MỤC LỤC
Phần một: Dẫn luận. Trang
I/ Tính cấp thiết của đề tài. 2
II/ Mục tiêu của đề tài. 3
III/ Nhiệm vụ của đề tài. 3
IV/ Phương pháp nghiên cứu. 4
V/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
Phần hai: Nội dung
Chương I:Tìm hiểu tổng quan về người Cơ Ho và truyền thống văn hóa của họ. 5
1. Các nhóm. 5
2.Kinh tế. 6
3. Xã hội. 7
4. Sinh hoạt. 8
5. Tín ngưỡng. 9
6. Văn học nghệ thuật. 10
7. Lễ hội. 10
Chương II: sự thay đổi về truyền thống văn hóa hiện nay của người Cơ Ho trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, sinh hoạt, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật và lễ hội. 11
1.Kinh tế. 13
2. Xã hội. 14
3. Sinh hoạt. 15
4. Tín ngưỡng. 16
5. Văn học nghệ thuật. 16
6. Lễ hội. 17
Chương III: Các giải pháp, kiến nghị để truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển và nhất là người Cơ Ho ở Tây Nguyên. 19
Phần: Kết luận. 21
Tài liệu tham khảo. 23
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những thay đổi trong truyền thống văn hóa của người Cơ Ho trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tộc... Tuy nhiên trong xã hội đó, đã xuất hiện sự phân tầng xã hội: kẻ giàu, người nghèo, con ở hoặc tôi tớ trong gia đình. Ở những vùng tập trung dân cư với mật độ cao, hình thành một tổ chức liên minh giữa những bon với nhau trên cơ sở tự nguyện, gọi là M'đrông.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Cơ Ho là chiếc váy quấn dài, màu xanh chàm có dệt đan cài những đường sọc ngang bằng sợi khác màu. Khi trời lạnh, họ choàng lên người một tấm đắp mỏng. Cô gái Cơ Ho thường tập dệt vải từ khi còn nhỏ để đến tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai.
Trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho đã tồn tại hai hình thức gia đình theo chế độ mẫu hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Người phụ nữ đúng vai trò chủ động trong hôn nhân, sau hôn lễ, người đàn ông về nhà vợ ở (nếu gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì người phụ nữ vẫn có thể ở nhà chồng), con cái tính dòng họ theo mẹ, con gái là người thừa kế. Tập tục cổ truyền của người Cơ Ho tuyệt đối cấm kỵ việc kết nôn giữa những người có cùng một dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, con bác, con dì, không được lấy nhau. Trái lại, con cô, con cậu từ hai phía có thể có quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục. Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với người em gái của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ góa có thể kết hôn với người em trai của chồng nếu đôi bên ưng thuận. Hôn nhân của người Cơ Ho dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa hai bên trai gái, cha mẹ không quyết định. Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn chuyển dần sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở những vùng kinh tế phát triển hơn hoặc ở gần đường giao thông lớn, đô thị. Độ tuổi kết hôn của người Cơ Ho thường là 16 - 17 tuổi đối với nữ và 18 - 20 tuổi đối với nam, bình quân một phụ nữ sinh 5 - 6 con nên tỷ lệ sinh cao.
4.Sinh hoạt
Ẩm thực: Người Cơ Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc, lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang. Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnơm) làm từ gạo, ngô, sắn...với men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội...
Trang phục: trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 - 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải quấn quanh người rồi giắt cạp.
Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức.
Nhà ở: người Cơ Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà.
5. Tín ngưỡng
Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yang) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma quỷ (chà) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...). Liên quan đến trồng lúa, người Cơ Ho thực hiện các lễ nghi ở từng công đoạn như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho. Trong các nghi lễ cúng tế, tuỳ tầm quan trọng của buổi lễ họ dùng trâu, lợn, dê, hoặc gà để tế sống cùng với rượu. Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ ngày trước làm bằng ván gỗ có chạm trổ nhưng nay hầu như không còn nữa, giờ đây người ta nhận ra chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào.
Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã tin theo những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo, nhất là Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và các mục sư, người truyền đạo đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo.
6. Văn học, nghệ thuật
Chữ viết: Vào đầu thế kỷ 20, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ Latin nhưng mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ cập.
Văn học nghệ thuật: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho khá phong phú. Thơ ca đậm chất trữ tình và giàu nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu. Gần đây, ông Nguyễn Huy Trọng, một linh mục ở giáo xứ Kala, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã sưu tập được khoảng 400 chuyện cổ tích, nhiều câu thơ (tam pla) và 30 trường ca, sử thi của người Cơ Ho trong đó có trường ca Gơ Plom Kòn Yồi dài hơn 6.000 câu. Những kết quả sưu tập này bước đầu đã được gửi cho cơ quan chuyên môn.
7. Lễ hội
Hàng năm, người Cơ Ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong (theo thời vụ hiện nay thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón lúa về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirvong ). Theo tập quán, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (nho sa rơ pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng...
CHƯƠNG II: SỰ THAY ĐỔI VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HIỆN NAY CỦA NGƯỜI CƠ HO TRÊN TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC: KINH TẾ, XÃ HỘI, SINH HOẠT, TÍN NGƯỠNG, VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI.
Ngày nay, các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên nói chung và người Cơ Ho nói riêng đang đối mặt với một thực tế khá khắc nghiệt: Nhiều dòng văn hóa từ bên ngoài xâm nhập vào cộng đồng và đang diễn ra theo hai xu thế tích cực và tiêu cực. Điều đáng nói với xu thế tiêu cực, những nét văn hóa cổ truyền có giá trị cao dần bị mai một. Điều đáng nói là trước hết, chính cộng đồng các dân tộc này ý thức được vấn đề để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha mình để lại. Và kế tiếp cả cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này phải trân trọng và cùng tham gia gìn giữ những giá trị văn hóa không còn là của riêng của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa tại đây. Dòng văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên với hai đại diện là Cơ Ho và Churu mặc dầu đã được thiết lập về không gian địa lý nhưng không “đóng băng” trong sự cô độc vĩnh viễn mà ngược lại nó còn được tiếp nhận các dòng văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Pháp, người Kinh và các dân tộc thiểu số ở phía Bắc du nhập vào để làm nên hiện tượng “đóng băng trên biên”. Trong thời kỳ hiện nay sự biến đổi và thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội nó tác động đến mọi lĩnh vực: Kinh tế - văn hóa – xã hội.Văn hóa truyền thống của một tộc người chỉ là một khía cạnh nhỏ của đời sống xã hội, trong đó thay đổi về truyền thống văn hóa của người Cơ Ho là một ví dụ điển hình. Dưới áp lực của xu thế toàn cầu hóa và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước là vấn đề cấp bách mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra. Sự thay đổi có tính bước ngoặt này đòi hỏi chúng ta phải có những hướng đi cụ thể và thiết thực chứ không phải thay đổi mang tính triệt để và sâu sắc, chúng ta phải là những người mang tính chủ động nên chúng ta phải có những định hướng là chúng ta vừa thay đổi, vừa tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với thời cuộc và phù hợp với quy luật phát triển xã hội của loài người. Chúng ta không nên áp dụng một cách máy móc, mà với cương vị là một chủ thể của một nền văn hóa thì chúng ta phải chủ động tiếp cận và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc anh em và những tinh hoa văn hóa của loài người. Bên cạnh việc tiếp nhận đó thì chúng ta cung phải biết loại bỏ những hủ tục, những tàn dư văn hóa không phù hợp với thời đại, phản văn hóa và nó có thể là bước cản của sự phát triển nền văn hóa của một tộc người và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
Đảng ta đã đưa ra những đường lối, chính sách về văn hóa. Các Hội nghị TW đưa ra các quan niệm về văn hóa như sau: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhiều Nghị quyết TW tiếp theo đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Qua nhiều lần xác định thì hiện nay Đảng ta vẫn xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội theo Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhăm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
+ Đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngạn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc.
Nói chung thì sự thay đổi nào cũng vậy cũng phải do tính tất yếu, ở tính chủ động của tộc người chứ không thể áp đặt được. Ở dân tộc Cơ Ho cũng vậy họ có thể thay đổi rất nhiều lĩnh vực từ kinh tế - văn hóa – xã hội nhưng họ vẫn phải có bản sắc văn hóa truyền thống tạo nên đặc trưng riêng của mỗi tộc người, chủ trương phải xây dựng phát triển văn hóa thống nhất trong đa dạng. Có người đã định nghĩa văn hóa: “Cái gì còn lại sau khi tất cả mọi thứ đã mất đi thì cái đó là văn hóa”. Đó là những cái mang tính chất bền vững không thể thay đổi, truyền thống văn hóa không thể mất đi mà chỉ có thể thay đổi. Khi nói đến sự thay đổi người ta nghĩ đến có hai mặt của nó: Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Có nhưng dân tộc do tính tự giác về tộc người và nhiều yếu tố khác tác động nên họ bị đồng hóa với một tộc người khác sống gần gũi nhau, cùng một điều kiện tự nhiên như nhau, họ bị dân tộc đông hơn lấn át, đồng hóa và dần dần họ tiếp nhận hoàn toàn văn hóa của tộc người đó và làm mất dần truyền thống văn hóa của mình và lâu dài có thể làm mất luôn tộc người (Đó là mặt tiêu cực rất dễ xảy ra trong thời kỳ hiện nay). Nhiều dân tộc cứ theo đuổi những gì đang diễn ra mà không có sự chọn lọc, không chủ động tiếp nhận nó, hoặc do tâm lý tộc người mà họ không nghĩ đến mặt tiêu cực sẽ ảnh hưởng lâu dài và rất khó lấy lại hình ảnh văn hóa truyền thống của dân tộc mình và dần bị mai một và lãng quên. Dân tộc Cơ Ho ở Việt Nam hiện nay cũng đang có những thay đổi, biến đổi đáng kể trong tất cả các lĩnh vực để phù hợp với hiện nay khi mà xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang diên ra song song. Nhưng nhìn chung thì họ vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản nhất về văn hóa truyền thống của họ. Để hiểu rõ vấn đề này hơn thì chúng ta sẽ đi vào từng lĩnh vực cụ thể, chi tiết hơn để thấy được sự đổi thay đó đang diễn ra như thế nào?.
1.Kinh tế:
Người Cơ Ho hiện nay chủ yếu vấn là sản xuất nông nghiệp là chính. Trong nông nghiệp hiện nay thì người ta đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như việc dùng máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc xịt cỏ…săn bắt, hái lượm vẫn còn tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ ít, một số nghề thủ công như rèn, đan lát, gốm, dệt ngày càng mai một dần người ta ưa dùng những sản phẩm trên thị trường hiện nay hơn như rổ nhựa, thau nhựa, quần áo Tây hóa, cuốc sắt, dao sắt…
Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt: Do đặc điểm địa lý và xã hội khác nhau của mỗi nhóm cũng khác nhau nên cũng có sự khác nhau. Ngày nay trên khắp các đồi cao lũng thấp của vùng cây công nghiệp toàn trà và cà phê. Ví dụ như nhóm Cơ Ho Lạt ở xã Xã Lát người ta đã có trồng rau, trồng hoa và làm lúa do họ có tiếp xúc với nhiều dân tộc khác nhau đặc biệt là người Kinh. Còn những nhóm người Cơ Ho khác thì họ làm lúa rẫy, lúa nước hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết nên mỗi năm chỉ canh tác được một vụ, làm rẫy, làm vườn, trồng ngô, sẵn và các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu. Do những điều kiện khác quan và chủ quan như rừng ngày một ít đi và vấp phải chính sách bảo vệ rừng của Đảng và Nhà nước nên việc phá rừng, đốt rừng làm rẫy của họ hầu như là ít đi rất nhiều, từ đó mà xu hướng du canh, du cư là rất ít và hiện giờ phần đa đồng bào đã định cư. Họ có thể vẫn rất ưa sử dụng phương pháp canh tác cổ truyền là chọc lỗ tra hạt nhưng bên cạnh đó họ lại dùng những loại giống lúa mới có năng suất cao hơn những loại giống cũ của mình. Họ làm vườn trồng cây công nghiệp dài ngày thì họ cũng biết trồng xen các loại rau, bầu, bí, mướp, đậu và thậm chí là cây ăn trái.
Chăn nuôi: Vẫn những con vật nuôi truyền thống như gà, vịt, trâu, bò, lợn, ngựa… họ dùng làm sức kéo, thịt để cải thiện bữa ăn và giết để phục vụ các nghi lễ. Chăn nuôi chỉ là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ chưa thấy xuất hiện hình thức chăn nuôi công nghiệp.
Các ngành nghề khác: Vẫn phục vụ một số nhu cầu cho đồng bào như săn bắt thú rừng, đánh cá hái lượm. Các ngành như đan lát, rèn, gốm dần bị mai một chỉ có đan lát vẫn còn phổ biến vì họ sống ở gần rừng nên có nguyên liệu.
Công cụ sản xuất: Ngoài những công cụ sản xuất truyền thống còn khá phổ biến thì hiện nay họ cũng đã có nhiều công cụ được sản xuất từ công nghiệp, các vật dụng bằng sắt như: Dao, dựa, cuốc, cày…
2.Xã hội:
Hiện nay trong xã hội người Cơ Ho do sự di cư ồ ạt từ Bắc vào Nam, sự đa dạng của các dân tộc và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đang ưu tiên đối với những vùng đồng bào, vùng đặc biệt khó khăn nên việc giao lưu, tiếp biến văn hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ, người Cơ Ho họ sống hòa nhập với cộng đồng nên có những thay đổi đáng kể. Họ vẫn có những Bon (làng) truyền thống, họ sống với nhiều sự biến đổi, họ thu hẹp cộng đồng của họ, họ sống thu hẹp ở một khu vực, địa bàn nhỏ xung quanh họ là những cộng đồng tộc người khác sinh sống. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội người Cơ Ho đang diễn ra khá mạnh mẽ, sự tách rời gia đình lớn thành những gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) ở trong Bon họ chỉ xây dựng nhà truyền thống hay nhà văn hóa để tụ tập cộng đồng sinh hoạt, họ vẫn có già làng là người có uy tín nhất đối với Bon làng của họ. Sự liên kết trong xã hội vẫn được bảo đảm, có xuất hiện tính bảo thủ của một số người họ cho rằng những người cùng dân tộc họ có thể rất thân thiện với nhau, nhưng đối với người của những dân tộc khác thì họ cảm thấy có một sự ngăn cách nào đó họ không dám thổ lộ hết những tâm tư tình cảm của mình. Người Cơ Ho vẫn theo chế độ mẫu hệ. Ở những trung tâm kinh tế, gần đường giao thông, đô thị thì nhận thức, trình độ dân chí của họ đã được nâng cao. Việc hôn nhân đúng độ tuổi theo pháp luật quy định chỉ có ở những nơi tập trung đông dân cư, nơi đô thị những nơi dân chí được nâng cao và việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng vậy nhưng nơi mà chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với đồng bào còn ngược lại ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ tảo hôn và tỷ lệ sinh đẻ con cao là do tâm lý dân tộc và do lao động nông nghiệp nên cần nhiều lao động và nhận thức của người dân chưa được nâng cao, đường lối chính sách chưa đi sâu, chưa đi sát. Hiện nay việc tổ chức đám cưới của người Cơ Ho họ tổ chức gần giống với người Kinh, họ chỉ giữ những phong tục truyền thống không thể bỏ được, còn việc tổ chức họ đã làm theo ý của họ như: thuê rạp, thuê nhạc sống, mặc váy cưới của người Kinh, thuê người trang điểm cô dâu, thậm chí đồ ăn, đồ uống thuê của nhà hàng và một số người khá giả họ có thể tổ chức luôn ở nhà hàng, đám cưới cũng bị thương mại hóa như phong bao, phong bì đó là nhưng cái rất khác với văn hóa truyền thống của họ.
3.Sinh hoạt:
+ Ẩm thực: Hiện nay người Cơ Ho phần lớn họ ăn ba bữa và ăn bàng đũa như người Việt chứ không ăn bốc như trước nữa. Lương thực chính là gạo với thực phẩm là rau, thịt, cá, họ nấu bằng xoong, nồi, chảo là chính. Thức uống là nước sạch ở suối và nước dự trữ như nước mưa…một số người lớn tuổi vẫn hút các loại cây thuốc phơi khô. Hiện nay thanh niên thì hút các loại thuốc lá trên thị trường, rượu cần vẫn được ưa chuộng.
+ Trang phục: Trang phục truyền thống chỉ thấy xuất hiện ở những người lớn tuổi mặc, còn thanh niên thì mặc đồ rất hiện đại như người Việt hiện nay như mặc đồ Tây, fashion…hầu hết những trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội vẫn xuất hiện khá động. Khi đi làm hình ảnh những người phụ nữ Kinh một trăm phần trăm mang chiếc gùi chậm rãi bước lên từng bậc tam cấp trên nương rẫy hẳn không còn là một hình ảnh hiếm, thậm chí nó còn là hình ảnh khá quen thuộc, nếu không muốn nói là quá quen thuộc.
+ Nhà ở: Người Cơ Ho hiện nay khá trọng dụng căn nhà truyền thống bằng chứng là họ làm những căn nhà rông, nhà văn hóa ở thôn, Bon mang những dáng dấp truyền thống của đồng bào. Còn những nhà dân bình thường thì họ làm có phần giống với người Việt nhưng mang phong cách riêng như nhà xây, nhà gỗ lợp mái tôn,ở các gia đình khá giả, ngôi nhà được xây dựng theo sở thích của chủ nhân (là tri thức) thường là ngôi nhà “lạ”. Cốt cách vẫn là ngôi nhà sàn nền khá cao nhưng vòm cửa cao mang dáng dấp kiến trúc roman còn vật dụng và hình thức sinh hoạt trong nhà thì khá giống với người Kinh. Nhưng có một điểm đặc biệt là họ cho dù làm nhà kiểu nào đi chăng nữa thì cấu trúc bên trong ngôi nhà vẫn được đảm bảo tính truyền thống của dân tộc Cơ Ho.
4.Tín ngưỡng:
Hiện nay các lễ nghi, phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn được bảo lưu, nhưng hiện nay đại bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã tin theo những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo và nhất là đạo Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo được dịch ra tiếng Cơ Ho và các mục sư, người truyền giáo họ đã sử dụng ngôn ngữ đó cho việc truyền giảng đạo. Họ thờ chúa, có một vài gia đình thờ tổ tiên như người Việt và thờ nhiều loại thần thánh khác nữa.
5.Văn học nghệ thuật:
Chữ viết: Hiện nay chữ viết của người Cơ Ho đang được xây dựng để giảng dạy ở một số trường nhưng chưa được phổ biến lắm vì chưa xây dựng được đội ngũ giảng dạy đủ tiêu chuẩn. Người Cơ Ho hiện nay học tiếng phổ thông rất là phổ biến (Tiếng Việt).
Văn hoc nghệ thuật: Ngoài những vốn văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú mà do tính chất chính là truyền miệng nên hiện nay rất ít người biết đến như thơ ca, điệu nhảy, sử thi, việc sử dụng những nhạc cụ dân tộc cũng rất ít người biết đến đặc biệt là giới trẻ, mà những người biết đến là những người lớn tuổi nên họ không nhớ nổi hoặc là những nghệ nhân những số đó thì cũng không phải là nhiều mà có thể đếm trên đầu ngón tay. Những người sáng tác về thơ ca dân tộc hầu như là không có, biểu diễn nghệ thuật phần lớn chỉ là những đoàn nghệ thuật, biểu diễn đã bị sân khấu hóa không còn mang tính chất không gian riêng và không gian thiêng của núi rừng của đồng bào, bị thương mại hóa như bán vé, thu lợi nhuận từ biểu diễn…
Trước hết, chúng tôi xin lấy chuyện các đội cồng chiêng ở Lâm Đồng để dẫn ra đây như là những ví dụ. Lúc này trong những ngôi làng người Lạch (một nhóm nhỏ của người Cơ Ho) dưới chân núi Langbian cách – Đà Lạt – Thành phố du lịch nổi tiếng – chỉ hơn mười cây số có đến những mười đội cồng chiêng “vai trần chân đất”. Hiện tại người ta thường nói rằng ai đó làm du khách đặt chân đến thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt mà chưa xuôi về Xã Lát dưới chân núi Langbian (thuộc Xã Lát, Huyện Lạc Dương) để uống rượu cần, ăn thịt nướng và xem biểu diễn cồng chiêng thì coi như chưa đến Đà Lạt.
Thật thế ư! Nhiều lần trao đổi với các vị lãnh đạo ngành văn hóa Tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi không ít lần trực tiếp nghe các vị ấy phàn nàn về chuyện “biến chất” của các đội cồng chiêng làm du lịch nói trên. Vậy, thứ cồng chiêng được chính chủ nhân của nó đưa vào kinh doanh du lịch ấy đã biến chất như thế nào? Trước hết thứ cồng chiêng du lịch ấy đã bị sân khấu hóa một cách thô bạo. Nói cách khác văn hóa cồng chiêng dưới chân núi Langbian không còn không gian núi rừng hùng vĩ nữa mà đã được sân khấu hóa với những ánh đèn chiếu lấp lánh, thứ hai, đã hòa cùng với “giọng điệu” của các nhạc cụ khác đăc biệt là nhạc cụ điện tử. Như vậy xét dưới góc độ “diện” và “điểm” thì văn hóa cồng chiêng dưới chân núi Langbian đã bị chính chủ nhân xâm hại một cách thô bạo. Qua những câu chuyện trên một lần nữa chúng tôi khẳng định: Nếu tách cồng chiêng ra khỏi không gian sinh tồn của nó thì thứ sản phẩm ấy không còn là những giá trị đích thực, như vậy xét về không gian, xét về “diện” thì văn hóa cồng chiêng không thể tách rời núi rừng, buôn làng, sông suối…và cả không gian trong tâm thức của người thiểu số. Còn xét về “điểm” về sự tinh tế, về những giá trị đặc sắc và đích thực của âm nhạc cồng chiêng một khi có những tác động không phù hợp với quy luật phát triển thì thứ sản phẩm đã được “cải tiến” ấy bị chính các thành viên trong cộng đồng chủ nhân của văn hóa cồng chiêng chối bỏ và các cộng đồng xung quanh tẩy chay như là một quy luật tất yếu.
6.Lễ hội:
Người dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên nói chung và người Cơ Ho nói riêng thì họ thường tổ chức các lễ hội theo mùa vụ như tết mừng lúa mới là sau khi thu hoach song họ mới tổ chức. Người Cơ Ho vẫn duy trì lễ hội đam trâu truyền thống. Hiện nay thì những lễ hội truyền thống cơ bản vẫn được lưu truyền nhưng do tác động từ bên ngoài nên lễ hội đã mang tính chất thương mại như bán vé, đấu thầu lễ hội..và đã bị sân khấu hóa một cách rất mạnh mẽ không còn mang vẻ nguyên sơ,đậm hồn chất dân tộc nữa. Các cộng đồng dân tộc xung quanh nên người Cơ Ho có nhiều lễ hội khác mới du nhập như lễ giáng sinh là do họ đi theo đạo và nhiều lễ hội khác của đạo Thiên chúa và đạo Tin lành và cùng với đó là những lễ hội được tiếp nhận từ những cộng đồng xung quanh như: Trong văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng không hề có khái niệm “tết nguyên đán” như người Kinh. Song gần đây hầu hết các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng trong đó có người Cơ Ho đã biết đón tết và tổ chức vui tết. Đó là cái tết của người Kinh, nhưng rõ ràng là cái tết của người Kinh trong cộng đồng người thiểu số không hoàn toàn “Việt”. Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đều tổ chức các lễ hội theo mùa vụ nông nghiệp với nhiều cấp độ khác nhau. Lễ hội lớn nhất được diễn ra vào thời điểm mùa rẫy vừa kết thúc, khi tất cả những hạt thóc đã được đưa về nhà. Những lễ hội này đều có sự tham gia của người Kinh và ngược lại, tết của người Kinh cũng đã được đồng bào dan tộc thiểu số quan tâm đến. Do sống cộng cư với nhiều dân tộc như dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số ở phía Bắc di cư vào được các dân tộc bản địa hấp thụ một cách tự nhiên và hoàn toàn tự giác các lễ tết, truyền thống văn hóa của họ thêm phong phú hơn. Tết nguyên đán đến các gia đình người Cơ Ho họ cũng sắm sửa những vật dụng để tiếp khách như bánh, kẹo, trái cây, rượu cần họ cũng qua lại thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau, trẻ con cũng được cho quà bánh, được mặc áo mới…họ chỉ coi đó là hội tết chứ không có lễ tết gì. Những cái “lễ” được tiến hành là những lễ hội truyền thống.
Nói tóm lại, sự thay đổi hiện nay của người Cơ Ho diễn ra hầu như tất cả các lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, sự thay đổi này cũng do nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân sau: Do đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng có sự quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số do chính sách phát triển của quốc gia dân tộc, do sự toàn cầu hóa tác động đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do sự tuyên truyền chính sách, đường lối của các phương tiện thông tin đại chúng là có tầm ảnh hưởng lớn, do ý thức, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng cao và có sự thay đổi, do sự xáo trộn trong cộng đồng các dân tộc chung sống với nhau nên có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa qua lại với nhau…Đó chỉ là những nguyên nhân cơ bản và rất còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.Những sự thay đổi đó cũng mang đến những điều tích cực và tiêu cực có thể đối với dân tộc này là tiêu cực nhưng đối với dân tộc kia lại là tích cực điều đó là khó có thể xác định chắc chắn vì nó còn tùy thuộc vào quy tắc ứng xử của từng tộc người. Nhưng chúng ta cũng nên phát huy mặt tích cực và nên loại bỏ dần mặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thay đổi trong truyền thống văn hóa của người Cơ Ho trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.doc