Tiểu luận Những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Mục lục

A. Lời mở đầu 3

B. Nội dung 4

I. về đời sống vật chất: 4

1. Thành tựu 4

2. Hạn chế: 4

II. về văn hóa tinh thần. 5

1. Thành tựu 5

2. Hạn chế: 9

3. Thành tựu về hoạt động thể dục thể thao: 11

III. Vấn đề dân số và việc làm 12

1. Số dân và sự gia tăng dân số 12

2. Nguồn lao động và việc sử dụng lao động, công tác xoá đói giảm nghèo 14

3. Hạn chế: 18

IV. về giáo dục 19

1. Giai Đoạn 1986-1995 19

a. Những Thành Tựu Đã Đạt Được: 19

b. Những hạn chế 24

2. Giai Đoạn 1996-2003 26

a. Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục 27

b. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục 29

c. Tình hình thực hiện một số chính sách, chủ trương. 30

V. Y tế, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân 33

1. Thành tựu 33

2. Hạn chế: 34

VI. Công tác giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội 35

1. Thành tựu. 35

2. Hạn chế 38

VII. về công tác phong, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. 39

1. Thành tựu 39

2. Hạn chế 39

Tài liệu tham khảo 41

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nước ta nhiều lần. Tuổi thọ trung bình tăng từ 66 tuổi năm 1989 lên 68 tuổi (1999), và 69 tuổi (2003). Tỉ lệ sinh giảm 0,8% trong khi kế hoạch đặt ra là 0,6%. Tỷ lệ tăng dân số từ 2% đầu thập niên 90 xuống còn 1,32% và năm 2002. Từ năm 1996 đến nay, có hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước và nhân dân tham gia nhằm giải quyết việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 9- 10% (1990) xuống còn 6,5% (2000). Trong ba băm từ 2001 đến 2003, đã giải quyết việc làm cho 4,3 triệu người, trong đó nông nghiệp 2,6 triệu lao động, công nghiệp 90 vạn lao động và dịch vụ khoảng 76 vạn lao động. Năm 2004 đã tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động đạt 103% kế hoạch đề ra (riêng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải quyết cho 3,5 vạn lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng khá so với các nươcù nghèo và đang phát triển. Theo báo các về phát triển của Liên Hiệp Quốc: năm 1997 HDI của Việt Nam là 0,557 xếp thứ 121/174 nước điều tra, năm 1999 là 0,662 xếp thứ 110 năm 2000 xếp thứ 108/174 và năm 2001 xếp thứ 109 trong tổng số 175 nước điều tra, năm 2003 xếp thứ 101/174 nước điều tra. Với mức tăng trưởng kinh tế của năm tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,04% và năm 2003 tăng 7,24%, năm 2004 tăng 7,6% và hầu hết các chỉ tiêu xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, cũng còn dễ nhận thấy một điều nữa là Việt Nam luôn kết hợp tang trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển mọi mặt của đất nước. Nguồn lao động có xu hướng chuyển sang hoạt động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ; và từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Việc làm đang là một vấn đề kinh tế xã hội ở nước ta đặc biệt là khu vực thành phố. Năm 1989 gần 1,8 triệu lao động không có việc làm, tỷ lệ không có việc làm của cả nước là 5,8%, khu vực thành thị là 13,2%, nông thôn là 4,0%. Theo điều tra mức sống ở các khu dân cư năm 1992- 1993 tỷ lệ chưa có việc làm trung bình của cả nước là 7,4%, và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tỷ lệ thiếu việc làm (hoạt động kinh tế không thường xuyên) ở nông thôn là 46,4%, còn ở thành thị là 6,7%.Vấn đề nổi cộm lên là việc sử dụng lao động nữ và lao động không có chuyên môn kĩ thuật Như vậy ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực dân số và việc làm vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức rất lớn trong đó nổi cộm lên là vấn đề phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để sử dụng hợp lí hơn nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, cũng như từng địa phương trong cả nước Trước tình hình đó nhà nước ta một mặt có chính sách đầu tư để tạo thêm việc làm, mặt khác khuyến khích nhân dân tự tạo thêm việc làm. Nhà nước có ‘chương trình xúc tiến việc làm quốc gia” cho các địa phương các tổ chức quần chúng vay vốn để mở các dự án nhỏ đồng thời có các hình thức đào tạo nghề cho người lao động. Ơû thành thị việc mở rộng nghành nghề với các thành phần kinh tế khác nhau, đang mở ra phương hướng tạo thêm việc làm cho người lao động. Nhờ có được sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thêm những khả năng tạo việc làm ở các thành phố và những việc làm có thu nhập cao và ổn định. Hạn chế: Mặc dù mức phát triển dân số 15 năm trở lại đây đã giảm đi đáng kể nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng lên khoảng 1,2 triệu người. kết quả đạt được vẫn thấp hơn so với yêu cầu. Năm 1996 dân số nước ta là 76,2 triệu người, nếu cứ theo tốc độ gia tăng như hiện nay là 25%/năm và bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 3,7 con thì khoảng 35 năm nữa dân số sẽ tăng lên gấp đôi. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh còn là nhân tố quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế cho việc phát triển về các mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Việc giảm tỷ suất sinh ở nông thôn cũng chưa vững chắc. Ơû nông thôn vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa nhận thức về sức ép dân số và hành vi sinh đẻ trên thực tế, và dường như nó còn có giằng co giữa các yếu tố truyền thống trước các yếu tố về kinh tế và tác động của hoạt động dân số. Tây nguyên và Tây Bắc có mức sinh cao nhất nước, tổng tỷ suất sinh cũng khá cao ở duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, những vùng này thường có mức sống thấp; cái vòng luẩn quẩn của quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội càng làm nhấn mạnh thêm tính cấp bách của việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở đây. Dân số nước ta là dân số trẻ đặt ra những yêu cầu cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này. Hiện nay vấn đề nguồn nhân lực đang rất gay gắt ở các tỉnh miền núi và trung du và vùng các dân tộc ít người, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việt Nam là một nước đang phát triển, năng suất lao động xã hội còn thấp nhưng tỉ lệ dân số sống phụ thuộc quá cao khoảng 64,7% (trong đó trẻ em khoảng 55,2%, người già khoảng 9,5% theo số liệu thống kê năm 1999) đã đè nặng lên vai người lao động mặt khác làm cho phần lớn trẻ em sớm bước vào tuổi lao động, ảnh hưởng lâu dài đến việc phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác dân số nước ta phân bố không đều gây kho khăn cho công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, cũng như là đào tạo giải quyết việc làm cho người lao động và hàng loạt các vấn đề xã hôi khác như: nhà cửa, y tế, điện, đường, trường, trạm, an ninh quốc phòng… về giáo dục 1975-1985 nền kinh tế nước ta theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Những nhược điểm của cơ chế này đã trở thành sức cản lớn đối với nền kinh tế, xã hôi sâu sắc. Đời sống kinh tế của nhân dân chật vật với chế độ tem phiếu, bao cấp… chính vì thế mà sự đầu tư cho giáo dục thời kì này bị hạn chế, hệ thống nhà trường được xây dựng trước đó giờ đây đã xuống cấp. Bên cạnh đó kỉ cương nề nếp trong trường học không được củng cố, chất lượng giáo dục vì thế cũng không đạt kết quả như mong muốn. Đại hội VI của ĐCSVN tháng 12 -1986 đã mở dầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới toàn diên đất nước cũng đã mở ra cho ngành giáo duc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới hứa hẹn những thay đổi, tạo nên một bước tiến dài với những thành tựu lớn của ngành. Giai Đoạn 1986-1995 Những Thành Tựu Đã Đạt Được: Về ngành học: Giáo dục mầm non: Mẫu giáo và nhà trẻ đã trở thành một khối thống nhất, có tác dụng hỗ trợ nhau về mặt chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ có những chuyển biến tích cực nhất là về nội dung và phương pháp. Về công tác nuôi dưỡng: tính từ 1993-1994 công tác phòng chống suy dinh dưỡng đã được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Các địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó thực hiện công tác vận động phụ huynh tăng mức dóng góp, triển khai rộng rãi hệ thống VAC trong nhà trẻ, mẫu giáo. Có chế độ chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh duõng. Tại các trường điểm, các nhà trẻ tham gia chương trình lồng ghép có tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì, theo dõi cân đo, ghi biểu đồ phát triển, phân loại sức khỏe trẻ em,theo dõi và xử lí kịp thời những cháu bị suy dinh dưỡng nặng. Tính đến năm học 1990-1991, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở những nơi đã làm tốt chương trình chỉ còn 15-20% Về công tác giáo dục: hầu hết giáo viên ở bậc mầm non đều nắm bắt dược nôi dung chương trình và phương pháp giáo dục, cách tổ chức hoạt động phương pháp giảng dạy đã khắc phục được tình trạng máy móc,chất lượng một số môn học như âm nhạc,tạo hình,làm quen chữ cái đã tiến bộ hơn trước. Giáo dục phổ thông: Hoàn thành chương trình phát triển giáo dục 3 năm (1987-1990). Đến hết năm học 1988-1989, bậc phổ thông đã hoàn thành bộ chương trình các môn học và mục tiêu giáo dục cấp III . Đã khắc phục được tình trạng học sinh đến trường không đúng tuổi, nâng cao tỉ lệ học sinh đến trường ở mức cao hơn so với các giai đoạn trước. Chú trọng đùng mức dến việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, nhờ vậy số lương học sinh khá giỏi trên toàn quốc tăng lên theo hàng năm. Số lượng học sinh đạt chuẩn ở nhiều địa phương được nâng lên từ 30-40% đến 50-60%, số học sinh yếu kém được nhà trường quan tâm cử giáo viên kèm cặp ,phụ đạo để các em tiến bộ hơn. Hàng năm việc đánh giá chất lượng dạy và học, các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc. Nhiều trường học trên toàn quốc đã thực hiện tốt việc học tập với lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, duy trì luyện tập thể dục thể thao, luyện tập quân sự… nhằm giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. Trong giai đoạn 1991-1995 Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng giai đoạn này ngành giáo dục nước ta đã có những chuyển biến tích cực hình thành những nhân tố mới trong tất cả các ngành học, bậc học. Trong đó quy mô phát triển cùng vói tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm đáng kể chính là dấu hiệu chấm dứt sự suy thoái và chuyển sang một trạng thái phát triển mới. đồng thời các trường cấp I được tách ra khỏi các trường PTCS để trở thành bậc tiểu học. Việc chia cắt này tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược phổ cập bậc tiểu học của toàn ngành được thực hiện một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Đã thực hiện tốt chương trình xóa mù chữ Giai đoạn này hệ thống các trường dạy nghề nhất là dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh, do nhu cầu học nghề của học sinh tăng lên. Các hìmh thức giáo dục bổ túc và tại chức đã được đa dạng bằng các hình thức giáo dục thường xuyên. Ngoài ra các trường dân tộc nội trú được củng cố và phát triển nhanh. Số lượng giáo viên học sinh tăng nhanh: 1994-1995 có 20122 trường,467453 giáo viên, 14203154 học sinh. Quy mô giáo dục phát triển: hiện số học sinh THCS bỏ học giảm từ 16,1% (1991-1992) xuống còn 2,52% (1993-1994). Ơû bậc THPT tỉ lệ này cũng đã giảm từ 14,4% xuống còn 4,41% .đó là kết quả đáng tự hào của toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Sự nghiệp giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số có sự cố gắng vươn lên và dạt những thành tựu to lớn góp phần đào tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ người dân tộc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước cũng như trong các vùng dân tộc. Tuy nhiên thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số nhìn chung còn nhiều bất cập. Giáo dục chuyên nghiệp Giáo dục trung học chuyên nghiệp: Đã dào tạo củng cố một đội ngũ đông đảo cán bộ kinh tế- văn hoá- xã hội hoạt động ở mọi lĩnh vực trên mọi miền đất nước. Họ đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội. Đào tạo nghề Trong giai đoạn này đào tạo nghề đã tiến một bước quan trọng:một mặt cùng với trung học chuyên nghiệp tạo thành hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, mặt khác đã cùng với trung học chuyên ban, trung học cơ sở, trung học chuyên ngành tạo thành bậc trung học mới. Ngoài ra ở một số địa phương đã hình thành các trung tâm dạy nghề được coi như là loại hình đào tạo nghề ngắn hạn trong bộ phận giáo dục thường xuyên. Nhằm xây dựng bậc trung học mới, đào tạo nghề đã và đang tổ chức biên soạn những bộ môn kĩ năng hành nghề để vừa có thể dạy nghề cho học sinh phổ thông, vừa có thể đào tạo ban đầu cho học sinh học nghề hay bồi dưỡng nâng cao. Việc xây dựng những bộ môn kĩ năng hành nghề cũng như nghiên cứu bước đầu về đào tạo năng lực thực hiện sẽ mở ra cho đào tạo nghề thích ứng với thị trường, tạo ra nhiều hình thức đào tạo nghề linh hoạt và hiệu quả. Giáo dục đại học Thành tựu đạt được giai đoạn 1987-1990 Hàng năm số trường đại học cao đẳng trên toàn quốc đều tăng lên, đáp ứng nhu cầu họ ngày càng cao của người học. Đào tạo đại học cao đẳng được đa dạng hóa các loại hình như dài hạn, ngắn hạn, tập trung tại chức, chính quy, không chính quy, đào tạo và bồi dưỡng, các hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn cũng được đưa vào thí điểm và từng bước mở rộng. Giai đoạn 1991-1995 Quy mô đào tạo trong giai đoạn này đã có bước phát triển mới so với những giai đoạn trước đó, được thể hiện qua bảng số liệu thống kê Năm học Số trường Số cán bộ GD Số sinh viên Hệ dài hạn tập trung Hệ chuyên tu Hệ tại chức Hệ khác 1975-1976 59 9642 92097 78637 3493 9967 1979-1980 79 16386 152327 124971 5831 51525 1984-1985 93 18717 124120 88921 7940 27259 1989-1990 102 20890 138566 93248 2479 38842 3997 1990-1991 105 20871 121570 94447 2945 14942 9236 1991-1992 105 20637 160196 95989 15800 12803 1992-1993 105 20456 204638 108323 1993-1994 104 20648 225274 118589 7320 68235 31120 1994-1995 96 21484 356316 136940 5940 96285 117145 Mạng luới các trường cao đẳng, đại học rộng lớn Hệ thống giáo duc, giai đoạn này bao gôm các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đại học đa ngành và đại học chuyên ngành. Chính phủ quy định cụ thể cho việc thành lập các trường dân lập Giáo dục thường xuyên Bổ túc văn hóa: Chúng ta đã xây dựng đuợc 172 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, xã và 48 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, thành phố. Các trung tâm này hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước Công tác đào tạo và bồi dưỡng tại chức Số lượng sinh viên tại chức tăng lên nhanh chóng Trong giai đoạn 1985-1990 hàng năm có khoảng 30.000 sinh viên tại chức. Tiếp đến 1990-1991 số tại chức khoảng 33.000 sinh viên. Đến năm 1993-1994 số sinh viên tại chức tăng gần gấp 3 lần với tổng số sinh viên trên toàn quốc là 89.000. Đại học mở và giáo dục từ xa có khoảng 55.000 người. Đào tạo tại chức có khoảng 50.000 người theo học. Ngoài ra các trung tâm ngoại ngữ, tin học ứng dụng hàng năm còn đào tạo và cấp chứng chỉ cho khoảng 50.000 người. Những con số trên đã chứng minh cho một phương thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ trong nhân dân ngày càng phát triển nhanh. Sự phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đào tào sẽ tạo nên trình độ dân trí cao, đồng thời xây dựng một đội ngũ lao động giỏi, góp phần không nhỏ vào công cuộc công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trường học. Cả nước đã xây dựng dược hàng ngàn phòng học kiên cố và bán kiên cố, hàng ngàn mét vuông công trình phục vụ giáo dục đào tạo như thư viện, phòng thí nghiệm… với số vốn huy động lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Trong những năm này các tỉnh phía Bắc đã thanh toán được tình trạng học 3 ca. hầu hết các địa phương có đủ phòng học để học 2 ca. số trường xây dựng kiên cố cao tầng theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” ngày càng nhiều. Trường sở ngày càng xây dựng đúng quy cách hơn do sự hướng dẫn của ban xây dựng cơ bản của bộ giáo dục và đào tạo. Cùng với việc xây dựng trường sở, vật dụng trang thiết bị cho phòng học như bàn ghế, bảng…cũng được chú ý tăng cường. Các trường học và các địa phương cũng đã đóng bàn ghế cho học sinh thao đúng hình thức và tiêu chuẩn của bộ. Thiết bị dạy học cho trường phổ thông đã được chú ý hơn. Từ bộ đến các địa phương đã có cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Trong những năm từ 1987-1992 tổng công ty cơ sở vật chất thiết bị trường học, bộ giáo dục và đào tạo đã cung cấp cho các trường hàng năm từ 100 dến 150 loạ thiết bị lẻ, trên 6000 phòng thiết bị đồng bộ cho các trường tiểu học, 1230 phòng thiết bị đồng bộ lý, hóa, sinh cho các trường cấp II, và 23 phòng thiết bị vật lý cho trường PTTH Với sự giúp đõ của tổ chức UNICEF và một số nước bạn như cộng hòa dân chủ Đức, Thụy Điển, bộ giáo dục và đào tạo đã trang bị khá hoàn chỉnh cho hầu hết các trường cao đẳng sư phạm, trung học sư phạm, thực hành sư phạm cấp I, sư phạm mẫu giáo TW và các trung tâm lao động kỹ thuật tổng hợp_hướng nghiệp_dạy nghề. Đồng thời bộ còn phát động nhiều phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở từng miền và trên toàn quốc, đã thu hút hàng loạt giáo viên và học sinh tham gia. Chính nhờ những cuộc thi này, hàng nghìn mẫu thiết bị dạy học và phục vụ công tác giảng dạy ở các trường từ mẫu giáo đến PTTH đã được sử dụng. Giai đoạn này đã có hơn 100 trường đại học và cao đẳng được xây dựng kiên cố. Hơn 300 trường TH chuyên nghiệp, dạy nghề và trung tâm giáo dục kỉ thuật tổng hợp có cơ ngơi khang trang. Tuy so với tiêu chuẩn quy định trong nước còn chưa cao và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, nhưng so với các giai đoạn trước thì có thể nói tằng chưa bao giờ hệ thống các trường đại học cao đẳng lại có được hệ thống trường sở khang trang như giai đoạn này. Đó chính là kết quả của sự cố gắng lớn của nhà nước và nhân dân, của toàn ngành giáo dục trong nhiều năm. Năm 1993, bộ giáo dục đào tạo đã dành 10 tỉ đồng để đưa tin học vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông, bước đầu trang bị 1000 máy vi tính cho 200 trường PTTH (chiếm gần 20% số trường PTTH). Các phương tiện nghe nhìn cũng được trang bị ngày càng nhiều hơn cho các trường, đăïc biệt là các trường ở thành phố. Nhiều phương tiện hiện đại đã được đưa vào một số trường đại học trọng điểm nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1994, bộ đã dành 20 tỉ đồng dể trang bị máy vi tính cho các trường đại học và cao đẳng. Trong tương lai, ngành sẽ hình thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao với cơ sở vật chất kĩ thuật đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực. Xây dựng đội ngũ giáo viên Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ giáo viên theo định kì 3 năm một lần. Các sở giáo dục và đào tạo, các địa phương và các trường trên toàn quốc đã tích cực thực hiện chủ trương này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến đầu 1994-1995, số lượng giáo viên đã tăng lên một cách rõ rệt và vững chắc. Các trường sư phạm sau một thời gian củng cố đã bắt đầu nâmg cao chất lượng đào tạo, cải tiến phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đào tạo về nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Đến nay, số giáo viên trung học đã tăng lên đến gần 20 vạn người. Cả nước có trên 20 vạn giáo viên đại học và cao đẳng, hơn 1 vạn giáo viên dạy nghề. Đây chính là lực lượng nòng cốt quyết định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển giáo dục một cách toàn diện. Đến 1995, cả nước có 72 cơ sở đào tạo hệ cao học. Nhiều trường Đại học đã đạt và vượt chỉ tiêu do bộ giáo dục và đào tạo đề ra, đó là trên 20% cán bộ giảng dạy trong trường có trình độ cao học. Việc sắp xếp cán bộ giảng dạy Đại học theo chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giáo viên trợ giảng Việc sắp xếp cán bộ giảng dạy Đại học theo chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên trợ giảng đã có tác dụng nâmg cao trình độ của đội ngũ giảng viên đề cập kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trau dồi kiến thức… nhiều cán bộ trẻ nhanh chóng trưởng thành đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đội ngũ giáo viên nói riêng và toàn ngành nói chung, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn thử thách đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành Những hạn chế Nhìn lại chặng đường mươì năm đổi mới sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, có thể thấy thành tựu mà ngành giáo dục đạt được là không nhỏ, thậm chí vượt lên cả khó khăn thách thức, vượt lên những hạn chế trong ngành. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành giáo dục và đào tạo cũng không tránh khỏi một số những non kém, thiếu sót do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bậc mầm non còn nhiều bất cập trong việc bảo đảm chất lượng chăm sóc giáo dục ở diện đại trà. Điều kiện nuôi dưỡng và mức dinh dưỡng của trẻ ở diện đại trà còn thấp, đặc biệt là tại vùng nông thôn, diện trung bình yếu kém còn rộng, việc huy động trẻ ra lớp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Giáo dục phổ thông cũng gặp phải một số trở ngại. Khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu kinh phí cho giáo dục và tình trạng thiếu giáo viên. Sự yếu kém của đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng, sự hăng hụt về trình độ, cùng với những khó khăn về đời sống khiến nhiều giáo viên không tâm huyết với nghề nghiệp là một thách thức lớn đặt ra với ngành, đòi hỏi cần khẩn trương tìm cách giải quyết. Sự yếu kém của công tác quản lí giáo dục cũng là một trở ngại, mà nguyên nhân chính là do các cấp, các ngành trong giai đoạn đầu chưa nhận thức, quán triệt một cách đúng tinh thần của nghị quyết trung ương đã đề ra. Ngoài ra, mối liên hệ giào dục phổ thông với các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trong những năm qua chưa thật chặt chẽ. Thêm vào đó, với ý muốn chủ quan, nóng vội, có những nơi giáo dục phổ thông đã phát triển ồ ạt mà không tính đến những điều kiện cần thiết. Hậu quả là chất lượng giáo dục phổ thông không đạt được những kết quả như mong muốn. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chậm đổi mới, vẫn áp dụng những mô hình trung học chuyên nghiệp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện tại. Do sự bao cấp của nhà nước, sự viện trợ của nước ngoài mà các ngành, các địa phương đã không tính toán kĩ, dẫn đến tình trạng số lượng đào tạo lớn hơn nhiều so với nhu cầu, chất lượng lại không cao, dẫn đến nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hơn nữa, mục tiêu đào tạo chậm đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hôi, các chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng cán bộ có trình độ Đại học vào làm ở những vị trí của trung học chuyên nghiệp đã làm cho vị trí của lực lượng trung học chuyên nghiệp bị mờ nhạt trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh, và hoạt động xã hội. Tại các vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, còn hàng triệu em chưa đi học, bỏ dở học. Tính đến giai đoạn này mới có 3/4 số tỉnh đạt chỉ tiêu huy động trẻ em đi học. Trong đó Đồng bằng Sông Cửu Long có tỉ lệ huy động thấp nhất (40%). Việc chỉ đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.doc