Tiểu luận Phân tích môi trưòng kinh doanh của công ty thép Nam Đô

Công ty TNHH thép NAM ĐÔ là một công ty mới thành lập với một quy mô tương đối lớn. Trong hoàn cảnh thị trường nóng bỏng hiên nay mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhưng cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã và đang từng bước tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc và đẩy lùi đối thủ cạnh tranh giành thị phần trên thị trường.

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trưòng kinh doanh của công ty thép Nam Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích môi trưòng kinh doanh của Công ty thép Nam Đô Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Doanh nghiệp không thể là một thực thể cô lập và đóng kín mà nó phải hoạt động trong một môi trường đầy những mâu thuẫn. Môi trường là một tập hợp những lực lượng ở bên ngoài mà mọi doanh nghiệp đều phải chú ý đến khi xác định chiến lược kinh doanh của mình. Công nghệ sẵn có bên ngoài có tác động đến mọi hoat động kinh doanh của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị loại mới có ảnh hưởng đến quy trình sản xuất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Các kỹ thuật tiếp thị và bán hàng mới cũng ảnh hưởng đến phương thức mà doanh nghiệp tiếp thị và bán sản phẩm cuả mình. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất sinh động và hoàn toàn bất định. Những biến đổi trong môi trường có thể gâp ra những bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cưú phân tích môi trường để có thể dự đoán những khả năng có thể xảy ra từ đó có những biện pháp ứng phó kịp thời. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển và phải đối mặt với rất nhiều những thách thức đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cùng với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt từ khi bước sang nền kinh tế thị trường. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hiện nay, chính phủ đã và đang không ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao đời sống của người dân. Thép là một loại sản phẩm mà nhu cầu sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng khi thực hiện công nghiệp hoá - hiên đại hoá. Mức tiêu thụ và sản phẩm bình quân đầu người về thép đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển công nghiệp của mỗi nước. Với những nội dung trên tôi xin đi cụ thể vào việc phân tích môi trừng kinh doanh của một công ty tư nhân - Công ty TNHH thép NAM ĐÔ Công ty thép NAM ĐÔ là một Công ty TNHH, được tổ chứchoạt động theo luật Công ty, do nhà nước ban hành ngày 21/12/1990. Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt nam, ngoại tệ tại các Ngân hàng ở Việt nam. Tên doanh nghiệp : công ty thép Nam Đô Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Nam Do steel corporation limited. Gọi tắt : Nam Do steel cor, Ltd.. Trụ sở tại : 38A tuệ tĩnh- QUậN HAI Bà TRƯNG THàNH PHố Hà NộI Theo quyết định số : 2866 - GP - TLDN ngày 24/12/1996 của UBNN Thành phố Hà nội và có giấy phép đăng ký kinh doanh số : 020013520 ngày 08/10/2001 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà nội, Công ty thép NAMĐÔ được thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất thép và kinh doanh các sản phẩm thép các loại. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 6/1998 Hội đồng quản trị công ty thép Nam đô đã quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất thép xây dựng cán nóng tại mặt bằng thuê của Công ty cơ khí đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng tại Thôn Song Mai, Xã An Hồng, Huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng ( Quyết định thành lập số 000367 ngày 01/04/1996 của UBNN Thành phố Hải Phòng và giấy phép đăng ký kinh doanh số 307414 ngày 26/04/1997 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng ). Sau quá trình đầu tư từ tháng 12/1998 đến tháng 5/2000 Nhà máy thép Nam Đô đã đi vào chạy thử có tải vào tháng 6/2000 và chính thức đi vào sản xuất ra sản phẩm vào tháng 9/2000 Từ tháng 9/2000 cho tới nay, sản suất của công ty đã dần dần đi vào ổn định và trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều cạnh tranh gay gắt, Công ty đã xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001 : 2000 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt và vị thế của công ty trên thị trường thể hiện rõ sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Nội dung hoạt động của công ty: Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm chính như : Thép tròn cán dạng cuộn dùng cho xây dựng cơ bản đường kính 6,8,10 mm Thép đốt cán nóng dùng cho xây dựng cơ bản đường kính 9 - 25 mm ở nước ta, hiện nay mức tiêu thụ cũng như sản lượng thép sản xuất được trong được ở trong nước rất thấp, thuộc loại thấp nhất thế giới. Do vậy trong những năm tới nhu cầu sẽ tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của nghành thép, mức tăng trưởng nhu cầu hàng năm dự báo khoảng 15 - 20%/năm. Theo số liệu thống kê và dự báo của ngành thép, tình hình tiêu thụ và dự báo của thị trường như sau: Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhu cầu 695 720 1000 1250 1600 1950 2300 2700 Trong số các sản phẩm của ngành thép, thép hình cán nóng chiếm một tỷ lệ lớn: khoảng 80% tổng nhu cầu các loại thép. Nó là vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong việc sản xuất các loại cấu kiện và công trình quan trọng như: các loại cột điện, các loại khung nhà tiền chế, các loại cầu... Ngành thép của Việt Nam hiện nay mới sản xuất được các loại thép tròn cán nóng và thép hình phức tạp cỡ nhỏ, cỡ trung. Tỷ lệ sử dụng của các loại thép này trong tổng nhu cầu sử dụng thép các loại khoảng 75%. ở Việt Nam hiện nay năng lực sản xuất của các nhà máy sản xuất các loại thép hình cán nóng phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miên Bắc và miền Nam. Tình hình cụ thể như sau: ở miền trung: Có nhà máy thép Đà Nẵng, công suất thiét kế 40.000T/năm và nhà máy thép Miền trung vừa xây dựng xong, công suất thiết kế 30.000T/năm. Cả hai nhà máy trên đều cán thép xây dựng. Tổng công suất khu vực Miền Trung là 70.000T/năm. ở miền Bắc: TT Tên nhà máy Công suất thiết kế Phương án sản phẩm Địa điểm 1 NM luyện thép cán Gia Sàng 120.000T/n Thép xây dựng Thái Nguyên 2 NM cán thép Lưu Xá 140.000T/n Thép xây dựng và thép hình phức tạp cỡ trung Thái Nguyên 3 C.ty LD NATSTE EL VINA 120.000T/n Thép xây dựng Thái Nguyên 4 C.ty LD VINA USASTEEL 180.000T/n Thép xây dựng Hải Phòng 5 Công ty LD VPS 200.000T/n Thép xây dựng Hải Phòng 6 Các cơ sở sản xuất nhỏ khác 60.000T/n Thép xây dựng và thép hình phức tạp cỡ nhỏ Tổng cộng 820.000T/n ở miền nam STT Tên Nhà máy Công suất thiết kế Phưong án sản phẩm Địa điểm 1 Nhà máy thép Biên hoà 60.000 T/n Thép xây dựng Biên hoà 2 Nhà máy thép Thủ Đức 155.000 T/n Thép xây dựng TP HCM 3 Nhà máy thép Nhà Bè 170.000 T/n Thép xây dựng và thép hình phức tạp TP HCM 4 Nhà máy thép Tân Thuận 30.000 T/n Thép xây dựng TP HCM 5 C. ty LD VINAKYOEL 240.000 T/n Thép xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu 6 Công ty LD thép Tây Đô 120.000 T/n Thép xây dựng Cần thơ 7 Các cơ sở sản xuất nhỏ khác 25.000 T/n Thép xây dựng và thép hình phức tạp Tổng cộng 800.000 T/n Như vậy tổng công suất thiết kế các nhà máy cán nóng thép hình ở Việt Nam vào khoảng 1,7 triệu tấn /năm. Theo quy hoạch chủ trương phát triển của nghành thép đã được Chính phủ phê chuẩn thì từ nay đến năm 2000 sẽ không cấp thêm giấy phép đầu tư cho các liên doanh sản xuất thép hình cán nóng nhằm tránh bị khủng hoang thừa. Như vậy, có thể so sánh năng lực sản xuất với nhu cầu các năm tới như sau: (chỉ so sánh các loại thép trong nước sản xuất được, không tính các loại thép trong nước chưa sản xuất được phải nhập khẩu 100%). Năm 1997 1998 1999 2000 Nhu cầu Sản xuất Mức đọ huy động công suất 1200 930 60% 1350 1255 75% 1600 1450 85% 1900 1530 90% Đầu năm 1998 lượng thép tồn kho từ năm 1997 chuyển sang còn khoảng 300.000 tấn, nhưng từ đầu năm 1998 tới nay, do các chính sách vĩ mô của nhà nước về chống nhập lậu thép và đánh thuế cả thép xây dựng nhập khẩu cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực, tình hình tiêu thụ thép trong nước đã có đột biến rất có lợi cho sản xuất. Mặt khác xét bảng trên thì có thể rút ra kết luận sang năm 1999 lượng thép tồn kho sẽ hết và có thể cầu lớn hơn cung một chút. Đến năm 2000, nếu các nhà máy có huy động hết công suất thì cầu vẫn lớn hơn cung. Việc phân tích môi trường kinh doanh không chỉ là đánh gía các yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, khách hàng hoặc nhà cung cấp để đưa ra các quyết định phù hợp mà đi đôi với nó là việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các yếu tố bên trong như quản lý về tài chính, nhân lực, công nghê... Công ty TNHH thép NAM ĐÔ là một công ty mới thành lập với một quy mô tương đối lớn. Trong hoàn cảnh thị trường nóng bỏng hiên nay mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhưng cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã và đang từng bước tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc và đẩy lùi đối thủ cạnh tranh giành thị phần trên thị trường. Bẳng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 và năm 2001 Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Mã số 2000 2001 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi tức gộp 4. Chi phí bán hàng , chi phí trích trước 5 .Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (20-(21+22) 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 8. Chi phí hoạt động tài chính 9. Thu nhập bất thường 10. Chi phí bất thường 11. Tổng lợi nhuận trước thuế 12.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 12 Lợi nhuận sau thuế 10A 11 20 21 22 30 31 32 41 42 60 79.530.941.788 75.975.298.558 3.573.643.230 5.315.140.042 1.971.192.415 (3.712.689.227) (3.712.689.227) 123.535.391.526 123.066.345.903 469.045.623 2.489.199.677 1.880.858.778 (3.901.012.832) (3.901.012.832) Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ tình hình kinh doanh của công ty không đạt ở mức mong muốn.Tổng doanh thu năm 2000 so với năm 2001 tuy tăng lên rất cao nhưng tỉ lệ tăng lên của giá vốn lại ở mức cao hơn và điều nay đã khiến mức lỗ của công ty cũng ở mức cao hơn. Kết quả của hoạt động sản suất kinh doanh cho tới năm 2001 vẫn ở mức lỗ là do một số nguyên nhân mà bất kì một doanh nghiệp nào mới đầu tư xong vào xây dựng cơ bản và đi vào sản xuất trong một thời gian không lâu cũng có thể gặp phải. Công ty cần có những chiến lược kinh doanh có hiệu quả để nhanh chóng đạt được kết quả cao hơn và tiếp tục duy trì hoạt động tài chính của mình Công ty thép Nam Đô ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung .Vì vậy các biện pháp quản lý đảm bảo cho cho quá trình hoạt động kinh doanh ổn định và có hiệu quả là vấn đề vô cùng cần thiết.Với việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 công ty đã hạn chế bớt các rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao chất lượng quản lý và đạt được kết quả mong muốn Để đạt được điều này Công ty phải tuân thủ theo trinh tự, quy trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm 23 quy trình với các hướng dẫn công việc kèm theo cùng với các hoạt động thu thập - phân tích dữ liệu, đo lường sự thoả mãn của khách hàng để liên tục cải tiến hệ thống. Có thể nhận thấy, hệ thống quản lý chất lượng đã giúp bộ máy quản lý của công ty ngày càng vững chắc làm tăng thêm lòng tin của cán bộ công nhân viên, từ đó cũng làm tăng thêm lòng hăng say trong công việc. Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó quan trọng cả về số lượng và chất lượng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất cũng như kết quả kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng này mà công ty luôn quan tâm củng cố, cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng bằng cách thực hiện một số chính sách để cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của nhân viên trong công ty. Kết quả cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiên đầy đủ những nhiệm vụ được giao. Công ty có tổng cộng : 245 người ( Lao động gián tiếp là 72 người và lao động trực tiếp là 173 người ) Trong năm 2001 thực hiện chiến lược nâng cao sản lượng: Số công nhân được thuê thêm là : 56 người Về trình độ : Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh và trình độ phù hợp với cơ cấu tổ chức. Cụ thể : Kỹ sư và cử nhân kinh tế : 65 người chiếm 26,53% Còn lại là trung cấp : 180 người chiếm 73,76% Mục tiêu về lao động của công ty trong thời gian tới là đảm bảo việc làm cho 245 người với mức thu nhập ổn định , thực hiện đúng luật lao động về quyền và nghĩa vụ của người lao động . Năm 2000 là một mốc thời điểm quan trọng trong công cuộc phát triển của nước ta với việc ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ , mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Chính phủ đã và đang thực hiện rất nhiều những dự án nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước . Công ty thép Nam Đô là một doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp nặng vì vậy sẽ không tránh khỏi rất nhiều khó khăn trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường . Nhà nước ta lại chưa có nhưng chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp tư nhân vì vậy công ty lại càng phải lỗ lực hơn trong công cuộc phát triển của mình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích môi trưòng kinh doanh của công ty thép Nam Đô.doc
Tài liệu liên quan