Tiểu luận Phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, vào sáng mồng một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đồi Vật Lại-Ba Vì. Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”. Bác luôn quan tâm đến việc trồng cây- trồng rừng bởi rừng đem lại nhiều lợi ích rất thiết thực. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Rừng còn cản không cho dòng chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ- gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người dân nhất là khu vực miền Trung. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay. BÀI LÀM Nước ta đạt được những thành công như hôm nay là nhờ những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến tương lai tươi sáng. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Và vấn đề xây dựng con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Bác, điều làm Bác suy nghĩ, trăn trở nhiều nhất là việc “trồng người”. Nhưng trước khi phân tích luận điểm này, hãy tìm hiểu tư tưởng của Bác về con người là như thế nào? Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Con người, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được.. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc, là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Con người có thể nói vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Và không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Nhưng con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Do đó vai trò của Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng là vô cùng quan trọng. Càng chăm lo cho con người tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy được con người tốt bấy nhiêu và tăng cường sức mạnh của con người thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. Vì vậy chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn của chiến lược xây dựng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa". Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhấn mạnh: “Trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa đất nước tiến lên, con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, là nhân tố quyết định”. Con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra lịch sử của dân tộc, làm nên những sự tích phi thường, xây dựng nên truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Con người ấy sớm có tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước nồng nàn, chí khí đấu tranh bất khuất, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu, cần cù và sáng tạo trong lao động. Thời đại ngày nay đòi hỏi con người Việt Nam mới phải là con người vừa cách mạng vừa khoa học, vừa có tinh thần làm chủ, vừa có năng lực làm chủ. Con người ấy kế thừa và không ngừng nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Đảng, phải thường xuyên đổi mới kiến thức văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, có thể lực mạnh khoẻ, tâm hồn trong sáng, trí tuệ và tài năng ngày càng được phát huy, có tầm hiểu biết rộng lớn về chính trị, tư tưởng, về kinh tế và xã hội. Nhưng để thực hiện được điều đó không phải trong ngày một ngày hai. Tại sao Bác lại quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tại sao trồng người lại gắn với việc trồng cây? Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Trồng cây không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích về mặt xã hội, có tác dụng lớn tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người”. Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, chỉ đạo và cổ vũ là một tư tưởng lớn, thiết thực, một mục đích cao cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Nói chuyện với đồng bào thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú) Bác Hồ nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới…”. Nhưng “cần phải có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái. Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây”. Nhiều lần Người đã đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Bác từng nhắc nhở đồng bào, con cháu: “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…” Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, vào sáng mồng một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đồi Vật Lại-Ba Vì. Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”. Bác luôn quan tâm đến việc trồng cây- trồng rừng bởi rừng đem lại nhiều lợi ích rất thiết thực. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Rừng còn cản không cho dòng chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ- gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người dân nhất là khu vực miền Trung. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Đây chính là những lợi ích thiết thực nhất mà trồng cây đem lại và chính là nguyên nhân tại sao Bác lại quan tâm, lo lắng nhiều đến thế. Bác luôn hướng về người dân Việt Nam với tình cảm yêu thương, trân trọng. Cả dân tộc Việt Nam đều là con cháu của Bác. Bác luôn mong dân tộc Việt Nam được sống ấm no, hạnh phúc và trồng rừng cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đạt được điều đó. Nhưng trồng rừng không thì chưa đủ. Trồng rừng tuy mất nhiều công sức nhưng trồng người còn khó khăn gian khổ gấp bội. “Vì lợi ích trăm năm thì phảo trồng người”. Để trồng người có nhiều biện pháp, trong đó giáo dục đào tạo là quan trọng nhất. Giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ tương lai của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Người luôn chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu cầu Đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hoá nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô…Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động , một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu". Một nhiệm vụ cực kỳ to lớn và nặng nề của Đảng và Nhà nước là phải chăm lo giáo dục và đào tạo con người Việt Nam, làm cho mỗi người đều trở nên những con người mới XHCN có đầy đủ phẩm chất và tài năng để đảm nhận công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi vì, chất lượng toàn diện của con người Việt Nam XHCN là nhân tố quyết định vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc. Bằng chính sách xã hội và bằng công tác giáo dục và đào tạo, chúng ta phải ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao chất lượng của con người mới Việt Nam trên hai phương diện: Với tư cách là người làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đồng thời với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nước ta, là "lực lượng sản xuất vĩ đại nhất" như Mác đã từng khẳng định. Với Bác, con người xã hội chủ nghĩa phải là những người có phẩm chất đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân và ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng “như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Theo Người, chừng nào chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh thường mắc như cậy quyền và cậy thế, kiêu ngạo và xa hoa, quan liêu và coi thường quần chúng, tự kiêu và không muốn học tập, không thực hiện tốt phê bình và tự phê bình vẫn còn hiện hữu, thì chừng đó cán bộ, đảng viên sẽ không thể hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành những trọng trách mà nhân dân tin tưởng giao phó. Với những yêu cầu bắt buộc đó, con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải được rèn luyện và đào tạo trong quá trình tổng hợp của ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Với những bước phát triển mới của cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc cách mạng giáo dục phải được coi là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu, phải mở rộng cửa của giáo dục cho khoa học và kỹ thuật. Nội dung của cuộc cách mạng giáo dục phải kết hợp chặt chẽ khoa học - kỹ thuật với lao động sản xuất, "kết hợp lao động sản xuất của tất cả mọi người với việc giáo dục cho tất cả mọi người". Làm cho con người mới Việt Nam, từ giai cấp công nhân, nông dân lao động, trí thức XHCN, mọi công dân thuộc các tầng lớp, các dân tộc đều trở thành những con người mới, vừa cách mạng, vừa khoa học. Với trình độ khác nhau và ngày càng được nâng cao, mọi người đều tiếp cận với những kiến thức về văn hoá và khoa học, những tri thức về kỹ thuật và công nghệ mà xã hội cần đến trong những năm trước mắt, đồng thời có được những dự trữ về kiến thức văn hoá và khoa học cao hơn, trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu sau này của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Cần phải nói đến vai trò và vị trí quan trọng của trên 14 triệu học sinh đại học, phổ thông, tuy đang còn ở trên ghế nhà trường, nhưng vẫn là tiềm lực hùng hậu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, là những người chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy, việc tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng khoa học và kỹ thuật một cách cân đối, đồng bộ, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển chung, với các hướng khoa học, kỹ thuật và kinh tế ưu tiên trong từng giai đoạn là một nhiệm vụ có tầm quan trọng lớn. Một mặt, phải tiếp tục đào tạo tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, cán bộ đầu ngành và liên ngành, đặc biệt chú trọng đào tạo các kỹ sư thực hành, kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ có trình độ cũng như các cán bộ quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý khoa học và kỹ thuật có tài năng. Mặt khác phải đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ nông dân lao động tiên tiến và có kỹ thuật, có chính sách để sử dụng tốt hơn, chăm lo đầy đủ hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ này. Chúng ta hãy nhìn lại chặng đường đã qua, từ khi nước nhà thống nhất, ngành giáo dục đã có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục đã được nâng cao, nhiều thế hệ thanh niên đã cống hiến cho công cuộc thống nhất và xây dựng đất nước. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào những vấn đề còn tồn đọng, những khuyết tật không nhỏ đang tồn tại trong xã hội, trong nhà trường ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp giáo dục. Chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể, cứng rắn để ngăn chặn những tồn đọng đó. Còn rất nhiều khó khăn, gian khổ đang chờ đợi trước mắt khi Đảng và nhân dân ta xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhưng với tinh thần và tố chất của con người Việt Nam, sự nghiệp đó chắc chắn sẽ thành công. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục phát triển, thực hiện hiệu quả việc “trồng cây- trồng người” mà Bác- vị cha già kính yêu của dân tộc- đã để lại cho chúng ta. Tài liệu tham khảo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh tuyển tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX805.doc
Tài liệu liên quan