Đối với chuyển tiền CAD nhập khẩu:
- Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì thủ tục ít phức tạp và ít rủi ro cho nhà nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu không chọn phương thức thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền bằng điện mà thanh toán theo CAD sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội nhận được chứng từ nhanh chóng và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác xuất khẩu do việc thanh toán diễn ra tức thì.
- Thủ tục thanh toán đơn giản (chỉ cần chuyển đủ tiền vào tài khoản ký thác).
- Rút ngắn thời gian thanh toán do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay – Cash Against Document (CAD), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng hạn.
Theo đề tài được phân công, nhóm 10 xin được trình bày về phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay – Cash Against Document – viết tắt là CAD. Nhóm chúng tôi sẽ làm rõ về các vấn đề sau đây:
Khái niệm về phương thức
Quy trình thực hiện
Bộ chứng từ của phương thức CAD
Các bên tham gia cùng với quyền và nghĩa vụ của mình
Ưu nhược điểm của phương thức
Điều kiện áp dụng phương thức
So sánh với các phương thức khác
Vị trí của CAD
Rủi ro khi áp dụng phương thức này trong thực tế, trường hợp thương vụ Việt Nam tại Pakistan
I. KHÁI NIỆM:
Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền.
Tài khoản tín thác là tài khoản ký quỹ do ngân hàng mở cho người nhập khẩu, dựa trên mối quan hệ ủy thác của người nhập khẩu cho ngân hàng.
II. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ:
1. Khi các bên tham gia có cùng quan hệ với một ngân hàng (thường là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu):
Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán của phương thức CAD:
Ngân hàng
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở người xuất khẩu ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện việc ký quỹ 100% trị giá của thương vụ để lập tài khoản ký thác.
Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng dịch vụ trả tiền theo chỉ thị của người nhập khẩu, khi thực hiện thanh toán theo phương thức CAD. Nội dung chính của bản ghi nhớ là:
Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đầy đủ 100% trị giá của thương vụ
Các chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình khi lãnh tiền ở ngân hàng
Thời hạn thanh toán
Mức phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng và ai phải trả phí này (thường là nhà xuất khẩu phải trả)
Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu rằng: Nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động.
Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu để rút tiền.
Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu
Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện nhà nhập khẩu
2. Khi việc thanh toán diễn ra có sự tham gia của 2 ngân hàng trung gian:
Quá trình thực hiện phương thức này diễn biến như sau:
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình xin thực hiện dịch vụ CAD. Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ thoả thuận ký với nhau qua bảng ghi nhớ (memorandum), bao gồm những nội dung như sau:
+ Nhà NK, NM cam kết đặt cọc 100% giá trị lô hàng
+ NH mở TK tín thác cho NM
+ NH cam kết chỉ thanh toán tiền hàng cho NB khi họ xuất trình Bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ & trong thời hạn thanh toán
+ Bên phải trả phí hoa hồng dịch vụ cho NH
Phương thức thanh toán: CAD.
Tên, địa chỉ của các đối tượng có liên quan.
Số tiền ký quỹ: 100% giá trị hợp đồng.
Những chứng từ yêu cầu.
(5) Ghi có
Nhà nhập khẩu
Importer
Nhà xuất khẩu
Exporter
Nhà xuất khẩu
Exporter
Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu
Exporter
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
Exporter
(6) bộ chứng từ
(3)hàng hóa, dịch vụ
(6) bộ chứng từ
(2)
Quy trình thực hiện giao chứng từ trả tiền ngay
(1)
(4)
(2)
Chi phí dịch vụ thực hiện phương thức CAD.
Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại diện của nhà nhập khẩu tại nước nhà xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu xin thanh toán.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của bản ghi nhớ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
III. BỘ CHỨNG TỪ CẦN XUẤT TRÌNH CHO NGÂN HÀNG ĐỂ THANH TOÁN:
1. Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức thanh toán CAD, khi hàng hóa được giao trực tiếp cho người nhập khẩu:
- Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện ở nước xuất khẩu cấp
- Bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại có xác nhận của đại diện người mua tại nước xuất khẩu.
- 3 bản vận đơn gốc
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng hàng hóa
2. Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức trả ngay sau khi giao hàng cho ngoại quan.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau: + Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. + Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác.
+ Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện tại nước xuất khẩu cấp
- Bản sao của hóa đơn giao nhận hàng hóa có xác nhận của người đại diện nhà nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại gồm 3 bản sao được xác nhận bởi đại diện của nhà nhập khẩu
- Biên bản nhận hàng của kho ngoại quan trên đó có xác nhận và chữ ký của người đại diện bên nhà nhập khẩu
- Thư yêu cầu chuyển tiền của nhà nhập khẩu từ tài khoản tín thác
IV. CÁC BÊN THAM GIA VÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN:
Bên tham gia
Khái niệm
Quyền
Nghĩa vụ
Người mua (nhà nhập khẩu)
Là người có nhu cầu hàng hóa nên họ sẽ liên hệ với bên bán để đặt đơn mua những hàng hóa theo yêu cầu của họ.
Yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng để thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ bên bán (nhà xuất khẩu).
Bên mua sẽ trả tiền trước cho bên bán một số tiền từ 10% - 30% giá trị hơp đồng.
Sau khi ngân hàng thông báo là đã nhận bộ chứng từ từ bên bán thi bên mua có nghĩa vụ là trả nốt hết số tiền còn lại cho ngân hàng để nhận được bộ chứng từ giao hàng.
Người bán (nhà xuất khẩu)
Là người có hàng hóa sẽ liên hệ với bên người mua để thỏa thuận các điều khoản về hợp đồng mua bán và chuyển hàng hóa ra nước ngoài.
- Được nhận tiền hàng
- Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền yêu cầu ngân hàng của bên mua trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trả lại bên nước xuất khẩu.
Bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi được ngân hàng thông báo là giữa họ và bên nhà nhập khẩu đã thỏa thuận ký kết một hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ là giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng.
Ngân hàng bên nhà xuất khẩu
Là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
Nhận phí khi làm trung gian thanh toán
- Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế.
- Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất theo yêu cầu trong bản ghi nhớ nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
Ngân hàng bên nhà nhập khẩu
Là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu
Nhận phí khi làm trung gian thanh toán
- Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện thương mại quốc tế.
- Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập.
Thực hiện chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông qua ngân hàng nhà phục vụ xuất khẩu.
V. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC CAD
1. Ưu điểm:
1.1. Đối với chuyển tiền CAD nhập khẩu:
Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì thủ tục ít phức tạp và ít rủi ro cho nhà nhập khẩu.
Các doanh nghiệp nhập khẩu không chọn phương thức thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền bằng điện mà thanh toán theo CAD sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội nhận được chứng từ nhanh chóng và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác xuất khẩu do việc thanh toán diễn ra tức thì.
Thủ tục thanh toán đơn giản (chỉ cần chuyển đủ tiền vào tài khoản ký thác).
Rút ngắn thời gian thanh toán do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp
1.2. Đối với chuyển tiền CAD xuất khẩu:
Phương thức này được ưa chuộng vì người bán nhận được tiền nhanh (vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền kí quỹ, thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để giao hàng) và thủ tục ít phức tạp
Các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phương thức này sẽ giúp rút ngắn thời gian nhận tiền do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp bởi một ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Thủ tục thanh toán đơn giản (vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phải xuất trình chứ không kiểm tra nội dung của từng chứng từ như phương thức LC)
Chi phí thấp (do thủ tục thanh toán nhanh)
Rút ngắn thời gian thanh toán do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp
2. Nhược điểm:
- Chỉ có lợi cho nhà xuất khẩu, còn nhà nhập khẩu thì hầu như không có lợi. Nhà nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước nhà xuất khẩu vì phải xác nhận hàng hoá trước khi gửi nhằm tránh những trường hợp người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với hàng hóa thực giao (điều này rất khó khăn cho nhà nhập khẩu vì mỗi lần nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó phải cử đại diện, làm tăng chi phí). - Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.
- Chỉ áp dụng khi hai bên phải tin tưởng lẫn nhau và hàng hóa thuộc lại khan hiếm (đối với thanh toán quốc tế việc hai bên phải tin tưởng lẫn nhau rất khó, bởi không có một cam kết nào để chứng minh được điều này)
- Một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức CAD (Cash Against Documents) bằng cách khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi nước nhập khẩu. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất trắng lô hàng.
VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CAD:
- Người mua và người bán có quan hệ mua bán tốt, tin tưởng lẫn nhau.
- Áp dụng trong mua bán những mặt hàng khan hiếm
- Áp dụng phương thức trả tiền ngay
- Áp dụng trong trường hợp người mua có đại diện ở nước xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng
VII. SO SÁNH PHƯƠNG THỨC CAD VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ KHÁC:
1. Các phương thức thanh toán quốc tế - thuận lợi và bất lợi:
Phương thức
Định nghĩa
Điều kiện áp dụng
Thuận lợi
Bất lợi
Mở tài khoản
Là phương thức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì ghi nợ cho bên nhập khẩu, vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định
Nhà xuất khẩu có xếp hạng tín dụng tốt.
Nhà xuất khẩu là một khách hàng có quan hệ lâu dài, tin tưởng, quen biết
Bên nhập khẩu là công ty phụ thuộc (công ty con) của bên xuất khẩu hoặc ngược lại
Áp dụng đối với những hàng hóa nhỏ
Ở những quốc gia có rủi ro thấp
Việc ghi sổ là đơn giản cho nhà xuất khẩu
Đơn giản hóa chứng từ
Tính cạnh tranh (do nhà xuất khẩu giảm bớt các chi phí giao dịch từ sự đơn giản hóa chứng từ)
- Chi phí giao dịch thấp
Toàn bộ gánh nặng tài chính rơi vào nhà xuất khẩu
Có thể gặp rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Giao chứng từ khi chấp nhận thanh toán
Nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ cho ngân hàng với yêu cầu bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu
- Nhà nhập khẩu được xếp hạng tín dụng tốt
- Quốc gia có rủi ro thấp
Hối phiếu là bằng chứng cho số tiền mắc nợ
Các khoản phải thu có thể được chiết khấu bởi ngân hàng xuất khẩu có hoặc không có quyền truy đòi.
Cho người nhập khẩu thời gian để bán hàng hóa trước khi phải thanh toán (được cấp tín dụng thương mại)
Chi phí giao dịch thấp
Nhà xuất khẩu chỉ nhận được tiền cho tới khi đến hạn hối phiếu
Rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Người xuất khẩu có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ nhà nhập khẩu hay rủi ro do các điều kiện chính trị từ nước nhập khẩu
Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro bị từ chối nhận hàng
Nhờ thu kèm chứng từ với hối phiếu trả ngay (D/P) và CAD
D/P: Nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ cho ngân hàng với yêu cầu bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu thanh toán hối phiếu ngay khi nhìn thấy.
CAD: Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình bày đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán
Người nhập khẩu có xếp hạng tín dụng tốt.
Hàng hóa được giao có khối lượng nhỏ hoặc trung bình
Quốc gia có rủi ro thấp
Có thể sử dụng ở những quốc gia có sự hạn chế ngoại hối.
Hối phiếu là bằng chứng cho số tiền mắc nợ
Bộ chứng từ sẽ không được giao cho nhà nhập khẩu trước khi được thanh toán.
Chi phí giao dịch thấp
Nhà xuất khẩu phải đợi cho đến khi hối phiếu được thanh toán
Người xuất khẩu có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ nhà nhập khẩu hay rủi ro do các điều kiện chính trị từ nước nhập khẩu
Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro bị từ chối nhận hàng
COD
Giao hàng trả tiền ngay, người vận chuyển cuối cùng là người có nhiệm vụ thu tiền về cho người xuất khẩu
Người xuất khẩu có thể gánh chịu những rủi ro trước khi hàng hóa được giao cho nhà nhập khẩu bởi người vận chuyển
Nhà nhập khẩu phải có sẵn tiền mặt
Không áp dụng được ở tất cả các quốc gia
Không khuyến khích sự lặp lại trong mua bán hàng hóa giữa các bên
Nhà xuất khẩu phải gánh chịu những rủi ro do từ chối nhận hàng
Chuyển tiền trả trước
Nhà nhập khẩu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu trước khi nhà xuất khẩu gởi hàng đi
Không xác định rõ xếp hạng tín dụng của người nhập khẩu
Bán hàng một lần
Giao hàng với số lượng nhỏ
Quốc gia có mức rủi ro cao
Nhà xuất khẩu có thể sử dụng tiền trả trước để chuẩn bị cho việc giao hàng hóa
Không hề có rủi ro nào cho nhà xuất khẩu
Chi phí thấp
Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro không được giao hàng
Có thể làm ngăn ngừa việc lặp lại quan hệ kinh doanh
Một số quốc gia ngăn cấm việc áp dụng phương thức này
2. So sánh với phương thức ghi sổ:
Điểm so sánh
CAD
Phương thức ghi sổ
Giống nhau
Áp dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau
Cách thức thanh toán
- Ngân hàng tham gia mở tài khoản tín thác thanh toán theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
- Không có sự tham gia của ngân hàng trong vai trò mở tài khoản hay thực thi thanh toán. Ngân hàng chỉ đóng vai trò chuyển tiền từ người mua sang người bán.
Rủi ro cho các bên tham gia
- Là phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu
- Là phương thức có lợi cho nhà nhập khẩu
Tính chất của tài khoản trong phương thức
-Tài khoản tín thác mà nhà nhập khẩu mở tại ngân hàng được dùng thanh toán giữa hai bên, mang tính chất như tài khoản thanh toán
- Tài khoản mang tính chất như tài khoản ghi nợ, chỉ mở tài khoản đơn biên, nếu người nhập khẩu có mở tài khoản để ghi chép thì tài khoản đó chỉ có tác dụng theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
3. So sánh với phương thức COD:
Điểm so sánh
CAD
COD
Giống nhau
Được sử dụng khi nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau, khi người nhập khẩu muốn được trả tiền ngay lập tức, thủ tục ít phức tạp, tiện hợi
Sự tham gia của ngân hàng
Có sự tham gia của ngân hàng trong vai trò người thu tiền
Hoàn toàn không có sự tham gia của ngân hàng, người vận chuyển cuối cùng đảm nhận luôn nhiệm vụ thu tiền về
Cách thức trả tiền
Ngân hàng dùng tài khoản tín thác đã mở trước kia của người nhập khẩu để trả tiền cho người xuất khẩu, trả tiền khi ngân hàng xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu, việc trao đổi xảy ra giữa tiền – chứng từ
Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu thông qua người vận chuyển cuối cùng, trả tiền khi người vận chuyển giao hàng ở kho ngoại quan, việc trao đổi xảy ra giữa tiền - hàng
Người nhập khẩu nhận chứng từ trước rồi mới nhận hàng
Người nhập khẩu nhận hàng và bộ chứng từ cùng lúc
4. So sánh với phương thức nhờ thu
Điểm so sánh
Phương thức CAD
Phương thức nhờ thu
Giống nhau:
Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P và CAD, người nhập khẩu phải trả tiền thì mới được nhận bộ chứng từ.
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán, không hề chịu rủi ro nào trong quá trình thanh toán
Điều kiện áp dụng
- Áp dụng khi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau
- Áp dụng khi mức độ tin cậy của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu là vừa phải
Quy tắc áp dụng
- Không phải tuân theo một quy tắc quốc tế nào
- Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại URC
Số lượng ngân hàng tham gia trong phương thức
- Tối thiểu có một ngân hàng mà nhà nhập khẩu mở tài khoản tín thác (ngân hàng người bán)
- Tối thiểu có 2 ngân hàng tham gia, ngân hàng phục vụ người nhập khấu và ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
Cách thức thanh toán tiền
- Thanh toán trực tiếp bằng tài khoản tín thác mà nhà nhập khẩu đã mở tại ngân hàng
- Thanh toán 1 lần toàn bộ tiền hàng
- Cần phải sử dụng các công cụ thanh toán như hối phiếu hoặc séc
- Có thể trả ngay khi nhận hàng (D/P) hoặc chấp nhận trả sau (D/A)
Bộ chứng từ
- Không bao gồm chứng từ tài chính
- Có thể đầy đủ chứng từ tài chính và chứng từ thương mại (nhờ thu kèm chứng từ) hoặc chỉ có chứng từ tài chính (nhờ thu trơn)
Rủi ro khi áp dụng phương thức đối với các bên liên quan
- Rủi ro chủ yếu do bên nhập khẩu gánh chịu, vì nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, trong khi đó, số tiền ký quỹ không được hưởng lãi
- Rủi ro được san sẻ cho cả hai bên, tuy nhiên đối với nhờ thu trơn thì rủi ro của nhà xuất khẩu nhiều hơn vì bộ chứng từ đã được gởi cho nhà nhập khẩu trước đó.
VIII. VỊ TRÍ CỦA CAD:
Biểu đồ độ tin cậy và phí tổn giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu:
Độ tin cậy cao
Độ tin cậy thấp
Phí tổn cao
Phí tổn thấp
Hối phiếu, Séc, Kỳ phiếu, phương thức ứng trước, ghi sổ, chuyển khoản
Giao chứng từ trả tiền ngay (CAD)
Phương thức nhờ thu
Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Vai trò của Ngân hàng thấp
Vai trò của Ngân hàng cao
`
Theo biểu đồ trên, độ tin cậy giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu càng cao thì phí tổn mà họ bỏ ra cho việc thiết lập hợp đồng càng thấp. Đồng thời vai trò của bên thứ 3 là Ngân hàng càng giảm. Như vậy việc sử dụng các công cụ thanh toán như: Hối phiếu, Séc, Kỳ phiếu hoặc các phương thức thanh toán như: phương thức ứng trước, phương thức ghi sổ, chuyển khoản sẽ thuận thiện hơn cho hai bên.
Phương thức CAD cũng đòi hỏi độ tin cậy cao. Do đó, sử dụng CAD có phí tổn cao hơn chút ít so với các phương thức trên đó. Đồng thời, vai trò của Ngân hàng trong phương thức này chỉ là mở tài khoản tín thác cho nhà nhập khẩu mà thôi.
Tuy nhiên, nếu độ tin cậy thấp thì phí tổn mà hai bên bỏ ra cho việc thiết lập hợp càng cao. Đồng thời, vai trò của bên thứ 3 là Ngân hàng càng tăng. Như vậy khi độ tin cậy giữa hai bên thấp thì phương nhờ thu và L/C thường được sử dụng hơn trong thanh toán quốc tế.
Biểu đồ rủi ro trong thanh toán và giao hàng đổi với nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
An toàn nhất
An toàn nhất
Rủi ro nhất
Rủi ro nhất
Phương thức ghi sổ
Phương thức ứng trước
Phương thức tín dụng thư (L/C)
Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD)
Phương thức nhờ thu
Xuất phát từ đặc điểm thanh toán và giao hàng của các phương thức mà biểu đồ này được lập nên.
Phương thức trả tiền ứng trước là an toàn nhất cho nhà xuất khẩu, đồng thời là rủi ro nhất cho nhà nhập khẩu vì đồng thời với việc thành lập đơn đặt hàng chắc chắn thì nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho nhà xuất khẩu, tức là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được chuyển giao cho nhà nhập khẩu.
Còn phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD) cũng an toàn hơn cho nhà xuất khẩu so với phương thức ứng trước vì nhà nhập khẩu phải ký gửi khoản tiền tín thác bằng 100% giá trị lô hàng. Sau đó, nhà xuất khẩu chuyển hàng đi. khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ cho Ngân hàng để đối chiếu với bản ghi nhớ. Việc đối chiếu hợp lệ thì nhà xuất khẩu nhận tiền ngay. Trong khi đó lô hàng chưa đến với nhà nhập khẩu.
Phương thức ghi sổ là rủi ro nhất với nhà xuất khẩu, đồng thời là an toàn nhất cho nhà nhập khẩu vì nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành xong việc giao hàng thì nhà nhập khẩu mới bắt đầu thanh toán dần cho nhà xuất khẩu.
IX. RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC NÀY TRONG THỰC TẾ, TRƯỜNG HỢP THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI PAKISTAN:
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phát đi thông báo về việc doanh nghiệp cần thận trọng trong giao dịch mua bán với các đối tác Pakistan. Bởi thời gian qua, tại Pakistan có một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức CAD (Cash Against Documents) bằng cách khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất trắng lô hàng.
Theo quy định của Hải quan Pakistan, một khi đã mở tờ khai hàng nhập khẩu thì không được phép tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan, có nghĩa là: Trong một số trường hợp, khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại Việt Nam. Bên xuất khẩu sẽ dùng số tiền bên nhập khẩu đã trả để trang trải các chi phí liên quan đến việc giải quyết lô hàng. Tuy nhiên, tại Pakistan, một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức này bằng cách khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất trắng lô hàng. Công ty G. (TP.HCM) ký hợp đồng xuất khẩu 1 container hạt tiêu cho Công ty Trade Corporation Services (Pakistan). Trong khi giá hạt tiêu trên thị trường là khoảng 3.500 USD/tấn thì vị khách Pakistan này đồng ý mua với giá 4.600 USD/tấn. Công ty G. lập tức tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng Pakistan. Sau đó Công ty G. nhận được giấy báo chuyển tiền của ngân hàng. Tuy nhiên, Công ty G. đã cảnh giác và tiến hành thẩm tra giấy báo chuyển tiền với sự giúp đỡ của các chuyên viên ngân hàng và phát hiện ra giấy báo chuyển tiền là giả. Cuộc “đấu khẩu” giữa hai bên diễn ra và bên nhập khẩu lộ nguyên hình là đối tượng lừa đảo. Đối tượng này thẳng thừng tuyên bố là Công ty G. sẽ mất lô hàng vì không thể bán lô hàng này cho khách hàng khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Với kinh nghiệm nhiều năm buôn bán quốc tế với nhiều nước thuộc thị trường châu Âu, châu Mỹ... Công ty G. không tin lời đe dọa của vị khách hàng lừa đảo và tìm cách bán lô hàng cho một khách hàng khác. Sau khi gặp một số khó khăn trong việc bán lô hàng tại Pakistan, công ty quyết định tái xuất lô hàng trở lại Việt Nam. Sau gần hai tháng cố gắng, sử dụng mọi phương cách, Công ty G. vẫn không thể tái xuất lô hàng về Việt Nam. Rất may là với sự giúp đỡ của một khách hàng lớn của Pakistan, công ty G đã tránh được kết cục mất trắng lô hàng.
Tại sao đối tượng xấu lại có thể cản trở việc tái xuất lô hàng mặc dù có sự can thiệp kịp thời và theo đúng luật pháp quốc tế? Phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, hãng tàu với tư cách là người chuyên chở, có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng theo sự chỉ đạo của chủ hàng. Theo yêu cầu của Công ty G., Thương vụ đã gặp đại diện hãng tàu tại Pakistan và cảnh báo hãng tàu về những diễn biến phức tạp có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng hãng tàu đã không thực hiện được việc tái xuất lô hàng. Thương vụ cũng đã gửi công văn và trực tiếp gặp Hải quan cảng Karachi, Tổng cục Thuế (cơ quan cấp trên của Hải quan Pakistan), Bộ Thương mại Pakistan, Bộ Ngoại giao Pakistan, nhưng cũng không thực hiện được việc tái xuất lô hàng, bởi vị khách hàng lừa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về Cash Against Document (CAD).doc