Tiểu luận Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc

Trong thực tế chúng ta cũng nhận thấy những tấm gương, những bài học về việc giữ gìn văn hoá truyền thống kết hợp giao lưu hội nhập văn hoá bên ngoài ở một số nước tiêu biểu là Nhật Bản và Trung Quốc. Người Trung Quốc ở các triều đại phong kiến do quá đề cao giá trị truyền thống đã tự cột chặt mình vào một khuôn thước “ Văn minh.”, họ đã đóng cửa với bên ngoài. Hoàn toàn ngược lại Nhật Bản ngay từ thời Minh Tự đã dứt bỏ tư tưởng cũ, tư tưởng “trọng nông ức thư “ và thực hiện tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật từ bên ngoài đồng thời hội nhập với nền văn hoá tiên tiến của thế giới.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7331 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua 5 giai đoạn. Từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội là một quá trình biến đổi và tiến hoá của lịch sử nhân loại. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy: cùng sự phát triển của trình độ sản xuất là quá trình biến đổi và từng bước tiến bộ của văn hoá. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá theo xu hướng tiến lên mức hiện đại hơn, tiên tiến hơn là một tất yếu. Quá trình thay đổi phát triển này là cả một vấn đề lớn. Mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi giai đoạn lịch sử có một cách chuyển biến riêng. Nhưng một đặc điểm chung nhất là để có thành công theo ý muốn đều phải trải qua quá trình tiếp thu có chọn lọc từ bên ngoài với việc phát huy bản sắc truyền thống. Trở lại với Việt Nam - Một trong những cái nôi của nhân loại. Lịch sử phát triển của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Truyền thống đó đã để lại cho chúng ta một nền văn hoá đầy bản sắc. Đó là toàn bộ công trình, sản phẩm được đúc kết từ bao người, bao dân tộc anh em. Qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sự thay đổi, phát triển của các phương thức sản xuất nền văn hoá của chúng ta cũng có nhiều chuyển biến dựa trên cái cốt là bản sắc và gìn giữ bản sắc đó. Mặc dù trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng sự đô hộ, xâm lược của giặc ngoại xâm, nền văn hoá Việt Nam vẫn duy trì được những đặc điểm riêng, con người Việt Nam vẫn mạnh cái hồn riêng của mình. Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật việc xây dựng một nền văn hoá hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc là rất cấp bách. Đây là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân ta. Là một sinh viên đang sống trong thời bình. Em thấy mình phải có một phần trách nhiệm là làm sao kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc một cách tốt nhất trong nền kinh tế mở hiện nay. Vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc”. Với hy vọng thông qua bài viết này em hiểu sâu hơn về văn hoá Việt Nam xưa và nay. Vì trình độ có hạn, em rất mong được thầy cô và bạn bè thông cảm, góp ý. Nội dung I - LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm phủ định biện chứng Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong, cái mới ra đời thay thế cái cũ hoàn thiện hơn.Phép biện chứng duy vật gọi sự thay đổi đó là sự phủ định, cái mới phủ định cái cũ, sự phủ định là tất yếu khách quan của quá trình vật động, phát triển của sự vật. Song không phải mọi sự phủ định diễn ra trong thế giới vật chất đều là phủ định biện chứng.Chỉ sự phủ định nào gắn liền với sự phát triển, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của sự vật mới là phủ định biện chứng. 2. Đặc điểm của phủ định biện chứng Thứ nhất : Phủ định biện chứng là sử dụng khách quan tự nhiên, phủ định vốn có trong sự vật. Sự phủ định đó được thực hiện cho sự liên hệ tác động loại trừ gạt bỏ lẫn nhau của các mặt, các yếu tố đối lập nhau vốn có bên trong sự vật. Thứ hai: Phủ định biện chứng có tính kế thừa. Trong quá trình phát triển của sự vật cái mới ra đời trong cái cũ. Cái mới không xoá bỏ hoàn toàn cái cũ mà chỉ xoá bỏ những cái lỗi thời, những mặt những yếu tố không còn phù hợp với kết cấu mới , sự vật mới. Còn những yếu tố tinh hoa của cái cũ được cái mới kế thừa, cải biến cho phù hợp với trật tự, kết cấu mới và trở thành yếu tố mới của sự vật mới. Nó là yếu tố của sự liên hệ và phát triển nối liền cái mới và cái cũ. Cho nên phủ định biện chứng là vòng khâu liên hệ của sự vật trong quá trình vật động phát triển. II - CƠ SỞ THỰC TIỄN 1- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc là tất yếu Suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc Việt nam đã chứng minh rằng: Lịch sử của chúng ta là lịch sử cố kết cộng đồng - cố kết cộng đồng do liên tục phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc. Điều đó đã tạo ra sức mạnh trong công cuộc mở mang bờ cõi lâu dài, đặc biệt là cố kết cộng đồng trong lịch sử hiện đại chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc bảo toàn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại. Trong thời đại ngày nay nền kinh tế thế giới được quốc tế hoá. Nó đòi hỏi chúng ta phải hội nhập cùng bè bạn để đứng vững và đi lên. Để kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hơn lúc nào hết cùng với việc mở cửa kinh tế là việc xây dựng nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xét cụ thể: a. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ? Nếu con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên thì văn hoá là sản phẩm đặc sắc nhất của con người. “Nền văn hoá dân tộc là nền văn hoá gắn với dân tộc, có gốc về từ dân tộc là diện mạo dân tộc và mang tâm hồn dân tộc. Biểu hiện của diện mạo dân tộc chính là bản sắc dân tộc; Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình làng xã, tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm thông minh trong chiến đấu, sự tinh tế trong ứng sử, tính giản dị trong lối sống, tình nghĩa thuỷ chung với người thân, bè bạn...” Nói tóm lại, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là lòng yêu nước yêu quê hương, tinh thần bất khuất cho độc lập tự do, cần cù trong lao động, lòng khoan dung sống có trước có sau, tôn trọng lẽ phải... Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, tức là bao gồm các sắc thái và các giá trị văn hoá của các dân tộc anh em trong đất Việt, của mọi vùng, mọi địa phương trong cả nước. b. Kế thừa và phát huy truyền thống để xây dựng một nền văn hoá hiện đại phù hợp bối cảnh hiện nay của đất nước - tính hiện đại ở đây phải mang đặc trưng của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc ta từng lăn lộn chiến đấu ngoan cường và bất khuất để có được ngày hoà bình hôm nay. Cùng xu thế phát triển chung của nhân loại - Thời đại quốc tế hóa tăng cường hội nhập. Chúng ta không thể đứng ngoài vòng quay đó. Cùng với công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nền văn hoá của chúng ta phải có một diện mạo mới - Nền văn hoá hiện đại trên cở sở kế thừa và phát huy truyền thống cũ. Như Đảng ta định hướng: “ Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN; Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc,tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người”. Con đường đúng đắn nhất, con dường duy nhất của Đảng và Bác Hồ đã chọn cho dân tộc Việt Nam là đi lên CNXH. Ngày nay trong thời kỳ quá độ chúng ta đang chung sức một lòng để thực hiện ý tưởng đó. CNXH sẽ chỉ được xây dựng thành công khi chúng ta hoàn thành CNH- HĐH. Quá trình đổi mới nền kinh tế đòi hỏi chúng ta phải thay đổi trong cách nghĩ lối sống theo tác phong công nghiệp. Đây thực sự là vận hội, là thời cơ nhưng cũng chẳng thiếu nguy cơ khi mà chủ nghĩa đế quốc ( Đứng đầu là Mỹ ) luôn là thù địch của chúng ta. Chúng luôn có ý đồ du nhập lối sống tự do quá trớn, buông thả, thiếu đạo đức... vào chúng ta nhằm băng hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Đứng trước những thử thách đó chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc của mình.Từ đây có sự tiếp thu chọn làm cơ sở phát huy vốn cổ trong văn hoá truyền thống. Vậy vốn cổ ở đây là gì: Thứ nhất: Đây là một nền văn hoá trọng công, bởi công nghiệp hoá mới là nền tảng văn hoá của ta. Nền kinh tế này mang tính tự cung cấp. Thứ hai: Đây là nền văn hoá mang tinh thần cộng đồng. Do đời sống nông nghiệp đòi hỏi con người phải gắn kết chặt chẽ với nhau để cùng khai thác và khắc phục thiên nhiên. Thứ ba: Đây là nền văn hoá coi trọng nghĩa tình. Do bản chất nông nghiệp ăn sâu vào mỗi người dân. Xu thế của con người muốn sống ổn định, bó hẹp trong xóm làng. Thứ tư: Là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng và khéo léo hoà nhập với nền văn hoá khác. c. Mối quan hệ giữa tính bản sắc và tính hiện đại của nền văn hoá nước ta Trong thực tế chúng ta cũng nhận thấy những tấm gương, những bài học về việc giữ gìn văn hoá truyền thống kết hợp giao lưu hội nhập văn hoá bên ngoài ở một số nước tiêu biểu là Nhật Bản và Trung Quốc. Người Trung Quốc ở các triều đại phong kiến do quá đề cao giá trị truyền thống đã tự cột chặt mình vào một khuôn thước “ Văn minh......”, họ đã đóng cửa với bên ngoài. Hoàn toàn ngược lại Nhật Bản ngay từ thời Minh Tự đã dứt bỏ tư tưởng cũ, tư tưởng “trọng nông ức thư “ và thực hiện tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật từ bên ngoài đồng thời hội nhập với nền văn hoá tiên tiến của thế giới. Trở lại với Việt Nam, trong lịch sử phát triển cả dân tộc chúng ta đã từng tiếp thu nhiều nền văn hoá của nước ngoài. Sự tiếp thu để rồi từng bước Việt hoá dựa trên cơ sở của nền văn hoá Văn Lang - Âu Lạc - một nền văn hoá lúa nước, văn hoá làng xã. Sau mỗi sự tiếp thu đó nền văn hoá của chúng ta lại thêm tính hoà tan hay biến sắc. Vì lẽ đó trong giá trị truyền thống Việt Nam không chỉ đơn thuần có giá trị Việt Nam mà còn có cả yếu tố nho giáo, phật giáo, đạo giáo và thậm chí cả văn hoá phương tây như Pháp, Nga... Nhưng tất cả các nền văn hoá này đều mang sức sống, hơi thở của văn hoá Việt Nam. “ Phật giáo Ấn Độ,lão giáo Trung Quốc hội nhập vào Việt Nam trong một thời gian dài đã trở thành quốc giáo, chúng được cải hoá thành một trong những nhân lõi đặc sắc trong tư tưởng, lối sống, lý tưởng sống của xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển bản sắc phong phú của văn hoá Việt Nam. Tóm lại: Văn hoá truyền thống Việt Nam là một nền văn hoá đa dân tộc, xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Bên cạnh những cái hay, cái đẹp nền văn hoá của chúng ta còn chưa thoát khỏi những lạc hậu, cổ hủ. Để đáp ứng cho xu thế hiện nay của nhân loại và đường hướng phát triển của đất nước việc gắn kết chặt chẽ giữa tính hiện đại và tính truyền thống thành một thể thống nhất hữu cơ là tất yếu. d. Tính tất yếu phải xây dựng một nền văn hoá hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua các bước phát triển của lịch sử nền văn hoá vốn cổ của chúng ta đã qua ba lần tiếp nhận những tinh hoa văn hoá: văn hoá phương Đông: ấn Độ, Trung Quốc... từ thời phong kiến văn hoá Pháp, văn hoá Châu Âu thời Pháp thuộc và trong giai đoạn hiện nay là tư tưởng Mác-Lênin. Ngày nay - Thời quá độ đi lên CNXH việc xây dựng nền văn hoá hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc là một việc làm phù hợp và cần thiết. Tính hiện đại của văn hoá tạo điều kiện thích nghi cho cuộc sống mới, cho điều kiện sản xuất mới. Nó được hoàn thiện hơn bởi truyền thống cũ đồng thời nó khắc phục yếu điểm của vốn cổ trong văn hoá. Nói tóm lại: Việc xây dựng một nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc là vô cùng cấp bách. Nó không chỉ giúp cho chúng ta tự đứng vững, tự khẳng định mình trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế về kinh tế mà còn tạo điều kiện khắc phục những hạn chế trong cách nghĩ, cách làm như : trì trệ lạc hậu, bảo thủ ... cố hữu của chúng ta. Nó tạo ra động lực, sức mạnh để chúng ta thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 2. Thực hiện nền văn hoá Việt Nam hiện nay a. Những thành tựu đã đạt được Trước hết ta xét trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống: “Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị bền vững làm nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng” Ý thức rèn luyện, phấn đấu cho lý tưởng Đảng của Đảng viên và quần chúng ngày một nâng cao. Sự nghiệp giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn học, nghệ thuật thu được nhiều thành quả. Trình độ dân trí được nâng cao, học vấn của thế hệ trẻ ngày càng mở rộng. Các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến hay công cuộc đổi mới. Trong lĩnh vực thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với nước ngoài cũng phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng như : báo nói, báo viết, báo trình... nội dung ngày càng phong phú đi sâu, đi sát đời sống quần chúng, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân. b. Những sai lầm và hạn chế trong công cuộc xây dựng nền văn hoá cùng công cuộc chuyển biến nền kinh tế Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó chúng ta có thể nhận thức và sửa chữa. Nhìn một cách tổng quát chúng ta có thể nhận ra một thực tế: khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, coi trọng công thương nghiệp thì rất nhiều xu hướng tiêu cực phát sinh. Cùng sự sùng bái kỹ thuật nước ngoài coi thương nghiệp là cách làm giàu tối ưu mà truyền thống đạo đức đã bị coi nhẹ, trật tự bị lãng quên. Đời sống vật chất được nâng cao thì lối sống thực dụng cũng ngày một lớn dần. Nhịp sống đô thị, công nghiệp làm cho tình cảm gia đình không còn mặn mà, sâu nặng như trước. Vì lợi ích kinh doanh đã phát sinh nhiều hành vi bất hợp pháp, coi nhẹ danh dự, phẩm giá con người, xem xét cụ thể hơn ta thấy: Thứ nhất là trong nhận thức, tư tưởng và đạo đức lối sống: Trong xu thế đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường lại trong bối cảnh tan rã của các nước XHCN. Trong nhận thức tư tưởng của nhân dân có những suy nghĩ dao động, hoài nghi và thiếu tin tưởng tuyệt đối vào Đảng: “Trước những biến động phức tạp trên thế giới. Một số người dao động, hoài nghi về con đường XHCN, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta”. Tệ nạn sùng bái, hướng ngoại có nguy cơ lan tràn trong quần chúng nhân dân, nhiều tệ nạn phát triển như : ma tuý, mại dâm... trong đạo đức và lối sống cũng có nhiều suy thoái kể cả với một bộ phận đảng viên. Nạn tham nhũng, quan liêu cửa quyền còn khá phổ biến làm tổn thương tới lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn học nghệ thuật : xuất hiện nhiều tiêu cực, nhiều vấn đề bất cập : “sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, nghiện ngập... ở một số học sinh, sinh viên; coi nhẹ giáo dục, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị,...” . Trong văn học nghệ thuật xu hướng “thương mại hoá” đã làm cho chất lượng nhiều tác phẩm không đảm bảo thậm chí thiếu lành mạnh. Do tính cụ lợi, bon chen mà không ít nhà văn, nhà báo phải né tránh sự thật, tâng bốc, nịnh bợ...Về lĩnh vực thông tin và giao lưu văn hoá với nước ngoài việc phát triển tràn lan các phương tiện thông tin đại chúng gây nên tình trạng khó kiểm soát. Nhiều thông tin mang nội dung tiêu cực, thậm chí thiếu chính xác, lộ bí mật quốc gia... trong giao lưu văn hoá với nước ngoài hiện tượng xâm nhập của những luồng văn hoá xấu vào Việt Nam vẫn còn nhiều. Những luồng văn hoá này làm hoại đạo đức dân tộc, kích động chống phá Đảng, chính quyền và du ngụ quần chúng. c. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế Về nguyên nhân của thành tựu: qua bước đầu đổi mới để có được những kết quả đã đạt được là sự kết hợp giữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia chấp hành của nhân dân. Đây là biểu hiện của sự phù hợp của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với hoàn cảnh Việt Nam, con người Việt Nam . Xét những nguyên nhân của hạn chế : có nhiều nguyên nhân đưa đến những hạn hạn chế và sai lầm khi xây dựng nền văn hoá hiện đại. Có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.Nguyên nhân khách quan : Theo quan điểm của Đảng thì nguyên nhân khách quan gồm có : Sự suy sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu đã gây dao động lớn về tư tưởng tình cảm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù định ráo riết chống phá trên mọi lĩnh vực của đới sống xã hội, văn hoá ... cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế bên cạnh tác động tích cực thì còn nhiều hạn chế. Nước ta còn nghèo, nhu cầu về văn hoá rất lớn nhưng chưa đáp ứng đủ do thiếu thốn vật chất.Nguyên nhân chủ quan:Việc áp dụng dập khuôn mô hình XHCN ở các nước như Liên xô hay Đông Âu không chỉ để lại hậu quả xấu về kinh tế mà còn cả văn hoá.Công tác phê và tự phê trong nội bộ Đảng, chính quyền Nhà nước chưa cao. Các phần tử xấu chưa được nghiêm trị, từ đây làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Trong lãnh đạo quản lý còn nhiều biểu hiện tiêu cực, buông lỏng hay né tránh. Đầu tư cho văn hoá còn bất cập. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và đãi ngộ với cán bộ văn hoá còn chưa thoả đáng, làm cho người làm công tác này thiếu nhiệt tình, trách nhiệm.Chưa có cơ chế, chính sách phát huy nội lực của nhân dân phong trào quần chúng chưa được động viên và cổ vũ. 3. Những cơ sở, những biện pháp góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. a. Nhìn nhận trên phương diện quốc gia Thứ nhất : xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới có đầy đủ tài, đức : có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng cộng sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Con người mới ngày nay phải phát huy ý thức đoàn kết, có lối sống lành mạnh văn minh. Lao động tích cức, phát huy sáng tạo, sáng kiến không ngừng học hỏi.Thứ hai: xây dựng môi trường văn hoá : Tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh ngay từ cấp cơ sở, lấy đơn vị cơ sở như gia đình, làng xã, các cơ quan, xí nghiệp... làm mục tiêu hoạt động. “Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã phường văn hoá, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong xây dựng nếp sống văn minh. Thu hẹp dần khoảng cách văn hoá giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với vùng sâu, vùng xa... và giữa các tầng lớp dân cư” (8)Thứ ba: phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật: chúng ta đặt ra mục tiêu phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng, đặt lý tưởng cộng sản lên hàng đầu, phát triển văn học, nghệ thuật theo hướng phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân nhằm đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo chú trọng quan điểm : “tiên học lễ, hậu học văn”. Kết hợp hoạt động khoa học và xã hội - nhân văn với khoa học tự nhiên tạo đà cho phát triển văn hoá.Thứ tư: Đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phát triển và quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng ; bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. Với công tác văn hoá các dân tộc thiểu số : Luôn coi trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Thứ năm: Đẩy mạnh chính sách đối với tôn giáo; khổ rộng hợp tác quốc tế về văn hoá; không ngừng củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá. b. Những suy nghĩ, đề xuất của bản thân Với trách nhiệm là một người con trong gia đình, bản thân em phải lắng nghe, tuân theo những lời giáo dục đúng đắn của ông, bà, cha mẹ và người trên. Có tình cảm yêu thương và quan tâm tới gia đình. Coi trọng truyền thống tổ tiên.Với góc độ là một sinh viên - một người học trò, phải tuyệt đối lễ phép với thầy cô giáo, sống chan hoà cùng bè bạn, tôn trọng nội quy của nhà trường và tập thể.Với tư cách là một công dân với đất nước : Tuyệt đối chung thành với sự kinh đạo của Đảng, lấy chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản làm lý tưởng sống. Những đề xuất của bản thân trong việc xây dựng nền văn hoá nước nhà tiên tiến.Trước hết chúng ta phải phát huy nhân tố con người, xây dựng một mẫu người phù hợp xu thế đất nước. Không ngừng giáo dục về đạo đức lối sống cho họ bởi họ chính là chủ thể sáng tạo ra văn hoá . Việc làm này phải thực hiện nay từ trong nội bộ Đảng, các cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.Coi trong, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Đây là việc cần làm rộng khắp trong nhân dân.Tiếp thu có chọn lọc những trí thức văn hoá tiến bô của nhân loại. Tăng cường đoàn kết, hội nhập với mục tiêu “hoà nhập không hoà tan”. Cùng việc tiếp thu là việc giới thiệu nền văn hoá dân tộc ra thế giới bên ngoài.Tập trung việc phát triển kinh tế tạo ra cơ sở và điều kiện cho văn hoá phát triển. Chủ động trong việc đấu tranh chống các âm mưu phá hoại về mọi mặt của kẻ thù... Kết luận. Quá trình xây dựng một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là một quá trình lâu dài và phức tạp, cần phải được làm thường xuyên, liên tục và là ý thức, trách nhiệm của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và của cả quốc gia, dân tộc. Với truyền thống của con người Việt Nam chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Nói tới bản sắc văn hoá là nói tới một tài sản vô giá của dân tộc. Việc giữ gìn và không ngừng phát triển của tài sản này là việc làm của mọi thời đại, mọi công dân. Tuy vậy việc giữ gìn này không có nghĩa là đóng cửa, không giao lưu hợp tác với bên ngoài. Mà chúng ta cần phải hội nhập để tạo ra cơ hội lấp đầy những yếu điểm, những khoảng trống mà chúng mà chúng ta chưa có. Không chỉ có vậy việc hội nhập còn là công tác giới thiệu nền văn hoá Việt Nam với bè bạn quốc tế tạo ra không khí đoàn kết cùng tiến bộ. Nhưng tiếp thu hoà nhập không có nghĩa là sự hoà tan, lai căng, tiếp thu phải chọn lọc tuân theo đường lối chính sách của Đản cộng sản Việt Nam và pháp luật Việt Nam.Văn hoá luôn là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại tiềm lực về kinh tế lại là cơ sở, là tiền đề cho một nền văn hoá tiên tiến mang nét truyền thống. Đây vừa là cở sở lý luận vừa là cơ sở thực tiễn cho sự nghiệp đổi mới và vững bước vào thế kỷ mới của đất nước Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phấn đấu đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống (Số 14 tháng 7/1999) 2. Nghị quyết hội nghị trung ương V - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII. 3. Phấn đâú đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống (Số 18 tháng 9/1999) 4. Tạp chí Nghiên cứu trao đổi (Số 11 tháng 6/1998) 5. Nghị quyết hội nghị trung ương V - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII 6. Nghị quyết hội nghị trung ương V - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII 7. Nghị quyết hội nghị trung ương V - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII 8. Nghị quyết hội nghị trung ương V - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (67).DOC
Tài liệu liên quan