Apple áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có lầm lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và đầy đủ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và các quy trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên không khích lệ người ta báo cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những chiến lược đem lại thương hiệu cho Apple, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đưa ra những chính lược giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Chiến lược phân phối
Nội dung cơ bản của chính lược phân phối là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.
Mạng lưới bán hàng của thương hiệu Apple là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa sản phẩm từ cơ sở sản xuất của Apple đến các khách hàng một cách thành công. Việc thiết kế và quản lý các kênh bán các loại sản phẩm Iphone của thương hiệu Apple phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
-Phù hợp với tính chất của sản phẩm khi Apple tung ra thị trường.
-Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm của Apple một cách dễ dàng nhất.
-Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh với Apple và các đối thủ tiềm tàng.
-Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian.
Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh, kích thích tiêu thụ sản phẩm
Quảng cáo và Khuyến mại:
Đây chương trình rất quan trọng khi sản phẩm được tung ra thị trường. Mỗi khi Apple tung ra một sản phẩm mới thì trước đó đã có các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Mỗi một chương trình của Hãng thường nói đến truyền thống để quản bá thương hiệu của mình tới người sữ dụng sản phẩm đó như Iphone của thương hiệu Apple, cùng với quảng cáo là cá chương trình khuyến mại như các phần mềm miễn phí giảm giá cho một số lượng Iphone bán ra nhất định.
Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào một thương hiệu mạnh như Apple. Từ lâu các loại sản phẩm của Apple đã được người sử dụng đánh giá có độ bền cao kiểu dáng thời trang hay con gọi là “phong cách mới lạ” rất phù hợp với tâm lí sử dụng chắc bền của người sử dụng. Như khi sản phẩm Iphone của Apple khi được tung ra thị trường đã đánh bại các hãng Điện Thoại sang trọng và rất thành công đến từ phần lan, hàn quốc….. và dành thị phần số 1 như hiện nay.
Những yếu tố khác ảnh hưởng
Ngoài việc xây dựng chiến lược giá để đem lại thương hiệu cho Apple, người ta còn có thể dùng những yếu tố khác để đánh giá, phân tích nên dùng chiến lược nào đem lại hiệu hơn cho doanh nghiệp :
Qua hình ảnh ta thấy có thể áp dụng thêm chiến lược 4P nó tác động tương hộ, quyết định ảnh hưởng tới hoạt động của 3 yếu còn lại.
Ý nghĩa chiến lược 4P:
Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị trường.
Giá (Pricing): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm.
Phân phối (Placement): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm.
Xúc tiến bán hàng (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị trường dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Không những thế việc áp dụng chiến lược 4P có thể bổ sung các yếu tố về Chính sách sản phẩm, quản lý chất lượng tổng hợp…….
Chính sách sản phẩm
Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Quản lý chất lượng tổng hợp:
Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất.
Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không có giới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế. Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm.
Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm:
Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:
Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
Phải hàm chứa ý đồ về định vị
Phải hàm ý về chất lượng
Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ
Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác
Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.
Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm:
Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại.
Những yếu tố của một nhãn hàng tốt:
Gợi mở một cái gì đó về đặc tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích, giá trị sử dụng của sản phẩm.
Dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ.
Dễ phân biệt với các nhãn hàng khác.
Thích nghi với sản phẩm mới để có thể thêm vào dòng sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.
Đúng luật lệ để có thể đăng ký nhãn hàng với cơ quan có thẩm quyền. (Fundamentals of Marketing - McGraw-Hills)
Những nhà tiếp thị cần chú ý những yếu tố gì khi xem xét các quyết định về đóng gói và bao bì sản phẩm?
Đóng gói cần đảm nhiệm các chức năng bảo vệ, kinh tế, thuận lợi và hỗ trợ bán hàng. Lựa chọn bao bì sản phẩm là cần thiết đối với việc xác định, miêu tả và xúc tiến sản phẩm. Do đó, nhứng khía cạnh này cần được đề cập khi phát triển chính sách sản phẩm để có thể đáp ứng được đúng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu. (Kotler 1998 trang.367-370)
II . Phân tích thực trạng.
Giới thiệu công ty Apple
Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở Cupertino, bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc và đổi tên vào đầu năm 2007 với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ USD (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân , phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Các dòng sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Tuy nhiên sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc và chương trình nghe nhạc iTunes và gần đây nhất là điện thoại thông minh iPhone. nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Theo thời gian, bằng những ưu thế quá lớn, như thiết kế đẹp, sáng tạo, chạy ổn định, mạnh trong các ứng dụng liên quan đến hình ảnh… Apple đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường. Và thực tế, họ đã không còn quá “bảo thủ” nữa. Lấy ví dụ, hiện nay, đa số các sản phẩm máy tính xách tay và cả máy tính để bàn nữa của Apple đều sử dụng các model bộ xử lý tiên tiến nhất của Intel (như Core 2 Duo). Đây chính là những cải tiến mang tính “cách mạng” trong máy tính của Apple và điều này đã khiến cho người tiêu dùng ngày càng ủng hộ hơn.
Apple cũng là một trong những nhà sản xuất máy tính đầu tiên trên thế giới đã tích hợp nhiều ứng dụng mới, đang được người dùng ưa chuộng như webcam ( trên cả máy tính xách tay và máy tính để bàn), Bluteooth, hay thậm chí các máy tính để bàn hiện nay của Apple chỉ sử dụng màn hình LCD thay vì loại màn hình CRT đã ngày càng trở nên lỗi thời.
Steve Job- chủ tịch đồng sáng lập công ty bên logo của hãng.
Một số sản phẩm của Apple
Macbook Air
Macbook Pro
Ipod Nano
Ipod Touch
Iphone 4
2> Phân tích thực trạng xác định giá cho sản phẩm mới của các sản phẩm Apple.
Không thể phủ nhận, đối với người Việt Nam, Apple lâu nay đã trở thành biểu tượng của thời trang và năng động. Biểu tượng quả táo sáng trắng với góc bên phải bị khuyết trên các thiết bị máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại… đã làm nhiều người mất ăn mất ngủ. Những sản phẩm của Apple đều nhắm vào đối tượng giới trẻ sành điệu yêu thích thời trang và công nghệ cao, đối tượng doanh nhân, nhân viên văn phòng thường xuyên phải giao tiếp, những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa… Chúng thực sự gây ấn tượng với người tiêu dùng ở sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thời trang và công nghệ hiện đại. Những chiếc máy tính xách tay, điện thoại, hay máy nghe nhạc đều có đường nét đơn giản, hiện đại, nhưng rất tinh tế, quyến rũ, thu hút người sử dụng. Các mẫu thiết bị của Apple hầu như không khi nào tạo ra cảm giác rẻ tiền hay non kém, mà tất cả đều rất tinh tế. Chẳng hạn với máy tính Macbook, cục nguồn có đầu cắm gắn nam châm, chỉ cần chạm nhẹ là hút chặt vào máy, nhưng nếu không may có ai lỡ vấp phải dây nguồn, phần đầu cắm cũng trượt ra ngay. Không chỉ những sản phẩm máy tính mới làm được như sản phẩm mới ra gần đây là IPHONE đã làm thay cục diện về người sử dụng điện thoại điển hình người sử dụng có thể tay lướt nhẹ hoặc nhấn tay vào để muốn hoạt động chương trình trong điện thoại, nổi bật nhất là chế độ Zoom của máy chỉ dùng 2 ngón tay bạn có thể xem to hay ảnh nhỏ theo sở thích của mình. Chỉ nét nhỏ nhưng rất riêng ấy đã tạo ra phẩm chất riêng biệt chỉ có ở Apple.
Công ty nghiên cứu thị trường Forrester đã tiến hành khảo sát 4.500 người tiêu dùng Mỹ về cảm giác và trải nghiệm của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Hãng máy tính Mỹ Apple với các sản phẩm nổi tiếng như máy nghe nhạc iPod, di động iPhone, máy tính Mac đã ghi điểm cao nhất trong số các nhà sản xuất máy tính.
Apple đã và đang tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, gần đây là “ IPHONE 4”. Mỗi sản phẩm đều mang mục tiêu chiếm lĩnh từng đoạn thị phần, nhờ đó, việc xác định giá cho mỗi sản phẩm đều rất khác nhau. Tôi xin đưa ra hai minh chứng cụ thể cho hai chiến lược “hớt phần ngon” và “bám chắc thị trường”.
2.1> Chiến lược sản phẩm IPHONE
Tên sản phẩm
Đặc điẻm
Giá thành
Iphone 2G
Màn hình 3.5" của iPhone có độ phân giải 320 x 480, cảm biến ánh sáng, gia tốc kế..
500USD cho bản 4GB
600USD cho bản 8GB
với hợp đồng 2 năm tại Mỹ
Iphone 3G
Đã được tích hợp khả năng bắt sóng mạng 3G. Nếu 2G mặt sau là vỏ nhôm thì 3G được thay bằng vỏ nhựa gồm 2 bản màu đen và trắng
200USD cho bản 8GB
300USD cho bản 16GB
Với hợp đồng 2 năm tại Mỹ
Iphone 3GS
Về phần cứng và phần mềm so với 3G như camera 3MP, la bàn số, Voice Over (điều khiển bằng giọng nói), BXL tốc độ hơn, đồ họa cao cấp, hỗ trợ game 3D...Chữ "S" trong tên máy nói lên tốc độ vượt trội của 3GS so với 2G và 3G trước đó. Ngoài những nâng cấp trên thì kiểu dáng máy tương tự bản 3G, hầu như không có sự khác biệt.
350 USD cho bản 16GB
450 USD cho bản 32GB
Tại Việt Nam
Iphone 4
Màn hình nét khi sử dụng công nghệ IPS, độ phân giải được đẩy lên gấp 4 lần so với các phiên bản cũ là 640 x 960 pixel do ứng dụng công nghệ Retina (võng mạc). Máy sử dụng microSIM, chip xử lý Apple A4, chạy hệ điều hành iPhone OS 4.0.
Theo Apple, pin của máy có thời gian chờ 300 tiếng, xem video 10 tiếng, nghe nhạc 40 tiếng. Người dùng có thể thoại 7 tiếng, lướt web 6 tiếng trong mạng 3G và 10 tiếng ở mạng Wi-Fi.
Máy có camera 5 Megapixel và đèn LED nằm ở mặt sau, hỗ trợ người dùng chụp ảnh khi sử dụng công nghệ cảm quang và cho phép quay phim HD 720p, 30 khung hình/giây
Còn có thêm camera phía trước để hỗ trợ thoại video
Tính năng này trên iPhone 4 thực hiện thông quan phần mềm FaceTime của Apple, khi có kết nối Wi-Fi
16 GB giá bán kèm hợp đồng 199 USD
32 GB giá bán kèm hợp đồng 299 USD
Tại Mỹ
Không chỉ những sản phẩm lâu đời của Apple được nhiều người yêu thích, ngay khi tung sản phẩm điện thoại Iphone đầu tiên của hãng đã lôi kéo tính tò của người sữ dụng một mặt hàng mới lạ. Ngay từ lúc người sữ hữu đã tạo cho mình cảm hứng cầm trên tay một sản phẩm mới của Apple với công nghệ đa điểm bằng cảm ứng. Nhờ đó mà sản phẩm đó đã đánh vào tâm lý của người sữ dụng với giá cả hợp lý cộng với chế độ hỗ trợ khách hàng tốt đã đem lại thương hiệu Apple.
Thực trạng kinh doanh
iPhone bán hàng: Hàng quý và Tổng (Tất cả dữ liệu đến từ Apple Thông cáo báo chí Thư viện và / hoặc bán hàng quý báo cáo )
Kí hiệu:
Toàn cầu iPhone bán hàng của quý trong một định dạng svg. Doanh số bán là hàng triệu.
IPhone ban đầu (xanh lợt)
iPhone 3G (xanh lá)
iPhone 3GS (cam)
iPhone 4 (tím)
Năm tài chính
Q1 [Tháng Mười-Dec]
Q2 [Jan-Mar]
Q3 [Tháng Tư-Jun]
Q4 [Tháng Bảy-Sep]
Tổng số bán
2007
270.000 [1]
1.119.000 [2]
1,389,000
2008
2.315.000 [3]
1.703.000 [4]
717.000 [5]
6.890.000 [6]
11,625,000
2009
4.363.000 [7]
3.793.000 [8]
5.208.000 [9]
7.367.000 [10]
20,731,000
2010
8.737.000 [11]
8.752.000 [12]
8.398.000 [13]
14.102.000 [14]
39,989,000
2011
16.240.000 [15]
18.650.000 [16]
34,890,000
Năm tài chính
Q1
Q2
Q3
Q4
108,624,000
Từ những con số trên ta thấy số Iphone của Apple bán ra khá lớn. Số lượng Iphone bán ra qua các quí cho thấy lỗ lực của ban quản trị tổng công ty Apple. Dù có thị phần lớn nhất nhưng Apple cũng phải chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các Hãng khác, nhất là từ những người đồng hương NOKIA , SAMSUNG và HTC. Mặc dù vậy nhưng Apple vẫn chiếm được lợi nhuận khá lớn từ việc bán Iphone.
Nhận định về các chiến lược cho sản phẩm mới của Apple.
Sản phẩm của Apple khi được tung ra thị trường ít nhiều đều tạo nên một trào lưu mới cho những người yêu thích thương hiệu “quả táo”. Apple đã không làm phụ lòng người hâm mộ khi cho ra mắt những sản phẩm độc đáo về tính năng cũng như hình dáng. Nhờ những ưu điểm nổi trội đó nên khách hàng của Apple không quá nhạy cảm về giá của sản phẩm. Họ có thể chấp nhận mức giá cao để sở hữu cho riêng mình những thiết bị hiện đại, hợp thời. Vì vậy, hầu hết sản phẩm trong dòng iPod nói riêng và các sản phẩm máy tính, máy tính xách tay… nói chung đều có chiến lược riêng nhằm tạo sức hút với khách hàng, đi trước các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên không phải Apple chỉ chú ý đến một nhóm khách hàng riêng, công ty có cho ra mắt những sản phẩm giá rẻ để đảm bảo mục tiêu tất cả khách hàng đều có thể sở hữu sản phẩm của Apple. Hãng đã vận dụng những chiến lược giá một cách có hiệu quả nhằm mở rộng thị trường một cách nhanh chóng.
III . Giải pháp.
Trước tình hình nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng trong khi nhu cầu về các sản phẩm công nghệ đang tăng cao đòi hỏi Apple nên có những giải pháp để thu hút thêm nhiều khách hàng.
Đối với chiến lược giá cả, không nên định giá quá cao cho một sản phẩm vì trong bối cảnh hiện tại, khi chi tiêu của người tiêu dùng đang bị thu hẹp , các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ chiếm ưu thế
Tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm có giá bình dân trong các dòng như iPod, điện thoại Iphone, máy tính xách tay… đồng thời giảm giá các sản phẩm trước đó.
Tăng cường khâu dịch vụ, mở rộng quy mô cửa hàng của Apple để đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra Apple còn có bí quyết đem lại thương hiệu thành công cho Hãng:
Tôn trọng nhân viên
Thành công mà Apple giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. Tạo ra môi trường làm việc mà mỗi công nhân đều có cơ hội thể hiện mình ở đó, làm cho họ cảm thấy mình đã và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty. Nếu không giao cho nhân viên quyền lực, rõ ràng họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, và như vậy làm sao bảo đảm được chất lượng sản phẩm? Với phương cách giao trách nhiệm cho công nhân, Apple có thể loại những sản phẩm không hợp quy cách ngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu, linh kiện, cả đến các giai đoạn lắp ráp mà không cần đến người kiểm nghiệm.
Đánh giá con người trong công việc
Apple không dùng từ “năng lực”. Ông cho rằng giữa người với người không có sự phân biệt năng lực tốt xấu, chỉ tồn tại cá tính khác nhau. Bất kỳ người nào, chỉ cần đặt họ vào vị trí thích đáng, thì có thể phát huy đầy đủ thực lực của mình. Mặt khác, không nên chọn lựa những người phù hợp với mong muốn của mình, bởi vì những người không vừa mắt mình có thể là người có tài. Do vậy, Apple rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài, mời người mới. Khi khai thác phát triển loại sản phẩm mới như Iphone, Apple luôn tín nhiệm sử dụng một cách có ý thức những nhà nghiên cứu trẻ. Mặc dù nếu chỉ kiểm tra riêng về mặt kỹ thuật thì lớp kỹ thuật lâu năm đương nhiên là có, song họ cũng dễ đi vào con đường mòn nghiên cứu trước đây, không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, khi chế tạo một thế hệ sản phẩm mới, Apple luôn sử dụng một loạt người mới thực hiện cho kế hoạch của mình.
Chế độ ưu đãi
Đồng thời để cổ vũ lòng say mê sáng tạo và tích cực trong công việc, ông cũng đưa ra nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân. Khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được đưa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra. Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận “giải thưởng Apple” gấp 10 lần.
Apple cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, ông cho rằng: con người không phải là cái máy, nếu một nhà máy đem con người đặt ngang bằng với máy móc, thì xí nghiệp đó không thể phát triển lâu dài.
Với quyết tâm biến những ước mơ của mình thành hiện thực, Steve Job Apple đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc đối với thị trường thế giới. Sản phẩm của Apple là mặt hàng nổi tiếng chất lượng cao. Ông nói: “Nhiều người mơ đến thành công. Theo tôi chỉ có thể đạt đến thành công sau khi thất bại nhiều lần và rút kinh nghiệm”.
Liên tục cải tiến
Các nhà quản lý cần phải liên tục tìm cách cải thiện lề lối làm việc của những nhân viên của mình. Tiến bộ là một quá trình tăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Cần tạo một bầu không khí thuận lợi cho các nhân viên của mình thực hiện những cải tiến.
Phối hợp giữa các bộ phận.
Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ trách nhiệm. Job khuyến cáo các cán bộ quản lý: "Một trong những chức năng quan trọng của người phụ trách là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác". Một hệ luận rút ra là giới lãnh đạo cấp cao không nên giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban mà thôi.
Mọi người đều phát biểu.
Nguyên tắc này hướng dẫn những người giám sát các nhóm chất lượng tại Apple, đảm bảo tất cả các thành viên đều cùng tham gia và cùng học hỏi. Nó cũng được áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người lãnh đạo cấp cao có thể tạo những kế hoạch được sự ủng hộ của những người thực thi, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng.
Đừng la mắng.
Apple áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có lầm lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và đầy đủ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và các quy trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên không khích lệ người ta báo cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm.
Làm cho người khác hiểu: công việc mình làm.
Để làm vậy, cần chú ý đến các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình. Các nhà quản lý tại Apple đều phát triển các kỹ năng thuyết trình và giảng giải về công việc của mình để có những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.
Luân chuyển những nhân viên giỏi nhất.
Apple có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Những nhà quản lý đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác. Nhưng về lâu về dài với chính sách luân chuyển công ty sẽ được lợi nhất.
Một mệnh lệnh không có thời hạn không phái là mệnh lệnh.
Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản lý luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch thực hiện công việc. Không định ra hạn chót phải làm xong, các công việc sẽ ít được hoàn tất hơn.
Kiểm tra sẽ thất bại: trừ khi lãnh đạo cấp cao có hành động.
Với nguyên tắc này, cấp lãnh đạo phải đề ra các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn đề mà không có hành động gì thì cũng chỉ vô ích.
Hãy hỏi cấp dưới "Tôi có thể làm được gì cho anh ?"
Ở Apple, điều này được gọi là "tạo cơ hội để được nghe ở cấp cao nhất". Nếu những người cấp dưới có yêu cầu giúp đỡ điều gì, hãy thực hiện theo yêu cầu ấy. Có thể tổng quát hóa triết lý này như sau: nếu các nhân viên cảm nhận rằng lãnh đạo cấp cao sẵn
Đổi mới công nghệ , thay đổi kiểu dáng, đưa ra kiểu dáng mới.
Rất nhiều doanh nghiệp thành công đã thường xuyên có mối quan hệ với các viện nghiên cứu, thường xuyên đổi mới công nghệ , thay đổi kiểu dáng, đưa ra kiểu dáng mới.
Apple liên tục đầu tư dể tìm tòi,nghiên cứu những bước đột phá trong sản phẩm.Đồng thời không ngừng thay đổi kiểu dáng nhằm làm tăng sự đa dạng mẫu mã,đáp ứng ngày càng cao sự mong đợi của khách hàng..Điển hình là dòng sản phẩm Iphone.Không những thế,những sản phẩm mới của Apple luôn được nghiên cứu kĩ trước khi tung ra thị trường,và khi chúng xuất hiện phần lớn đã gây nên cơn sốt mạnh trong thị trường.Điều này có thễ dễ dàng nhận thấy qua mức độ thành công của Iphone: cung không đáp ứng đủ cầu,có những lúc sốt hàng,giá trên thị trường lên cao tới 20 triệu đồng/chiếc (phiên bản đầu năm 2007).
Không chỉ có những bí quyết trên mà Apple luôn luôn tìm cách đổi mới các chiến lược và sản phẩm tốt nhất để nhắm người sử người luôn để ý đến thương hiệu của Apple. Sau đây là 10 cách mà Apple đã áp dụng.
1. Quan trọng là phải đẹp
Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình.
Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. Và nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng có thể làm được điều này.
Hãy lưu ý tới hình thức bên ngoài, cách bố trí sắp đặt cũng như mục đích sản phẩm của công ty.
2. Mọi người thích những tấm hình lớn
Hãy nhình nhanh vào website của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin vào một câu nói nổi tiếng “một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói”. Với một khối lượng thông tin và nội dung được đăng tải hằng ngày. Chắc chắn, bạn sẽ đồng ý với điều đó.
Những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về công ty.
3. Thông điệp đơn giản
Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.
4. Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú
Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị. Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện.
Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì (trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.
Để áp dụng ý tưởng trên, các doanh nghiệp nên khuyến khích các khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này là thường xuyên tiếp cận những mong muốn và nhu cầu của khách hàng rồi cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất.
5. Hãy để các phương tiện truyền thông lên tiếng
Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.
Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple.
Các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ như Apple, bạn có thể làm điều này bằng cách hãy cung cấp cho họ một số thông tin mới và độc nhất để họ nói về bạn.
6. Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng
Mọi tương tác của khách hàng đều được Apple lên kế hoạch cẩn thận. Những phút bạn ghé thăm website của họ cũng giống như là bạn bước vào một trang web hoàn toàn khác. Nếu bạn thăm một trong những cửa hàng của họ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái. Và cuối cùng, khi bạn mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì bạn đã là một thành viên của câu lạc bộ Apple.
Tính duy nhất trong trải nghiệm khách hàng là một trong những thành công của chiến dịch marketing của hãng. Một khi bạn trở thành thành viên của câu lạc bộ thì chắc chắn bạn sẽ quay lại và mua sản phẩm một lần nữa.
7. Lắng nghe
Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách hàng trung thành cũng như các phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng. Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình sau đó mời họ phát biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Chọn 1 sản phẩm và xây dưng cho thương hiệu.doc