Tiểu luận Phân tích ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp định giá doanh nghiệp và định giá cổ phiếu

- P/E không dự đoán giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà nó giúp hình dung giá cổ phiếu trong dài hạn

- P/E hiện tại ít có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong tương lai

- Có thể sử dụng P/E trên cơ sở lợi nhuận dự đoán khi phân tích chứ không nhất thiết chỉ sử dụng các số liệu trong quá khứ

- P/E của các công ty tăng trưởng nhanh có lợi nhuận đột phá có thể có sai lệch, hoặc P/E trở nên vô nghĩa khi doanh thu âm

- Không chỉ so sánh P/E cùng ngành, mà còn so sánh với P/E lịch sử

- P/E cũng là 1 phương pháp mang tính tham khảo, đánh giá chứ không được sử dụng như 1 yếu tố quyết định việc mua hay bán cổ phiếu.

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp định giá doanh nghiệp và định giá cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tài sản vô hình đã bị loại trừ khỏi giá trị sổ sách P/B cũng là quá khứ trong khi đó phải xác định gía trị dựa vào phát triển trong tương lai Ưu, nhược điểm của các phương pháp định giá cổ phiếu: Tương tự như định giá doanh nghiệp, ta xét đến những phương pháp chủ yếu của định gía cổ phiếu như dòng tiền chiết khấu, tài sản ròng, phương pháp so sánh vì về bản chất ta có thể định giá cổ phiếu thông qua việc định giá dòng tiền vốn chủ của doanh nghiệp rồi chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu: Tương tự như định giá doanh nghiệp, ở định giá cổ phiếu, người ta dùng cách chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp ở mức chiết khấu hợp lý tùy theo dòng tiền lựa chọn để tính toán được giá trị doanh nghiệp. Cũng như ưu và nhược điểm của định giá doanh nghiệp, cổ phiếu định giá theo phương pháp này thường là chỉ tiêu để đầu tư dài hạn cho nhà đầu tư. Phương pháp tài sản ròng: Định giá cổ phiếu theo phương pháp trên ít được sử dụng độc lập mà thường được kết hợp với định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu với mục đích so sánh và cũng không được sử dụng để quyết định mua hay bán cổ phiếu. Phương pháp P/E: P/E không dự đoán giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà nó giúp hình dung giá cổ phiếu trong dài hạn P/E hiện tại ít có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong tương lai Có thể sử dụng P/E trên cơ sở lợi nhuận dự đoán khi phân tích chứ không nhất thiết chỉ sử dụng các số liệu trong quá khứ P/E của các công ty tăng trưởng nhanh có lợi nhuận đột phá có thể có sai lệch, hoặc P/E trở nên vô nghĩa khi doanh thu âm Không chỉ so sánh P/E cùng ngành, mà còn so sánh với P/E lịch sử P/E cũng là 1 phương pháp mang tính tham khảo, đánh giá chứ không được sử dụng như 1 yếu tố quyết định việc mua hay bán cổ phiếu. Câu II: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khủng hỏang của thị trường tài chính thế giới hiện nay. Những khuyến nghị nào đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính thế giới xuất phát từ khủng hỏang cho vay bất động sản từ thị trường Mỹ và đã lan rộng sang các thị trường trên thế giới. Nhưng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hỏang trên là gì? Như các cuộc khủng hoảng tài chính khác, cuộc khủng hỏang lần này tại Mỹ vẫn là việc xuất phát từ khủng hỏang niềm tin. Nguyên nhân đầu tiên của nó là việc cho vay dưới tiêu chuẩn tại thị trường bất động sản của các ngân hàng. Các ngân hàng này đã bán lại các khỏan cho vay dưới tiêu chuẩn này dưới dạng chứng khóan hóa. Do đó, khi khủng hoảng bất động sản lan rộng thì nó không còn chỉ là vấn đề của các ngân hàng mà nó còn lan rộng các thị trường chứng khóan. Nguyên nhân đầu tiên ở đây xuất phát từ phía các ngân hàng Mỹ với việc chạy theo lợi nhuận cho vay các khỏan đầu tư dưới tiêu chuẩn. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không còn bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niêm 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khóan phái sinh và mở rộng họat động chứng khoán hóa các khỏan nợ và đầu tư. Chứng khóan phái sinh và chứng khóan hóa, mặc dù tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời gía trị đích thực của tài sản đảm bảo. Không cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm tóan hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua các lớp thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác gí trị và độ rủi ro của các khỏan đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng . Thêm vào đó, nhiều thao tác này lại được che đật qua hoạt động đầu cơ các quỹ đầu tư, một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỷ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản. Ngay khi bắt đầu xuất hiện các ngân hàng, định chế tài chính sụp đổ thì niềm tin của các nhà đầu tư cũng như công chúng bắt đầu suy giảm nghiêm trọng cùng với các dấu hiệu rõ dần của cuộc khủng hỏang. Việc khủng hỏang tài chính lan rộng ra các khu vực trên thế giới là kết quả tất yếu khi mà nền tài chính đứng đầu thế giới gặp khó khăn và cũng là kết quả tất yếu của quá trình kinh tế toàn cầu. Kiến nghị đối với nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam: Khủng hỏang tài chính tại Mỹ và tòan thế giới cũng có ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ảnh hưởng tới TTCK . Các nhà đầu tư Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý làm cho thị trường không ổn định. Vì thế, TTCK cũng có những biến động tăng giảm phức tạp trong vài tháng trở lại đây, biểu hiện ở diễn biến của chỉ số VN-Index TTCK Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống TTCK thế giới nên ảnh hưởng từ cuộc khủng hỏang là không quá mạnh mẽ, các nhà đầu tư chưa nên có thái độ lo lắng thái quá. Tuy người dân các nước chịu khủng hỏang trực tiếp đang thắt chặt tiêu dùng làm cho nhà đầu tư rút vốn về nước nhưng hiện nay Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để đối phó với chuyện này trên TTCK. Hơn nữa, các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam chưa nên bán tháo ồ ạt cổ phiếu vì quy mô TTCK tại Việt Nam vì vẫn có nhiều tổ chức tài chính chưa muốn rút vốn khỏi Việt Nam và tiềm năng của thị trường Việt Nam còn lớn, vẫn có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngòai. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, các nhà đầu tư cần thận trọng xem xét các dấu hiệu thị trường, có chính sách cơ cấu và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả để tránh thiệt hại quá lớn. Câu III: Trình bày về sự kết hợp các chỉ số trong phân tích kỹ thuật theo từng chiến lược đầu tư cụ thể Trong phân tích kỹ thuật, có rất nhiều chỉ báo biểu hiện xu hướng, giao động,…Sau đây giới thiệu một số chỉ báo thông dụng và sự kết hợp các chỉ báo đó dùng trong phân tích kỹ thuật như sau: Chỉ dẫn xu hướng 1.1. ADX (Average Directional Index) ADX là sự dao động trong khoảng 0 và 100, dù phạm vi từ 0 đến 100, nhưng chỉ số trên 60 là tương đối hiếm. Những chỉ số thấp hơn, dưới 20 thể hiện xu hướng yếu và chỉ số cao trên 40 thể hiện 1 xu hướng mạnh. Chỉ số này không thể hiện xu hướng giá cổ phiếu tăng hay giảm mà chỉ đơn thuần là đo lường sức mạnh của xu hướng hiện tại. ADX khi được kết hợp với cặp +DMI (chỉ số hướng tích cực) và -DMI (chỉ số hướng tiêu cực) sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác cho hệ thống mua bán (trading system). Nó có thể sẽ trở thành 1 chỉ báo đầy đủ chi tiết trong 1 không gian giới hạn nhưng vẫn thỏa mãn được những khái niệm chung.  Đầu tiên chúng ta cần nói về directional movement indicator (chỉ số hướng vận động) + hoặc -DM. Nó được định nghĩa đơn giản như là phần lớn nhất hướng ra ngòai phía trước phạm vi xác định. Nếu là ở mức cao thì nó là hướng vận động tích cực (+DM), còn thấp thì là hướng vận động tiêu cực (-DM). DM có giá trị 0 khi sự giao động trong phạm vi là nhỏ.  Nói 1 cách chính xác hơn thì chỉ số này được tính toán trên cơ sở là chỉ số trung bình của +DMI và -DMI trong phạm vi đang xét. Thông thường nó sẽ có giá trị từ 0 cho đến 100 bởi vì nó chỉ là 1 chỉ số có giá trị thuần túy củ đường hướng lên hay xuống của thị trường, số dương hay âm biểu thị cho sự vận động lên hay xuống của thị trường. Chỉ số DMI gồm 2 đường thẳng khác biệt, và thường được sử dụng đường dưới -DMI là màu đỏ, đường trên +DMI là màu xanh. Bước tiếp theo là ta tính toán chỉ số hướng (direction index) bao gồm: +DMI và -DMI, nó tỉ lệ với nhau trong cùng 1 phạm vi. Nó biểu thị cho vùng trung bình giữa 2 vùng tăng và giảm của xu hướng thị trường. Nó được cấu tạo bởi 2 chỉ báo +DI và -DI. DX là được tính toán bởi sự chênh lệch của 2 chỉ báo này, lấy tổng 2 chỉ báo này chia cho 100 ta được con số phần trăm, con số này sẽ giao động từ 1cho tới 50. Làm trơn chỉ số này trong thị trường ngắn hạn, Wilder đã dùng kỹ thuật trung bình và đã tính tóan ra chỉ số ADX. Cách sử dụng - Đầu tiên ta có tín hiệu mua khi +DMI cắt và nằm trên -DMI (lưu ý giá có qua điểm cực đại trước khi mua hay không), tín hiệu bán khi -DMI cắt và nằm trên +DMI. - Tính hiệu cắt của DMI cho tín hiệu bán rất chính xác khi thị trường đang trong 1 xu thế rõ ràng (trending market), và không chính xác khi thị trường ảm đạm, không có xu hướng (sideways market). Wilder đưa ra cách sử dụng khi thị trường đang trong 1 xu hướng. Khi ADX tăng và điểm tăng phải trên +DMI và -DMI. Nếu điểm tăng này ở giá trị cao thì đường giá sẽ chống lại với xu hướng cơ bản. Điều đáng nhớ là ADX là chỉ báo xu hướng nhưng nó không phản ánh hướng đi của xu hướng. 1.2. Trend Channels - Kênh xu hướng  Cấu tạo Kênh xu hướng bắt đầu từ đường xu hướng cơ bản và 1 đường song song tạo ra phần bên trong chứa đường giá. Trong trường hợp kênh xu hướng tăng, thì được vẽ bởi 1 đường xuyên qua các đỉnh và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đường giá. Trong trường hợp kênh xu hướng giảm được vẽ bởi 1 đường xu hướng nối các đáy và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đa số đường giá.  Cách sử dụng • Kênh xu hướng có thể sử dụng như là mục tiêu của các chỉ báo, nó định hướng được phạm vi mà khả năng đường giá di chuyển được. • Trong phần xu hướng thị trường, đôi lúc rất khó tìm đường hỗ trợ hay kháng cự, đặc biệt là thị trường đang tăng hoặc giảm. Khi thị trường đang tăng hay giảm đường giá chạy bên trong kênh xu hướng ta dễ dàng xác định được đỉnh hay đáy qua kênh xu hướng. • Nếu đường giá nằm ngoài kênh xu hướng và tiếp tục hướng đi đó ta có thể mở rộng kênh xu hướng hiện tại để dự đóan các điểm tiếp theo của giá hướng tới. Khi đường xu hướng bị gãy ta có thể sử dụng chúng như là 1 đường hỗ trợ hay kháng cự. 2. Các chỉ báo về giao động 2.1. Average True Range (ATR)  ATR là chỉ báo được định nghĩa bởi ông Wilder, nó là chỉ báo về giao động và tiếp tục xu hướng vĩ đại cho mỗi phiên giao dịch khác nhau: • Khoảng cách giá cao nhất trong ngày đến giá thấp nhất trong ngày. • Khoảng cách giá đóng cửa ngày hôm qua đến giá cao nhất đến ngày hôm nay. • Khoảng cách giá đóng cửa ngày hôm qua đến giá thấp nhất đến ngày hôm nay. ATR là 1 thể đơn giản của vùng trung bình giá vượt qua x-phiên (trong đó x là số phiên giao dịch do người sử dụng xác định).  Cách sử dụng ATR có giá trị cao thường xảy ra khi thị trường bán tống các cổ phần 1 cách hoảng lọan, nó mang ý nghĩa là thị trường sẽ sụt giảm khi đa số những nhà đầu tư đều cho là mức giá này là đạt kỳ vọng và lượng người bán ra khá cao. Ngược lại ATR có giá trị thấp thường mang ý nghĩa thị trường đang trong lúc ít có vận động (sideways).    ATR có thể sử dụng kết hợp với DMI và có thể sử dụng để nhận biết điểm phá vỡ (breakout) trong 1 kênh xu hướng. Cũng có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo giao động khác để xác định tín hiệu mua và bán. Khi kết hợp ATR và DMI cho ta biết tín hiệu mau và tín hiệu bán (khi ATR đang ở mức cao) và thấy được xu hướng chính của thị trường. 2.2. Bollinger Band Đây là chỉ số trễ hay theo xu thế. Chỉ số này gồm 3 dải (bands) nằm phủ lên đường giá hoặc những chỉ báo trên đồ thị kỹ thuật. • Dải chính giữa: là đường trung bình giản đơn (SMA) 20 phiên của đường giá.   • Dải thấp:   • Dải cao: Ông John Bollinger đã sáng chế ra chỉ báo này, nó thường được sử dụng chung với đường giá nhưng chúng chỉ được xem là một indicator (dụng cụ chỉ báo), nó rất giống đường bao của giá. Đây là chỉ báo độc nhất vì nó có tác dụng là thể hiện chính xác những thay đổi hay giao động của thị trường. Nó là 1 phép tóan cộng trừ của 2 lân sự chênh lệch của đường trung bình giá MA. Khi thị trường rung động mạnh nó sẽ phản ánh giao động bằng cách mở rộng các dải (bands). Ngược lại khi sự giao động suy yếu nó phản ánh thị trường trầm lắng thì các dải có khuynh hướng co hẹp lại. Chỉ số này dùng kết hợp với đường giá được thể hiện như sau: - Khi giá cổ phiếu tiến tới cận trên, thị trường mua quá nhiều và cổ phiếu đó có khuynh hướng giảm giá. - Khi giá cổ phiếu tiến tới cận dưới, thị trường bán quá nhiều và cổ phiếu đó có xu hướng tăng giá - Các đợt biến động giá gần với đường biên của dải BB là rất quan trọng. Biến động giá vượt ra khỏi giới hạn của các đường biên là dấu hiệu của động lực thị trường và là thông điệp của thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giá tạm thời. - Nếu giá bám vào 1 trong 2 đường biên trong một biến động hình thành xu hướng thị trường nào đó, biến động này chắc chắn tiếp diễn mặc dù không xuất hiện sự phân kỳ nào được phản ánh bằng công cụ đo độ xung động. - Khi thị trường ở đỉnh hay đáy, đầu tiên đường giá thóat ra khỏi dải và sau đó nó sẽ trở lại vào trong dải. Thị trường lúc đó sẽ đi ngược lại với xu hướng đang tồn tại. - Sự di chuyển của đường giá nếu bắt đầu từ 1 dải thấp hoặc cao nó sẽ tiếp tục đi đến dải đối diện. 2.3. Commodity Channel Index indicators (CCI)  Là chỉ số giao động được sáng lập bởi ông Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold). Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này là thị trường trong trạng thái ít biến động, ảm đạm (sideways market), nó không làm việc tốt khi thị trường đang trong 1 xu hướng (trending market). Bởi thế nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ số khác, tốt nhất là dùng kết hợp với các chỉ số định hướng Directional Movement Index (DMI). Có thể lọai trừ những sai lầm khi bạn nhận được tín hiệu bán ở vùng quá mua (overbought) trong xu thế tăng giá (bull market).  Công thức tính toán Calculate the average price of the period     Average Px = (high + Low + Close) / 3  Calculate the Moving Average over 'n' periods     MA = (Close 1 + Close 2 + Close 3 = ... +  Close n) / n  Calculate the mean deviation over 'n' periods     Mean Deviation =               ([MA last - Avg Px 1 [+] MA last - Avg Px 2 [ + ...+ ] MA last - Avg Px n]) / n     CCI = (Average Price - MA) / (0.015* Mean Deviation) Lambert đề xuất sử dụng về 1/3 chu kỳ thông thường của thị trường nó giống như là 1 giới hạn tốt nhất cho CCI. Nếu chu kỳ bình thường của thị trường là 90 ngày thì nên sử dụng thông số n=30 ngày và nên sử dụng đồ thị ngày.  CCI về bản chất là đo lường khỏang cách bao xa từ đường giá đến đường trung bình của giá (Moving Average) và đo chúng di chuyển nhanh như thế nào. Nếu đường giá nằm bên phải đường MA (Moving Average) thì giá trị của CCI sẽ là 0. Hằng số (0.015) bị hạn chế khỏang 80% thời gian nằm trong khoảng từ -100 đến +100.  Cách sử dụng  Có nhiều chỉ dẫn để sử dụng chỉ số này nhưng có 2 cách thường dùng nhất là:             • Tín hiệu mua và bán thật sự: Khi chỉ số CCI trên +100 và thị trường là quá mua (overbought) thì đó là cơ hội bán của chúng ta. Và khi thị trường là quá bán (oversold) với chỉ số CCI dưới -100 thì đó là cơ hội mua của chúng ta.             • Phân kỳ (Divergence Indicator): Nếu đường giá tăng mà chỉ số CCI giảm thì giá sẽ thường đổi chiều sau đó.  Nó thật sự là chỉ số mạnh khi được kết hợp với các chỉ số về đường hướng (directional indicator). Nó sẽ cho tín hiệu sai khi xu hướng của thị trường chống lại cái tín hiệu đó. Ngược lại nó rất chính xác khi có tín hiệu mua trong thị trường tăng (bull market) và tín hiệu bán khi thị trường giảm (bear market).  Có rất nhiều cách sử dụng chỉ báo này. Nó có thể sử dụng để xác nhận điểm thóat (breakout) trong phạm vi gần của xu hướng. Nó còn được sử dụng để đo gia tốc của thị trường. 2.4. Moving Average (MA) - Chỉ số trung bình trượt  MA là chỉ số được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trong việc xác định xu thế của thị trường. Nó có thể được dùng giống như chỉ số bán quá nhiều/mua quá nhiều. Khi được kết hợp với các chỉ số khác, bao gồm cả các chỉ số trung bình trượt khác, MA cung cấp cho ta một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh với các tín hiệu mua và bán. Về bản chất, chỉ số trung bình trượt loại bỏ các nhiễu của thị trường, giúp ta có cái nhìn rõ hơn đối với xu thế. Điều này được thực hiện bằng cách  chuyển đổi từ đồ thị thanh sang đồ thị đường.   Trung bình trượt (n)= [Giá (n) + giá (n-1) +….+ giá (N-m)]/m Với n là khoảng thời gian hiện tại, giá(n) tương ứng với giá đóng cửa, m là số mẫu dùng cho tính toán. Tham số m được tùy chọn bởi người sử dụng.  Để tính giá trị trung bình trượt tiếp theo, áp dụng công thức trên nhưng bỏ đi giá trị xa nhất và cộng thêm giá trị gần nhất. Cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn m, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân tích xu thế. m có thể thay đổi từ 3 ngày cho đến 200 ngày tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư. Các xu hướng dài hạn thường được thể hiện khá rõ với trung bình trượt 200 ngày. Có một vài cách để xây dựng chỉ số trung bình trượt tùy thuộc vào loại giá nào được sử dụng. • Trung bình trượt đơn giản: sử dụng giá đóng cửa. • Trung bình trượt trung tâm: sử dụng giá chính giữa của thanh chứ không phải giá đóng cửa. • Trung bình theo tỉ lệ: nhiều người cho rằng các dữ liều càng gần với thời điểm hiện tài thì càng có giá trị hơn so với các dữ liệu xa trước đó, vì thế với chỉ số này những dữ liệu gần sẽ được gắn với những tỉ lệ lớn hơn so với dữ liệu xa.  Cách sử dụng Chỉ số trung bình trượt họat động khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng của thị trường. Tùy vào mục đích đầu tư của mỗi ngưới, chỉ số này được sử dụng với các khung thời gian khác nhau. Thường thì các traders coi trung bình trượt là tín hiệu cần phải xem xét cuối cùng trước khi đưa ra một quyết định. Họ sẽ chỉ hành động khi các tín hiệu có xu hướng trùng với hướng của trung bình trượt hoặc giá hiện thời nằm cùng phía với hướng của trung bình trượt. Đường trung bình trượt thường được vẽ cùng với một hình bao xung quanh. Độ chênh lệch của đường bao trên và dưới so với đường trung bình trượt là cố định.  Thị trường được coi là hoạt động bình thường khi giá chứng khoán vẫn còn nằm trong đường bao này. Khi giá vượt quá đường bao trên, đó là tín hiêu mua quá nhiều và ngược lại quá đường bao dưới là tín hiệu bán quá nhiều. Để giúp ích hơn trong việc phân tích, 2 hoặc 3 đường trung bình trượt với khoảng thời gian khác nhau (8, 21, và 55 ngày chẳng hạn) có thể được sử dụng kết hợp lại. Hai đường 8 và 21 ngày thể hiện trung bình ngắn hạn và đường 55 ngày thể hiện cho dài hạn. Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường trung bình giao nhau với hướng của tín hiệu là hướng của đường ngắn hạn cắt đường dài hạn. Nếu đường ngắn hạn nằm trên đường dài hạn, đó là xu thế thị trường bò tót. Ngược lại nếu chỉ số ngắn hạn nằm dưới đường dài hạn, đó là xu thế thị trường gấu. Cần phải nhận thức rõ là các chỉ số trung bình trượt chỉ thực sự hoạt động tốt và hiệu quả với thị trường có xu hướng. Điều này được loại bỏ thông qua việc sử dụng trung bình trượt dài hạn hoặc MACD để xác định liệu thị trường thật sự có xu hướng hay không. Chú ý, MACD thực chất bắt nguồn từ trung bình động đơn giản. MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật. Được tạo ra bởi Gerald Appel, MACD đo sự chênh lệch giữa 2 chỉ số trung bình trượt hàm mũ trong 12 và 26 ngày. Bên cạnh MACD, một chỉ số khác là MACDA được phát triển bằng cách tính trung bình trượt trong 9 ngày của MACD. Chỉ số này được xem như là chỉ số “dấu hiệu”. Đường 1 - MACD, được tính như sau:   MACD = EMA(12) – EMA(26) Đường thứ 2 - MACDA, là đường trung bình trượt hàm mũ của đường 1, được tính như sau:   MACDA(n) = MACD(n-1)+[k*(MACD(n)-MACD(n-1)  Với n là khoảng thời gian hiện tại, k là hằng số làm trơn, và 9 là số điểm mẫu MACD được sử dụng để tính MACDA. MACD xem xét độ lệch kỳ vọng gần đây so với kỳ vọng trong trước kia. Nếu MACD>0, kỳ vọng hiện tại (MA 12 ngày) cao hơn kỳ vọng trước đây (MA 26 ngày) ám chỉ một sự tăng giá và ngược lại. Dấu hiệu mua : Khi MACD tăng vượt qua trung bình trượt của nó (MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên) kèm theo 1 khối lượng giao dịch lớn, đây là dấu hiệu lên giá Dấu hiệu bán : Khi MACD giảm dưới giá trị trung bình trượt 9 phiên của nó (đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống) kèm theo khôi lượng giao dịch lớn , đây là dấu hiệu xuống giá. Trong trường hợp thị trường đang không có xu hướng được xác nhận, các chỉ số bán quá nhiều/mua quá nhiều có thể được áp dụng. Chỉ số về xung lượng 3.1. Momentum: Chỉ số bị đánh giá thấp Chỉ số xung lượng đo tốc độ thay đổi của giá đóng cửa. Nó được sử dụng để nhận diện mức suy yếu của xu thế và các điểm đảo chiều. Chỉ số này thường bị đánh giá thấp do sự đơn giản của nó. Cách tính chỉ số xung lượng Mỗi đơn vị xung lượng là sự chênh lệch về giá giữa đơn vị đó và các đơn vị trước đó trong một số giai đoạn  nhất định. Thường thì chúng ta dựa vào giá đóng cửa, tuy nhiên cũng có một số công cụ vẽ đồ thị cho phép ta có những lựa chọn khác. Xung lượng được định nghĩa bằng tỉ số giữa giá hiện tại với giá trước đó N giai đoạn.   Momentum = Close(i)/Close(i-N)*100   Với:  Close(i)     là giá cuối ngày của thanh hiện thời            Close(i-N) là giá cuối ngày của thanh trước đó N thời kì. Cách sử dụng Đường xung lượng đi lên báo hiệu xu thế tăng giá đang mạnh dần và ngược lại đường đi xuống báo hiệu xu thế giảm giá đang yếu dần. Khi chỉ số xung lượng hướng lên, đó là tín hiệu mua vào và khi hướng xuống thì đó là tín hiệu bán ra. Chỉ số này hướng lên hay xuống giúp ích cho việc phát hiện xu hướng, các tín hiệu phân kì và bán quá nhiều/mua quá nhiều. Cũng như các chỉ số khác, có rất nhiều cách để sử dụng một chỉ số có hiệu quả và thường thì chúng ta nên kết hợp nhiều chỉ số với nhau trước khi ra một quyết định cuối cùng. Chúng ta coi chỉ số xung lượng giống như các chỉ số giao động khác, ví dụ MACD chẳng hạn, với số ngày tính toán là 14. Mua khi chỉ số này ở đáy và hướng đi lên trong khi bán khi chỉ số ở đỉnh và hướng đi xuống; tuy nhiên nên sử dụng kết hợp với RSI cho 14 ngày và Bollinger Bands đặt tại 20. 3.2. RSI (Relative Strength Index)  Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:   RSI = 100 - 100/(1+RS)    RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày  Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x. Sau đây là sự kết hợp của RSI với các chí báo khác cho kết quả rõ ràng hơn: Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system) • Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold (bán quá mức) và bán khi thị trường ở overbought (mua quá mức), lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng. • EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend. • Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng. • Dạng đồ thị: xu hướng, kháng cự/hỗ trợ, tam giác (triangles), đầu-vai (head and shoulders) khi áp dụng RSI nó giống như đường dẫn cho giá. Cái dở là dạng đồ thị: xu hướng, tam giá... là quan điểm cá nhân phụ thuộc vào chủ quan của từng người nên không thể sử dụng trong cả hệ thống. • RSI cũng cần kết hợp với đường Stochastic Oscillator hay ADX để có thể xác định được điểm mua và điểm bán chính xác hơn. Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu MACD > 0 thì xu hướng đi lên.  3.3. William’s %R  William's %R là 1 chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo mức quá mua (overbought)/ quá bán (oversold) của 1 cổ phần. William's %R được ông Larry Williams tạo ra. Chỉ số này được coi là 1 chỉ báo được xu hướng tương lai khá chuẩn. Chỉ số này được giao động từ 0% cho đến -100% và được chia thành 3 vùng: • Quá mua (overbought): có giá trị từ 0 cho tới -20 đại diện ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25014.doc
Tài liệu liên quan