Tiểu luận Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ để có thể dẫn tới thắng lợi to lớn năm 1945

 Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: 1. Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; và 2. Nhật đầu hàng Đồng minh.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ để có thể dẫn tới thắng lợi to lớn năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ để có thể dẫn tới thắng lợi to lớn năm 1945? Bài làm: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX đã diễn ra theo đường lối cách mạng giải phóng dân tộc mà Đảng và Hồ Chí Minh đã đề ra. Đường lối đó có vai trò chỉ đạo phong trào cách mạng trên khắp cả nước. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng tiếp tục cụ thể hoá những quan điểm, đường lối đó và giải quyết thành công nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vấn đề phân tích, đánh giá tình thế và thời cơ cách mạng được Đảng và Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Đó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong lãnh đạo cách mạng nói chung và trong khởi nghĩa giành chính quyền nói riêng. Cuối năm 1943, sau khi ra khỏi nhà tù của Quốc dân Đảng Trung Hoa, trở về nước Hồ Chí Minh đã dự báo chiến tranh thế giới thứ ll chỉ trong khoảng một năm hay một năm rưỡi nữa là kết thúc, Đó sẽ là cơ hội thuận lợi cho cách mạng nước ta giành thắng lợi, phải gấp rút chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã làm rõ hơn về tình thế và thời cơ cách mạng. Đảng đã kịp thời phát động cao trào kháng Nhật cứu nước rộng khắp trên cả nước phân tích những điều kiện cụ thể để khởi nghĩa có thể nổ ra và giành thắng lợi; đặt ra cho các Đảng bộ địa phương tinh thần chủ động sáng tạo trong lãnh đạo khởi nghĩa ở địa phương mình khi ở đó những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi. Hội nghị cán bộ Đảng toàn quốc ở Tân Trào giữa tháng 8 - 1945 đã kịp thời quyết định Tổng khởi nghĩa trên cả nước sau khi quân Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh và trước khi quân đội Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Thời cơ khởi nghĩa thuận lợi nhất là nửa cuối tháng 8 - 1945. Khởi nghĩa đã nổ ra và giành thắng lợi đúng như thế. C.Mác nói khởi nghĩa là một nghệ thuật. Điểm tuyệt diệu nhất của nghệ thuật đó là chớp đúng thời cơ. Khi phát động khởi nghĩa Đảng và Hồ Chí Minh cũng đã sớm nhận thấy khó khăn phức tạp và nguy cơ mới xuất hiện đó là quân đội Đồng minh kéo vào. Phải giành thắng lợi trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương để với tư cách người chủ đất nước tiếp quân Đồng minh. Đó là quyết định đúng đắn và tránh những khó khăn không lường hết được. Như vậy, Cách mạng tháng Tám không chỉ tranh thủ điều kiện thuận lợi khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh mà còn tránh được khó khăn mới nảy sinh do tình hình quốc tế đưa lại. Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng ta đã coi trọng cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt 2 hình thức đấu tranh này, không chỉ chú ý đưa quần chúng vào các tổ chức chính trị, Đảng còn từng bước vũ trang cho quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang đó được sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, có chỗ đứng vững chắc là các căn cứ địa cách mạng. Vì thế, cho đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tuy ta chưa có đội quân chủ lực mạnh nhưng đã có đủ các loại lực lượng vũ trang phát triển khắp nơi, và đặc biệt ta có ưu thế về lực lượng chính trị so với kẻ thù. Dựa trên các ưu thế cách mạng đó, chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức khởi nghĩa khéo léo, tài tình, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thắng lợi trọn vẹn trong cả nước. Thời cơ cách mạng chín muồi, lực lượng cách mạng đã chuẩn bị chu đáo cộng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng biết nắm lấy thời cơ, biết sử dụng lực lượng cách mạng đúng lúc, kết hợp chính trị và vũ trang, lấy lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định, kết hợp nông thôn và thành thị, kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, từ thấp lên cao, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, đó chính là nguyên nhân chủ yếu đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi. Theo đại tướng Nguyễn Quyết: "Thời cơ lớn là lúc địch ở vào thế suy yếu nhất, ta đang lúc mạnh nhất". Tháng 8/1945, phát xít Nhật đơn độc bị giáng thêm những đòn chí tử trên chiến trường châu Á, quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ ném xuống Hirôsima ngày 6/8 tác động sâu sắc đến tâm lý quân đội Nhật trên chiến trường. Tuy nhiên, đây chưa phải là lúc địch hoang mang, rệu rã đến cực điểm, chúng vẫn ngoan cố và trông chờ ở các đội quân mà chúng cho là hùng mạnh nhất ở Mãn Châu, nhất là đạo quân Quan Đông, điều này cũng có nghĩa thời cơ khách quan cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam đã tới, song cho đến trước ngày 14/8 nó vẫn chưa thật chín muồi. Không phải ngẫu nhiên mà Trung ương Đảng nhận định: “Mặc dầu tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thật chín muồi”1, vì vậy Đảng ta thận trọng từng bước với mục đích tránh một cuộc chạm trán gây đổ máu. Hà Nội cùng cả nước tích cực chuẩn bị đón thời cơ. Sự kiện quyết định vận mệnh dân tộc đã đến rất nhanh chóng: sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, Hồng Quân bắt đầu tiến công quân Nhật. Chỉ trong vòng không đầy một tuần, quân đội Xô Viết đánh tan gần 1 triệu quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), buộc phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh vô điều kiện. Việc gần 1 triệu quân Quan Đông thiện chiến nhất của Nhật bị tiêu diệt đã tác động mạnh đến tinh thần quân Nhật ở Đông Dương làm chúng hoảng sợ mất hết nhuệ khí, mất sức chiến đấu. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim cùng với bọn tay sai của Nhật có chung số phận với chủ đều hoang mang, rệu rã. Điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong toàn quốc đã hoàn toàn chín muồi; “thời cơ ngàn năm có một” đã đến, trong lúc đó điều kiện chủ quan cũng hết sức thuận lợi. Trong giai đoạn Tiền khởi nghĩa, phong trào đấu tranh ở Hà Nội phát triển mạnh, các cơ sở Đảng trong công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh được củng cố vững vàng, việc huấn luyện quân sự trong tự vệ chiến đấu được tiến hành gấp rút. Lòng tin của nhân dân Hà Nội với cách mạng ngày càng cao. Hà Nội theo dõi sát sao diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội được gấp rút hoàn thành. Tin Nhật đầu hàng vô điều kiện đã nhanh chóng thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, khắp cả Bắc, Trung, Nam. Lúc này, các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về cách mạng, hàng ngũ địch hoang mang, khủng hoảng, do dự, chia rẽ đến cực điểm, quần chúng sẵn sàng hy sinh cho mục tiêu cuối cùng của cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã đến, đó là thời điểm mà những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) đã chín muồi cho phép phát động Tổng khổi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, trong đó điều kiện bên trong giữ vai trò quan trọng nhất. Việc đánh giá và xác định đúng thời cơ và hành động kịp thời mau lẹ là một trong những nhân tố rất quan trọng bảo đảm thắng lợi của cuộc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "làm cách mạng phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng"2. Tuy nhiên, thời cơ trong cách mạng Tháng Tám không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình Đảng lãnh đạo chủ động xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng; phân tích khoa học và dự báo tình hình, thời cuộc trong nước, trên thế giới và đi đến quyết định ở thời điểm có lợi nhất. Chúng ta hiểu rằng: cơ hội giành chính quyền, giành độc lập cho dân tộc thuận lợi từ sau ngày Nhật đầu hàng và trước khi quân Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật. Thời cơ chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn như vậy và tất nhiên không phải ai cũng nhận thấy nắm bắt được, Hà Nội khởi nghĩa vào ngày 19/8, sớm hơn nhiều tỉnh khác không xuất phát một cách ngẫu nhiên, ăn may, mà là nhờ cuộc biểu tình ngày 17/8. Sự kiện ngày 17/8 cho phép Ủy ban khởi nghĩa họp mở rộng lần thứ hai và đi đến nhận định cuối cùng một cách cụ thể không còn nghi ngờ gì nữa, hàng ngũ địch đã hoang mang do dự đến cực điểm. Quân đội Nhật chán nản, chúng tự co mình vào doanh trại, tỏ thái độ trung lập không muốn can dự đến tình hình nội bộ của ta. Chính quyền bù nhìn không đủ sức chống lại cách mạng phải điều đình với ta, lực lượng cảnh sát và lính bảo an đã phân hóa sâu sắc, các đảng phái phản động đã tê liệt. Số đông quần chúng đã ngả hẳn sang cách mạng, nghe theo sự chỉ đạo của Việt Minh. Đội tiên phong đã sẵn sàng kiên quyết lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, lật đổ chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng, điều kiện chín muồi cho Đảng bộ cùng nhân dân Hà Nội cướp ngay thời cơ nổi dậy thuận lợi không lúc nào bằng. Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn… Sau khi nước Pháp bị phát xít Đức đánh bại và chiếm đóng, cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc sắp chuyển thành cuộc chiến tranh chống Liên Xô, tháng 5-1941, Bác Hồ và Trung ương Đảng thấy rằng thời cơ nghìn năm có một sẽ đến. Đảng ta thay đổi chiến lược cách mạng, tập hợp lực lượng cơ bản, vũ trang quần chúng, chờ khi các nước phát xít thất bại thì lập tức khởi nghĩa giải phóng đất nước, giành độc lập cho Tổ quốc. Tháng 10- 1944, Bác Hồ từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh. Đến ngày 12-3-1945, Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng ta sớm đề ra, phù hợp với tình hình lúc đó. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản: phát xít Nhật hoang mang; chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam, chúng chưa có lực lượng. Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1. Bác Hồ đã khẳng định: Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập ủy ban Dân tộc Giải phóng do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người cũng khẳng định: “Chúng ta không thể chậm trễ”. Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Thời cơ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn – từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước lúc quân Đồng minh tiến vào nước ta giải giáp quân Nhật. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng thì sẽ khó khăn, vì chúng tuy có suy yếu, nhưng vẫn còn lực lượng để chống cách mạng. Ngược lại, nếu Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Anh, theo gót quân Anh là Pháp và quân Tưởng, tiếp đến là đế quốc Mỹ đã nhảy vào nước ta, lúc cách mạng chưa giành được chính quyền; chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim sẽ tiếp xúc với bọn đế quốc, phục vụ cho chúng. Lúc đó, thời cơ giành chính quyền không còn nữa, cách mạng sẽ rất khó khăn. Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách mạng Tháng Tám đã phân tích thời cơ khi Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: “Nếu ngày 9-3-1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn thất nhiều và chính quyền chưa thể thành lập trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn khá vững, có thể tiêu diệt quân cách mạng ở những nơi có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi nghĩa bộ phận giành chính quyền địa phương. Nếu sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh mà nhân dân ta bị động trông chờ quân Đồng minh vào “giải phóng”, không tức thời nổi dậy giành chính quyền toàn quốc thì sẽ ra sao ?. Hai trường hợp có thể xảy ra: Hoặc bọn bù nhìn tay sai của Nhật đứng ra vỗ ngực “thoát ly ảnh hưởng của Nhật” và tự xưng là “độc lập, dân chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp sẽ ngóc đầu dậy thu thập sức tàn ở Đông Dương và đem tàn quân chạy ra ngoài rồi tháng 3 trở lại cùng với bọn Việt gian thân Pháp, lập chính quyền bù nhìn thân Pháp trong toàn quốc và tuyên bố thi hành bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 cho Đông Dương “tự trị”. Cả hai trường hợp ấy đều vô cùng nguy hiểm”. Bài học thời cơ của Cách mạng Tháng Tám đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đến toàn thắng, giành độc lập trọn vẹn cho cả nước, đưa nước ta vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân tộc Việt Nam đã nhiều lần thành công lớn về nắm bắt thời cơ lịch sử để giành độc lập dân tộc và khôi phục nền độc lập của nước nhà. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công”. Từ đó, trong suốt năm 1944 và những tháng đầu năm 1945, trên những tờ báo, trong những văn kiện chính thức của Đảng ta, vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sợ bị lộ, Hội nghị chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp. Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Bản Chỉ thị đó lập tức được chuyển tới nhà in bí mật của Đảng tại làng Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Hoàng phụ trách nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn bản và theo những đường giây bí mật chuyển đi các nơi. Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: 1. Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật;  và 2. Nhật đầu hàng Đồng minh. Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2). Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Cuộc Tổng khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những vận dụng một cách sáng tạo, nhạy bén chớp thời cơ khởi nghĩa của Bác Hồ và Đảng ta. Năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra và lan rộng, rồi năm 1940 phát-xít Đức tấn công Pháp. Ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật-Pháp tranh nhau miếng mồi Đông Dương. Trước tình hình trên, Bác Hồ của chúng ta khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định, thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. Tình thế cách mạng sắp xuất hiện. Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5-1941, sau khi đánh giá tình hình thế giới và trong nước đã thống nhất nhận định; Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lai được. Với quyết tâm phải dành cho được độc lập, tự do, Đảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực lượng cách mạng, trước hết là tập trung xây dựng lực lương chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chủ động đón thời cơ, nổi dậy dành chính quyền, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh( tức Việt Minh) kêu gọi nhân dân dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị lực lượng đứng về phe đồng minh chống phát xít. Nhận định của Đảng dựa trên cơ sơ phân tích khoa học và lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng, trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh, tính quy luật tất yếu, có áp bức dân tộc, có đấu tranh giải phóng dân tộc. Một lần nữa chúng ta thấy tầm vóc tư duy chiến lược của Đảng và Bác Hồ thể hiện rõ ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy cách mạng. Tức là không thụ động chờ thời cơ, mà phải tích cực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng để tạo ra thời cơ cách mạng. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, kéo theo đó là khủng hoảng chính trị, kinh tế ở Việt Nam.Ngay sau đó ta chủ trương: “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta!”. Đồng thời Đảng ta phát động phong trào chống Nhật cứu nước. Đến tháng 7-1945, phát xít Đức-Ý đã bại trận trên chiến trường châu Âu. Ở châu Á, phát-xít Nhật đang trên đường sụp đổ. Dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, Bác Hồ vẫn chỉ thị cho các đồng chí của mình: “ Lúc này, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập! “. Khi Nhật đầu hàng đồng minh (13-8-1945), Đảng ta đã khẳng định, tình thế cách mạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc ngàn năm có một: “ giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy! đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cả dân tộc theo tiếng gọi thiêng liêng trên, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, chỉ trong chưa đầy nửa tháng các địa phương trong cả nước đã dành thắng lợi. Nếu như trước đây, trong Cách mạng Tháng Tám, khi tình thế cách mạng chưa đến, thời cơ chưa xuất hiện thì Đảng ta chủ trương xây dựng lực lượng, chủ động chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng khi thời cơ đến để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, thì giờ đây một số nền kinh tế lớn trên thế giới đang ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế.toàn cầu. Nền kinh tế nước ta đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được giữ vững. Một số lĩnh vực kinh tế sản xuất và kinh doanh đã phục hồi trở lại. Đứng trước thời cơ mới xuất hiện trong làm ăn về kinh tế như trên, các ngành kinh tế, các nhà doanh nghiệp, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp có điều kiện để bứt phá nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2009. Cùng với việc tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất kinh doanh có nguồn vốn, vật tư, đủ sản xuất và kinh doanh, nhất là các đơn vị làm hàng xuất khẩu, thì một vấn đề có tính cấp bách và lâu dài là phải chú ý đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đủ đức tài, có khả năng nắm bắt, đón đầu làm chủ khoa học công nghệ, chính là nhiệm vụ hàng đầu. Trong những ngày này, chúng ta bồi hồi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính Người là nhà kiến trúc sư thiên tài đã tiên đoán được thời cơ và lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chớp được thời cơ và tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ngày nay là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tưởng nhớ đến người, tưởng nhớ đến 40 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của người, chúng ta nguyện, cho dù khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế nước ta, nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, chung lòng biết tranh thủ thời cơ, tận dụng những yếu tố thuận lợi, những thời cơ này nảy sinh ra từ cuộc khủng hoảng, nhất định chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức đưa đất nước tiến lên vững bước trên con đường đổi mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26170.doc
Tài liệu liên quan