Tiểu luận Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên

MỤC LỤC

Phần A : Lời mở đầu

Phần B : Nội dung

I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Trung với nước hiếu với dân

I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Trung với nước hiếu với dân

2. Thương yêu con người

3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

II. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện và xây dựng đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

1. Trách nhiệm đối với Tổ Quốc

a. Thực trạng

b. Trách nhiệm của chúng ta là gì?

2. Thái độ với con người.

a. Thực trạng

b. Chúng ta nên làm gì?

3. Đạo đức, tác phong, lối sống

a. Thực trạng

b. Giải pháp

• Đối với sinh viên

• Đối với nhà trường

Phần C: Kết luận

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 33959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa đã ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận này. Những giá trị đạo đức truyền thống, những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam gần như đang bị phai nhạt trong đời sống sinh viên. Chính vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho sinh viên đang trở thành một vấn đề cấp thiết hiện nay. Thực tế đã chứng minh và sau khi học tập, tìm hiểu sâu sắc môn tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn ân cần của cô giáo Vũ Thị Tố Vân và các thầy cô trong bộ môn Mac-lênin, em đã chọn đề tài: “ Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên trong giai đoạn đại học lao động xã hội hiện nay” . Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Đào Thị Phương Thảo B. NỘI DUNG I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Trung với nước hiếu với dân Đây là phẩm chất, là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng bởi mỗi con người đều có nhiều mối quan hệ khác nhau nhưng quan hệ với dân với nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tâm điểm khi xét đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách mạng. Hồ Chí Minh bàn đến trung hiếu với nghĩa là bổn phận và trách nhiệm của con người nhưng đã gạt bỏ nội hàm của khái niệm cũ, những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của nho Nho giáo, đưa vào đó là những nội dung đạo đức mới là trung với nước hiếu với dân. Nội dung chủ yếu của trung với nước là : Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết. Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước. Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là : Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Thương yêu con người Dưới góc độ đạo đức Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: trên thế giới này chỉ có 2 giống người bóc lột và bị bóc lột. Những người bị bóc lột dù màu da, tiếng nói, chủng tộc có khác nhau vẫn có thể thương yêu nhau như anh em một nhà, vẫn có thể đại đoàn kết đại hoà hợp. Trên thế giới chỉ có tình hữu ái thật sự là tình hữu ái vô sản. Sự thương yêu con người của Hồ Chí Minh không phải là chung chung trìu tượng mà luôn được được nhận và giải quyết lập trường của giai cấp công nhân. Tình thương yêu đó hướng tới các dân tộc bị áp bức, hướng tới giai cấp vô sản, hướng tới người nô lệ, người cùng khổ. Tình thương yêu đó vừa bao la vừa rộng lớn, vừa gần gũi với từng bộ phận con người. Những số phận càng nhiều đau khổ thì tình cảm của Hồ Chí Minh giành cho họ càng nồng cháy. Tình thương đó vừa gắn với nhân loại đồng thời luôn gắn với những hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. 3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện, ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiệnlàm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân". Hồ Chí Minh khẳng định " cần, kiệm, liêm, chính" là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với cán bộ Đảng viên bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân của họ mà còn ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước, đến quá trình cách mạng. nếu họ là người có quyền hành là người lãnh đạo mà thiếu lương tâm, không có đạo đức thì dễ trở nên hủ bại, dễ biến thành sâu mọt đục khoét của dân. Cần, kiệm, liêm, chính còn có ý nghĩa to lớn đối với cả một dân tộc "là thước đo sự giàu có về vật chất, sự vững mạnh, tiến bộ về mặt tinh thần của dân tộc". Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc văn minh tiến bộ. Chí công vô tư: đây là khái niệm nối tiếp với cần, kiệm, liêm, chính nhưng nó cũng có những nội hàm riêng: + Chí công vô tư theo Hồ Chí Minh: đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của tổ quốc và nhân dân lên trên hết, lên trước lợi ích của bản thân “ lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, là “ Đảng viên đi trước làng nước theo sau”. + Đây là cái đối lập với chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: đó là giặc nội xâm, giặc trong lòng, là thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh, là trở lực trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cá nhân không chỉ nguy hại với mỗi con người mà còn nguy hại cho cả dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần chí công vô tư. + Hồ Chí Minh cũng lưu ý phân biệt đâu là chủ nghĩa cá nhân đâu là lợi ích cá nhân con người. Theo quan điểm của Hồ Chí minh, chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình. 4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung Tư tưởng Hồ Chí minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản; bốn bể đều là anh em, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân trên thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới. II. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện và xây dựng đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 1. Trách nhiệm đối với Tổ Quốc a. Thực trạng Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, thương người sống nghĩa tình, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nhờ những điều kiện khách quan hết sức thuận lợi ấy mà phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa trong sạch, lành mạnh khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh có chí lập thân lập nghiệp năng động nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm không ỷ lại, chây lười, gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Sinh viên say mê học tập, đa số sinh viên hiện nay có tư duy logic, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi sáng tạo, thông minh nhanh trí, tự đưa ra phương thức học tập tốt cho mình. Sau khi học xong sinh viên ra trường hầu như có công việc ổn định, giữ vị trí quan trọng trong công viêc. Hầu hết sinh viên ai cũng biết rằng trách nhiệm của mình hôm nay là học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ học vấn và giúp ích cho tương lai của nước nhà. Không dừng lại những thành tích trên giảng đường, sinh viên còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, nổi bật nhất đó chính là chiến dịch Mùa hè xanh. Từ chiến dịch mùa hè xanh, học sinh- sinh viên tiếp tục tham gia nhiều mô hình hoạt động mới giúp ích cho xã hội như: Tiếp sức mùa thi, Hoa phượng đỏ, Ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên luôn phấn đấu hết mình vì Tổ quốc thì trong nhiều SV, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân... Cũng không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước, chỉ biết sống cho riêng mình, khép mình trong cái vỏ bọc của gia đình, thái độ bàng quan với công việc của cộng đồng và với những người xung quanh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người và người trở nên "lỏng lẻo". b. Trách nhiệm của chúng ta là gì? Sinh viên là những thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Sự đóng góp những kiến thức hay hiểu biết mà họ được trau dồi rèn luyện tại mái trường đại học sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Bác Hồ đã từng nói: Dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không? Có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Điều này phụ thuộc vào công học tập của thế hệ tương lai của đất nước. Hiểu được điều này, thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên Việt nam nói riêng sẽ tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân đối với Tổ Quốc. Vì thế mỗi sinh viên hành động trước hết thể hiện trách nhiệm với tổ Quốc là có tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên trong học tập và phong trào tình nguyện. Trách nhiệm đối với Tổ quốc trước tiên phải biết yêu nước. Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống yêu nước nồng nàn trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần ấy ngày càng phát huy trở thành tài sản quý báu của đất nước. Là sinh viên – những người tri thức của dân tộc, luôn mang trong mình dòng máu lạc hồng, chúng ta cần phải hiểu được lịch sử vẻ vang của dân tộc, phải biết tự hào, quý trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp mà ông cha ta đã để lại. Trách nhiệm đối với Tổ quốc còn thể hiện ở sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của sinh viên là phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng "trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"; không sợ gian khổ, hi sinh,phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình…nhằm khắc phục được hạn chế phục vụ Tổ quốc tốt hơn. Đi lên và hội nhập với kinh tế quốc tế với xuất phát điểm thấp, nên để đất nước ta có thể tránh khỏi nguy cơ "tụt hậu" và nhanh chóng "sánh ngang được với các cường quốc năm châu" thế hệ sinh viên - nguồn lao động chất lượng cao trong tương lai, ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần luôn rèn luyện ý thức ham học hỏi, rèn luyện tính tự chủ, ra sức trau dồi kiến thức để có thể cống hiến hết khả năng của mình cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với đó là luôn nêu cao tinh thần hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ Tổ quốc do đoàn, hội thanh niên sinh viên tình nguyện tổ chức. 2. Thái độ với con người. a. Thực trạng Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc".Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Học tập tư tưởng tưởng đạo đức của Bác, hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên mở rộng tấm lòng yêu thương đối với con người bằng những việc làm rất cụ thể: như biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thày cô. Biết mở rộng trái tim yêu thương đối với những mảnh đời bất hạnh thông qua các hoạt động tình nguyện: "nối vòng tay nhân ái, sẻ giọt máu yêu thương", các phong trào được sinh viên hưởng ứng rất nhiệt tình như: chiến dịch Mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo luôn được tổ chức rầm rộ, đội ngũ chiến sĩ tình nguyện đông đảo với hàng loạt các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng được triển khai trên hầu khắp các địa bàn từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến các vùng núi cao, suối sâu, biên giới, hải đảo và những kết quả thu được sau mỗi mùa chiến dịch cũng thật đáng để tuổi trẻ chúng ta tự hào. Tuy nhiên hiện nay còn có một bộ phận sinh viên có thái độ thờ ơ với mọi người xung quanh, không chịu tham gia các hoạt động tình nguyện, họ như thờ ơ với những mảnh đời bất hạnh, điều đó đi ngược với truyền thống "tương thân, tương ái" của dân tộc. b. Chúng ta nên làm gì? Vận dụng tư tưởng về đạo đức của Bác trong việc xây dựng đạo đức sinh viên hiện nay. Trong số mỗi chúng ta hẳn ai cũng hiểu được sự phát triển của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Thực tế, chúng ta không thể sống và làm việc một mình mà không cần có các mối quan hệ xã hội, không cần sự giúp đỡ, quan tâm của mọi người xung quanh. Vì vậy thái độ với con người không chỉ là vấn đề đạo đức của riêng mình ai mà đó là vấn đề của toàn xã hội. Yêu thương con người là bản tính lương thiện tồn tại trong mỗi con người. Thể hiện lòng yêu thương con người đồng nghĩa với việc tôn trọng con người, có niềm tin vào con người. Sống đẹp là sống phải biết yêu thương. Mỗi sinh viên chúng ta khi rèn luyện đạo đức cần phải đặt lòng yêu thương con người lên hàng đầu. Tình yêu thương đó không phải là cái gì đó cao xa, mà nó xuất phát ngay từ tình yêu mà chúng ta giành cho ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè và những người xung quanh. Thái độ đối với con người còn thể hiện ở sự vâng lời, lắng nghe ý kiến của ông bà, cha mẹ, thày cô… Sinh viên chúng ta cần phải sống vì mọi người, quan tâm chăm sóc và giúp đỡ mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Tình yêu thương, thái độ đối với con người ấy là không phân biệt màu da, không phân biệt dân tộc, không phân biệt giàu ngèo, mà phải xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người. Chúng ta phải mở rộng tấm lòng khoan dung độ lượng đối với những người biết nhận lỗi và sửa lỗi. Đối với những đồng bào lầm đường lạc lối ta phải lấy tinh thần nhân ái cảm hóa họ. Là sinh viên, thế hệ trẻ đang tràn trề sức sống, luôn năng động sáng tạo, chúng ta cần tích cực tham gia, kêu gọi các phong trào ủng hộ, các quỹ tấm lòng hảo tâm vì đồng bào lũ lụt, đói nghèo, tham gia tích cực phong trào thanh niên tình nguyện, các diễn đàn chống phân biệt chủng tộc, màu da … Thực tế còn rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu và giúp đỡ nhau qua các hành động cụ thể: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm v.v. Rất nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông và chia sẻ: những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn… Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. 3. Đạo đức, tác phong, lối sống Năm 1946, trong thư gửi học sinh cả nước Hồ Chí Minh viết: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khở đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Từ đó có thể thấy giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên hông bao giờ là thừa, và chưa bao giờ là đủ cả. Tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là di sản vô giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đó là một chỉnh thể đã tạo nên nhân cách của Bác – một mẫu mực hoàn thiện nhất của nhân cách Việt Nam – nhân cách của con người cách mạng, con người cộng sản; một tấm gương trong sáng tuyệt vời đối với mọi thế hệ người Việt Nam. a. Thực trạng Học tập đạo đức, tác phong lối sống của Bác, hầu hết sinh viên say mê học tập, có tư duy logic, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi sáng tạo, thông minh nhanh trí, tự đưa ra phương thức học tập tốt cho mình. Sau khi học xong sinh viên ra trường hầu như có công việc ổn định, giữ vị trí quan trọng trong công việc. Sinh viên Viêt Nam rất năng động, nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm, điều này hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới, thể hiện sự tích cực, chủ động. Ngoài học tập ra sinh viên còn tham gia các hoạt động ngoại khoá. Sinh viên không chỉ có trí tuệ mà còn cả sức khoẻ. Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao như : bóng đá, bóng chuyền bơi lội… để rèn luyện sức khoẻ "có sức khoẻ là có tất cả". Trong lĩnh vực đoàn hội sinh viên : tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt chính trị đầu khoá học tập các nghị quyết của Đảng, đoàn, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường, có lối sống lành mạnh tuân thủ pháp luật. Tham gia các cuộc thi như tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…. Luôn nâng cao ý thức vai trò và trách nhiệm của đoàn viên với công tác đoàn hội. Vận động, tổ chức đoàn viên tham gia các hoạt động nhân đạo: mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,thanh niên tình nguyện, quyên góp ủng hộ những người khó khăn., qua đó thể hiện trách nhiệm vủa đoàn viên thanh niên đối với cộng đồng. Tuy nhiên, thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay đang nổi lên một số vấn đề rất đáng lo ngại. Bên cạnh những sinh viên ngoan, ưu tú, luôn có tinh thần vươn lên trong học tập, có lối sống lành mạnh còn một bộ phận sinh viên đã có những hành vi lệch chuẩn : vi phạm luật giao thông, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, cờ bạc, mại dâm, nghiện ngập, chộm cắp, sống thiếu niềm tin, phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Hành vi đó đã làm phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có trí lập thân, chạy theo lối sống thực dụng, sống mà chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi xa hoa, coi nặng gía trị vật chất, thờ ơ với gia đình và xã hội, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với những sai trái. Thầy cô giáo – những người đã truyền dạy kiến thức bổ ích, dạy dỗ chúng ta nên người thế mà nhiều sinh viên lại tỏ ra vô lễ với thày cô giáo mình, trong giờ còn làm việc riêng, đập thước kẻ, huýt sáo, trong thi cử thì quay cóp bài, tẩy xóa, sửa điểm, bài kiểm tra bị điểm thấp còn xé bài trước mặt giáo viên, nói tục, nói xấu thày cô…đi lệch với các chuẩn mức đạo đức mà Bác đã dạy. Trong kết quả điều tra, nghiên cứu đạo đức học sinh sinh viên của Viện Nghiên cứu Giáo dục gần đây cho thấy càng nên bậc học cao hơn thì tỷ lệ vi phạm đạo đức của HSSV càng tăng cao. Nếu như ở khố lớp 5 tỷ lệ học sinh nói tục chỉ là 6% thì đến bậc đại học, được cho là "người trưởng thành" nhưng những hành vi phạm đạo đức lại có xu hướng tăng cao, tỷ lệ sinh viên nói tục lên tới 68%, đây là con số đáng báo động cho nền giáo dục trong bậc học này. Phải chăng có những con số đáng báo động này là do sự buông lỏng trong công tác quản lý sinh viên của nhà trường và thầy cô, và xã hội? Tại hội thảo toàn quốc "Giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp" được tổ chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 nêu ra những con số cảnh báo, đáng lo ngại: 60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội! Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp, họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội, 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ: Trong lĩnh vực học tập cũng vi phạm đạo đức rất nhiều, kết quả điều tra của Bộ GD- ĐT với 1.827 SV tại 12 cơ sở giáo dục cho thấy có 69,7% sinh viên được đòi hỏi có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay không có khát vọng cao về lập thân; 21,8% số này có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, đạo đức, lối sống; 32,2% thường xuyên vô lễ với thày cô; 69,7% sinh viên 89% SV từng sử dụng tài liệu trong phòng thi, 85% từng quay cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc mua điểm… Đặc biệt là hiện tượng "sống thử" cũng đang tồn tại khá phổ biến trong đời sống sinh viên. Đáng lo ngại hơn, nhiều sinh viên cho rằng đó là chuyện bình thường, họ tự nguyện đến với nhau như một kiểu "góp gạo thổi cơm chung". Qua điều tra có đến 52,4% số sinh viên quan niệm "sống thử" trước hôn nhân là hiện tượng phổ biến. Một thực trạng đáng buồn cho thế hệ trẻ Việt Nam, tầng lớp kế cận đang trong tình trạng suy đồi đạo đức nghiêm trọng. Nếu không có những uốn nắn thay đổi kịp thời thì tương lai, vận mệnh dân tộc sẽ ra sao? Cùng với đó xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế còn làm cho chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển. Nhiều sinh viên chỉ biết có yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, muốn lựa chọn công tác theo ý thích cá nhân của mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ. Họ muốn địa vị cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng… Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí cách mạng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút. Rất nhiều sinh viên chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà bán rẻ bản thân, bán rẻ gia đình, bạn bè, thờ ơ với công việc, với những người xung quanh tạo nguy cơ của việc đi lại với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. b. Giải pháp Đối với sinh viên Từ những thực trạng trên đây ta thấy những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như của sinh viên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Vì vậy, cần giáo dục đạo đức cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết để góp phần ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Để làm được điều này, cần sự nỗ lực rất lớn đối với sinh viên, cụ thể : Sinh viên cần rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ, tiết kiệm thời gian, công sức, chăm lo học tập, tự giác học bài, làm bài đầy đủ, chủ động sáng tạo trong học tập. biết lập kế hoạch cho mình trong cuộc sống cũng như trong học tập, tránh tình trạng nước đến chân rồi mới nhảy, học đối phó với thi cử. Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là học tập thật tốt, Đoàn viên thanh niên cần rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên, tránh xa các tệ nạn xã hội, xác định nhiệm vụ của mình là học để sau này cống hiến và phục vụ cho lợi ích đất nước. Cần tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học của nhân loại, tư xây dựng cho mình một nguyên tắc sống dựa trên tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy bảo của cha mẹ, thày cô giúp ta có một lập trường tư tưởng đạo đức vững chắc hơn, không nao núng trước những cám dỗ của xã hội. Chủ động tham gia các phong trào đoàn, đội, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động, sống lành mạnh, có hoài bão cho tương lai. Kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực, sai trái trong học đường như gian lận trong thi cử, mua điểm, chạy điểm, cờ bạc, rượu chè…Cần có thái độ lên án hiên tượng tham nhũng, hiện tượng sống thử trong xã hội hiện nay, chống lại chủ nghĩa cá nhân, thái độ ích ỷ không hòa đồng với tập thể trong học tập và trong cuộc sống thường ngày của sinh viên. Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, phải sống giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, đua đòi, không sa vào các tệ nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; biết cảm thông, chia xẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; biết hưởng thụ những giá trị văn hóa lành mạnh, cách mạng, tiến bộ của dân tộc, nhân loại, thời đại. Biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp, quy ước của cộng đồng. Biết tận tâm học tập, ra sức luyện rèn, có lòng ham học hỏi, yêu lao động, không ngại khó, ngại khổ; có chí chủ động, sáng tạo, tự cường, tự lập; thật thà, chính trực, không gian lận trong học tập. Đối với nhà trường Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức cộng đồng. Thường xuyên tổ chức, phát động các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như : ma túy, mại dâm, cờ bạc, lô đề trong học sinh, sinh viên. Xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức học sinh, sinh viên Tổ chức, vận động và hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Định kỳ tổ chức các hội diễn, hội thi, các giải thi đấu cấp trường, cấp khu vực và cấp quốc gia. Chăm lo bảo vệ sức khỏe cho học sinh , sinh viên. Giáo dục, tuyên truyền, vận động học sinh sinh viên thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc xác định động cơ học tập, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, Phát động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học sinh sinh viên thi đua học tập, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong học tập. C. KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất. Tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là di sản vô giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đó là một chỉnh thể đã tạo nên nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên đại học Lao Động xã hội.doc
Tài liệu liên quan