MỤC LỤC
Lời mở đầu .4
1. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên .5
1.1. Xã hội – Tự nhiên .5
1.2. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội .5
1.2.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội .5 trong hệ thống tự nhiên – xã hội
1.2.2. Con người trong quan hệ Tự nhiên – Xã hội 6
1.2.2.1. Vai trò của con người trong mối quan hệ tự nhên - xã hội 6
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào 7 trình độ phát triển của xã hội
1.3. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào 8 trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
2. Vấn đề môi trường .9
2.1. Môi trường, tài nguyên và hệ sinh thái .9
2.1.1 Khái niệm môi trường .9
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .10
2.1.3 Hệ sinh thái . 11
2.2. Những vấn đề bảo vệ môi trường .11
2.2.1. Tác động của con người vào môi trường .12
2.2.2. Những biến đổi tiêu cực của môi trường do hoạt động .13 của con người
2.2.3.Những hậu quả do môi trường bị biến đổi và ô nhiễm gây ra 15
2.2.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường .15
2.2.5. Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến .16 trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận .17
Danh sách tài liệu tham khảo 19
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, là một quá trình mà trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Tuy vai trò là khác nhau nhưng cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội cùng nhau hợp thành một hệ thống thống nhất. Sự thống nhất của hệ thống này được xây dựng trên cơ sở cấu trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được đảm bảo bởi cơ chế hoạt động của chu trình sinh học, đó là chu trình trao đổi chất, năng lượng, thông tin giữa các hệ thống vật chất với môi trường tồn tại của con người trong tự nhiên. Chu trình này hoạt động tuân theo những quy luật và những nguyên tắc tổ chức chung mà cả hai yếu tố cùng phải tuân theo đồng thời thì mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.
Để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, kiểm tra điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội.
2. Con người trong quan hệ Tự nhiên – Xã hội
Vai trò của con người trong mối quan hệ Tự nhiên – Xã hội
Con người có nguồn gốc tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa thế giới vật chất. Con người vừa là hiện thân vừa là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội với tự nhiên. Con người sống trong môi trường tự nhiên như một động vật, để tồn tại và phát triển họ cũng có những nhu cầu thiết yếu như bất kì một động vật nào khác và đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật sinh học. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự phát triển và tồn tại của họ. C.Mác khẳng định “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, “con người sống bằng giới tự nhiên”. Song con người chỉ có thể trở thành con người đích thực khi được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người.
Tuy nhiên dù có lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và xã hội nhưng chính con người mới là thành phần quyết định xu hướng phát triển tiếp theo của hai yếu tố đó, bởi vì có con người mới có xã hội và có mối quan hệ tự nhiên xã hội, phải có lao động của con người thì phương thức sản xuất của xã hội mới phát triển lên trình độ cao hơn, và từ đó làm biến đổi tự nhiên theo hình thức mới. Nếu con người tiến hành hoạt động sống và sản xuất đúng cách thì cả tự nhiên và xã hội đều sẽ biến đổi tốt, ngược lại nếu nhận thức và hành động của họ đều sai lầm thì hai yếu tố kia sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ta có thể hiểu, ban đầu tự nhiên sinh ra con người, con người lại tạo ra xã hội. Xã hội được biến đổi sẽ làm cho nhu cầu con người tiếp tục tăng à xu hướng khai thác tự nhiên tăng à thực trạng tự nhiên tác động đến con người à con người có định hướng xã hội tiếp theo… Quá trình này cứ liên tục diễn ra. Nhưng cũng có lúc tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, đó là khi có hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần… Khi đó xã hội cần có con người khắc phục những sự cố thiên tai đó. Cũng có những hoạt động xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới tự nhiên như thủng tầng ozon, mưa axit… lúc đó con người cũng làm nhiệm vụ khắc phục, kiểm soát những hoạt động xã hội.
Vậy là dù tự nhiên và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhưng con người vì sự tồn tại của bản thân con người mà luôn tham gia giải quyết kết quả của những sự tác động đó.
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Chỉ có quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau con người mới làm nên lịch sử của mình. Mối quan hệ đó biểu hiện thông qua lực lượng sản xuất, hay nói cách khác, lực lượng sản xuất là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người, chính quá trình quan hệ với tự nhiên con người đã cải biến giới tự nhiên. Lực lượng sản xuất luôn vận động và biến đổi, quyết định các bước chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người.
Thông qua hoạt động của mình, con người làm cho lịch sử xã hội và tự nhiên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định lẫn nhau ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá nó là phương thức sản xuất. Cũng chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển của công cụ nhất định. ( Ví dụ như nền văn minh nông nghiệp được đặc trưng bằng các công cụ sản xuất kim loại thủ công thô sơ, nền văn minh công nghiệp có các máy móc làm đặc trưng…). Khi công cụ lao động thay đổi, khi mục đích sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên cũng thay đổi.
Tuy nhiên, xã hội đối xử với tự nhiên ra sao là tùy thuộc vào bản chất chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Có những cách thức tác động vào tự nhiên khác nhau, ứng với mỗi chế độ xã hội khác nhau. Chẳng hạn như, dưới chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - chế độ lấy lợi nhuận làm mục đích - thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu là đối tượng để khai thác, chiếm đoạt nhằm đạt được mục đích của mình. Khủng hoảng sinh thái xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của cả nhân loại là một điều tất yếu của việc quá lạm dụng tự nhiên, không tôn trọng tự nhiên.
Bởi vậy, để tồn tại và phát triển , con người cần phải quay về chung sống với tự nhiên, thay đổi phương thức khai thác và sử dụng những tài nguyên thiên nhiên và quan trọng hơn cả phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa phá hoại thiên nhiên để tiến tới việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, nâng cao trình độ phát triển của xã hội. Xây dựng một môi trường tự nhiên trong sạch về nhiều mặt là việc làm không phải là của riêng một quốc gia, một dân tộc.
3. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
Bằng hoạt động thực tiễn con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên. Con người cần tuân thủ những quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất xã hội. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì con người đã tạo ra “thiên nhiên thứ hai” hài hòa đối với sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong tự nhiên thì sự nghèo nàn dần của giới tự nhiên và việc phá vỡ sự cân bằng hệ thống tự nhiên – xã hội là không tránh khỏi. Cuối cùng thì con người cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả của những gì con người đã gây ra, đấy là lúc thiên nhiên nổi giận.
“Sự việc nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta , với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả những sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” – Ăngnghen.
Bên cạnh việc nắm được quy luật tự nhiên, con người cần nắm được quy luật xã hội. Chỉ có nắm vững các quy luật của xã hội và triệt để vận dụng nó, con người mới xác định được đúng đắn mục đích của quá trình sản xuất và mới có ý thức tự giác lựa chọn những công cụ, phương tiện hợp lý để thực hiện mục đích đó, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội.
Nhưng chỉ nhận thức thôi chưa đủ. Con người còn phải biết vận dụng những cái họ nhận thức được vào hoạt động thực tiễn : cần phải sống, lao động và sản xuất cho phù hợp với quy trình vận động chung của xã hội và tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta cần phải xây dựng được một xã hội có đủ điều kiện giúp con người không ngừng nâng cao nhận thức cũng như sửa đổi những hành vi của mình cùng quy luật phát triển của hai yếu tố trên.
Nhưng cần phải hướng tới một xã hội như thế nào ?
Như ta đã biết mối quan hệ tự nhiên và xã hội trước hết phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, vào chế độ xã hội, vào tính chất của những điều kiện chính trị kinh tế, xã hội mà trong đó con người đang sống. Muốn điều khiển được lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển được lực lượng xã hội. Do đó để khắc phục tình trạng tự nhiên bị phá hủy chúng ta phải thay thế quan hệ sản xuất, thay đổi chế độ thống trị tư bản chủ nghĩa - hệ thống chính trị không chỉ bóc lột con người mà còn ngang nhiên vơ vét tài sản của tự nhiên. Cần phải hướng tới chủ nghĩa cộng sản - chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa sẽ giải quyết tốt mâu thuẫn giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Trong đó sự phát triển của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Tóm lại, con người cần không ngừng nâng cao nhận thức của mình về quy luật vận động của tự nhiên cũng như của xã hội, cần biết vận dụng chúng vào thực tiễn. Cần vươn tới một xã hội cao hơn về chất để từ đó góp phần đưa quỹ đạo vận động của toàn bộ tự nhiên và xã hội đi theo một hướng tiến lên.
*
* *
Chương II : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
I. Môi trường, tài nguyên và hệ sinh thái
1. Khái niệm về môi trường
Môi trường sống
Trước hết, hiểu theo nghĩa thông thường nhất thì khái niệm môi trường phải gắn liền với khái niệm sự sống, vì môi trường là điều kiện cho sự phát triển của sự sống. Như vậy, môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Với môi trường sống người ta phân biệt ra 4 loại chính :
- Môi trường nước gồm : ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương với các dạng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
- Môi trường đất bao gồm các loại đất khác nhau trên đó có các quần xã sinh vật sinh sống.
- Môi trường không khí gồm lớp không khí bao quanh Trái đất.
- Môi trường sinh vật bao gồm các động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các kí sinh, cộng sinh và bì sinh.
Môi trường địa lí
Trong môi trường, con người là một sinh vật đặc biệt, khác với các sinh vật khác ở chỗ : biết sáng tạo và sử dụng các công cụ lao động. Bởi vậy , con người tuy chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, nhưng lại có khả năng tác động trở lại tự nhiên một cách mãnh mẽ, làm biến đổi môi trường tự nhiên. Do vậy môi trường có con người sinh sống mang dấu vết xã hội của nó. Các nhà địa lí gọi môi trường đó là môi trường địa lí. “Môi trường địa lí là một bộ phận tự nhiên của bề mặt trái đất bao quanh con người, bị thay đổi bởi xã hội loài người ở mức độ này hay mức độ khác, còn xã hội ở những thời điểm nhất định có quan hệ trực tiếp với bộ phận đó trong thời gian sinh sống và hoạt động sản xuất của mình” – Viện sĩ X. V Kalétxních phát biểu năm 1971.
Khái niệm môi trường
Hiện nay, quan niệm về môi trường được hiểu một cách đầy đủ hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì : “môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống con người tạo ra (các hệ sinh thái, môi trường văn hóa…), trong đó con người sống và bằng lao động của mình, khai thác những tài nguyên tự nhiên và nhân tạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.”
Ngoài những khái niệm về môi trường nói trên, xuất phát từ những góc độ riêng, người ta còn nói đến các khái niệm môi trường với tính chất và đặc điểm khác nhau như môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường gia đình, môi trường học đường…v.v..
2. Tài nguyên thiên nhiên
Xã hội loài người tồn tại và phát triển được là dựa vào tự nhiên. Toàn bộ các nguồn vật chất, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ được con người sử dụng, đều gọi là nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Số lượng tài nguyên thay đổi theo quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì các nguồn vật chất năng lượng và thông tin được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều
Có thể chia tài nguyên thiên nhiên thanh hai nhóm.
-Nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt
-Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt
Nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt
Bao gồm các nguồn năng lượng vũ trụ như ánh sáng mặt trời, sức hút của trái đất, thủy triều, gió… hoặc các nguồn tài nguyên vật chất không bị cạn kiệt về số lượng, nhưng bị biến đổi về số lượng và sự phân bố của chúng như tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước…
Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Có thể chia ra :
-Nguồn tài nguyên không thể phục hồi được gồm các khoáng sản. Số lượng của các loại này có hạn và sự hình thành của chúng liên quan với các quá trình địa chất dài hàng triệu năm.
-Nguồn tài nguyên có thể phục hồi bao gồm các loại thực vật và động vật, đất và độ phì của đất. ( ví dụ : rừng cây bị chặt sẽ mọc lại, động vật bị đánh bắt sẽ sinh sản tiếp…). Tuy nhiên những loại này nếu con người sửdụng quá mức, vượt quá khả năng hồi phục của chúng thì chúng cũng sẽ cạn kiệt. Trong thực tế nhiều khu rừng đã bị khai thác quá nhiều và biến thành đồi trọc, nhiều loài động thực vật đã bị tuyệt chủng và đang có nguy cơ tuyệt chủng…
Do vậy dù là tài nguyên có thể hồi phục hay không thể hồi phục thì chúng ta cũng cần phải bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý để nó không dần mất đi và trở nên xa lạ với chúng ta.
3. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật ( động vật, thực vật, vi sinh vật ) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ…). Tùy theo cấu trúc ding dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất. Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác )
Trong các hệ sinh thái, các quần xã sinh vật và các yếu tố của môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau qua sự trao đổi vật chất và năng lượng để tiến tới một sự cân bằng nhất định. Tuy các hệ sinh thái đều có khả năng tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng, song sự tự điều chỉnh đó cũng có giới hạn nhất định. Nếu vượt quá một giới hạn nào đó thì hệ sinh thái bị phá hủy.
Như chúng ta đều biết, từ khi xuất hiện trên Trái đất, con người thường xuyên tác động vào môi trường, tìm cách biến đổi một số yếu tố của môi trường để phục vụ cho lợi ích của mình mà không quan tâm đến thiệt hại của các thành phần và yếu tố khác. Hơn nữa trong toàn bộ lịch sử của mình chưa bao giờ con người lại có trình độ khoa học kĩ thuật cao và những biện pháp khai thác thiên nhiên đạt tốc độ nhanh như bây giờ. Thực trạng đó đang là nguy cơ về một sự khủng hoảng sinh thái, một sự suy thoái môi trường trầm trọng đe dọa loài người. Bởi vậy sự cân bằng của các hệ sinh thái là rất cấp thiết. Bảo vệ cân bằng của các hệ sinh thái chính là bảo vệ môi trường.
II. Những vấn đề bảo vệ môi trường
Tác động của con người vào môi trường
Môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự sinh tồn và phát triển của loài người. Nó cung cấp cho con người toàn bộ vật chất, năng lượng để con người sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của xã hội con người đã dần dần làm thay đổi môi trường sống của mình.
Mức độ can thiệp của con người vào tự nhiên có thể đánh giá qua các giai đoạn phát triển sau đây :
Hái lượm. Đó là hoạt động kinh tế nguyên thủy nhất, chuyên khai thác thức ăn thực vật có sẵn trong tự nhiên (trái cây, rau củ …), thu lượm các nguồn thức ăn động vật (côn trùng, mật ong, trứng chim…). Con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên ( đây con gọi là thời kì đồ đá cũ). Trong giai đoạn này, công cụ lao động còn thô sơ, dân cư thưa thớt nên không ảnh hưởng gì đáng kể đến môi trường.
Săn bắt và đánh cá. Hai hình thức hoạt động kinh tế này đòi hỏi những loại hình công cụ mới. Trước kia cùng với hái lượm con người đã biết săn bắt và đánh cá nhưng chỉ dừng lại ở những động vật nhỏ. Phải đến thời kì đồ đá mới với cung tên và phi lao con người mới trở thành những người thợ săn thực thụ. Cũng như thời kì trước, ở thời kì này những tác động của con người không ảnh hưởng nhiều đối với giới tự nhiên, sự cân bằng sinh thái vẫn được bảo toàn.
Chăn thả. Thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc cùng với trồng trọt là thành tựu lớn nhất của thời đại đồ đá mới. Ban đầu chỉ là chăn thả những loại thú nhỏ, dễ thuần (chó, mèo, gà…) sau này đến thời đại kim khí người ta mơi chăn thả những đàn gia súc lớn trên thảo nguyên. Việc thuẫn dưỡng và chăn nuôi gia súc phát triển, con người đã phần nào giúp thiên nhiên thực hiện việc chọn lọc tạo ra những loài mới có năng suất cao. Mặt khác con người bắt đầu thể hiện sự can thiệp của mình vào cân bằng sinh thái.
Nông nghiệp. Là hoạt động kinh tế phát triển rộng khắp trong thời kì đồ đá. Theo tài liệu khảo cổ, trên đồng bằng các con sông lớn luôn đông đúc dân cư, nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp phát triển đã tác động mạnh mẽ đến giới động, thực vật. Ở các khu vực dân cư tập trung đông, người ta chặt phá rừng để mở rộng diện tích canh tác. Do mất rừng, mất chỗ cư trú và sinh sản, nhiều loại động vật cũng dần bị tuyệt chủng, còn ở những nơi mất rừng do mất lớp che phủ nên đất bị cày xới và xói mòn mạnh. Tự nhiên đã bắt đầu manh nha sự phản đối với những việc làm của con người.
Công nghiệp hóa. Thời kì công nghiệp hóa tuy bắt đầu rất muộn so với lịch sử phát triển của xã hội, song đã làm cho bộ mặt của giới tự nhiên bị biến đổi sâu sắc. Sự ra đời của một loạt những phát minh vĩ đại làm cho các ngành sản xuất công nghiệp phát triển nhanh hơn. Khối lượng các loại khoáng sản và nhiên liệu được khai thác và đưa vào sản xuất ngày càng lớn. Công nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp. Nền nông nghiệp hiện tại tuy đem lại cho con người khối lượng lương thực thực phẩm to lớn, song việc sử dụng rộng rãi máy móc cơ giới, phân hóa học, thuốc trừ sâu…đã phá vỡ quá trình trao đổi vật chất và sự cân bằng sinh thái của tự nhiên. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, trong giai đoạn này các nước đế quốc thực dân đua nhau đi xâm chiếm đất đai, đẩy mạnh khai thác và vơ vét tài nguyên của các thuộc địa. Sự khai thác, vơ vét tài nguyên kiểu thực dân đã gây nên thiệt hại lớn lao cho thiên nhiên nhiều vùng ở châu Mỹ, châu phi và châu Á.
Đô thị hóa. Đô thị hóa là hiện tượng nổi bật nhất của nền văn minh hiện đại. Sự phát triển các đô thị song song với sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp trên toàn thế giới.
Tại các vùng đô thị thiên nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn và thay vào đó là các công trình nhân tạo. Dân cư tập trung với mật độ cao, nên các nhu cầu về lương thực, thực phẩm, hàng hóa vật phẩm cho đời sống, giao thông đi lại, năng lượng và cả việc giải trí nghỉ ngơi đều rất cao. Mặt khác, thành phố lại là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, nhiều khu chợ lớn, nhiều phương tiện giao thông vận tải, vì thế đây cũng là nơi tập trung các loại chất thải và tiếng ồn rất lớn, nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường.
* Như vậy, sự can thiệp của con người vào môi trường ngày càng tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay phản ánh rất rõ nét những ảnh hưởng trái ngược của việc sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Những biến đổi tiêu cực của môi trường do hoạt động của con người
a) Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái
* Nguồn tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt
Các khoáng sản có vai trò rất to lớn đối với sự tiến bộ của xã hội. Các khoáng sản ngày nay là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu không những của các ngành kinh tế mà còn là cơ sở vật chất cho các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bởi vậy số lượng các loại khoáng sản ngày càng được sử dụng nhiều với khối lượng ngày càng lớn. Trong một thế kỉ qua con người đã khai thác gần 130 tỷ tấn than, 35 tỷ tấn dầu mỏ và hơn 1 tỷ tấn khí đốt. Năm 2000 ước tính nhu cầu của thế giới về sắt là 2041 triệu tấn, đồng là 18 triệu tấn, nhôm là 227 triệu tấn.
Khoáng sản là nguồn tài nguyên không hồi phục. Với nhu cầu sử dụng và mức độ khai thác như vậy, dù trữ lượng của chúng có nhiều đến đâu thì cuối cùng chúng cũng bị cạn kiệt.
* Nguồn tài nguyên bị tàn phá và hủy diệt mạnh mẽ
Trong môi trường tự nhiên rừng là biểu hiện của mật độ tập trung cao nhất và phong phú nhất của giới thực vật, đồng thời là thành phần có vai trò to lớn đối với đời sống của con người và là tài nguyên có giá trị cao về mặt kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên này đang bị khai thác một cách bừa bãi làm cho khả năng phục hôi không kịp với nhu cầu.Việc khai thác ồ ạt đã làm giảm mật độ che phủ của rừng nhanh một cách chóng mặt.
Hiện nay diện tích che phủ rừng ở Trung Quốc chưa đầy 10%, ở Xi-ri là 2%, Appanixtan là 1.7%, Irắc là 4%, Thổ Nhĩ Kì là 13%... (theo Deveze, 1973)
Theo báo cáo của UNEP, năm 1989, tính chung trên toàn thế giới hàng năm mất đi khoảng 15 triệu ha rừng, 11.1 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt phá.
Việc phá rừng gây ra nhiều hậu quả tai hại. Rừng mất đi kéo theo những thay đổi bất lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và giới động vật. Do mất rừng, nhiều vùng rộng lớn bị thoái hóa, bị xâm thực mạnh, trở nên cằn cỗi, trơ sỏi đá… Nạn phá rừng làm mất đi khả năng điều tiết và dự trữ độ ẩm, nước ngầm, điều kiện khí hậu trở nên thất thường.
* Nguồn tài nguyên đất bị suy thoái nặng nề
Đất là nguồn tài nguyên cơ bản của mỗi quốc gia, là sản phẩm tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và lao động của con người trong quá trình phát triển của xã hội. Trong quá trình khai thác, do sử dụng không hợp lý, do rừng bị phá hoại mạnh nên đất bị xói mòn, suy thoái nghiêm trọng. Điều này dẫn tới sự khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người, có khi còn gây ra nạn đói triền miên ở một số nước.
* Nguồn tài nguyên động vật bị giết hại tàn bạo
Lý do đầu tiên là do hành động phá rừng của con người, làm thu hẹp phạm vi sinh sống của động vật, làm cho chúng bị tiêu diệt dần dần. Mặt khác, do việc săn bắn bừa bãi của con người vì mục đích này hay mục đích khác, làm cho số lượng động vật hoang dã ngày càng ít đi… Đã có hàng loạt các loài động vật quý hiếm bị tuyệt chủng. Các loài động vật còn tồn tại trên Trái đất ngày hôm nay, dù ít hay nhiều cũng đều cần được quan tâm và bảo vệ.
b) Môi trường nước và không khí bị ô nhiễm mạnh
Cùng với sự biến đổi có tính chất phá hủy, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, tác động của con người còn gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một “vấn đề nóng” ở nhiều nước phát triển. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu là do các chất thải của sản xuất công nông nghiệp, của các phương tiện giao thông vận tải và của các chất thải sinh hoạt.
* Ô nhiễm nguồn nước.
Hàng năm, lượng nước trong côngnghiệp và trong sinh hoạt thải ra vào khoảng hơn 500km3. nó được thải ra sông hồ và biển. Lượng nước thải đó đều là nước nhiễm bẩn, chứa hóa chất độc hại, nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề hếy sức nan giải. Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều loại bệnh do việc không có nước sạch.
Lấy ví dụ như đoạn sông Hoàng Long chảy qua cầu Đông gần địa phận trường THCS Trường Yên bị người ta xả rác bừa bãi. Những ngày mưa, rác theo nước mưa chảy xuống sông. Những ngày nắng, mùi bốc lên rất khó chịu… Hay rất nổi tiếng là sông Tô Lịch, có ai đi qua đây dám hít thở một cách thoải mái. Và gần chúng ta nhất, sông Sét, con sông vắt ngang qua trường Đại học Kinh tế quốc dân, hàng ngày những người đi qua đây phải hứng chịu thứ mùi kinh khủng của dòng sông, cũng may các nhà chức trách đã quan tâm và đang lấp sông làm đường, nếu không vấn đề môi trường ở nơi đây là thực sự nan giải…
Đấy là chưa kể đến hiện tượng tràn dầu trên biển làm chết hàng loạt sinh vật biển và làm ô nhiễm những vùng biển rộng. Chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đã từng đưa tin vụ đổ dầu trên biển ở Vũng Tàu làm xôn xao dư luận, vừa thiệt hại về của vừa làm môi trường bị ô nhiễm.
* Ô nhiễm khí quyển.
Không khí là rất cần thiết cho sự sống của con người. Thế nhưng không khí của chúng ta đang bị ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải. Phần lớn là do các nhà máy công nghiệp, do các phương tiện giao thông thải ra mỗi ngày. Sự phá hủy ấy mạnh mẽ đến nỗi làm thủng tầng ozon, thủng lớp áo giáp của Trái đất
Việc sống chung với không khí ô nhiễm như thế này đang đe dọa sức khỏe của con người từng ngày từng giờ.
Ở nước ta, theo số liệu của Tổng cục khí tượng thủy văn thì hầu hết diện tích nước ta môi trường nền vào loại sạch. Tuy nhiên tại một số khu công nghiệp nồng độ cac chất khí có hại cao quá mức quy định, lượng bụi lắng cũng vượt quá quy định cho phép. Thêm nữa những nơi có nồng độ các bụi và khí độc hại lại tập trung nhiều dân cư nên có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân.
Những hậu quả do môi trường bị biến đổi và ô nhiễm gây ra
a) Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
Hiệu ứng nhà kính - là sự nóng lên của Trái đất. Điều này xảy ra làm cho băng ở các vùng cực tan, mực nước biển vì thế dâng lên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì đến năm 2030 mực nước biển sẽ cao lên khoảng 30cm nữa, điều này đe dọa đến đời sống ở các miền duyên hải và các đảo thấp.
Sự nóng lên của Trái đất à sự thay đổi hoàn lưu à thay đổi các hướng gió à thay đổi về phân bố lượng mưa và nhiệt độ à sự thay đổi của hàng loạt các qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35882.doc