MỤC LỤC
· Lời nói đầu
· Nội dung
A. Cơ sở lý luận chung
I. Phương pháp luận
II. Vai trò của phương pháp luận
1. Phương pháp biện chứng
2. Phương pháp biện chứng là đỉnh cao của tư duy khoa học
B. Phép biện chứng duy vật
I. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2. Nguyên lý về sự phát hiện
II. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại là quy luật chỉ rõ cách thức của sự phát hiện của sự vật, hiện tượng
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
3. Quy luật phủ định của phủ định
III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: có 6 cặp phạm trù
1. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
2. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
3. Cặp phạm trù nội dung và hình thức
4. Cặp phạm trù tất nhiên và kết qủa
5. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
6. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
* Kết luận
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7124 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng duy vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đơn giản cùng tồn tại vớ các sự vật khác, mà còn tác động qua lại với chúng. Trong quá trình tác động qua lại đó, các thuộc tính tương ứng của sự vật bộc lộ rõ bản tính bên trong của sự vật, sự vật được định tính và tự khẳng định mình là một thực thể tương đối độc lập.
Để nhận thức được sự vật, để vạch ra các thuộc tính đặc trưng của nó, cần phải xem xét nó không phải ngay trong bản thân nó, tách rời các sự vật khác mà phả xem xét trong mối liên hệ hữu cơ với các sự vật khác, phải tính đến tổng hoà những mối liên hệ muôn vẻ của sự vật ấy vớ những sự vật khác.
Phải phân loại các mối liên hệ để hểu rõ vị trí, vai trò của tổng mối liên hệ đối với sự vận động và phát trển của sự vật.
2. Nguyên lý về sự phát trển.
a. Khái nệm phát trển.
Phát trển là sự vận động theo khuynh hướng tiến lên. Có thể diễn ra dưới ba khả năng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ khái niệm trên cho thấy:
Nguyên lý về mối liên hệ biện chứng vớ nhau vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát trển.
Cần phân biệt khái nệm vận đông với khái niệm phát trển. Vận động là mọi biến đổi nói chung, còn phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới hợp quy luật.
b. Nội dung và tính chất của sự phát triển.
Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới.
Sự phát triển có tính chất tiến lên. kế thừa dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc có sự thụt lùi tạm thời.
Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.
Quan đểm siêu hình phủ nhận sự phát triển hiểu phát triển là sự tăng giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật, hện tượng.
c. ý nghĩa phương pháp luận.
khuynh hướng của sự vật, hiện tượng laị luôn vận động và phát triển, do đó khi nghiên cứu sự vật chúng ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan đểm lịch sử cụ thể đòi hỏi xem xét khách thể,( kể cả xã hội) trong sự tự vận động và phát triển của nó. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ miêu tả những biến đổi trong khách thể , chỉ ra những trạng thái về chất khác nhau, mà còn phải tìm ra mối lên hệ tất yếu khách quan giữa các hịên tượng nối tiếp nhau, tìm ra quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của khách thể.
Mặt khác, nếu khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là vận động đi lên thì trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải có quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi: phải phân tích sự vật trong sự phát triển, cần phát hiện được cái mới, ủng hộ cái mới, cần tìm nguồn gốc của sự phát triển trong bản thân sự vật.
Sự phát triển bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời. Do đó trước những khó khăn phải bình tĩnh xem xét mọi nhân tố tác động đến tình hình hiện tại, biết chấp nhận những thất bại tạm thời để vượt qua khó khăn đi đến thắng lơị mới cao hơn.
ý nghĩa thực tiễn của quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển giúp chúng ta nhận thức được rằng, muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng, phải có quan đểm phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Trong những năm gần đây, trước những khó khăn của đất nước, một số người muốn nhân dân ta từ bỏ con đường xã hộ chủ nghĩa hoặc lùi lại giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân. Quan điểm trên hoàn toàn không có cá nhìn biện chứng, cái nhìn phát trển. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là kết quả phân tích khoa học bối cảnh lịch sử và các điều kiện khách quan, chủ quan của phong trào cách mạng nước ta.
Thắng lợi của công việc đổi mới của 10 năm qua và những kết quả đầu tiên của công cuộc công nghệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng đinh quan điểm phát triển đất nươc của Đảng ta hoàn toàn đúng đắn.
II. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ( 3 quy luật)
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là quy luật chỉ rõ cách thức của sự phát trển của sự vật, hiện tượng.
Một số khái niệm.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt này, trước hết cần phải nắm vững được khái niệm chất và lượng.
Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác.
Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, đó là những thuộc tính quy định về quy mô, trình độ phát triển của sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng.
Mối quan hệ gữa chất và lượng là một trong những quy luật vận động cơ bản của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.
Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tượng đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi . Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra hai trường hợp khác nhau:
Một là, sự tăng lên hoặc gảm đi về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi dần dần từng phần, từng bước.
Hai là: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng làm cho chất thay đổi.
Như vậy, không có sự thay đổi dần dần về lượng thì không có sự nhảy vọt về chất, sự thay đổi dần dần về lượng được gọi là sự tiến hoá- sự nhảy vọt về chất được gọi là cách mạng.
Tuy nhên, không thể không đề cập đến sự tác động của chất đối với lượng hay nói cách khác” chiều ngược lại”của quy luật.
Quy luật lượng- chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục khi đạt đến điểm nút( giới hạn của sự thống nhất gữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy vọt về chất , chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới diễn ra theo cách thức lúc thì biến đổi tuần tự vệ lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút vô tận làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế cho sự vật cũ.
ý nghĩa của quy luật
Quy luật lượng- chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích luỹ về lượng vượt quá giới hạn”độ” thì tất yếu có bước nhảy về chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng:
Thứ nhất: “ Tả khuynh”- tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí , thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhày về chất.
Thứ hai:” Hữu khuynh”- tư tưởng bảo thủ, chờ đợi , không thực hiện được bước nhảy về chất khi có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng.
Cần có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có các điều kiện đầy đủ.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, Lê nin đã co quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là” hạt nhân của phép biện chứng”. Quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát trển. Đồng thời, quy luật này còn là cơ sở để hiểu rõ bản chất và những mối liên hệ gữa các phạm trù, cũng như các quy luật cơ bản khác trong phép biện chứng duy vật.
Nội dung của quy luật
Mâu thuẫn là một hiện thực khách quan và phổ biến:
Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập là cái vốn có và phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng ở tất cả các lĩnh vực( tự nhiên, xã hội, tư duy).
Do mâu thuẫn là khách quan và phổ biến nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp. Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có nhều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh vớ nhau.
Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản:
Mặt đối lập: là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những đặc đểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn vốn có của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Nó không chỉ là sự phủ định, sự loại trừ lẫn nhau giữa các mặt đối lập mà chính các mặt đối lập đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau và vì vâỵ, nó bao hàm cả sự thống nhất gữa chúng.
Thống nhất của các mặt đối lập: hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong sự “ thống nhất” vớ nhau nghĩa là chúng nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm tiền đề và tồn tại cho sự tồn tại của mình. Sự thống nhất của hai mặt đối lập thể hiện tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng, bởi vì trong sự quy định, ràng buộc lẫn nhau, hai mặt đối lập vẫn có xu hướng phát triển trái ngược nhau đấu tranh vớ nhau.
Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt. Thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của các mặt đối lập, trong đó: thống nhất là tạm thời tương đối còn đấu tranh là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là sự thống nhất và diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp, gián đoạn.
Quá trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn:
Cùng vớ sự ra đời và biến đổi của các sự vật và hện tượng, mâu thuẫn cũng có quá trình nảy sinh và phát triển của mình.
Khi mới hình thành, mâu thuẫn thường chỉ biểu hiện là hai mặt khác nhau, song chẳng có hai mặt khác nhau nào có liên hệ hữu cơ vớ nhau và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, cùng tồn tại trong một thể thống nhất của sự vật thì mới hình thành bước đầu một mâu thuẫn.
Trong quá trình phát triển, hai mặt khác nhau đó trở thành hai mặt đối lập, hai mặt đối lập đó đấu tranh vớ nhau đến độ chín muồi và có điều kiện thì chúng chuyển hoá lẫn nhau chính bằng cách đó mâu thuẫn được giải quyết.
Chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập làm cho sự vật thay đổi về chất và chuyển sang sự vật khác. Sự vật mới tồn tại với những mâu thuẫn mới, các mặt đối lập lại đấu tranh vớ nhau, chuyển hoá làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
Sự chuyển hoá của các mặt đối lập có thể xảy ra ở từng bộ phận hay xảy ra toàn phần dưới hai hình thức cơ bản:
Chuyển hoá lẫn nhau: các mặt đối lập chuyển sang mặt đối lập của chính mình.
Chuyển hoá lên hình thức cao hơn: cả hai mặt đối lập cũ đều mất đi và hình thành hai mặt đối lập mới trong sự vật mới.
Nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vận động là sự tác động qua lại lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu những thay đổi của sự vật nói chung làm cho sự vật chuyển sang trạng thái khác về chất. Nói cách khác, đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
b. ý nghĩa:
Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nắm được bản chất của sự vật, cần phải” phản đối” cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của chúng.
Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải thích mâu thuẫn một cách cụ thể. Vệc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập và với những điều kiện chín muồi.
Quy luật phủ định của phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định là một trong 3 quy luật cơ bản của phép byện chứng duy vật, chỉ rõ khuynh hướng vận động, phát trển của sự vật và liên hệ giữa cái cũ với cái mới. Để hiểu được bản chất của quy luật trước hết cần nắm được khái niệm phủ định và phủ định biện chứng.
Phủ định và phủ định bện chứng.
Phủ định: Trong thế giới vật chất, các sự vật đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và được thay thế bằng sự vật khác. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phủ định. Như vậy, phủ định là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất.
Phủ định biện chứng: Nếu quan điểm siêu hình coi phủ định là xoá bỏ hoàn toàn cá cũ thì triết học Mác-Lê nin coi phủ định là phủ định biện chứng là sự phủ định, là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trên cơ sở sự mất đi của sự vật cũ và nảy sinh của sự vật mới. Hay nói cách khác là sự phủ định tạo tiền đề cho phát triển tếp theo.
Quan nệm về sự phủ định biện chứng như trên tất yếu sẽ dẫn tới vệc giải quyết mâu thuẫn và thực hện bước nhảy. Chính sự ra đời của sự vật mới về chất phải thông qua vệc giải quyết mâu thuẫn( đó cũng là bước nhảy về chất).
Những đặc đểm của phủ định biện chứng:
Tính khách quan: thể hện ở chỗ nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật và của quá trình từ những tích luỹ vè lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất. Quá tình đó diễn ra thường xuyên và ngoài ý muốn của con người.
Tính thừa kế: Cái mới ra đờ trên cơ sở của cá cũ là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, nó không thủ têu hoàn toàn cái cũ mà chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu gây cản trở chó sự phát trển, đồng thờ cũng chọn lọc gữ lại những yếu tố tích cực và cải bến đi cho phù hợp vớ cái mới.
Như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ mà còn là nhân tố gắn cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Tuy nhên, nếu chỉ có như vậy thì sự vật chỉ phát trển theo con đường thẳng- tức cứ tích luỹ, cứ kế thừa và tiến lên. Điều đó không đúng vớ sự phát trển của thế giới khách quan. Một số đặc đểm cần chú ý là sự phát triển của sự vật không đơn giản, không theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp và dường như lặp lại cái cũ, chính đặc đểm này của sự phát trển mới là đều có tính quy luật.
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định.
Thế gới vật chất vận động và phát triển dễn ra thông qua quá trình phủ định biện chứng vô tận. Sự phát trển của sự vật diễn ra qua nhều lần phủ định, tạo ra một khuynh hướng đi từ thấp đến cao có tính chu kỳ. Tính chu kỳ của sự phủ định bện chứng bểu hện ở chỗ thông qua một số lần phủ định, cái mới xuất hiện dường như lặp lại cá cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Hạt thóc____cây lúa____Bông lúa
( khẳng định) ( phủ định) ( phủ định của phủ định)
Qua lần phủ đinh thứ nhất sự vật chuyển thành mặt đối lập vớ chính mình( cây lúa phủ định hạt thóc).
Qua lần phủ định thứ hai, sự vật mới này lạ chuyển thành mặt đối lập với nó và dường như trở lạ dạng ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn( bông lúa phủ định cây lúa).
Như vậy, kết quả của sự phủ định của phủ định là cá tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát trển từ trước, trong cá khẳng định ban đầu và cá phủ định lần thứ nhất. Đó là sự “ lọc bỏ” biện chứng những giai đoạn đã qua để đạt đến cái mớ về chất cao hơn. Đó chính là quá trình phủ định bện chứng.
ở ví dụ trên, qua hai lần phủ định, sự vật trải qua một chu kỳ phát trển. Rõ ràng, ở sự vật đơn giản ít ra cũng phải thông qua ha lần phủ định mớ có được sự phát trển, ở các sự vật phức tạp, số lần phủ định có thể nhều hơn.
Sự phủ định của phủ định là sự kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thờ lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới. Song sự phát triển đó không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”.
Phát triển đường”xoáy ốc” diễn ra rõ ràng tính biện chứng của quá trình phát triển- đó là tính lên tục, tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sự vận động.
ý nghĩa của quy luật.
Quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cái nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội.
Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định được tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
Trong khi phê phán cái cũ thì phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ” hư vô chủ nghĩa” , “ phủ định sạch trơn”.
III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: (6 cặp phạm trù).
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
khái niệm
Phạm trù cái riêng chỉ một sự vật, một hiện tượng hay quá trình nào đó tồn tại cảm tính với tính cách một chỉnh thể cụ thể.
Phạm trù cái chung chỉ một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó lặp lại trong nhiều cá riêng khác nhau.
Đi liền với hai phạm trù: cái chung và cái riêng còn có một số phạm trù khác liên quan như:
Phạm trù cái đơn nhất chỉ một thuộc tính, một mặt, một mối liên hệ nào đó chỉ có ở một cái riêng nhất định, không lặp lại ở bất cứ cái riêng nào khác.
Phạm trù cái đặc thù chỉ những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ nào đó, mà chúng có sự lặp lại ở một số cái riêng khác nhau.
Phạm trù cái phổ biến được coi là đồng nhất phạm trù cái chung.
Qua các định nghĩa trên có thể thấy rằng, chỉ có phạm trù cái riêng mới khái quát những sự vật, hiện tượng quá trình cụ thể, cảm tính, còn phạm trù cái chung( cái phổ biến), cái đặc thù, cái đơn nhất là để chỉ những thuộc tính đó lặp lại ở rất nhiều cái riêng nó là cá chung ( hay cái phổ biến) ; nếu thuộc tính đó lặp lại trong một số cái riêng đó là cái đặc thù, còn thuộc tính đó chỉ có trong một cái riêng duy nhất, nó là cái đơn nhất.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Về mặt cấu trúc, đây là mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Với tính cách là toàn thể, cái riêng là một chỉnh thể tồn tạ cảm tính với sự đa dạng, phong phú luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Ngược lại với tính cách là cái bộ phận, cái chung là kết quả của sự khái quát về một thuộc tính nào đó của vô số cái riêng khác nhau, do đó nó nghèo nàn, đơn điệu và yên tĩnh hơn. Nhưng sự yên tĩnh này là biểu hiện của quy luật ( vì mọi quy luật đều yên tĩnh), vì thế cái chung nào cũng chi phối những cái riêng mà nó bao hàm:
Mặt khác vì cái chung chỉ là bộ phận nên nó không tồn tại tách biệt mà tồn tại trong cái riêng, biểu hiện của mình thông qua cá riêng, do đó trong quá trình biểu hiện ra cái chung luôn mang sắc thái của cái riêng chứa nó. Ví dụ học thuyết Mác- Lê nin(cái chung) khi được vận dụng vào những dân tộc khác nhau( cái riêng) sẽ mang sắc thái cuả dân tộc khác nhau.
Về mặt hình thái biểu hiện, đây là mối quan hệ gữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Với tính cách cụ thể, cá rêng( như Hê ghen đã nói) có đầy đủ căn cứ và điều kiện để tồn tại cảm tính. Hình thái tồn tại trừu tượng của cái chung, vì cái chung là kết quả trừu tượng hoá tách ra từ những thuộc tính nào đó của nhiều cái riêng khác nhau trong hiện thực những thuộc tính đó không thể tồn tại tự nó hoặc giả nếu tách nó ra khỏi cái riêng thì nó không còn là nó nữa. Ví dụ các tế bào trong cơ thể sẽ không còn là tế bào khi bị tách ra khỏi một cơ thể sống nào đó.
Giữa cái chung và cái riêng có sự chuyển hoá cho nhau. Song sự chuyển hoá này không thể diễn ra về mặt thực thể, hoặc trong một quan hệ xác định. Muốn quan niệm đúng đắn về sự chuyển hoá này phải xét chúng trong những quan hệ khác nhau.
Ngoài ra, còn có thể quan niệm sự chuyển hoá này như ý kiến của V.I. Lê nin đã nêu ra: Jăng là người, Mê đo là con chó, ở đây cái riêng đã là cái chung rồi.
Đối với phép biện chứng thì chỉ quan tâm tới cái chung bản chất trong vô số cái chung của sự vật. Cái chung bản chất là cái chung ở cấp độ quy luật chi phối sự vận động, phát triển và chuyển hoá của sự vật hiện tượng.
Mối quan hệ giữa cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến.
Đây là mối quan hệ gữa các loại thuộc tính trong nội bộ cái riêng, đó là quan hệ giữa “ một”, “một số” và “tất cả” cái riêng mà cái chung( thuộc tính nào đó lặp lại). Mối quan hệ này thể hiện trên hai mặt sau đây:
giữa “ một” và “ nhiều” có thể chuyển hoá cho nhau: cái “một” chứa trong nó khả năng chuyển thành cái “nhiều” và cái “ nhiều” trong quá trình vận động có thể bị lọc bỏ chuyển thành cái “một”. Ví dụ: do sự thay đổi của môi trường một loại cá thể nào đó có thể bị tiêu diệt, song trong nhiều trường hợp vẫn có một hay một số ít còn sống sót, sau đó sinh sản ra một thế hệ thích nghi. Đây chính là cơ sở lý luận của vấn đề nhân điển hình người tốt, một cơ sở tốt có thể tổng kết rút ra những bài học để từ đó nhận ra diện rộng hơn.
“ Một” là “ nhiều” và “nhiều ” là “một”.
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào khi tiếp cận hệ thống cũng đều thấy: cái “một” (cái đơn nhất) khi xét cấu trúc dưới nó thì nó biểu hện ra là cái “nhều”. Ví dụ thế giới nội tâm của con người vốn có là cái ” một ” vì không ai gống ai cả, nhưng khi xét cấu trúc của thế giới nội tâm mỗi người thì bản thân nó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành: ý thức, tự ý thức, tiền ý thức, vô thức… Trong trường hợp này thì “một ” là “nhiều”.
ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù chung- rêng:
Mối quan hệ biện chứng chung- riêng là cơ sở triết học của sự kết hợp hai phương pháp nhận thức: qui nạp và diễn dịch: nghiên cứu, phân tích nhiều cái riêng khác nhau từ đó rút ra những quy luật chung là phương pháp quy nạp. Đi từ cái chung để hiểu cái riêng, vận dụng cái chung vào cái riêng đó là phương pháp diễn dịch.
Mối quan hệ này là cơ sở khoa học cho sự vận dụng cái chung ( học thuyết lý luận, định lý khoa học, hay một kinh nghiệm, sáng kiến nào đó. Một mặt phải tôn trọng những nguyên lý chung, mặt khác phải sáng tạo khi áp dụng cái chung vào hoàn cảnh rêng). Tuy nhiên trong mọi trường hợp không bao giờ được tuyệt đối hoá cái chung và cái riêng như chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh đã từng phạm sai lầm trong lịch sử.
Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.
Khái niệm
Phạm trù bản chất dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật đó.
Bản chất chính là mặt bên trong tương đối ổn định của các sự vật trong hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu sau cái vẻ bên ngoài của hiện tượng và bộc lộ ra qua hiện tượng.
Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ một tập hợp những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Nhờ những dấu hiệu này mà bản chất của sự vật hiện ra.
Vì hiện tượng là những dấu hiệu bên ngoài, do đó bị tác động mạnh mẽ của môi trường làm cho sự phản ánh bản chất mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Việc khúc xạ thông tin thường dẫn đến sự xuyên tạc thông tin về bản chất của sự vật, do đó muốn truy tìm bản chất phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng môi trường chứa hiện tượng đó.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Hiện tượng và bản chất vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập nhau trong một sự vật, hiện tượng
Bản chất dù nằm sâu đến đâu cũng bằng cách nào đó bộc lộ ra qua các hiện tượng dù có bị môi trường làm biến dạng vẫn phản ánh bản chất ở mức độ nào đó. Do đó V.I. Lê nin nói rằng: bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất
Tuy nhiên, đây là sự thống nhất của những đối lập biện chứng gữa cái bên trong và cái bên ngoài, giữa cái ổn định và cái thường xuyên biến đổi, giữa cái sâu sắc và cái phong phú, đa dạng. Do đó mối quan hệ này tuân theo những nguyên lý của quy luật mâu thuẫn ( quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ). Chính vì sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng mà việc đi tìm bản chất của sự vật, tư duy con người luôn luôn vấp phải khó khăn. Đó là lý do tồn tại của khoa học vì như Mác nói: nếu hiện tượng mà hoàn toàn trùng khớp với bản chất thì khoa học trở nên thừa.
c. ý nghĩa phương pháp luận:
Cặp phạm trù này là cơ sở lý luận để từ đó rút ra phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng như sau:
Mục đích của mọi khoa học, mọi lý luận là tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu, không bao giờ lại ở hiện tượng, bởi vì ở đó chưa có quy luật
Muốn phát hiện ra bản chất của đối tượng phải phân tích cụ thể, sâu sắc, Toàn diện không những các hiện tượng mà cả môi trường chứa hiện tượng để từ đó tìm ra bản chất ẩn giấu bên trong
3. Cặp phạm trù nội dung và hình thức
Khái niệm
Phạm trù nội dung dùng để chỉ toàn bộ những yế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60151.doc