Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích của mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay

Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng để làm tốt điều đó, yếu tố con người là không thể thiếu. cụ thể hơn đó chính là những con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa., làm gương, lôi cuốn xã hội. công việc này là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. theo quan niệm của Bác: trước hết là phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, hai là hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ, có tác phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. để thực hiện chiến lược “trồng người” cần có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sang cho thế hệ trẻ. Bác đã từng nói với anh chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi”.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14991 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích của mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc đổi mới và sự phát triển của đất nước Việt Nam trong thời đại ngày nay? Vấn đề đó sẽ được làm sang tỏ ngay sau đây. “ Vì lợi ích của mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích của trăm năm thì phải trồng người”. Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958. Mỗi một câu nói của Bác thì đều chứa đựng những điều thiết thực cần nghe và làm theo bởi việc thực hiện những điều ấy hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của đất nước cũng như là phục vụ cho công cuộc đổi mới, cho sự đi lên, phát triển của đất nước Việt Nam này. Câu nói của Bác lấy ý từ điển tích Quản Trọng thời Xuân Thu. Quản Trọng là một nhà chính trị và tư tưởng lớn của Trung Quốc, tướng quốc nước Tề, giúp vua Hoàn Công, làm nên bá nghiệp. Kế sách của ông là: “Kế sách cho một năm lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trọn đời lấy việc trồng người làm đầu. Lúa thì trông một gặt một, cây thì trồng một hái mười, Người thì trồng một gặt trăm”. Nguyên văn trong sách Quản Tử của ông, phiên âm là: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Nhất niên chi kế mạc như thụ mộc. Chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã”. Thời xưa kế sách của bậc hiền tài đã giúp cho vua chúa làm nên bá nghiệp còn trong thời đại ngày nay, câu nói của ấy của Bác đã tác động không nhỏ tới con người Việt Nam để cả cộng đồng cùng chung tay đưa đất nước đi lên, ngày càng giàu đẹp hơn, có vị thế vững mạnh hơn trên trường quốc tế, đó chính là điều mà Bác vô cùng tâm huyết. Phân tích để làm rõ hơn vấn đề: câu nói của Bác gồm hai vế đối nhau: lợi ích mười năm- lợi ích trăm năm, trồng cây- trồng người, hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, vế trước như là tiền đề, nền tảng cho vế sau còn vế sau là ý sâu xa, mở rộng của vế trước. vì sao lại phải trồng cây? Tại sao lại phải trồng Người? chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu kỹ từng vế để làm nổi bật lên ý nghĩa của câu nói. Trước hết là: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây”: Bác Hồ có sự quan tâm thường xuyên và sâu sát đến việc trồng cây. Trong suy nghĩ của Bác trồng cây đã trở thành đạo lý, có sức lan tỏa và mang tính giáo dục mạnh mẽ: “trồng cây - trồng người”. Trong suốt chặng đường gian khổ khó khăn, Người luôn lưu ý tìm tòi, tạo ra một môi trường cây xanh quanh nơi Người sống, làm việc. Ngay khi còn ở trên chiến khu, cuộc sống của Người gắn với tranh, tre, lá, nứa, cây rừng... và thường có mảnh đất để trồng rau… Còn nhớ, trên báo Hà Đông, ra ngày 20-1-1965, trong bài “Hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”, Bác viết: Muốn xây dựng nông thôn mới, việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng lại nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ có việc đó cũng đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây... Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi mọi người tham gia phong trào trồng cây gây rừng qua các bài nói, viết, mà còn bằng những hành động, việc làm cụ thể, cứ mỗi độ xuân về, Bác lại tham gia trồng cây. Giờ đây, khi được đi dưới những hàng cây rợp bóng mát, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác: Chúng ta ra sức làm tốt việc xây dựng vườn hoa. Chúng ta làm đây là làm cho bản thân, cho con cháu mình. Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng đã trở thành một phong tục đẹp vào những ngày đầu xuân, như vần thơ Bác viết: Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ cũng dạy chúng ta: Trồng cây không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích về mặt xã hội, có tác dụng lớn tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người. Theo Bác: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, và trồng người quyết định ý nghĩa của việc trồng cây. Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, chỉ đạo và cổ vũ là một tư tưởng lớn, thiết thực, một mục đích cao cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Thực hiện lời dạy của Bác, trên dải đất Việt Nam đã trải thêm màu xanh ngút ngàn cây lá; những bóng râm vỉa hè đô thị, nhiều hàng cây xanh khắp nẻo làng quê, nhiều dự án trồng rừng đã được thực thi, phủ xanh nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc... Nhớ lại mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969. Vào sáng mồng một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đồi Vật Lại-Ba Vì. Mùa thu năm ấy, Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng. Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Bác lại một lần nhắc tới việc trồng cây vì những mùa xuân tươi đẹp: Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc… tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Sau đó, Người còn “Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục”. “Tết trồng cây là một việc quan trọng… xây dựng nông thôn mới…”. Nói chuyện với đồng bào thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú) Bác Hồ lại nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới…”. Nhưng “cần phải có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái. Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây”. Nhiều lần Người đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Bác cũng nhắc lại kinh nghiệm trồng cây tốt của thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú): “Cử những cụ già hăng hái lập thành những tổ chuyên trách trồng cây, các xã viên đều tuỳ khả năng mà giúp sức, các em nhi đồng thì có những đội bảo vệ cây cối, Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”. Bác nhắc nhở đồng bào, con cháu: “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…”. “Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta” . Bác Hồ đã nêu gương “Anh hùng trồng cây Nguyễn Văn Tần, cán bộ miền Nam tập kết ở Vĩnh Phú, cụ Nguyễn Văn Quắc, 74 tuổi, ba năm liền chiến sĩ thi đua về trồng cây ở Ninh Bình, ông Hoàng Đồng Hán ở Quảng Ninh, cụ Sùng Chín Tín ở Hà Giang, cụ Nông Quảng Liên ở Lạng Sơn…”. Người nhắc nhở: “Kinh nghiệm cho thấy rằng mọi người đều nên tham gia trồng cây, nhưng lực lượng các cụ phụ lão có tổ chức là quan trọng và các cháu thiếu nhi là lực lượng góp phần đắc lực”. Ngày 16-2-1969 (mùng Một Tết Kỷ Dậu) Bác Hồ đã trồng cây trên đồi cây xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Cây đa Bác trồng năm xưa hiện đang toả bóng xanh tươi, râm mát cả một vùng. Nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm quan đã chụp ảnh lưu niệm dưới gốc cây đa này để tưởng nhớ Bác Hồ-người Việt Nam tiêu biểu quan tâm bảo vệ môi trường sống của đất nước và nhân dân. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn cho biết: Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”. Gần 40 năm qua, kể từ ngày Bác đi xa, trời đất đã bước vào nhiều mùa xuân mới. Nhận thức được giá trị thiết thực và ý nghĩa cao đẹp từ bài học Tết trồng cây, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức hưởng ứng thông qua những hành động cụ thể. Nội dung ngày càng cao hơn, toàn diện hơn bằng việc tiếp tục duy trì và phát động phong trào trồng cây, gây rừng rộng rãi, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ngăn chặn lũ lụt, thiên tai, tạo ra môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng điều Bác nghĩ suy, trăn trở nhiều nhất vẫn  là việc “trồng người”. Người nói đến “ lợi ích trăm năm”, điều này vừa mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người, tất cả vì con người, do con người. con người được đặt vào vị trí trung tâm cho sự phát triển. nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp… Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng để làm tốt điều đó, yếu tố con người là không thể thiếu. cụ thể hơn đó chính là những con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa., làm gương, lôi cuốn xã hội. công việc này là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. theo quan niệm của Bác: trước hết là phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, hai là hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ, có tác phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. để thực hiện chiến lược “trồng người” cần có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sang cho thế hệ trẻ. Bác đã từng nói với anh chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi”. 10 năm sau, tháng 10-1968, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bắt đầu năm học mới, Bác Hồ lại nhắc nhở: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật”…. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”. Chúng ta vui mừng nhìn lại chặng đường đã qua, nhất là từ khi nước nhà thống nhất, ngành giáo dục đã trưởng thành, nhiều thế hệ thanh thiếu nhi đã lớn lên cùng đất nước, có cống hiến xứng đáng trong sự nghiệp thống nhất vẹn toàn đất nước, xây dựng và đổi mới đất nước. Chúng ta cũng nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ những khuyết tật không nhỏ đang tồn tại trong xã hội, trong nhà trường làm ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ để từ đó tìm biện pháp sửa chữa, tiến bộ.            Chúng ta đều biết rằng dân tộc Việt  Nam  có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, và cũng không ai có thể phủ nhận truyền thống hiếu học từ xưa đến nay của các thế hệ người Viêt và một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt  Nam không ai khác chính  là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ cần một câu nói đó của Bác cũng đã đủ để tác động lên đại bộ phận đồng bào và các thế hệ con người Việt Nam nhưng hơn thế nữa, bằng chính tâm huyết và những hành động cụ thể mà Bác đã thực hiện đối với nền giáo dục của nước nhà đã khiến cho sự nghiệp trồng người trở nên thiết thực hơn rất rất nhiều và vô cùng có ý nghĩa trong suy nghĩ, cảm nhận và để từ đó biến những cái suy nghĩ và cảm nhận ấy thành những hành động rõ ràng và chất lượng. Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản “Di chúc"" lịch sử, gởi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong “Di chúc"", Bác dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người""... “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"" . Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.  Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chính là sự nghiệp trồng người của toàn Đảng, toàn dân ta: ""Vì lợi ích trăm năm"", trong đó sự nghiệp giáo đục giữ vai trò trọng yếu. Bác đã coi giáo dục là khâu cơ bản để hình thành nhân cách con người, phần nhiều do giáo dục mà nên"". Theo Người: xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được, không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Bởi vậy Bác luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Sự quan tâm đó thể hiện ngay từ khi Người về sáng lập tổ chức ""Việt  Nam  thanh niên cách mạng Đồng chí Hội"" (1925). Lúc đó Bác đã lựa chọn bảy thiếu niên, trong đó có Lý Tự Trọng, đưa đi đào tạo cùng với việc giáo dục tổ chức thanh niên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ thành viên của tổ chức này trở thành tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam... Ngày  3/9/1945 , một ngày .sau khi đọc : “Tuyên ngôn độc lập"", Người đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ:. Mở chiến dịch chống nạn mù chữ, chống giặc dốt. Sau này, trên cương vị lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, Bác luôn dành cho sự nghiệp giáo dục sự quan tâm đặc biệt và sâu sắc. Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ vô cùng trọng đại, đó là trực tiếp bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Theo Bác, giáo dục phải chú trọng cả “đức” và ""tài”. Người đặt chữ ""đức"" lên trước, coi đó là cái gốc của con người, của cách mạng, của công việc. Chữ ""đức” gắn liền với chữ “tài"". Người dạy: “Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô, hủ hóa, có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Chữ ""đức” mà Bác dạy ở đây chính là đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với dân; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là biết yêu và biết ghét. Yêu là yêu thương đồng chí, đồng bào, yêu lao động, là lòng trung thực, sự dũng cảm. Ghét là ghét thói lừa lọc, gian trá, nịnh bợ, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cái đức giúp cho thế hệ trẻ hình thành nhân sinh quan cách mạng, đồng thời là cơ sở cho việc củng cố thế giới quan khoa học. Chữ ""tài"" có lúc Bác coi là ""chuyên"" trong cụm thuật ngữ hồng và chuyển. Tài và đức thống nhất biện chứng trong con người và được hình thành trong quá trình thực hiện nội dung giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Để học sinh có đủ đức, tài thì trước tiên thầy, cô giáo phải có đức, có tài, có tâm, có lòng thương yêu học sinh và nghề nghiệp. Bác rất chú ý đến giáo dục bằng hành vi nêu gương. Thầy, cô giáo như những tấm gương trong sáng, mẫu mực để học sinh noi theo. Thầy giáo cũng phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao tri thức và phẩm chất. Chỉ có vậy, thầy giáo mới không bị lạc hậu. . . Bác còn chỉ cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục chăm lo,bồi thế hệ trẻ. Bởi vì, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp trồng người thắng lợi. Bác đã chỉ ra phương châm giáo dục hết sức khoa hoc: ""Giáo dục phải phục vụ đường lối của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân đân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Phương châm đúng đắn này chi phối đến các phương pháp dạy và học mang tính chủ động, sáng tạo, loại bỏ dần phương pháp truyền thụ một chiều và học theo kiểu học tủ, học vẹt, lý luận suông. Những lời dạy của Bác tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp trồng người của Đảng và nhân dân ta hôm nay. Những năm qua, thành quả của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận. Nhà trường, gia đình và xã hội đã có sự gắn bó hơn, thế hệ trẻ thồng minh hơn, năng động hơn, tài trí hơn. Sự nghiệp giáo dục và khoa học được Đảng ta thật sự coi là quốc sách hàng đầu để đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, sự nghiệp trồng người đang đặt ra cho Đảng và cho nhân dân ta những thách thức, những nguy cơ hoàn toàn không thể xem thường. Đó là những biểu hiện của sự xuống cấp về chất lượng, về đạo đức, về quản lý do tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường... tạo nên. Vấn đề đặt ra cho sự nghiệp trồng người hiện nay là phải thấm sâu, vận dụng sáng tạo tư tường của Bác, xây dựng đội ngũ người thầy ngang tầm, cơ sở vật chất để đào tạo ngang tầm, quản lý và phương pháp giáo dục luôn đổi mới. Và điều quan trọng hơn cả là phải thấy sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của gia đình và các bậc phụ huynh hướng tới đào tạo được các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng vừa ""hồng"", vừa ""chuyên"", đưa đất nước phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu.   Dân tộc Việt nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu học là để làm người, để thành tài với phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và quê hương. Xứ Nghệ tuy đời sống vất vả nhưng rất hiếu học. Hiếu học đã ăn sâu vào tận xương tủy của người dân xứ Nghệ, thời nào cũng sản sinh ra người hiền tài; đồng thời Bác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của người cha, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại. Năm 1935, trong bài gửi Thanh niên An Nam, Bác Hồ đã nhắc nhở: ”Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Cũng trong năm này, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người đã tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt  Nam  cách mạng thanh niên. Bởi vì theo Người: Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng tám, Bác đã căn dặn thế hệ trẻ: ”Nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Quan điểm của Bác Hồ về sự nghiệp giáo dục hết sức rõ ràng, cụ thể: “Không học thì không trở thành người cộng sản được”. Bác nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch”. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và người cán bộ cách mạng phải nhớ “Cán bộ phải có văn hóa làm gốc”, vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có học thức và Bác khẳng định: Chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, phải kiên định phương châm “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Bác Hồ xác định “Giáo dục là một khoa học”. Người nói “Giáo dục nhi đồng là một khoa học”, do vậy cách dạy trẻ phải “giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm”. Bác thường nhắc nhở: chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Đặc biệt Bác rất quan tâm đối với đội ngũ những người thầy giáo. “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội cho được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Theo quan điểm của Bác: Thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình, phải có đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, phải “Tiên ưu Hậu lạc”. Nghĩa là khó khăn phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ; phải yên tâm công tác, phải thật thà đoàn kết, phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình; đồng thời phải “luôn luôn ra sức thi đua trong công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi”. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì tính ưu việt của cơ chế thị trường sẽ là tiền để tạo ra cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; tuy nhiên chính cơ chế thị trường sẽ tạo ra những tiêu cực xã hội, lối sống thực dụng, làm cho đạo đức, văn hóa dân tộc bị ảnh hưởng, khoảng cách giàu – nghèo càng nới rộng… Nền giáo dục tốt sẽ là vũ khí hữu hiệu để chống lại những sự tha hóa đó. Do đó, những lời dạy của Bác Hồ về xây dựng một nền giáo dục tiên tiến càng hết sức phù hợp và cần thiết.   Có câu chuyện cũ . Cũng năm 1960, cụ Hồ về thăm quê: Về đến nhà khách Tỉnh ủy Nghệ An, vừa trò chuyện, cụ vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, cụ đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay-ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào (cành hoa cắm xuống đất, giả như cây trồng). Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, cụ nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về “trồng”. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng!”.qua đây ta thấy được việc trồng cây đã khó khăn, vất vả, vì để có 1 cây hoa đẹp mà trong ngày một ngày hai là điều không thể, huống chi là trồng người, ở đây múôn nhấn mạnh việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là điều ko dễ dàng và thực sự phải lâu dài vì yếu tố con người đặc biệt là thế hệ trẻ có vai trò vô cùng quan trọng cho công cuộc đổi mới, cho sự đi lên của đất nước bởi để thế hệ trẻ có thể trưởng thành và trở thành những người thực sự có ích để có thể đóng góp được thật nhiều cho cộng đồng, cho xã hội thì 10 năm hay 20 năm vẫn chưa nói lên điều gì, nó phải được đo bằng cả 1 đời người vì có thể những thành quả hôm nay những người trẻ làm được, khi họ về già và mất đi, con cháu họ- những thế hệ trẻ sau nữa còn tiếp nối, phát huy chúng thêm nữa, diều đó cho thấy sự kết thúc của thế hệ người đi trước lại là một sự mở đầu mới cho thế hệ đi sau, nên việc "trồng người" không thể là 10 hay 20 năm, thậm chí còn hơn cả trăm năm, vì ''nhân tài thời nào cũng có" nhưng việc phát hiện để rồi trọng dụng nhân tài mới là vấn đề thiết yếu luôn cần đặt lên hàng đầu và khó khăn hơn cả. Trồng người là công việc trăm năm, không thể nóng vội một sớm một chiều, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện đến đâu hay đến đ. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Bác cho rằng: việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của con người là tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Năm 1990, chương trình phát triển của liên hợp quốc đã đưa ra chỉ dẫn nhằm đánh giá tiến bộ kinh tế và xã hội của một nước, không chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân như trước đây mà còn dựa vào 3 chỉ tiêu cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ. Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cấ nhân, chú trọng xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội như: giáo dục, y tế, phúc lợi cộng đồng, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảng vững chắc của chế độ mới. Dưới ánh sáng tư tưởng của Bác, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta trong mục tiêu phấn đấu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xã hội văn minh là xã hội có những con người nhân văn, tức là những con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ, lý tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích luận điểm của Hồ Chí Minh- Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới .doc
Tài liệu liên quan