS 16

2.1. Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật 16

2.2. Nâng cao năng lực xét xử của thẩm phán và đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật 18

KẾT LUẬN 19

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa công dân với nhau, nên khi xảy ra tranh chấp dân sự, bên nào nhận thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể khởi kiện, hoặc yêu cầu TA giải quyết vụ việc dân sự. Nếu người có quyền và lợi ích bị xâm phạm không yêu cầu TA giải quyết TA sẽ không có quyền giải quyết Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bất cập: Một mặt, người dân do không hiểu biết pháp luật, nên không biết mình có quyền yêu cầu TA giải quyết lúc quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Hoặc có trường hợp yêu cầu nhưng đương sự lại hiểu sai quy định pháp luật. Và nhiều trường hợp, đương sự lại đưa ra yêu cầu không đầy đủ. Do đó, cần phải quy định đương sự hoàn toàn có quyền chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu. Mặt khác từ phía TA cũng tồn tại nhiều sai sót. Có trường hợp, nhận được yêu cầu của đương sự nhưng TA không tiến hành giải quyết, hoặc giải quyết không đúng phạm vi yêu cầu của đương sự. Cho nên quy định quyền tự định đoạt của đương sự, và ghi nhận trách nhiệm của TA trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt đó là yêu cầu cần thiết. Việc luật hóa nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự tại Điều 5 BLTTDS hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan, góp phần bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, tăng cường pháp chế xã hội chũ nghĩa. Mối liên hệ giữa NTQTĐĐ của đương sự với các nguyên tắc khác trong TTDS Mối liên hệ với NT quyền yêu cầu của TA bảo vệ quyền, lơi ích hợp pháp Nguyên tắc quyền tự định đoạt (QTĐĐ) của đương sự trong TTDS với nguyên tắc quyền yêu cầu của TA có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Theo nguyên tắc QTĐĐ của đương sự các đương sự có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình phù hợp với yêu cầu pháp luật, như khởi kiện, thay đổi yêu cầu khởi kiện, từ hòa giải với các đương sự phía bên kia. Nhưng quyền tự định đoạt của đương sự có được thực hiện đúng hay không lại phụ thuộc vào việc bảo đảm thực hiện được các quyền TTDS khác của đương sự. Do vậy, trong quan hệ giữa hai nguyên tắc này thì nguyên tắc QTĐĐ của đương sự là đối tượng, mục đích của hoạt động TTDS còn nguyên tắc yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là phương tiện để đạt được mục đích đó. Mối liên hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự Nguyên tắc QTĐĐ của đương sự sẽ là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự. Còn nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự là hình thức thể hiện của nguyên tắc QTĐĐ. TA phải có trách nhiệm áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mối liên hệ với nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS Hai nguyên tắc này có mối quan tương hỗ với nhau. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS có nghĩa là các đương sự bình đẳng khi thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng, có quyền định đoạt như nhau khi tham gia phiên tòa. Vì vậy việc thực hiện nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong TTDS sẽ góp phần bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Mối liên hệ với nguyên tắc hòa giải trong TTDS Nguyên tắc hòa giải trong TTDS là nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc QTĐĐ của đương sự. Theo Điều 5 BLTTDS, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên, để quy định này có thể thực hiện được một cách nghiêm túc, bảo đảm tốt quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự pháp luật cần phải quy định về trách nhiệm của TA bảo đảm cho việc tiến hành thỏa thuận giữa các đương sự với nhau. Và nguyên tắc hòa giải trong TTDS chính là quy định đảm bảo cho việc thực hiện thỏa thuận của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. NỘI DUNG NTQTĐĐ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TTDS QTĐĐ xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh- thương mại, lao động là các quan hệ được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia giao kết. Cho nên, khi quyền và lợi ích của các chủ thể giao kết bị vi phạm việc khởi kiện hay không, phạm vi khởi kiện đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính ý chí các chủ thể đó. Điều 5 BLTTDS đã quy định : “1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó; 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Theo quy định trên, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được thể hiện trên các phương diện: (1) Khởi kiện, (2) Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện, (3) Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút căn cứ khởi kiện. QTĐĐ của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS đương sự có quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Theo Điều 60 BLTTDS bị đơn có quyền định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố. Và Điều 61 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn. QTĐĐ của đương sự trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thứ nhất, với quy định tại Điều 161 và 162 BLTTDS(xem phụ lục) Nhà nước chính thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Thực hiện quyền khởi kiện chính này là một biểu hiện của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong khởi kiện VADS. Thứ hai, QTĐĐ đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong các việc dân sự thì không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên. Nhưng người yêu cầu vụ việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong VADS. Họ được quyền đưa ra yêu cầu cho TA giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu TA công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyền, nghĩa vụ của họ. Việc BLTTDS ghi nhận quyền này của đương sự đã góp phần thực thi nguyên tắc QTĐĐ của đương sự Quyền tự định đoat trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn Nếu như nguyên đơn được pháp luật trao cho quyền khởi kiện thì bị đơn được trao cho quyền phản tố đối với nguyên đơn, cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yên cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Ngoài ra BLTTDS còn quy định bị đơn có quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn (bác bỏ về mặt nội dung và bác bỏ về mặt tố tụng) (tức là bị đơn được đưa ra các chứng cứ lập luận chứng minh yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ cả về pháp lí và thực tế, bác bỏ về tố tụng là bị đơn được đưa ra lí luận chứng minh cho sự vi phạm thủ tục tố tụng trong thụ lí và giải quyết vụ án. Việc quy định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn là sự ghi nhận của pháp luật đối với QTĐĐ của đương sự. QTĐĐ trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong TTDS người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người TGTT vào VADS đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình, họ có quyền được đưa ra yêu cầu độc lập trước TA. Việc tham gia tố tụng của họ tùy thuộc vào ý chí của bản thân, họ có thể tham gia với tư cách người có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu không độc lập. Nếu tham gia với tư cách NCQNVLQ có yêu cầu độc lập thì TA phải xem xét giải quyết cả yêu cầu đó. Còn NCQNVLQ có yêu cầu không độc lập tức là họ không có quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn, bị đơn, nhưng họ cũng có quyền cùng nguyên đơn hoặc bị đơn thỏa thuận với bên đương sự kia và được thừa nhận một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự đó. Đối với NCQNVLQ trong việc dân sự là người TGTT vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi nghĩa vụ đó. Việc TGTT của họ cũng giống việc TGTT của người có liên quan trong VADS có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hay theo yêu cầu của TA. QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầukhởi kiện Do trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, BLTTDS không quy định giới hạn phạm vi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nên nguyên đơn có thể thay đổi, bổ sung đối tượng khởi kiện, thay đổi, bổ sung những yêu cầu mới đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Còn tại phiên tòa theo Điều 218 BLTTDS nguyên đơn vẫn có quyền thay đổi yêu cầu của mình tuy nhiên không được vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu (vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại mục 6, phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 Đối với việc rút đơn khởi kiện, rút đơn yêu cầu, trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể được TA chấp nhận. Tuy nhiên nếu nguyên đơn, người yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự, thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai bên đương sự, Điều 269 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết. Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và ra quyết định hủy bản án sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu không đồng ý thì không chấp nhận rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 193, khoản 2 Điều 269 việc TA ra quyết định đình chỉ giải quyết VA trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì nguyên đơn vần có quyền đệ đơn kiện lại yêu cầu TA giải quyết. Nguyên đơn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (điểm b, khoản 1 Điều 59, trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ việc điểm c khoản 1 Điều 192). Tại phiên tòa nếu nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ XX với phần yêu cầu bị rút hoặc toàn bộ yêu cầu bị rút đó(khoản 2 Điều 218). Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu của mình mà bị đơn vẫn giữ yêu cầu phản tố thì bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và nguyên đơn lại thành bị đơn. Nếu cả nguyên đơn và bị đơn đều rút yêu câu, yêu cầu phản tố mà NCQLNVLQ vẫn giữ yêu cầu thì sẽ trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn (Điều 219). Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình. Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, nêu người yêu cầu tự nguyện rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình thì TA chấp nhận và đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của người yêu cầu. Việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự phải dựa vào ý chí của đương sự, TA sẽ không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu do đương sự bị ép buộc. QTĐĐ của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự Trong quá trình TA giải quyết vụ việc dân sự các bên vẫn có quyền thương lượng với nhau giải quyết vụ việc bằng ý chí và sự tự nguyện của mình, TA phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận đó, không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình. Tuy nhiên việc hòa giải chỉ giới hạn ở một số trường hợp nhất định trừ các trường hợp tại Điều 181 BLTTDS. Đối với việc hòa giải ở cấp sơ thẩm, trước khi mở phiên tòa hòa giải là thủ tục bắt buộc với những loại việc mà pháp luật quy định trừ trường hợp VADS không được hòa giải quy định tại Điều 181 và những vụ án không tiến hành hòa giải được tại Điều 182. Trước khi mở phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề giải quyết toàn bộ vụ án dân sự thì TA lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được Chánh án TA phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó (khoản 2 Điều 186 BLTTDS). Tại phiên tòa sơ thẩm Theo quy định tại Điều 220 BLTTDS, HĐXX phải hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nêu thỏa thuận được không trái quy định pháp luật, đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định này có hiệu lực ngay. Tại giai đoạn phúc thẩm tuy pháp luật không quy định cụ thể tuy nhiên TAPT phải hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm nhưng: nếu tại TA cấp phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì HĐXX phúc thẩm ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhân sự thỏa thuận của các đương sự. Mục 5 phần III nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP, ngày 4/8/2006 đã quy định cụ thể (xem phụ lục). Trường hợp tại phiên tòa Phúc thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận này phải được ghi vào biên bản phiên tòa, nếu xét thấy thỏa thuận đó không trái luật, đạo đức xã hội và hoàn toàn tự nguyện thì HĐXX vào phòng nghi án thảo luận và ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự . Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện ở quyền tự thỏa thuận của đương sự. Theo đó, các đương sự có quyền thỏa thuận, dàn xếp, thương lượng với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong VADS mà không thông qua TA. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa thì TA ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khỏa 1 Điều 192. Như vậy, với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của QTĐĐ của đương sự, quyền thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự là quyền tố tụng rất quan trọng của đương sự được thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, trừ những trường hợp BLTTDS quy định không được tiến hành hòa giải. Việc ghi nhận quyền thỏa thuận của đương sự chính là sự tôn trọng của pháp luật đối với các quyền cơ bản của con người, trong đó các đương sự có quyền tự mình giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, tự mình giải quyết việc bảo vệ quyền lợi của mình trước TA là biện pháp giải quyết vụ án hữu hiệu nhất. Đồng thời góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục nếp sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ, quyền lợi ích hợp pháp của mình Để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình TGTT. Người này được goị là người đại diện theo sự ủy quyền của đương sự, người này phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Việc cử người đại diện theo ủy quyền, hoàn toàn dựa trên sự tự định đoạt của đương sự. Quyền nhờ người khác bảo vệ lơi ích hợp pháp cho mình theo Điều 63 BLTTDS cũng là biểu hiện của nguyên tắc QTĐĐ của đương sự được pháp luật tôn trọng. Việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không những có ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa mà còn có ý nghĩa thể hiện việc tôn trọng NTQTĐĐ của đương sự trong quá trình tố tụng. Do tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự nên việc thay đổi chấm dứt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự sẽ do hai bên quyết định. đây cũng là quy định thể hiện rất rõ việc thực thi nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự . QTĐĐ của đương sự trong việc kháng cáo bản án quyết định của TA. Quyền kháng cáo là một quyền cơ bản của đương sự quy định tại Điểm o khoản 2 Điều 58 BLTTDS: đương sự được quyền tự quyết định việc thực hiện quyền kháng cáo hay không, nên theo nghĩa rộng nó vẫn thuộc quyền tự định đoạt của đương sự. Với ý nghĩa là 1 quyền của đương sự pháp luật cũng đã quy định rất rõ thời hạn kháng cáo của đương sự tại Điều 245 BLTTDS. Ngoài việc quy định đương sự có quyền kháng cáo thì PL cũng quy định đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo(Điều 56 BLTTDS). Thông qua việc kháng cáo hay không kháng cáo đương sự thể hiện ý chí của mình đối với bản án, quyết định của TA một cách công khai độc lập, được quyền tự định đoạt nội dung kháng cáo, như vậy kháng cáo là một trong những nội dung QTĐĐ của đương sự. Trách nhiệm của TA trong việc bảo đảm NTQTĐĐ của đương sự trong TTDS Điều 5 quy định “TA chỉ thụ lí giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Quy định này có nghĩa TA chỉ thụ lí giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự. Nếu không có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự TA không được thụ lí giải quyết bất kì vụ việc nào, và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu đó không giải quyết thiếu, hay vượt quá phạm vi yêu cầu đó. Đây là quy định xác định cụ thể về trách nhiệm của TA trong việc bảo đảm QTĐĐ của đương sự. Điều đó đã chứng tỏ pháp luật tố tụng luôn tôn trọng QTĐĐ của đương sự. Qua sự phân tích trên có thể thấy NTQTĐĐ của đương sự đã được quy định khá cụ thể trong BLTTDS. Nó là những quyền rất cơ bản của đương sự tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước TA. TA phải bảo đảm QTĐĐ đó của đương sự được thực hiện trên thực tế. III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS Những kết quả đạt được Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong TTDS ngày càng được quan tâm và coi trọng . Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, TA đều đảm bảo cho mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS nên trên thực tế đương sự đã thực hiện được quyền tự định đoạt của mình khi quyền, lợi ích bị xâm phạm từ khởi kiện, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện; quyền hòa giải, thương lượng, quyền đưa ra chứng cứ chứng minh, quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án. Đánh giá về những kết quả đạt được của ngành TA trong năm vừa qua, Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, TAND tối cao đã khẳng định TAND các cấp đã thụ lí 214.174 vụ việc, giải quyết , xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%. Tỷ lệ các vụ việc dân sự được giải quyết bằng hòa giải thành chiếm tỷ lệ 45% tổng số các vụ việc đã giải quyết, tăng hơn năm trước 1%. Qua số liệu thống kê này, có thể thấy TA đã thực sự phát huy được vai trò của mình đối với việc bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Từ khi BLTTDS 2004 có hiệu lực cùng với việc thực hiện NQ số 49/NQ-TW của BCT về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010 tiếp tục hoàn thiện thủ tục TTDS, nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thì các đương sự cũng đã chủ động hơn trong việc thực hiện QTĐĐ của mình. Những mặt tồn tại Về mặt pháp luật Thứ nhất, Khoản 1 Điều 56 BLTTDS quy định đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Với quy định này, BLTTDS mới chỉ quy định về đương sự trong VADS còn các chủ thể có yêu cầu trong việc dân sự lại chưa được bộ luật công nhận cho một “danh phận tố tụng” cụ thể. Sự thiếu hụt này đã gây không ít khó khăn cho đương sự trong vụ việc dân sự khi họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Thứ 2, Địa vị tố tụng của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là khác nhau. Nhưng hiện nay pháp luật tố tụng lại chưa có quy định rõ sự khác biệt về địa vị tố tụng của hai chủ thể này nên việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn nhiều vướng mắc.Thứ 3, Việc BLTTDS quy định nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm phải được sự đồng ý của bị đơn là vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự. Bởi nói đến tự định đoạt tức là pháp luật cho đương sự cái quyền quyết định khởi kiện, hay tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của mình, cho nên việc đương sự rút đơn khởi kiện ở bất kì giai đoạn nào cũng là hình thức thực hiện quyền tự định đoạt của mình, do đó quy định nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại giai đoạn phúc thẩm phải hỏi ý kiến của bị đơn sẽ không đảm bảo được quyền tự định đoạt của ĐS.Thứ 4, Hiện nay, BLTTDS quy định thủ tục giải quyết các VADS và việc dân sự khác nhau, nhưng lại không quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự dẫn đến làm phức tạp hóa quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, gây khó khăn cho đương sự trong việc định đoạt bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Thứ 5, BLTTDS mới chỉ quy đinh quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại Điều 176 và 177 của Bộ luật này mà chưa quy định cụ thể thời điểm thực hiện việc phản tố của bị đơn và đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc quy định không rõ ràng thời điểm bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu độc lập đã có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra các loại yêu cầu này. Vì trên thực tế mỗi Tòa án có những cách hiểu khác nhau nên áp dụng không thống nhất, có Tòa án chấp nhận cả việc đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập tại phiên tòa, có tòa án không chấp nhận. Thứ 6, Về quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự BLTTDS quy định còn mâu thuẫn và chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất ví dụ như Điều 218 BLTTDS quy định Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu, nhưng không giải thích cụ thể “vượt quá” ở đây là như thế nào. Với việc quy định như trên đã hạn chế QTĐĐ của đương sự, không những gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình mà có thể tạo ra thành nhiều vụ án khác nhau bởi đương sự không được thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu ở tại phiên tòa thì họ sẽ phải khởi kiện ở vụ án khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Về mặt thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật Do đương sự không hiểu biết đầy đủ các quy định của PL nên không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ TTDS. Trên thực tế, có không ít trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi đã hết thời hiệu khởi kiện nên bị trả lại đơn. Hoặc có đương sự thực hiện quyền kháng cáo, đối với bản án, quyết định của TA trong nhiều trường hợp không đúng thời hạn do pháp luật quy định nhưng đương sự vẫn kháng cáo. Về phía tòa án, do đội ngũ thẩm phán còn thiếu và yếu cả về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ nên có những sai sót, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Thực tế cho thấy có những sai sót trong việc trả lại đơn khởi kiện, không xem xét hết các yêu cầu của đương sự hoặc quyết định của bản án vượt phạm vi yêu cầu đương sự, xét xử vắng mặt đương sự, áp dụng không đúng pháp luật nội dung trong việc giải quyết vụ án...vẫn còn tồn tại. Chính điều này đã hạn chế không ít đến việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dấn sự. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật Để quy định BLTTDS về nguyên tắc QTĐĐ của đương sự được thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn một số quy định cụ thể hơn như sau: Một là, BLTTDS nên quy định bổ sung về đương sự trong việc dân sự để họ có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách hiệu quả , tức là phải sửa đổi Điều 56 BLTTDS theo hướng quy định các đương sự trong việc dân sự cũng như quy định các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ như các đương sự trong vụ án dân sự. Hai là, Nên quy định rõ sự khác biệt về địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập so với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, bởi khi tham gia tố tụng với những quyền và nghĩa vụ khác nhau thì vai trò của các chủ thể sẽ khác nhau. Trong khi đó thực tiễn cho thấy người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập không thể có địa vị tố tụng, có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn hoặc bị đơn, họ không có yêu cầu độc lập về đối tượng tranh chấp của vụ kiện nên họ không có quyền độc lập thỏa thuận với bên đương sự kia, không có quyền thừa nhận một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự kia, không có quyền thay đổi, bổ sung y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.doc
Tài liệu liên quan