Khi ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tưcách là
chủthểhoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tựnhiên, làm biến đổi xã hội.
Trong các nguồn lực có thểkhai thác nhưnguồn lực tựnhiên, nguồn
lực khoa học - công nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là
quyết định nhất, bởi lẽnhững nguồn lực khác chỉcó thểkhai thác có hiệu quả
khi nguồn lực con người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng
cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú. Xã
hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con
người và có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có
sựquan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sửdụng và phân
công lao động xã hội.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lực lượng sản xuất và do đó có tác dụng thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển. Trong trường hợp ngược lại thì nó lại kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố như sự tích lũy dần kinh nghiệm
mà trong thời đại ngày nay với sự tác động trực tiếp và nhanh chóng của các
tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất thì lực lượng
sản xuất không ngừng biến đổi và phát triển. Nhưng sự biến đổi và phát triển
đó trong một giới hạn nhất định thì chưa tạo ra nhu cầu khách quan của sự
biến đổi các quan hệ sản xuất. Khi sự biến đổi đó tới một giới hạn nhất định
cả về số lượng và chất thì tất yếu sẽ đặt ra nhu cầu khách quan là cải cách, cải
tổ và cao hơn là một cuộc cách mạng tới tận cơ sở quan hệ sản xuất tư liệu
chủ yếu.
Tuy nhiên những quan hệ sản xuất không tự nó biến đổi mà nó cần đến
những cuộc cải cách; cách mạng trên phương diện chính trị và thể chế Nhà
nước, cơ chế Nhà nước vì rằng những quan hệ sản xuất bao giờ cũng mang
một hình thức pháp lý, chính trị văn hóa.
5
Như vậy một yêu cầu khách quan được đặt ra có tính nguyên tắc đối
với các quá trình xác lập, hoàn thiện những quan hệ sản xuất phải dựa trên
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có.
Ở nước ta đổi mới đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật
này biểu hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa mà không tính tới trình độ của lực lượng sản xuất nước ta.
Một quan hệ sản xuất tiên tiến không phù hợp với trình độ thấp kém của lực
lượng sản xuất, nó đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất nước ta
trong một thời gian dài. Từ đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, nước ta đã lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này hoàn
toàn phù hợp với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, bởi lẽ trình độ lực lượng sản xuất nước ta
còn thấp kém, không đồng đều. Sự không đồng đều về trình độ của lực lượng
sản xuất đòi hỏi phải có sự đa dạng phong phú của các quan hệ sản xuất.
b. Lực lượng sản xuất xã hội là yếu tố tiêu biểu cho các thời đại lịch sử
xã hội.
Trong những hang đá lâu đời nhất, người ta đã tìm thấy những công cụ
và những vũ khí bằng đá. Việc sử dụng và sáng tạo những tư liệu lao động tuy
đã có mầm mống ở một vài loài vật nào đó nhưng vẫn là đặc trưng nổi bật
nhất của lao động con người. Con người đã phát triển tư liệu lao động lên một
trình độ cao hơn, ngày càng đáp ứng tốt hơn quá trình sản xuất. Sản xuất phát
triển trong tất cả các ngành làm cho sức lao động của con người có khả năng
sản xuất được nhiều tư liệu hơn số tư liệu cần thiết cho sinh hoạt của họ, làm
tăng sản lượng lao động hàng ngày mà mỗi thành viên của thị tộc, của công
xã gia đình hoặc 1 vợ 1 chồng.
Trong lúc của cải làm ra nhiều, mở rộng phạm vi sản xuất, tư hữu xuất
hiện thì ở những điều kiện lịch sử nhất định sự phân công lao động xã hội lớn
đầu tiên tất nhiên sẽ đưa đến chế độ nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ hình
6
thành 2 giai cấp chủ nô và nô lệ. Kiểu sản xuất tập thể hay hợp tác theo lối
nguyên thủy rõ ràng là sự tất yếu của từng cá nhân riêng lẻ chứ không do xã
hội hóa tư liệu sản xuất.
Sự phát triển phi thường của công nghiệp và quá trình tập trung cực kỳ
nhanh chóng của sản xuất trong các xí nghiệp ngày càng lớn, là một trong
những đặc tính đặc sắc nhất của chủ nghĩa tư bản.Giai cấp tư sản trong quá
trình thống nhất giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất
bằng tất cả những lực lượng sản xuất của các thế hệ trước cộng lại. Chính giai
cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của loài người
có khả năng đến mức nào. Nó tạo ra các kỳ quan khác hẳn thời kỳ cổ đại. Giai
cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cánh mạng hóa công cụ sản
xuất do đó cách mạng hóa quan hệ sản xuất. Điều này trái với tất cả các giai
cấp thống trị trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phát triển sản xuất cũ là
điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại của họ.
Chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh tế xã hội cao nhất trong lịch sử. Giai
cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến giữa vai trò lãnh đạo
xã hội. Khi lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hóa cao thì quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trở lên lỗi thời kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Do đó, nó phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn đó
là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội
là lực lượng sản xuất tiên tiến, có tính xã hội hóa cao mà đỉnh cao là chủ
nghĩa cộng sản khi đó con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Mỗi thời đại lịch sử được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất
định mà trong đó lực lượng sản xuất là yếu tố tiêu biểu cho các thời đại lịch
sử xã hội. Xã hội phát triển từ thấp đến cao xét đến cùng cũng là do lực lượng
sản xuất quyết định.
2. Lực lượng sản xuất là yếu tố cách mạng nhất của sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự thay đổi, phát triển
của phương thức sản xuất.
7
Dù hình thức xã hội của sản xuất như thế nào, người lao động và tư
liệu sản xuất bao giờ cũng vẫn là những nhân tố của sản xuất. Muốn có sản
xuất nói chung thì người lao động và tư liệu sản xuất phải kết hợp với nhau.
Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo
ra sản phẩm cho xã hội. Lực lượng sản xuất là yếu tộ động, luôn luôn biến đổi
dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Nếu mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất thích hợp thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Như vậy có thể nói rằng lực lượng sản xuất là yếu tố cách mạng nhất của sản
xuất. Trong thực tế lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của sản xuất đều
được đánh dấu bằng sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất. Các cuộc
cách mạng kỹ thuật đã mang lại sự thay đổi vượt bậc của quá trình sản xuất xã
hội về cách thức sản xuất, phương thức tổ chức quản lý..
Sự khác nhau giữa một thời đại này với một thời đại kinh tế khác là
phương thức chế tạo,là những tư liệu lao động dùng để chế tạo chứ không
phải là cái người ta chế tạo ra. Những tư liệu lao động là thước đo sự phát
triển của người lao động và là những chỉ số của những quan hệ xã hội trong
đó người lao động làm việc. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của
xã hội chính là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của
lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt
mình quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi và
do đó phương thức sản xuất cũ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới
tiến bộ hơn, hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế
xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình này diễn ra một cách khách quan
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.
3. Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
a. Khái niệm
Hiện nay nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Ngân hàng thế
giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng,
8
nghề nghiệp…) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình
sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.
Chúng ta có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố
thuộc về chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức vị thế xã hội…
tạo nên năng lực của người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt
động xã hội.
Khi ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là
chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực khoa học - công nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là
quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả
khi nguồn lực con người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng
cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú. Xã
hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con
người và có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có
sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân
công lao động xã hội.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đây là giai đoạn xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại để tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước
có điểm xuất phát thấp từ một nền nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa. Mục tiêu của nước ta trong thời kỳ quá độ là "Xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Để thực hiện được mục tiêu này, việc phát triển và sử dụng nguồn nhân
lực để phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng đầu.
b. Nhân tố người lao động là nhân tố quyết định trong lực lượng sản
xuất
Lực lượng sản xuất đó là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động của
con người và tư liệu sản xuất.Trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn
9
thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến
bộ, Matxơcơva, 1977, t.38, tr.430] chính người lao động là chủ thể của quá
trình lịch sử sản xuất, với sức cạnh tranh và kĩ năng lao động của mình, sử
dụng tư liệu lao động mà trước hết là công cụ lao động tác động vào đối
tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động
sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng
lên, đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí
tuệ của lao động ngày càng cao.
Cùng với người lao động thì công cụ thì công cụ lao động cũng là một
yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản
xuất. Công cụ lao động cũng là sản phẩm do trí tuệ của con người sáng tạo ra.
Với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ
thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện và nó đã làm
biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất.
Từ sự biến đổi và phát triển của hai yếu tố tư liệu lao động và sức lao
động mà lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Suy đến cùng nhân tố
người lao động chính là nhân tố quyết định nhất trong lực lượng sản xuất.
Ngày nay trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò
ngày càng to lớn. Lao động trí tuệ ngày càng đó vai trò chủ yếu, nó thúc đẩy
sản xuất phát triển bằng những ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.
Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là
thói quan, kinh nghiệm của họ và là tri thức khoa học.
Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tùy thuộc
vào chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt Nam
bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định
"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa".
[Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10,
tr.310]. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xây dựng trên lĩnh vực kinh tế,
10
người lao động đã trở thành người làm chủ đất nước làm chủ trong quá trình
tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới
tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm.
Điều đó tạo ra điều kiện để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế -
xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
II. VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước
a. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo quan điểm của Đảng ta xác định công nghiệp hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa ở nước ta có đặc điểm phải gắn liền với hiện đại hóa
bởi vì cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã và đang diễn ra một số nước phát
triển bắt đầu nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do đó chúng
ta cần phải tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại,
tiếp cận với nền kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu
những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Ở nước ta công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội; tăng cường sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc. Mục tiêu
tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta được Đảng cộng sản
Việt Nam xác định tại Đại hội lần thức VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội
lần thứ IX là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa"
11
b. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc đến nay đã có tới 30 nước hoàn
thành công nghiệp hóa. Một lợi thế cho những người đi sau là có sẵn vô vàn
bài học thành công và thất bại của những người đi trước. Người ta đã tổng kết
và kể ra rất nhiều con đường công nghiệp hóa khác nhau: Công nghiệp hóa cổ
điển và phi cổ điển.
Công nghiệp hóa cổ điển đây là kiểu công nghiệp hóa mà các nước Tây
Âu và Mỹ đã thực hiện ở thế kỷ 18, 19.
- Công nghiệp loại 2: phi cổ điển là của các nước đi sau tiến hành công
nghiệp hóa một cách chủ động theo định hướng của Chính phủ. Nước ta đi
theo con đường này, và con đường này có xu hướng rút ngắn thời gian hoàn
thành.
Nói tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa người ta đến vốn và công nghệ
hiện đại. Nhưng điều đó chỉ hoàn toàn đúng với con đường công nghiệp hóa
cổ điển, kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa con đường thứ hai cho
thấy hoàn toàn không phải như vậy mà nhân tố quan trọng nhất chính là con
người
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là con đường duy nhất để phát triển nền
kinh tế - xã hội đối với bất cứ quốc gia nào nhất là các nước chậm phát triển
và đang phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con
người - nguồn nhân lực với tư cách là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.
Chính là yếu tố quyết định nhất, động lực cơ bản nhất. Thực tế đã chứng minh
nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các quốc gia vùng lãnh thổ có nền
công nghiệp phát triển ở Châu Á. Họ đã có chính sách ưu tiên phát triển giáo
dục hợp lý tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao đáp
ứng tốt cho công nghiệp hóa. Nếu như công nghiệp hóa của các nước Châu
Âu kéo dài gần 100 năm thì các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Singapo chỉ mất hai ba mươi năm đã xây dựng được một nền công
12
nghiệp hiện đại. Rò ràng nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng mang tính quyết định nhất đối với sự phồn thịnh của quốc gia.
Đảng ta xác định nhân tố con người chính xác là vốn con người, vốn
nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống
của dân tộc là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước để xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Vì thế giải phóng tiềm năng con người, để phát huy tối đa nguồn nhân
lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong những quan
điểm đổi mới có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Con người Việt Nam trong giai đoạn cách
mạng đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII xác định xây dựng với những đức tính "Lao động chăm chỉ
với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao. Vì lợi ích của
bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực".
2. Tính tất yếu khách quan phải phát triển và sử dụng nguồn nhân
lực có hiệu quả ở nước ta hiện nay
a. Yêu cầu ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điều kiện một nền kinh tế thấp kém,
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Dù miền
Bắc đã có hơn 50 năm và cả nước đã có trên 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhưng một phần lớn thời gian vẫn là tình trạng "một chủ nghĩa xã hội thời
chiến". Bên cạnh thành tựu to lớn phục vụ cho công cuộc kháng chiến và
bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thì chúng ta cũng mắc phải những
khuyết điểm nghiêm trọng trong tổ chức quản lý, những năm 80 lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế đã có
những thay đổi quan trọng, đã tương đối ổn định và phát triển tạo nên thế và
lực mới của cách mạng nước ta, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
13
Tuy nhiên, trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển đang còn là cản trở chủ
yếu của việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà quan hệ sản xuất
này vốn mang bản chất xây dựng hoá nền sản xuất xã hội. Người lao động
yếu tố động nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất vẫn còn hạn chế,
chưa đáp ứng được công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số cao, số
người trong độ tuổi lao động lớn tạo nên sức ép trên thị trường lao động thể
hiện tỉ lệ thất nghiệp năm 2004 là 5,6% lao động trong khu vực nông thôn vẫn
chiếm tỷ lệ lớn, năm 2004 lực lượng lao động nông thôn có 32,7 triệu người
chiếm tỷ lệ 15,6% lực lượng lao động cả nước, trong đó khi lực lượng lao
động thành thị là 10,55 triệu người chiếm 24,4% [Nguyễn Tiệp - Phát triển thị
trường lao động nước ta các năm 2005 - 2010 - Nghiên cứu kinh tế 326 - tr
52].
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của ta còn thấp chủ yếu vẫn là lao động giản
đơn. Thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao; chưa có tác phong
công nghiệp, cơ cấu cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động qua đào
tạo còn bất hợp lý (năm 2003 Cao đẳng, đại học và trên đại học trung học
chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1- 0,9 -2,7).
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém, chương trình
học không phù hợp với thực tế của thị trường lao động. Sinh viên học thụ
động, thiếu tính sáng tạo. Các trường đào tạo nghề sử dụng các máy móc đã
lỗi thời, lạc hậu mà thực tế đã không còn sử dụng….
Chất lượng thì đã vậy, lại kết hợp thêm việc phân bổ, sử dụng nguồn
nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ càng tăng thêm mâu thuẫn về cung cầu nguồn
nhân lực cả về số lượng và chất lượng ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ,
gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển về nhiều mặt ở vùng này. Những
nơi cần thì không có, còn những nơi đã có nhiều rồi như ở các thành phố lớn
thì lại càng nhiều thêm gây ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
14
Trước thực trạng đó việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu
quả cao là một vấn đề bức thiết. Nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định
thành công của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là trong thời đại
của khoa học công nghệ hiện nay. Người lao động nước ta có động lực học
tập tốt, thông minh, tự tin cao, khéo léo, có thể thành giỏi nếu được giáo dục,
tự tin và cần có một môi trường thuận lợi để phát huy.
b. Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cũng là yêu cầu và xu thế
chung của thế giới.
Ngày nay khi loài người đã bước vào cuộc cách mạng khoa học công
nghệ lần thứ 3 thì nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế đóng
vai trò đặc biệt quan trọng. Các nước công nghiệp phát triển đã chuyển từ nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Hàm lượng chất xám trong các
sản phẩm làm ra ngày càng tăng lên. Khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão, nhanh chóng được ứng dụng vào quá trình sản xuất tạo ra khối lượng sản
phẩm đồ sộ. Các sản phẩm này ngày càng tiến tới phục vụ tối đa cho nhu cầu
của con người. Nhiều ngành sản xuất mới, máy móc thiết bị, công nghệ mới,
các nguồn năng lượng mới… ra đời tạo bước phát triển nhảy vọt cho lực
lượng sản xuất. Suy đến cùng những thành tựu ấy đều ra con người sáng tạo
ra, con người đóng vai trò chủ thể.
Chính vì thế xu thế phát huy yếu tố, nguồn nhân lực là xu thế chung
toàn cầu. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và tay nghề ngày càng
trở thành một lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia. Nếu nguồn nhân lực chỉ
hàm chứa lao động giản đơn thì sẽ là một sức ép đối với quá trình tăng trưởng
và phát triển ở các nước chậm phát triển.
Nguồn nhân lực có dồi dào hay không là do chính sách đào tạo.
Nước Mỹ rất có ý thức chuẩn bị nguồn nhân lực trong mối quan hệ phát
triển. Cựu tổng thống Mỹ George Bush nhấn mạnh làm cho học sinh Mỹ
chiếm hàng đầu thế giới về kết quả các môn toán và khoa học tự nhiên, làm
15
cho nước Mỹ có văn hóa và kỹ năng cần thiết để có khả năng cạnh tranh trong
nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những chuẩn mực về kĩ năng và năng suất
lao động, về hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh
ngày càng phụ thuộc vào việc vận dụng những tiến bộ công nghệ và tri thức
khoa học. Chỉ có con người làm chủ được tiến bộ công nghệ và tri thức khoa
học mới.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi mới trở thành quốc
sách hàng đầu với các quốc gia. Các nước phát triển lợi dụng ưu thế về vốn,
kỹ thuật, đẩy nhanh đào tạo nhân tài, tranh giành người tài với các nước khác.
Các nước đang phát triển tăng cường đầu tư kinh phí cho khoa học công nghệ
giáo dục đào tạo nhân tài, đồng thời ngăn ngừa chảy máu chất xám bằng
những chính sách ưu đãi thích hợp. Chính phủ Ấn Độ đầu tư 1,1% tổng sản
phẩm kinh tế quốc dân, 87% tổng đầu tư khoa học công nghệ cho đào tạo
[Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt Nam - tr.57].
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là nước bại trận bị chiến tranh
tàn phá nặng nề nhưng quốc gia này vẫn khẳng định sự lựa chọn truyền thống
trong giáo dục. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được ưu tiên trên nhiều khía
cạnh, được sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Hàn Quốc bị ảnh
hưởng nhiều của nền văn hóa Nho học Trung Hoa nên rất chú trọng phát triển
giáo dục. Nhờ đó đầu tư trong giáo dục của Hàn Quốc không ngừng tăng lên
trong 50 năm qua. Đối với Trung Quốc, họ có chính sách mạnh dạn tìm người
tài. Trước mắt Trung Quốc đang thực hiện việc phát hành "thẻ xanh", một loại
thẻ dành cho những kỹ thuật viên, các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp với
đặc quyền vào Trung Quốc không cần visa.
Trước xu thế chung của thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc.
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển kinh tế đất nước
chúng ta cần hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nước ta tham gia vào rất nhiều
các tổ chức kinh tế như ASEAN, APEC và đặc biệt khi gia nhập vào tổ chức
16
thương mại thế giới WTO thì tính cạnh tranh của nền kinh tế phải được nâng
cao. Do đó việc nắm được khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại để chủ động
trong quá trình sản xuất, kinh tế đối ngoại… rất quan trọng, chúng ta phải xác
định rõ ràng những chính sách thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
3. Những giải pháp để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nước
ta hiện nay
a. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát huy
tốt
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nhận
định "Gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng
cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện
đời sống, hạn chế phát triển về trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi. Nếu
xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ
đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt".
Trong những năm qua tốc độ gia tăng dân số ở nước ta đã giảm chỉ còn
dưới 2%. Nhà nước thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1-2
con để nuôi dạy cho tốt. Thế nhưng từ năm 2003 dân số nước ta lại có dấu
hiệu tăng nhanh trở lại, vì vậy trong giai đoạn tới chúng ta vẫn phải tiếp tục
thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình để trong tương lai đảm
bảo tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động hàng năm hợp lý, hình thành
nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến tới cân bằng cung và cầu lao động.
b. Nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dụcđào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo lao động giải pháp có tính chiến lược lâu
dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t101_1742.pdf