Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và phân tích chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán

MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 1

I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH (ĐKKD) VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (CCHN) 1

1.Điều kiện kinh doanh 1

a. Khái niệm 1

b. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh 1

c. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức khác nhau 2

2. Chứng chỉ hành nghề 8

II. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 10

C. KẾT LUẬN 13

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và phân tích chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề là những điều kiện, căn cứ quan trọng và chủ yếu nhất để nhà nước cấp phép cho chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh. Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong nhiều hình thức văn bản pháp lí khác nhau như Luật, Nghị định, thông tư,… để hiểu rõ hơn em xin được đi vào tìm hiểu các quy định cụ thể của pháp luật. NỘI DUNG I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH (ĐKKD) VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (CCHN) 1.Điều kiện kinh doanh a. Khái niệm “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” (theo Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005) b. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về ĐKKD tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 (hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.) Theo đó, hoạt động kinh doanh cần đáp ứng, tuân theo các yêu cầu điều kiện sau: Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Thứ hai, cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đén quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm được Chính phủ quy định cụ thể. Thứ ba, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: - Giấy phép kinh doanh; - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; - Chứng chỉ hành nghề; - Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; - Xác nhận vốn pháp định; - Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức khác nhau - Giấy phép kinh doanh (GPKD): là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Pháp luật hiện hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Thông thường, GPKD được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, GPKD là văn bản cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. Các yếu tố của GPKD • Về đối tượng áp dụng: GPKD được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh...), đối tượng được cấp GPKD là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp. • Lĩnh vực cấp: GPKD không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước, Chính phủ quy định ĐKKD mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ thể thực hiện nó phải có GPKD, nhằm đảm bảo an toàn trong khi hoạt động • Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về GPKD là nhằm đảm bảo quản lý nhà nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy GPKD không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực cấp, ví dụ Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông... • Thời điểm cấp: GPKD được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được thành lập hợp pháp, tức là khi tổ chức, cá nhân...đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dù thành lập mới để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay đăng ký kinh doanh bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục xin và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được tiến hành khi chủ thể kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn về ĐKKD cần thiết đối với ngành nghề đó. • Hình thức văn bản: trong nhiều văn bản khác nhau, GPKD được gọi với nhiều tên gọi khác, như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phép hoạt động...Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc điểm như trên và đều là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. GPKD rất có ý nghĩa đối với chủ thể được cấp, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về việc đáp ứng đủ ĐKKD mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện quy định có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về vệ sinh an toàn thực phẩm...Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy GPKD khi đáp ứng đủ các điều kiện đó. Hay nói cách khác, GPKD chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc doanh nghiệp đã có đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. Xác nhận vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầu vốn pháp định. Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2010 NĐ-CP quy định: “Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành”. Như vậy, các ngành nghề có vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định theo pháp luật chuyên ngành như các nghị định, pháp lệnh. Cụ thể như sau: TT Ngành nghề Văn bản pháp luật Tóm tắt nội dung 1 Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài – Đ.8(2) NĐ 107/2007/ND-CP – Đ.3 - Có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (là một điều kiện để được cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài) - Ngoài ra, còn phải ký quỹ 1 tỷ đồng. 2 Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề (có vốn đầu tư nước ngoài) Luật dạy nghề - Đ.52 - Yêu cầu trong hồ sơ thành lập có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ 3 Sản xuất phim - Luật điện ảnh – Đ.14 - NĐ 96/2007 NĐ-CP-Điều 11 - Có vốn pháp định là 1 tỷ (để được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim) 4 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ - NĐ 104/2007/NĐ-CP Điều 13 - Có vốn pháp định là 2 tỷ và coi như là một điều kiện kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ > vốn pháp định 5 Kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động sản – Đ.8 TT 36/2006/TT-BTC - Yêu cầu có vốn pháp định 6 Doanh nghiệp cảng hàng không Luật hàng không dân dụng Việt Nam – Đ. 63 NĐ 76/2007/NĐ-CP NĐ 83/2007/NĐ-CP – Đ.22(1) Điều kiện cấp giấy phép: Điều kiện về vốn - Vốn pháp định 100 tỷ đối với kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế; 30 tỷ khi kinh doanh tại cảng hàng không nội địa 7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không Luật hàng không dân dụng – Điều 65 NĐ 83/2007/NĐ-CP – Điều 22 Khoản 2 Điều kiện cấp giấy phép: - “Điều kiện về vốn” - Cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế là 30 tỷ; nội địa là 10 tỷ 8 Kinh doanh vận chuyển hàng không Luật hàng không dân dụng – Đ. 110 NĐ 76/2007/NĐ-CP – Điều 8 Điều kiện cấp giấy phép: - Đáp ứng điều kiện về vốn. - 500 tỷ (quốc tế) & 200 tỷ (nội địa) = đối với hãng có từ 1-10 tàu bay - 800 tỷ (quốc tế) & 400 tỷ (nội địa) = hãng có 11-30 tàu bay - 1000 tỷ (quốc tế) và 500 tỷ (nội địa) = hãng có trên 30 tàu bay - Kinh doanh hàng không chung = 50 tỷ 9 Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ Luật chứng khoán – Điều 62 NĐ 14/2007/NĐ-CP – Điều 18 - Điều kiện thành lập & hoạt động của công ty 1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. 10 Các tổ chức tín dụng (các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (1997 và 2003) Luật các tổ chức tín dụng (1997&2004) NĐ 141/2006/NĐ-CP Xem chi tiết phụ lục 1 11 Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP – Điều 8 Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa + Vốn pháp định: 150 tỷ đồng 12 Doanh nghiệp là thành viên môi giới Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP. Điều 19 - Điều kiện hoạt động đối với thành viên môi giới trên Sở Giao dịch hàng hóa - Vốn pháp định: 5 tỷ VND 13 Doanh nghiệp là thành viên kinh doanh Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP - Vốn pháp định là trên 70 tỷ đồng 14 Tổ chức bảo hiểm tương hỗ NĐ 18/2005/NĐ-CP – Điều 32 - Vốn pháp định không thấp hơn 10 tỷ đồng 15 Kinh doanh vận tải đa phương thức NĐ 125/2003/NĐ-CP – Điều 6 - Có tài sản tối thiểu 80.999 SDR 16 Nhà xuất bản Luật xuất bản 2004 – Điều 12 Khoản 4 NĐ 111/2005/NĐ-CP TT 30/2006/TT - Có vốn được coi là 1 trong những điều kiện để thành lập nhà xuất bản - Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Mỗi cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đều có thể có những sai sót và những rủi ro nhất định. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ro nói trên nếu như giữa cá nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng chính là một hợp đồng bảo hiểm. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm này. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như: kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn tròn ngành xây dựng, công chứng viên trong nghề công chứng… 2. Chứng chỉ hành nghề Trong các ĐKKD thể hiện dưới các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102 NĐ-CP chỉ có CCHN chỉ được cấp cho cá nhân, còn các ĐKKD thể hiện dưới các hình thức còn lại đều được cấp cho cả cá nhân và pháp nhân. Do đó, em xin tách loại ĐKKD này ra tìm hiểu riêng. Khái niệm: Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. CCHN thường có thời hạn ngắn từ một đến một đến ba năm tùy theo thâm niên của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề. Như vậy, có thể thấy rằng, chứng chỉ hành nghề là loại chứng chỉ cấp cho cá nhân hành nghề, không cấp cho pháp nhân, cơ quan, tổ chức, không phải là một điều kiện kinh doanh. Theo các quy định hiện hành, những ngành nghề sau đây cần có CCHN trước khi đăng ký kinh doanh: 1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý. 2. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm. 3. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y. 4. Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. 5. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán. 6. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật. 7. Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng. 8. Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải. 9. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 10. Kinh doanh dịch vụ kế toán. 11. Dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ định giá bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Theo khoản 3 điều 8 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP, đã nêu rõ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây: + Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. + Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. + Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. II. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN • Lĩnh vực hành nghề: Kinh doanh chứng khoán • Đơn vị cấp chứng chỉ: Ủy ban chứng khoán nhà nước • Các quy phạm pháp luật quy định: - Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán - Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Thông tư số 130/2004/TT-BTC ngày 29/12/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. • Trình tự, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định gồm có: Đối với công dân Việt Nam bao gồm: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương hoặc của công ty chứng khoán nơi người xin cấp chứng chỉ làm việc và 2 ảnh cỡ 3x4; Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học; Bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán; Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người xin cấp chứng chỉ cư trú cấp trong thời gian tối đa là 03 tháng kể từ ngày được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến ngày xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán; Bản sao hợp lệ hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm người xin cấp chứng chỉ vào làm việc tại công ty chứng khoán. Đối với công dân nước ngoài bao gồm: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán; Bản sao hợp lệ hộ chiếu; Bản sao hợp lệ giấy phép lao động cho người nước ngoài do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cấp; Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (nếu có) và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán hoặc bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán. Bước 2: Gửi và tiếp nhận giải quyết hồ sơ Đối với cá nhân, tổ chức: Gửi Hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Ủy ban chứng khoán nhà nước (bộ phận một cửa) hoặc Cơ quan Đại diện Ủy ban chứng khoán nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc có thể gửi theo đường bưu điện Đối với cơ quan hành chính, nhà nước: Tiếp nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ và chuyển cho đơn vị thẩm định hồ sơ   + Thẩm định hồ sơ và phê duyệt cấp Chứng chỉ hành nghề: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho người đề nghị. Trường hợp từ chối, UBCKNN phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.    + Sau khi UBCKNN phê duyệt cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, UBCKNN gửi công văn yêu cầu người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán nộp lệ phí.   Bước 3: Cấp và nhận chứng chỉ Đối với cơ quan hành chính nhà nước: cấp chứng chỉ hành nghề: trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hành nghề (hoặc người được ủy quyền hợp pháp) tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Đối với người được cấp: người được cấp chứng chỉ hành nghề phải nhận trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản (có xác nhận của cơ quan công chứng) cho cá nhân, tổ chức khác nhận hộ tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ. • Cơ quan thanh tra, kiểm tra: Thanh tra Chứng khoán. Địa chỉ cơ quan: Tại trụ sở Ủy ban chứng khoán Nhà nước. • Hạn chế đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán Người hành nghề kinh doanh chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho chính mình tại công ty chứng khoán nơi làm việc. Người hành nghề kinh doanh chứng khoán không được: Làm Giám đốc hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán, trừ trường hợp làm đại diện cho công ty chứng khoán tại các tổ chức phát hành nơi công ty chứng khoán tham gia đầu tư hoặc góp vốn; Đồng thời làm việc cho hai hay nhiều công ty chứng khoán. KẾT LUẬN Qua tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh nói chung và chứng nhận hành nghề nói riêng. Nhận thấy rằng các chủ thể kinh doanh cần phải tuân thủ, đáp ứng được các yêu cầu để đạt được hiệu quả và chất lượng trong kinh doanh, góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng, chất lượng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật thương mại tập 1 – Đại học luật Hà Nội – Nhà xuất bản công an nhân dân 2006 Luật doanh nghiệp 2005 Nghị định 102/2010 NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam Phân tích trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.doc
Tài liệu liên quan