Tiểu luận Quá trình phát triển của bưu chính viễn thông Việt Nam – nhìn từ góc độ quy luật lượng - Chất

Có thể nói sự tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý

sản xuất kinh doanh trong ngành Bưu điện là công việc hết sức khó khăn, lâu dài

và nếu thành công sẽ tạo điều kiện để mỗi đơnvị làm tốt hơn nhiệm vụ của mình:

Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính viễn

thông; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tập trung vào hoạt động sản

xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo sự thành công của mình. Chính

sự thay đổi này đã làm cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước được đẩy lùi, thị

trường bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽhơn. Bưu điện Việt nam mà trong đó có

vai trò quyết định của VNPT đã đạt được những thành tựu quan trọng được Liên minh

Viễn thông Quốc tế xếp vào hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh

nhất thế giới, được bầu làm thành viên của Hội đồng Điều hành Liên minh Viễn

thông Quốc tế đồng thời là thành viên của Ban chấp hành Đại Hội đồng Điều hành

của Liên minh Bưu chính Quốc tế.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình phát triển của bưu chính viễn thông Việt Nam – nhìn từ góc độ quy luật lượng - Chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự vật khác. Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph. Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 6 Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác nhau có vị trí không như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động … mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa một bộ phận cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân cư, nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Tính xác định về chất của một loại đối tượng nào đó là tính như nhau của các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại có thể có sự khác nhau về lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác nhau về thể tích, về đại lượng… Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt đồng nhất giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại cũng Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 7 có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó, muốn tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng cùng loại. Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện trong các thuộc tính không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định. Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất tư cách đạo đức của một người … Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một phương pháp khoa học. Không chỉ chất mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật có vô vàn lượng. II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến đổi. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Song sự thay đổi của lượng chỉ chưa dẫn tới thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn đó, cũng có thể làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 8 Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những thay đổi căn bản về chất được gọi là “độ”. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm mà tại đó, sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện được gọi là “điểm nút”. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là “bước nhảy”. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự thay đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại trong thực tế những bước nhảy. Theo Hêghen, bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của tính tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Thừa nhận bước nhảy là điều kiện lý giải đúng tính đa dạng về chất trong hiện thực, Lê Nin nhấn mạnh “Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả “(1). Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. Thế giới muôn hình, muôn vẻ cho nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Trong tính đa dạng của những hình thức thay đổi về chất, chúng ta lưu ý tới một số loại bước nhảy cơ bản: Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 9 Sự phân chia thay đổi về chất thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dân vừa dựa trên thời gian của sự thay đổi về chất, vừa dựa trên tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy được gọi là đột biến, khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành của nó. Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Thời kỳ quá độ từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thí dụ cho bước nhảy dần dần đó. Bước nhảy dần dần là một quá trình phức tạp, trong đó có cả những quá trình tuần tự lẫn những bước nhảy nhỏ. Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, mà cả ở cơ chế của sự thay đổi đó. Mặc khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về lượng. Những thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ của chất đang có, bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục. Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sự vật phức tạp về tính chất, về những yếu tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành… bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất toàn bộ. Khi xem xét sự thay đổi về chất, người ta còn chia sự thay đổi đó ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa. Trong trường hợp này, cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào. Tiến hóa là sự thay đổi về chất không cơ bản của sự vật. Do vậy, cách mạng là một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn so với phạm trù bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù dùng để chỉ mọi sự thay đổi về chất, cách mạng Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 10 là sự cải tạo chất căn bản của nó. Hơn nữa, không phải bất kỳ sự thay đổi căn bản nào về chất cũng là cách mạng. Chỉ những thay đổi mang tính tiến bộ, tiến lên, chỉ có sự chuyển hóa từ nấc thang phát triển thấp sang nấc thang phát triển cao mới là cách mạng. Từ những phân tích trên, có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển dần từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. Vì vậy để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Con đường nhận thức đó sẽ diễn ra như sau: từ những nhận thức ban đầu về chất đi tới nhận thức lượng, trong quá trình đó, tri thức về chất được làm sâu sắc thêm, khi đạt đến tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng chúng ta sẽ có tri thức tương đối hoàn chỉnh về sự vật đó. Vì sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên. Trong sự phát triển xã hội, phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sáng thay đổi mang tính cách mạng. Xem xét tiến hóa và cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ đó là cơ sở để chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủ nghĩa tả khuynh. Việc nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta đặt ra. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất trong lĩnh vực đó và tạo điều kiện để thực hiện thành công quá trình đổi Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 11 mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung. Như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Ở đây bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 12 Phần thứ hai: SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM – NHÌN TỪ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT Sự ra đời và phát triển của Bưu điện cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với sự ra đời và tiến trình phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói, lịch sử hơn 62 năm qua của Bưu điện cách mạng Việt Nam là quá trình liên tục tích lũy về lượng dẫn đến có nhiều sự biến đổi về chất để rồi từ chỗ chỉ là một công cụ phục vụ thông tin liên lạc cho sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến nay trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin bưu điện trong sự nghiệp cách mạng nước ta, tại lớp huấn luyện điện báo năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ”Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi” (2) I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bưu chính Viễn thông Việt Nam mà tiền thân là Ban Giao thông chuyên môn của Trung ương Đảng được thành lập ngay từ những ngày đầu của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 với nhiệm vụ “kế tục di sản thông tin của lịch sử, tiếp nhận mạng thông tin hiện có… ra sức bảo đảm nhiệm vụ thông tin, phục vụ bảo vệ chính quyền cách mạng, phục vụ nhân dân”. (3) Tháng 4 năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng lại kinh tế nước nhà. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Ban giao thông chuyên môn được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vừa tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, chuyển mọi hoạt Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 13 động từ thời chiến sang thời bình, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Đây thực sự là một bước chuyển biến về chất mang tính cách mạng sau một thời gian dài tích lũy về lượng. Chính chất mới đã tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ phát triển của lượng được nhanh hơn. Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong điều kiện thực tế thay đổi đã gây ra không ít hệ lụy, trì trệ, kiềm hãm sự phát triển đất nước trong đó có ngành Bưu điện. Năm 1984, ngành Bưu điện thực sự lâm vào cảnh khó khăn, nhiều cán bộ công nhân viên rời bỏ ngành, "người Bưu điện chưa sống được bằng nghề Bưu điện". Lúc bấy giờ, mạng lưới bưu chính viễn thông còn quá nghèo nàn, toàn bộ thiết bị đều đang sử dụng công nghệ tương tự (analog) lạc hậu, cần sớm được đầu tư đổi mới. Nhờ chủ trương "lấy ngoài nuôi trong" và kiên quyết theo đuổi Chiến lược “Đi tắt, đón đầu”, “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại“ nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngành đã hiện đại hoá được mạng lưới, trang thiết bị kỹ thuật của mình, tạo nên những bước nhảy dần dần để chuyển hóa từng bước về chất. Vào những năm đầu 90 của thế kỷ XX, cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, ngành viễn thông, công nghệ thông tin thế giới đạt được những bước phát triển ngoạn mục đặc biệt là sự ra đời và phát triển mạng máy tính toàn cầu internet. Ngành nhanh chóng đề ra “Chiến lược tăng tốc phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1993 – 2000” mở ra cơ hội to lớn cho sự đổi mới Ngành. Có thể nói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngành được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ này. Đây là thời kỳ có sự tích lũy đáng kể về lượng để hướng đến những thay đổi đột biến về chất sau này. Những thành công của quá trình thực hiện Chiến lược đã làm cho năng lực của Ngành nâng lên đáng kể. Các chỉ tiêu về doanh thu, số lượng thuê bao điện thoại tăng lên đột biến, thu nhập, đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt, ngành Bưu chính Viễn thông trở thành một trong những ngành có mức đóng góp hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách Nhà nước. Năm 1995, Tổng cục Bưu điện tách chức năng quản lý nhà nước khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp. Nhiệm vụ sản xuất Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 14 kinh doanh được giao cho một doanh nghiệp mới – Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam gọi tắt là VNPT) đảm trách. Đây là một doanh nghiệp chủ lực của Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, được tổ chức hoạt động theo mô hình tổng công ty mạnh theo Nghị định 91/CP của Chính phủ và là đơn vị kế tục trọn vẹn quá trình phát triển của ngành Bưu điện Việt Nam. Ngoài ra, để xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, các Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) cũng lần lượt ra đời. Có thể nói sự tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh trong ngành Bưu điện là công việc hết sức khó khăn, lâu dài và nếu thành công sẽ tạo điều kiện để mỗi đơn vị làm tốt hơn nhiệm vụ của mình: Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo sự thành công của mình. Chính sự thay đổi này đã làm cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước được đẩy lùi, thị trường bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ hơn. Bưu điện Việt nam mà trong đó có vai trò quyết định của VNPT đã đạt được những thành tựu quan trọng được Liên minh Viễn thông Quốc tế xếp vào hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới, được bầu làm thành viên của Hội đồng Điều hành Liên minh Viễn thông Quốc tế đồng thời là thành viên của Ban chấp hành Đại Hội đồng Điều hành của Liên minh Bưu chính Quốc tế. Chiến lược “Đi tắt đón đầu” và Chiến lược “Tăng tốc phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1993 – 2000” thực sự đã tạo ra cú huých mạnh mẽ đối với quá trình phát triển của Ngành làm tiền đề để Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẵn sàng cho quá trình hội nhập, phát triển sau này. Đây thực sự là bước nhảy quan trọng mang tính cách mạng trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa ngành. Năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông được thành lập trên cơ sở Tổng cục Bưu điện bổ sung thêm chức năng quản lý công nghệ thông tin, Internet, tần số vô tuyến điện, phát thanh truyền hình, điện tử, công nghiệp, công nghệ thông tin. Ở địa phương, các sở bưu chính viễn thông nhanh chóng được hình thành để thay thế Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 15 vai trò các Cục bưu điện khu vực, làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh, thành phố trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Ở giác độ doanh nghiệp, nhiều đơn vị mới được thành lập, được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin như: Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty Viễn thông Hàng hải (Vietshipel), Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoitelecom) … làm cho thị trường bưu chính viễn thông phát triển sôi động, nhiều dịch vụ mới được ra đời, chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của nhân viên được cải thiện đáng kể, đặc biệt là sự cắt giảm giá cước với biên độ lớn liên tục được thực hiện làm cho sức mua dân cư tăng lên đáng kể. Tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XII năm 2007, Bộ Bưu chính Viễn thông tiếp tục được bổ sung thêm lĩnh vực quản lý Nhà nước về xuất bản, tuyên truyền và đổi tên thành Bộ thông tin và truyền thông. Đây không đơn thuần là một sự đổi tên hay bổ sung một số chức năng mà là do yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập mở cửa, khi các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí xuất bản có sự tích hợp, đan xen lẫn nhau; khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO; khi thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam phát triển sôi động, đầy hứa hẹn. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển ngành Bưu chính Viễn thông từ những ngày đầu cách mạng đến nay, tuy có những bước thăng trầm không thể tránh khỏi nhưng nhìn chung Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực sự là một ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, tạo tiền đề để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng đất nước bước vào giai đoạn hội nhập phát triển, đã minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối lãnh đạo của Đảng ta “Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới. Cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế” (4). Đó cũng là biểu hiện sinh động việc vận dụng Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin ở nước ta. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 16 II. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM – BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Như trên đã nói, sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời gian qua gắn liền với sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT – đơn vị chủ lực trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ở Việt Nam, nên trong phần này, đề tài tập trung phân tích phân tích sự ra đời và phát triển của VNPT. Nhờ những thành quả công cuộc đổi mới đất nước và thực hiện các chiến lược tăng tốc, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đạt những bước tiến ngoạn mục, góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đứng trước yêu cầu đổi mới, nhằm từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tháng 4/1995, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập. Đây là một Tổng công ty Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin. Trong vòng 10 năm (1995 – 2005), VNPT luôn giữ được mức tăng trưởng 12 - 14%, đảm bảo thông tin cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Tổng lợi nhuận và tổng nộp ngân sách đạt 13,6%/năm. Giai đoạn 1995 -2003, VNPT đã đầu tư hơn 38 ngàn tỷ đồng; tổng doanh thu phát sinh 132 ngàn tỷ đồng; tổng lợi nhuận là 40,7 ngàn tỷ đồng; tổng nộp ngân sách 23,7 ngàn tỷ đồng. Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tăng từ 2,1 ngàn tỷ đồng lên 26,4 ngàn tỷ đồng, tăng gần 14 lần. Tổng tài sản từ 6,6 ngàn tỷ đồng đến năm 2005 là 48.000 tỷ đồng. Trình độ công nghệ ngang với các nước tiên tiến trong khu vực. Công nghiệp trong nước đã sản xuất được những thiết bị hiện đại, chiếm khoảng 40% giá trị thiết bị và có xuất khẩu. VNPT không chỉ giữ vai trò chủ lực trong kinh doanh mà còn làm tốt nhiệm vụ xã hội và nghĩa vụ công ích với 95% số xã có điện thoại, 86% số xã có báo đến trong ngày; mô hình điểm bưu điện văn hóa xã sau 7 năm ra đời đã có 7.550 điểm Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 17 trong cả nước góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). VNPT đã mở nhiều dịch vụ mới sử dụng công nghệ IP như VOIP, IP Telephony, VSAT-IP … tạo thuận lợi cho người có thu nhập thấp. Một trong những cố gắng lớn của VNPT thời gian qua đó là kiên trì thực hiện lộ trình cắt giảm giá cước của Chính phủ: trong giai đoạn 1995-2004 giảm cước di động chín lần, giảm cước quốc tế mười lần. Cước điện thoại trực tiếp đi quốc tế, cước Internet, cước di động của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức bình quân của khu vực. Đứng trước yêu cầu phát triển mở rộng của Tổng công ty, theo tinh thần Nghị quyết hội nghị trung ương 3 (khóa IX), ngày 23/3/2005 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 58/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đó Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các công ty con và giao vốn cho các tổng công ty và công ty con, chịu trách nhiệm trước nhà nước về bảo toàn và phát triển vốn đầu tư vào công ty mẹ, công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con; trực tiếp quản lý kinh doanh và phát triển mạng lưới viễn thông đường trục, thực hiện quyền quản lý điều hành các tổng công ty và công ty con bằng tỷ lệ vốn nhà nước mà công ty mẹ đầu tư và giao lại thông qua cơ quan quản lý điều phối và là người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào các công ty con. Mục tiêu xây dựn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuá trình phát triển của bưu chính viễn thông việt nam – nhìn từ góc độ quy luật lượng - chất.pdf