Tiểu luận Phố Hiến - Một đô thị sầm uất

Dù đã là "thị" có thương nhân và thợ thủ công chuyên nghiệp, nhưng dân Phố hiến vẫn giữ tín ngưỡng như dân các vùng cửa sông, cửa biển, thờ Quan Âm Nam Hải và Thánh Mẫu họ Dương (nhà Tống). Ngoài sân đền, ba cây đa - xanh - si cùng chung một gốc toả tán khổng lồ che kín sân càng tôn thêm vẻ u tịch của đền. Sự hoà quyện giưa thiên nhiên và giá trị lịch sử văn hoá trong một không gian thiêng liêngđêm lại cảm quan của cái đẹp và cái thiện là nét nổi bật trong toàn bộ phong cảnh kiến trúc - mỹ thuật mà các di tích ở Phố Hiến còn giữ lại được đến ngày nay. Đó thực sự là một kho báu vô giá cần phải được gìn gữ và bảo tồn nguyên trạng trong quá trình trùng tu sắp tới. Văn Miếu tỉnh Hưng Yên là nơi thể hiện tập trung nhất văn hiến xứ Sơn Nam Hạ. Năm 1939, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Văn Miếu trên nền cũ của chùa Xích Đằng. Tam quan cao sừng sững lợp ngói ống, cổng chính được xây hai tầng, tám mái, uy nghiêm. Chúng tôi bị thu hút ngay từ đầu bởi đôi nghê dá chầu hai bên cổng và hai hàng cây gạo có lẽ đã 200 năm tuổi, thân mốc trắng. Tám tấm bia đá trong nhà bia ghi tên 214 vị thi đỗ đại khoa (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) của tỉnh Hưng Yên, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Đào Công Soạn, Lê Hữu Trác, Chu Mạnh trinh . đi trên Phố Hiến, chúng tôi thật sự vui mừng thấy phố cổ - cảng thị thứ nhì ở Đàng Ngoài đang hồi sinh sau hai thế kỷ chìm trong giấc ngủ quá dài. Chiều sâu văn hoá của đất Đằng Châu - Hiến Nam xưa, từ Phạm Bạch Hổ đến Đinh - Lý - Trần - Lê hiẻn hiện trên các di tích trường tồn qua mưa nắng, bình lửa đã và đang toả rạng.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phố Hiến - Một đô thị sầm uất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã Hưng Yên ngày nay. Vùng này vốn là lãnh địa của sứ quân Phạm Phòng Ất (Phạm Bạch Hổ), đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn. Thế kỷ 18, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương (hàm ý những Hoa kiều tị nạn thờ Dương Quý Phi). Vùng này về sau bao gồm các xã Mậu Dương, Lương Điền và Phương Cái. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn. Có nhiều khả năng Phố Hiến xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 15. Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã chia nước thành 12 đạo Thừa tuyên. ở mỗi Thừa tuyên có lập một ty Hiến sát sứ trong coi việc kiểm sát trong đó có việc kiểm sát các thuyền bè đi lại trên sông. Người dân đã lấy tên Phố Hiến để đặt cho khu phố chợ trước đây mà nay có thêm lị sở của ty Hiến sát sứ đặt ở đấy. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nấp các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sứ quán triều Nguyễn có chép: “Cung cũ Hiến Nam ửo địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là Vạn lai triều, phong vật phồn vinh, nhà ngói như bát úp”. Địa điểm Hiến ty Sơn Nam chủ yếu đặt ở địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay. Nhưng trong lịch sử, so chính sách của từng triều vua và do sự chuyển dòng của sông Hồng, địa điểm này có thể đã thay đổi nhiều lần từ bên này sang bên kia sông. Tấm bia dựng năm 1625 ở chùa Hiến (tên chữ là “Thiên ứng tự”) cho biết trấn lị Sơn Nam đóng ở Hoa Dương và đã di chuyển đi chỗ khác. Đặc biệt, theo tấm bia dựng năm 1682 do Vũ Công Đạo soạn và được tìm thấy ở thôn Tường Lân, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), thì năm 1644, chúa Trịnh Tráng đã lệnh cho dân thôn Tường Lân được miễn lao dịch vì đã phục vụ cho Trấn thủ Sơn Nam. Sau đó, trong 40 năm lịch sử đã nhiều lần chuyển đi nơi khác. Tới năm 1679, Hiến sát sứ Sơn Nam lúc đó là Phan Tự Cường lại cho dựng lị sở mới ở thôn Tường Lân. Tấm bia mô tả: “Chánh đường xây ở giữa hai bên bờ có nhà cửa của quan quân. Dân chúng tụ tập đến giúp đỡ, thợ thuyền đua khoé … tường xây bao bọc xung quanh lị sở lộng lẫy, hành lang rộng …”. Cùng với Hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty, kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì trạm Lãnh Trì ở sát Phố Hiến về phía bắc thuộc huyện Kim Động (tả ngạn sông Hồng). Nhưng theo sách Các tống trấn xã danh bị lãm lại thuộc huyện Phú Xuyên (hữu ngạn sông Hồng) có hai cửa phụ: một ở Đằng Châu (thị xã Hưng Yên); một ở Lạc Tràng (Kim Bảng, Hà Nam ngày nay). Trên bản đồ dòng chảy sông Đàng Ngoài từ Hà Nội ra đến biển do một nhà hàng hải Anh vẽ vào thế kỷ 17, ngoài địa điểm Phố Hiến ở bên tả ngạn được ghi là “Thành phố ở đó người Anh có một thương điếm”, thì cũng đánh dấu một địa điểm tụ cư hoặc một lị sở đáng chú ý ở phía đối diện ở bên kia (hữu ngạn) sông Hồng. II. Đặc điểm diện mạo Phố Hiến thế kỷ XVII - XVIII. Quy mô: Ngoài sự tồn tại của một lị sở trấn thủ Sơn Nam như một hạt nhân chính trị, một ty Hiến sát sứ Sơn Nam đóng vai trò một trạm hải quan tiền cảng, Phố Hiến trong lịch sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh). a, Bến cảng sông: Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến. Đoạn sông này sau bị cát bồi lấp, đến nay đã ở cách thị xã Hưng Yên khoảng 2 km. Sự thuận tiện của Phố Hiến là ở chỗ đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội cảu những đoạn sông từ biển Đông vào tới Kinh thành Thăng Long như tuyến Sông Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác. Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để là thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Các thuyền mành Trung Quốc, Xiêm La và châu Á khác thường đi thẳng từ biển Đông qua các cửa sông tới Phố Hiến rồi ngược lên Thăng Long. Các tàu buôn phương Tây có trọng tải nặng hơn thường bỏ neo tại một địa điểm cách biển không xa được gọi là Domea (Đò Mè) rồi dùng thuyền nhỏ và vừa chuyển lên Phố Hiến. Tuy nhiên, cũng có khi các tàu phương Tây lên tận Phố Hiến, thậm chí Thăng Long – Kẻ Chợ. Năm 1637, khi thương nhân Hà Lan Karel Hartsinck tới Phố Hiến đã gặp nhiều tàu thuyền Bồ Đào Nha đi lại trên sông, chở đầy tơ sống. Năm 1644, thuyền trưởng Anthonio Van Brouckhorst, người Hà Lan, đã cho tàu của mình lên tận Kẻ Chợ. Hay, năm 1672, tàu Zant của Công ty Đông ấn Anh đã đi suốt dọc sông Đàng Ngoài. Nhật ký của Công ty Đông ấn Anh cũng đã ghi lại trong hơn 10 năm (1672 – 1683), đã có khoảng 30 chuyến tàu phương Tây cập bến tại Phố Hiến, gồm cả tàu Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. ậ phía bắc Phố Hiến, bến Xích Đằng là một bến đò quan trọng, nhất là đối với việc buôn bán nội địa. Theo Đại Nam nhất thông chí, bến Xích Đằng có bốn bến đò: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục và Phương Trà. Bên kia sông lại có trạm tuần ty Lãnh Trì là một trạm tuần lớn. Đền thờ bà hàng nước ở Xích Đằng kể rằng chỉ nhờ và việc bán nước cho các khách thương của các thuyền bè qua lại mà bà giàu tới ức vạn. Ở phí nam có bến Nễ Châu, còn gọi là Bến Mới, có thể là nơi các tàu thuyền phương Tây thường đỗ đậu. Địa danh truyền lại “Bến Đá”, “Giốc Đá” có thể đó là di vật của các thương điếm phương Tây ngày trước. Những người Việt và khách thương Trung Hoa thời đó gọi chung Phố Hiến là “Vạn Lại Triều”, có nghĩa “bến nước mà từ đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào triều đình (ở Thăng Long)”. Điều đó nói lên vai trò quan trọng có tính quyết định của bến cảng ở Phố Hiến, tính chất thương cảng đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của Phố Hiến. b, Chợ: Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất. Chợ Vạn ở bến Xích Đằng là một chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian. Chợ Hiến (tức chợ Nhân Dục) bên cạnh lị sở Sơn Nam là chợ chính, theo Đại Nam nhất thống chí, đây là “ chợ lớn nhất trong tỉnh hạt”. Phía dưới lại có chợ Bảo Châu, bên cạnh bến Nễ Châu. Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá. Một số thương nhân đã trở nên giàu có từ việc buôn bán trong các chợ này. c, Khu phường phố: Khu phường phố là khu định cư của người Việt và các kiều dân ngoại quốc (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố Hiến. Dựa theo các văn bia ở chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711), Phố Hiến thời đó có khoảng 20 phường, có thể kể ra sau đây: 9 phường có tên chỉ địa vực: Cựu đê thị (phường đê cũ); Ngoại đê thị (phường ngoài đê); Thuỷ đê nội thị (phường trong đê); Hà khẩu thị (phường cửa sông); Hởu bi thị (phường Sau bia); Thuỷ giang nội thị (phường trong kênh sông); Thuỷ giang ngoại thị (phường ngoài kênh sông); Vạn mới thị (phường bến mới); Cửa cái phường. 7 phường sản xuất hàng thủ công nghiệp: phường đồ gỗ, phường nhuộm vải, phường Bát Chén, phường thuộc da, phường Nón hoa, phường Hồ sơn thiếp. 4 phường buôn bán nông thuỷ sản: phường hàng thịt, phường hàng cá, phường bán rau, phường bán tre nứa. Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường,… Nổi tiếng và nhộn nhịp nhất là các phố do các thương gia Hoa kiều cư trú và buôn bán. Theo Đại Nam nhất thống chí: “hai phố Bắc Hoà thượng và Bắc Hoà hạ đời Lê có dinh Hiến Nam, nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc tụ hội buôn bán”. Phố Nam Hoà đối diện với phố Bắc Hoà, cũng do người Trung Quốc ở. Năm 1688, du khách Trung Quốc đến với Phố Hiến đã mô tả như sau: “Người ta thấy ở đây những phố buôn bán, con số có đến hàng mấy chục, được gọi là Thiên triều nhai hay phố người Trung Quốc. Thực vậy, người Trung Hoa ở đây đã được người ta tôn kính gọ là Thiên triều. Và các Hoa kiều cũng vậy, được gọi là người của Thiên triều. Đấy là một thông lệ truyền thống”. Diện mạo của PHố Hiến trong cùng năm đó cũng được nhà hàng hải người Anh mô tả như sau: “Đó là một thành phố khá lớn, có độ 2000 nóc nhà nhưng dân cư phần lớn là những người nghèo và lính tráng, họ đóng giữ một đồn binh ở đấy, dù rằng không hề có tường luỹ, thành quách hoặc súng lớn gì cả. Đây là một đường phố thuộc các thương nhân Trung Quốc. Vài năm trước đây, đại bộ phận trong số họ đã sinh sống ở Kẻ Chợ, cho đến khi họ phát triển thành đông đúc quá, đến nỗi bản thân những người bản xứ cũng bị họ lấn át. Nhà vua nhận thấy điều đó bèn ra lệnh cho phải rời khỏi nơi đây, cho phép họ có thể sống ở bất kỳ nơi nào khác nhưng không phải ở Kinh thành. Một số lớn họ đã ở lại đây suốt từ khi đó. Những thương nhân này, mặc dù đã có lệnh cấm, vẫn thường xuyên lên Kẻ Chợ mua bán hàng hoá nhưng không được phép thường trú ở đó”. d, Các thương điểm phương Tây. Trong thế kỷ 17, có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở PHố Hiến: thương điếm Hà Lan (1637-1700) và thương điếm Anh (1672-1683). Đây là văn phòng đại diện kiêm nhà kho của các công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh. Công ty Ấn Độ của Pháp cũng được phép thành lập một thương điếm ở Phố Hiến vào năm 1680, nhưng trên thực tế đã không có hoạt động gì đáng kể. Đây là một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới Phố Hiến, quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới Thế kỷ 17, các thương nhân Hà Lan và Anh đã cho đào một con kênh từ sông Hồng vào tới các thương điếm cho thuyền bè thuận tiện đi lại, hai bên bờ có đắp đê con. Con kênh này cũng nối các thương điếm phương Tây với một đầu là cảng sông và một đầu là khu phố châu á (tức Phố Khách), hơn nữa còn có thể là một phương tiện cung cấp nước sinh hoạt cho khu thương điếm. 3. Các công trình kiến trúc văn hoá: Phố Hiến là đô thị của các thương gia người Việt và ngoại quốc, vì vậy nó mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc. Có thể nói, đã có một thời trong lịch sử mà Phố Hiến đã là một đo thị đa văn hóa và mang dáng dấp quốc tế. Phố Hiến xưa bắt đầu từ cái tên cổ - Hiến Nam mà hôm nay chúng ta thấy tên ấy ở ngôi chùa cổ và Đằng Châu mà tướng quân Phạm Bạch Hổ cho dân khai phá, mở mang, đến thế kỷ XIII có thêm cư dân người Hoa đến lập làng gọi là làng Dương Hoa và họ dựng đình thờ Quách Du - viên quan nội thị triều Tống đến Hiến Nam, tôn ông làm Đương Cảnh Thành hoàng. Mộ ông vẫn giữ được ở phía sau đình. Đến thăm "Đông đô hội quán", chúng tôi càng thấy rõ sự phát triển của cộng đồng người Hoa ở phố Hiến với 40 dòng họ. Ngoài người Hoa, phố Hiến còn có thương nhân của các nước châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan) và châu á (Nhật Bản, Trung Quốc, Java, Malaysia). Họ lập thương diếm, buôn bán, trao đổi hàng hoá rồi xuôi theo sông Hồng ra biển. Vì vậy, Phố Hiến đã trở thành cảng của Thăng Long. Dừng chân ở chùa Chuông, ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XV và được trùng tu cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, có kiến trúc đẹp nhất Phố Hiến, không bị lai yếu tố kiến trúc của người Hoa, chúng tôi như đi vào thế giới cảu cõi Phật. Chùa được kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc với hàng chục pho tượng ở gian Tam bảo, Tả vu, Hữu vu diễn lại các tích Thập điện Diêm vương. Đặc biệt nhất là 18 pho tượng La Hán ở đây khác hẳn so với chùa Tây Phương (Hà Tây) và chùa Láng (Hà Nội). Bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã chạm khắc những nét tuyệt mỹ để thổi vào mỗi pho tượng một linh hồn đầy thế sự, biểu cảm trên vẻ mặt, đôi mắt, đôi tay bắt quyết, các nếp áo hết sức giản dị, sinh động, gần gũi với người dân trong cuộc sống mà mà không cao vời xa xôi trong thế giới tâm linh. Dù đã là "thị" có thương nhân và thợ thủ công chuyên nghiệp, nhưng dân Phố hiến vẫn giữ tín ngưỡng như dân các vùng cửa sông, cửa biển, thờ Quan Âm Nam Hải và Thánh Mẫu họ Dương (nhà Tống). Ngoài sân đền, ba cây đa - xanh - si cùng chung một gốc toả tán khổng lồ che kín sân càng tôn thêm vẻ u tịch của đền. Sự hoà quyện giưa thiên nhiên và giá trị lịch sử văn hoá trong một không gian thiêng liêngđêm lại cảm quan của cái đẹp và cái thiện là nét nổi bật trong toàn bộ phong cảnh kiến trúc - mỹ thuật mà các di tích ở Phố Hiến còn giữ lại được đến ngày nay. Đó thực sự là một kho báu vô giá cần phải được gìn gữ và bảo tồn nguyên trạng trong quá trình trùng tu sắp tới. Văn Miếu tỉnh Hưng Yên là nơi thể hiện tập trung nhất văn hiến xứ Sơn Nam Hạ. Năm 1939, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Văn Miếu trên nền cũ của chùa Xích Đằng. Tam quan cao sừng sững lợp ngói ống, cổng chính được xây hai tầng, tám mái, uy nghiêm. Chúng tôi bị thu hút ngay từ đầu bởi đôi nghê dá chầu hai bên cổng và hai hàng cây gạo có lẽ đã 200 năm tuổi, thân mốc trắng. Tám tấm bia đá trong nhà bia ghi tên 214 vị thi đỗ đại khoa (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) của tỉnh Hưng Yên, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Đào Công Soạn, Lê Hữu Trác, Chu Mạnh trinh ... đi trên Phố Hiến, chúng tôi thật sự vui mừng thấy phố cổ - cảng thị thứ nhì ở Đàng Ngoài đang hồi sinh sau hai thế kỷ chìm trong giấc ngủ quá dài. Chiều sâu văn hoá của đất Đằng Châu - Hiến Nam xưa, từ Phạm Bạch Hổ đến Đinh - Lý - Trần - Lê hiẻn hiện trên các di tích trường tồn qua mưa nắng, bình lửa đã và đang toả rạng. Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Hưng Yên vui mừng cho chúng tôi biết: "Sở đã lập dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá - lịch sử của Phố Hiến trình Bộ văn hoá - thể thao và du lịch duyệt vào năm 2008. Trong quy hoạch tổng thể, Phố Hiến sẽ được trùng tu trong phạm vi trên 1.800ha. Các hạng mục di tích đã được phân chia thành 3 giai đoạn để đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo. Rồi đây, du khách sẽ được thăm thương cảng Phố Hiến với những thương điếm của Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc theo phong cách kiến trúc thế kỷ XVII. Anh phấn khởi "khoe": Thị xã Hưng Yên mới được Chính phủ phê duyệt lên thành phố (loại III). Đó là điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi trùng tu và tôn tạo các di tích PHố Hiến cổ trong những năm tới, từ đó bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống kinh tế - xã hội, đẩy mạnh du lịch, văn hoá. Cầu Yên Lệnh và Triều Dương như hai cánh tay khổng lồ tiếp sức mạnh, nối Hưng Yên với các tỉnh Nam Hà, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Năm 2007, sản xuất công nghiệp đã chiếm 42,8% trong cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh. Các khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối 1 và 2, Minh Đức 1 và 2, Vĩnh Khúc, Thăng Long 2 đã và đang đi vào hoạt động; 76 dự án với tổng số vốn đầu tư 4,3.000 tỷ đồng và 152 triệu USD sẽ mở ra chân trời mới cho thành phố Hưng Yên phát triển trên bước đường CNH- HĐH". Vui với những biến chuyển mới của Phố Hiến, nhưng tôi vẫn băn khoăn về việc phục dựng những ngôi nhà cổ của người Hoa và nhất là cảng thị khi sông Hồng đã chuyển dòng rất xa so với vị trí cũ thế kỷ XVII. Rất tự tin, anh trả lời ngay: "Chúng tôi sẽ phải tìm trong thư tịch cổ để xem kiến trúc, phải mời người Hà Lan, Nhật Bản tư vấn cho chúng tôi khi dựng lại thương điếm xưa. Mặt khác, những ngôi nhà cổ của người Nhật, người Trung Hoa ở phố cổ Hội An sẽ giúp ích chúng tôi trong việc tạo dựng lại di tích. Mong rằng Hưng Yên sẽ nhận được sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của nhà nước với Phố Hiến cổ - di tích cấp quốc gia". Mong sao trong quá trình trùng tu và tôn tạo, vốn văn hoá vô giá đó không bị "bay đi ít nhiều" dẫn tới việc xâm hại di tích văn hoá như đã từng diễn ra ở một số nơi. Một Phố Hiến cổ đang bừng tỉnh trong lòng thành phố Hưng Yên trên đường phát triển với những toà nhà khang trang, những cơ sở kinh tế - văn hoá - du lịch mọc san sát trên những con phố mới thoáng mát, lộng gió sông Hồng. Nổi bật là cách phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cáhc kiến trúc châu Âu (nhà thờ Gô-Tích Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau. Tại Phố Hiến tổng cộng có tới 60 di tích lịch sử văn hóa. Những kiến trúc tôn giáo của người Việt ở Phố Hiến gồm nhiều loại hình như đền, chùa, đình, miếu... Có thể kể đến những công trình nổi tiếng như đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Ất), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của Lê Hoàn), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão)... Các chùa lớn ở Phố Hiến đã để lại nhiều công trình kiến trúc tôngiáo như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi) ... Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ 17 theo kiểu Gô - tích, chưa rõ lai lịch, tương truyền là do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xây. Mặt khác, du ký du ký của William Dampier lại nói đến hai vị giám mục người Pháp ở Phố Hiến lúc đó đã cho xây "một ngôi nhà đẹp nhất thành phố. Đó là một toà dinh thự thấp, mỹ lệ ở đầu phía Bắc thành phố, cạnh bờ sông. Nó có một vòng tường bao khá cao, có một cổng lớn trông ra mặt phố, từ hai bên người ta có thể nhìn thấy nhà cửa trại đến tận toà dinh". Không rõ ngôi nhà này có liên quan gì đến nhà thờ Phố Hiến. Cũng như các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc băng gạch ngói, đại bộ phận nhà của dân đều bằng gỗ, tre, nứa lại ở sát nhau. Nhiều vụ hoả hoạn đã xảy ra. Tài liệu của Công ty đông ấn của anh cho biết: Năm 1673, hàng trăm nóc nhà ở Phố Hiến đã bị cháy. Lưu trữ của hội truyền giáo đối ngoại ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến tháng 7 năm 1867, "đã thiêu huỷ một nửa thành phố". a, Cộng đồng cư dân: Thế kỷ 17-18 trong lịch sử, Phố Hiến là một thành phố đa quốc tịch, trong đó thành phần chủ thể người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây - thường trú, tạm trú - là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ... Người Việt Số cư dân người Việt có quê gốc lâu đời ngay tại Phố Hiến tương đối ít, phần lớn dân cư ngụ - ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ. Theo tấm bia chùa Hiến dựng năm 1709, đã tới hơn 50 địa phương rải rác khắp miền bắc đã có ngườt tới phố hiến làm ăn,như các huyện chương đức( hà tây ngày nay), Đường đào (Hưng yên), thủy nguyên (Hải phòng), Nông Cống Hoằng Hoá(Thanh Hóa), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm ( Hà Nội).Bộ máy hành chính có các cơ quan của trấn Sơn Nam như Thừa ty, Trấn ty, Hiến ty ở Phố Hiến cũng có đồn binh với nhiều quân sĩ đồn trú, nhưng không hề có thanh luỹ bao bọc xung quanh. Các nhà nghiên cứu thường gọi Phố Hiến là "một đô thị bỏ ngỏ". Quan chức trị nhậm Phố Hiến vào thời kỳ thịnh đạt nhất của đô thị này (trong nửa cuối thế kỷ 17) là Lê Đình Kiên (1620-1704). Ông quê làng Thiết Danh, Thiệu Yên, Thanh Hoá giữ chức Trấn thủ Sơn Nam trong suốt 41 năm (1664-1704), cho đến khi mất ở tuổi 84. Công đức ông rạng rỡ, được triều đình tín nhiệm, dân chúng yêu mến, các khách thương ngoài nể trọng. Sau khi ông mất, nhân dân đã dựng đền thờ tưởng niệm ông. Trong tấm bia anh linh vương do thương nhân Trung Quốc người Phúc Kiến là Trần Kế Đào cho dựng khắc ở Phố Hiến ca ngợi lòng trung của Ngài với vua với nước [...] Chúng tôi là những thương nhân đến từ xa, không dám tự coi mình là những thần dân. Nhưng vì đã sống lâu năm ở Việt Nam, hưởng ân sủng của Ngài, chúng tôi tỏ lòng nhiệt thành sủng ái Ngài". William Dampier cũng kể về Lê Đình Kiên như sau: "Viên quan trấn thủ ở đây là một trong những đại thần của quốc gia, luôn có một số lớn quân lính trong thành phố và những quan chức thuộc hạ mà ông có thể tuỳ ý sử dụng trong bất cứ trường hợp nào [...] Viên trấn thủ hoặc đại diện của ông ta đã cấp giấy thông hành cho mọi tàu bè xuôi ngược, ngay cả đến một chiếc thuyền nhỏ cũng khởi hành được nếu không có giấy phép". Viên trấn thủ Sơn Nam kế nhiệm Lê Đình Kiên vào năm 1704 đóng lị sở ở Phố Hiến là Đặng Đình Tướng, người quê làng Lương, huyện Chương Đức, Hà Tây, có họ hàng thuộc đàng ngoại với chúa Trịnh. Bia chùa Thiên ứng cho biết Đặng Đình Tướng và vợ là Bùi Thị Khang, hai vợ chồng đều rất sùng Phật, đã cúng tiền bạc cho nhà sư Châu Thuận và ni cô Diệu My xây dựng lại đền Linh Hiên ở làng Hoa Dương. Ngoài hai trấn thủ Sơn Nam, chúng ta được biết thêm tên của 2 viên Hiến sát sứ ty. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, năm 1670, Hiến sát sứ lúc đó là Lê Chí Bình đã bị giáng chức vì cớ đốc suất đắp đường để tính việc chưa được rõ ràng. Còn theo tấm bia ở xóm Dinh (Hà Nam) thì năm 1679, Phan Tự Cường và Trần Công Sơn đã được bổ nhiệm là Hiến sát và Phố Hiến sát sứ ty Sơn Nam. ít lâu sau, hai người này đã cho xây trụ sở ty Hiến sát ở thôn Tường Lân. b, Hoa kiều và Nhật kiều Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú sinh nhai tại Phố Hiến. Trước đây, Phố Hiến còn được gọi là Phố Khách, điều đó nói lên tính trội của yếu tố Hoa trong đô thị này. Người Hoa đến cư trú tại Phố Hiến từ nhiều địa phương khác nhau trong đó có hai nguồn chính. Thứ nhất là những người Hoa vượt biển từ Trung Quốc sang, một số là những Hoa kiều di tản tị nạn - những người trung thành với nhà Tống và sau là nhà Minh - một số là những chủ tàu thương nhân buôn bán đường dài xuyên địa dương. Đại bộ phận nhưng người Hoa này có quê gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Hoa, đặc biệt ở các huyện phủ thuộc tỉnh Phúc Kiến (như Tân Giang...). Có những người tuy quyê gốc ở Phúc KIến nhưng sang làm ăn ở đảo Hải Nam như trường hợp của htơng nhân Trần Kế Đào, người đã cho dựng bia Anh linh vương ca ngợi công đức Lê Đình Kiên. Nguồn thư hai là những Hoa Kiều từ Trung Hoa từ lâu đời đã di cư bằng đường bộ sang Việt Nam, sau đó lại tiếp tục di chuyển đến Phố Hiến. Trong đó có các Hoa Kiều từ Vạn Ninh (Móng Cái) và Vân Đồn, đặc biệt là ừ Thăng Long -Kẻ Chợ đã đổ dồn về Phố Hiến. Địa điểm tụ cư đâu tiên của ngưởi Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dương, sau gộp thêm các xã Hoa Điền, Hoa Cái hợp thành Tam Hoa. Các cửa hiệu của Hoa Kiều được tập trung ở Phố Khách, phố Bắc Hoà, Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói. Họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu, quang hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc. William Dampier miêu tả về người Trung Quốc ở Phố Hiến như sau: "Tất cả họ đều tết bím tóc dài ở đằng sau như phong tục của họ ở trong nước khi bị Mông Cổ chinh phục". Một số đã lấy vợ người Việt Nam, sau đó trở thành người Minh Hương. Tuyệt đại bộ phận người Hoa ở Phố Hiến làm nghề buôn bán. Một số có cửa hiệu ở các phố Bắc Hoà, Nam Hoà bán các mặt hàng nhập từ Trung Quốc như vải vóc, đồ sứ, tạp hóa và thuốc bắc. Đại Nam nhất thống chí ghi ở hai phố đó có làm và bán bông, vải, mật, đường cát. Một số phú thương Hoa Kiều buôn bán đường dài vượt biển, buôn bán Phố Hiến với vùng Hoa Nam, các đảo Hải Nam, Đài Loan. Đặc biệt, từ khi Nhật Bản có lệnh tỏa quốc vào năm 1636 cấm người Nhật xuất dương, thì các phú thương Hoa Kiều đã thay chân người Nhật độc quyền buôn bán tuyến Nhật Bản - Phố Hiến, hoặc trực tiếp, hoặc chở thuê hàng hoá cho người phương Tây, nhất là người Hà Lan. Một số Hoa Kiều káhc cũng chở cácc thuyền hàng buôn bán giữa Phố Hiến và các nước Đông Nam Á phía Nam, trong đó có thành phố Batavia ở Inđônêxia. Nhật ký lưu trữ của công ty Đông Ấn Anh có ghi lại trong khoảng 8 năm (từ 1672 đến 1680) các thuyền buôn Trung Hoa đã có 16 lân qua lại giữa Phố Hiến và Nhật Bản, 6 lân qua lại giữa Phố Hiến và Nam Dương. Các mặt hàng buôn bán thường là : các loại tơ, bạc, đồng, hồ tiêu, đường lưu huỳnh, diêm tiêu, tơ lụa, đồ gốm, đồ sơn ... Những Hoa Kiều buôn bán vượt đại dương nổi tiếng ở Phố Hiến được ghi lại là thuyền trưởng Nithoe và thương nhân Trần Kế Đào. Sang thế kỷ 18-19, trong khi việc buôn bán giữa phương Tây và Phố Hiến sa sút thì các Hoa thương vẫn trụ lại ở đô thị này, gần như nắm giữ độc quyền các hoạt động ngoại thương. Lúc này cũng có hiện tượng một số Hoa thương ở Phố Hiến di cư ngược trở lại Thăng Long - Hà Nội, như trường hợp các gia đình họ Phan ở phố Hàng ngang. Hiện nay, vẫn có tới 14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến như các họ Ôn, Tiết, Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Từ, Lâm, Khu. Người Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm và khoảng đầu thế kỷ 17. Một số trong họ là thương nhân các Châu ấn thuyền trước lệnh tỏa quốc (1636). Từ năm 1604-1636 đã có 47 Châu ấn thuyên đến Đàng Ngoài. Họ thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ lụa hoặc vải lụa. Một số khác là các giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La Tinh, đã đi theo và phụ vụ dcác giáo sĩ phương Tây tới Đàng Ngoài giảng đạo, trong đó có Giuliamo Piani bên cạnh cha cố Baldinotti và Pedro Marquez bên cạnh cah cố A. de Rhodes. Sau lệnh tỏa quốc của Mạc phủ Tokugawa, các kiều dân Nhật này không dám trở về tổ quốc mình vì sợ bị kết tội tử hình, đã nương náu ở lại Đàng Ngoài, trong đó có Phố Hiến. Vì đã sinh sống lâu năm ở Việt Nam, những người Nhật này thường làm một số nghề như hoa tiêu dẫn tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (33).doc