Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thực hiện theo phương châm: kết hợp công nghệ với trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn – tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm trước mắt cần thực hiện theo định hướng chung sau đây: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những hạn chế ở Việt Nam thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực lượng sản xuất và của quan hệ sản xuất.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý tiến bộ là tỷ trọng khu vực công nghiệp va xây dựng,đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càn tăng;tỷ trọn khu vực nông lâm ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển các ngành kinh tế,nhất là những ngành có hàm lượng khoa học cao;sự xuất hiện các vùng sản xuất chuyên canh tập trung… không chỉ là biểu hiện của sự phát triển của lực lượng sản xuất,phát hiện cơ sở vật chất- kỹ thuật trong tiến trình công nghiệp hoá mà còn làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi tiến bộ.Cơ cấu kinh tế hợp lý trong một nền kinh tế thị trườnghiện đại đòi hỏi công- nông nghiệp- dịch vụ phát triển mạnh mẽ,hợp lý và đồng bộ.Mạng lưới dịch vụ với tư cách là một ngành kinh tế phát triển mới có thể phục vụ tốt cho sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Xây dựng cơ cấu kinh tế cần thiết là yêu cầu khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý. Mỗt cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lýkhi nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây :
-Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng;công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng.
-Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra trên thế giới.
-Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành,các địa phương, các thành phần kinh tế.
-Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tết theo xu thuế toàn cầu hoá kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”.
Ở nước ta, kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Thông qua cách mạng khoa học-công nghệ và phân công lại lao động với những tính quy luật vốn có của nó, thích ứng với điuề kiện nước ta, Đảng ta đã xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý mà “bộ xương” của nó là cơ cấu tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công va hợp tác quốc tế sâu rộng. Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 là tỷ trọng GDP của nông nghiệp 16 -17%;công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thực hiện thoe phương châm: kết hợp công nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn - tiên tiến người tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước; lấy qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến qui mô lớn nhưng phải là qui mô hợp lý và có điều kiện; giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và các vùng trong nền kinh tế… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm trước mắt cần thực hiện theo định hướng chung sau đây : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước,đẩy mạnh xuất khẩu.
C/Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hoá ở nước ta nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, công nghiệp hoá không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất, mà còn là quá trình thiết lập, củng cố và hoàn thiện quan hệ và sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, bất cứ sự thay đổi nào của quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, cũng đều là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là phát triển mạnh lực lượng sản xuất, khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng kinh tế, mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ từng bước được cải tiến cho phù hợp.
Trình độ xã hội cao của lực lượng sản xuất hiện đại tất yếu đòi hỏi phải xác lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Vì vậy, khi cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về căn bản về chế độ công hữu sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng để đạt tới trình độ đó phải trải qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, trong đó quan hệ sản xuất được cải biến dần từ thấp đến cao theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xét một quan hệ nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất hay không, có đúng định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, là ở chỗ nó có thúc dẩy phát triển lực lượng sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội tốt hơn hay không.
2/Những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt.
A/ Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác có hiệu quả tiền năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu toàn lương thực cho xã hội; tạo nguồn nguyên liệu có lượng lớn , chất lượng cao, giá thàn hạ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến; tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu; tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; phân công lại lao động xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đô thị hoá tại chổ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp.
Để thực hiện nhiệm cụ công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cần phải chú trọng đến các vấn đề thuỷ lợi hoá,áp dụng công nghệ tiến bộ, nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá; phát triển mạnh công, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch…; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng…
B/ Phát triển công nghiệp.
Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp là; các ngành chế biến lương thực -thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, cộng nghệ, thị trường để phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả (năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim, hoá chất).
C/ Cải tạo,mở rộng,nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và đời sống của dân cư. Từ một nền kinh tế nghèo nàng, lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu ở hạ tầng của nền kinh tế nước ta hết sức thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và của đời dống dân cư. Do dậy, trong những năm trước mắt, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế được coi là một nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do khả năng tài chính có hạn, trong những năm trước mắt, việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Việc xây dựng mới chỉ có mức độ và phải tập trung vào những khâu trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế hoặc vùng kinh tế. Có như vậy mới tạo điều kiện cho mở rộng đầu tư phát triển, nhất là việc thu hút vộn đầu tư nước ngoài.
D/ Phát triển nhanh du lịch,các ngành dịch vụ.
Phát triển ngành du lịch và các ngành dịch vụ như: hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, pháp lý, thương mại… trước hết cần đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân. Mức thu nhập, mức sống càn cao, nhu cầu về các loại dịch vụ của dân cư càng lớn. Phát triển dịch vụ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Phát triển dịch vụ còn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả của các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố:doanh nghiệp có đủ vốn kinh doanh không? Nhanh hay chậm?… Do đó sự phát triển của các ngành ngân hàng, thông tin bưu điện, thương mại, giao thông vận tải… trực tiếp nhất định hiệu quả của các ngành sản xuất vật liệu, kinh doanh.
Sự phát triển của các ngành du lịch,một mặt cho phép khai thác các tiềm năng du lịch, tăng thu nhập, tạo việc lam cho dân cư… mặt khác, sự phát triển của ngành du lịch còn góp phần mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy, phát triển ngành du lịch, dịch vụ được coi là một nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt.
E/ Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho các vùng cùng nhau phát triển. Trong những năm trước mắt phải tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọn điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao đồng thời phải hỗ trợ cho những nơi khó khăn, đẩy mạnh hợp tác phát triển, bảo đảm cho các vùng, các lãnh thổ và các thành phần dân cư đều có lợi và đều được hưởng thành quả của sự tăng trưởng kinh tế. Kết hợp phát triển và quản lý theo ngành với phát triển và quản lý theo lãnh thổ. Về phương hướng phát triển vùng lãnh thổ ở nước ta trong thời gian tới, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn ; đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với trọng điểm tạo mức tăng trưởng khá. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số , biên giới, hải đảo, chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triền kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển.
F/ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế là cần thiết với tất cả các nước. Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh tế. Sau thời kỳ khá dài đóng cửa , hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta, là một nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt. Tuy nhiên, mở cửa hội nhập như thế nào cũng cần được cân nhắc kỹ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình nay với tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.
Trong việc mở cửa, hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm . Chuyển hướng chiến lược, xây dựng nền kinh tế mở đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu.
KẾT LUẬN
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sanh nền kinh tế công nghiệp. Đối tượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất cả các ngành kinh tế quốc dân nhưng trước hết và quan trọng nhất là ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thực hiện theo phương châm: kết hợp công nghệ với trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn – tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm trước mắt cần thực hiện theo định hướng chung sau đây: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
Công nghiệp hoá ở nước ta nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, công nghiệp hoá không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất, mà còn là quá trình thiết lập, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tiêu chuẩn căn bản để xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và lực lượng sản xuất hay không, có đúng định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, là ở chỗ nó có thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội tốt hơn.
Đế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiệ đại hoá nông nghiệp và nông thôn.Ưu tiên phát triển công nghiệp là: các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế.Phát triển nhanh du lịch, các ngành dịch vụ.Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
PHẦN 2
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOA VÀ NHỮNG HẠN CHẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1/ Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó, mở rộng quy mô huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một điều kiện, tiền đề quan trọng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công.
Vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hai nguồn : nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Nguồn vốn trong nước được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất, là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hoá sản xuất.
Ở nước ta hiện nay, để tăng năng suất lao động xã hội tạo nên nguồn vốn cho tích luỹ, trước hết và chủ yếu là phải khai thác và sử dụng tốt quỹ lao động,tập trung sức phát triển nông nghiệp,công nghiệp,hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu…Nguồn vốn trong nước còn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm.Với một khối lượng của cải nhất định ,tỷ lệ tiết kiệm càng cao,nguồn vốn càng lớn.Do đó,để công nghiệp hoá,hiện đại hoá thành công,ta phải triệt để tiết kiệm,coi “tiết kiệm là quốc sách”,đấu tranh triệt để nhũng,lãng phí…Nguồn vốn trong nước còn phụ thuộc vào các chính sách kinh tế như:chính sách cơ cấu các thành phần kinh tế,chính sách thuế,chính sách lãi suất…Do đó,xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển là yêu cầu khách quan.Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập,tự chủ;là tiền đề để huy động và sử sụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài…Do đó,việc đề cao ngoại lực là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn,lạc hậu làm cho việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế hết sức khó khăn,đặc biệt trong thời kỳ đầu.Để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn:vì nghèo nên tích luỹ thấp;tích luỹ thấp thì tăng trưởng kinh tế chậm và khó thoát khỏi đói nghèo;vì nghèo nên tích luỹ thấp…cần phải tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.Đây là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng,không những giúp các nước nghèo khắc phục một phần khó khăn về vốn trong thời kỳ đầu mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ,tạo việc làm cho người lao động…vì thế,tranh thủ nguồn vốn bên ngoài là một nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên,măt trái của nguồn vốn nước ngoài cũng không nhỏ.Sử dụng nguồn vốn nước ngoài phai chấp nhận bị bốc lột,tài nguyên bị khai thác,nợ nước ngoài tăng lên…Do vậy,không thể kỳ vọng quá lớn vào nguồn vốn nước ngoài.Sử dụng nguồn vốn nước ngoài là rất cần thiết nhưng rất cần cân nhắc,lựa chọn.
Để huy động và sửa chữa có hiệu quả các nguồn vốn,xây dựng và phát triển thị trường vốn là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng.Nhờ có thị trường vốn,người sở hữu nếu nhượng quyền sử dụng vốn cho người khác sẽ có thu nhập.Đồng thời,khi có thị trường vốn.đồng vốn sẽ dễ dàng chuyển dịch từ nơi hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao.Do đó,để đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá,xây dựng và phát triển thị trường vốn ở nước ta là rất cần thiết.
Quy mô huy động và hiệu quả sử dụng vốn tuỳ thuộc vào môi trường vĩ mô.Môi trường vĩ mô càng thuận lợi thì quy mô huy động và hiệu quả sử dụng càng cao.Do đó,tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho các hoạt động đầu tư cũng là giải pháp kinh tế quan trọng.Xây dựng môi trường vĩ mô thuận lợi tức là giữ ổn định về chính trị,tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế,xây dựn chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế,xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng,bảo vệ được lợi ích thích đáng của các chủ thể kinh tế…
Vấn đề đặt ra cho đất nước ta hiện nay là phải nổ lực vượt bậc,phấn đấu lám ăn có hiệu quả,nêu cao tinh thần đọc lập,tự chủ ,ý chí tự kực tự cường,ra sức cần kiệm trong sản xuất,tiết kiệm trong tieu dùng,khắc phục những yếu kém và tiêu cực gây thất thoát,lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân,dồn vốn cho đầu tư phát triển.
2/Đào tạo nguồn nhân lực
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá không chỉ đòi hỏi phải có vốn,kỹ thuật,tài nguyên…mà còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lượng của con nguo72 sử dụng những phương tiện đó.Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá bao gồm những con người có đức có tài,ham học hỏi,thông minh,sáng tạo,làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc;được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá,được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp,về năng lực sản xuất kinh doanh,về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội,có trình độ khoa học-kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới.
Trong nguồn nhân lực mới ấy,việc xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ trọng tâm,bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị,có trình độ tổ chức,kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao,có trình độ làm chủ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới,trí thức hoá nới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân,trí thức,tập hợp và đoàn kết với các thành phần khac,phấn đấu đưa sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đến thành công.
Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá phải coi việc đầu tư cho giáo dục,đào tạo là một trong nhung64 hướng chính của đầu tư phát triền,giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên,khoa học xã hội,can bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ,cán bộ quản lý nghiệp vụ kinh tế,cán bộ trong các ngành kinh doanh,cong nhân kỹ thuật…Việc xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá ,hiện đại hoá phải tiến hành với tốc độ quy mô thích hợp,đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng,phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo,phát huy đầy đủ khả năng,sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để sáng tạo ra năng suất,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao,đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và thể lực tốt.Muốn vậy,phải đảm bảo dinh dưỡng,phát triển y tế,cải thiện môi trường sống…nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ và nâng cao thể lực cho người lao động.
3/Phát triển khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ được xác đsịnh là động lực của công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Khoa học va công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung,công nghiệp hoá,hiện đại hoá nói riêng của các quốc gia.
Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta còn yếu.Muốn tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá.Đây là một công việc vô cùng khó khăn và lâu dài.Trình độ phát triền khoa học và công nghệ vừa là tiềm lực trí tuệ và sáng tạo của một dân tộc vừa là sự tiếp thu,kế thừa tinh hoa trí tuệ của nhân loại.Cho nên,trong giai đoạn trước mắt,việc phát triển khoa học công nghệ ở nước ta phải tập trung vào các hướng chủ yếu sau:
_Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối,chủ trương công nghiệp hoá,hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh.
_Đẩy mạnh công tac nghiên cứu để đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia,nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu ,mới của khao học và công nghệ…để từ đó đề xuất một chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và khai thác,sử dụng hợp lý,bảo vệ tài nguyên quốc gia.
_Chú trọng đúng mức nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn,khoa học tự nhiên để làm chỗ dựa lâu dài cho nghiên cứu ứng dụng triển kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình CNH HĐH tại Việt Nam.doc