Hiện nay, kinh tế tập thể phần lớn tồn tại dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp. Mấy năm nay năng suất của các hợp tác xã nông nghiệp tăng nhanh là nhờ có chính sách và các biện pháp hỗ trợ khuyến nông: cho vay vốn hỗ trợ, đua khoa học-kĩ thuật vào nông nghiệp.Theo thống kê của Liên minh hợp tác xã Viêt Nam 2001:nước ta có 1400 hợp tác xã, liên hợp tác xã giá trị sản xuất của khu vực này đạt trên 41 tỷ đồng chiếm 9%GDP của cả nước chiếm 11% so với 2000/240000 cơ sở kinh tế, hợp tác xã giản đơn thì đóng góp trên 20%. Trong những năm tiếp theo, nước ta cần đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã thương mại, tăng cương các hợp tác xã trong các ngành nghề khác như thủ công truyền thống. Nhà nước cần tạo ra môi trương hoạt đông thuận lợi hơn nữa cho kinh tế tập thể phát triển. Một số hợp tác xã hoạt động chưa có hiệu quả thi phải khắc phục, chấn chỉnh cách điều hành hoạt động, phương pháp quản lí.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định về các thành phần kinh tế và các chính sách phát triển đối với từng loại thành phần trong pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng còn nhà nước, pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng vì thế cho nên kinh tế có vai trò quyết định đến các vấn đề của nhà nước, xã hội như việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,sự phát triển của xã hội...vì vậy muốn cho các hoạt động đó trở nên thuận lợi thì nước ta phải có một nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực và bền vững mà muốn có nền kinh tế phát triển bền vững thì nhà nước ta phải có một hệ thống các quy định về chính sách phát triển kinh tế hợp lí. Trong những năm qua nhà nước ta đã chú trọng về vấn đề ban hành các quy định về kinh tế trong đó có các quy định về các thành phần kinh tế và các chính sách phát triển đối với từng loại thành phần kinh tế.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái niệm
Chế độ kinh tế là hệ thống các nguyên tắc, những quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế-xã hội nhất định;nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của nhà nước,của chế độ xã hội
Thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức sở hữu nào đó, là một bộ phận của một kết cấu kinh tế-xã hội.
2 Mục đích phát triển kinh tế của nước ta hiện nay
Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước do bản chất của nhà nước quyết định. Đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam,mọi chính sách và biện pháp phát triển kinh tế của nhà nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Ngay từ hiến pháp năm 1959 nhà nước đã xác định mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (Điều 9 Hiến pháp 1992). Đến hiến pháp 1980 tại Điều 15 đã xác định “thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của xã hội”. Hiến pháp 1992 trên cơ sở kế thừa những quy định của các hiến pháp năm trước đó, tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, khẳng định mục tiêu phát triển của kinh tế nước ta là: “ làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân” (Điều 16 Hiến pháp 1992).
3 Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế
Dựa trên cơ sở các hình thức sở hữu của nước ta hiện nay thì nhà nước ta đã xác định nền kinh tế nước ta hiện nay gồm các thành phần kinh tế sau:kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi thành phần kinh tế có mục đích sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu và giữ vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Sau đây là những phân tích về các chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế.
a Thành phần kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hình thành từ sau cach mạng tháng Tám 1945 và nước ta lại xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa nên từ trước đến nay nhà nước ta luôn chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế này. Kinh tế nhà nước phải giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân có nghĩa là Nhà nước có thể dựa vào kinh tế nhà nước để điều tiết, dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng đấu tranh chống các khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, để nền kinh tế nhà nước hoạt đông có hiệu quả hơn nhà nước chủ trương “củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành, lĩnh vực then chốt,giữ vai trò chủ đạo ...trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” (điều 19 Hiến pháp 1992). Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 20/4/1995 Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi năm 2003). Theo đó nhà nước một mặt rà soát lại đối với các đơn vị kinh tế nhà nước để tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực then chốt chuyển sang hạch toán kinh doanh tự chủ về mọi mặt, đủ sức đứng vững, giành thắng lợi trong cạnh tranh để kinh doanh có hiệu quả nhưng khuynh hướng cần tránh là duy trì và phát triển nền kinh tến nhà nước một cách tràn lan hoặc là coi nhẹ kinh tế nhà nước. Mặt khác, nhà nước chủ trương chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế nhà nước. Đối với những xí nghiệp lam ăn thua lỗ phải chuyển hóa hình thức sở hữu để sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất như chuyển thành xí nghiệp cổ phần hoặc cho đấu thầu, cho thuê. Nhà nước cũng chủ trương để các cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất,kinh doanh để phát huy tính năng động và hiệu quả của các đơn vị kinh tế. Nhà nước còn trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị nhằm bảo đảm quyền quản lí của nhà nước với tư cách la người chủ sở hữu, vừa bảo đảm quyền tự chủ của xí nghiệp quốc doanh trong hoạt động để xí nghiệp hoat động có hiệu quả hơn, có lợi cho nhà nước, cho tập thể xí nghiệp và cho nhà nước, cho tập thể xí nghiệp và cho mỗi người lao động.
Ví dụ:8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 công ty, công ty lớn của nhà nước sở hữu gần 400.000 tỷ đồng chiếm hầu hết vốn của nhà nước có tại các doanh nghiệp. Các tập đoàn và các công ty đang nắm giữ 72% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 65% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các đơn vị là 17%-28,8%. Cuối 2007 tổng vốn của chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty tăng 18%. Nhưng thành phần kinh tế nhà nước cần khắc phục tình trang nợ nước ngoài, có một số xí nghiệp công nghệ còn lạc hậu cần phải đầu tư để thay đổi máy móc thiết bị tư đó thì kinh tế nhà nước mới có thể giữ được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân.
bThành phần kinh tế tập thể
Thành phần kinh tế tập thể là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta kinh tế tập thể đươc hình thành từ sau khi hòa binh lặp lại ở miền Bắc. Ngày 30/12/1955, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 649 về việc ban hành bản Quy chế tổ chức hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tiêu thụ, năm 1959 Nhà nước ta đã thông qua Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp... Tại điều 20 Hiến pháp 1992 quy định “nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”. Tuy nhiên, để có thể đứng vững, các hợp tác xã phải được xây đựng trên cơ sở những nguyên tắc dân chủ và cùng có lợi. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Nhà nước ta chủ trương xây dựng các hợp tác xã không chỉ trên nguyên tắc tự nguyện mà còn phải trên nguyên tắc dân chủ và cùng có lợi nhằm tạo ra môi trường mới thuận lợi hơn cho viêc củng cố các hợp tác xã, có tác dụng phát huy và kết hợp hài hòa năng lực cá nhân và sức mạnh tập thể. Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn kinh tế tập thể đi đúng hướng và hoạt động có hiệu quả. Nhà nước còn giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ trong sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động. Nhà nước còn khuyến khích các hợp tác xã liên doanh với các cơ sở kinh tế nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong quá trình đổi mới , Nhà nước ta luôn tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngày 20/3/1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật hợp tác xã. Trên cơ sở đó, ngày 29/4/1997 Chính phủ đã ban hành các nghị định số 41, 42, 43...ban hành các điều lệ mẫu hợp tác xã thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã nông nghiệp...để đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nhằm bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi cũng như vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh kinh tế tập thể là kinh tế gia đình. Trước đây, tại Điều 23 Hiến pháp 1980 thì kinh tế gia đình được coi là kinh tế phụ nhưng đến nay kinh tế gia đình được nhà nước khuyến khích phát triển. Kinh tế gia đình còn tồn tại lâu daiftrong cả thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp cũng như giúp đỡ về vốn, vật tư kĩ thuật, được thực hiện liên kết với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tham gia vào quá trình sản xuất,phân phối và tiêu thụ sản phẩm của xã hội...
Hiện nay, kinh tế tập thể phần lớn tồn tại dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp. Mấy năm nay năng suất của các hợp tác xã nông nghiệp tăng nhanh là nhờ có chính sách và các biện pháp hỗ trợ khuyến nông: cho vay vốn hỗ trợ, đua khoa học-kĩ thuật vào nông nghiệp.Theo thống kê của Liên minh hợp tác xã Viêt Nam 2001:nước ta có 1400 hợp tác xã, liên hợp tác xã giá trị sản xuất của khu vực này đạt trên 41 tỷ đồng chiếm 9%GDP của cả nước chiếm 11% so với 2000/240000 cơ sở kinh tế, hợp tác xã giản đơn thì đóng góp trên 20%. Trong những năm tiếp theo, nước ta cần đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã thương mại, tăng cương các hợp tác xã trong các ngành nghề khác như thủ công truyền thống... Nhà nước cần tạo ra môi trương hoạt đông thuận lợi hơn nữa cho kinh tế tập thể phát triển. Một số hợp tác xã hoạt động chưa có hiệu quả thi phải khắc phục, chấn chỉnh cách điều hành hoạt động, phương pháp quản lí.
c Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân là kinh tế của những người không phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã, có vốn, tư liệu sản xuất, kĩ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuất kinh doanh dưới các hình thức hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng, xí nghiệp tư nhân.
Trước đây, thành phần kinh tế này chưa được đánh giá đúng mức, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã thay đổi chính sách đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Điều 16 Hiến pháp 1992 “giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế”. Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế cá thể,tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước khuyến khích những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của các hộ kinh tế cá nhân, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Nhà nước tạo điều kiện để thành phần kinh tế này được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô, được hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cấm, cho phép hộ cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được phép thuê mướn lao động theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ và người làm thuê. Mặt khác, thành phần kinh tế này được liên kết, liên doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Để tạo ra môi trường pháp lí bảo đảm sự phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân đi đúng hướng, ngày 21/12/1990 Quốc Hội khóa VIII đã thông qua Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ti. Qua thực tiễn thực hiện hai luật này, ngày 12/6/1999, Quốc Hội khóa IX đã thông qua Luật doanh nghiệp thay thế hai luật trên để tạo ra môi trương pháp lí bình đẳng, thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế nói trên.
Bộ phận kinh tế này phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của thành phần này trên 20% năm 2005 có 3 triệu hộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, 10 triệu hộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 28,6 triệu lao động chiếm 65,6% số lao động cả nước, 74,6% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh.Mặc dù phát triển nhanh nhưng thành phần kinh tế này cũng có một số bất cập như có sự cạnh tranh không lành mạnh, bị đánh cắp bản quyền, làm hàng giả, hàng nhái...Vì vậy nhà nước phải tăng cường quản lí thi trường, công nhận quyền sở hữu bản quyền của các cá thể, các hộ gia đình.
d Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là sự hợp tác để sản xuất, kinh doanh giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế và cá nhân(trong và ngoài nước) trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ sau khi nhà nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài(1988) các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam, hợp tác liên doanh với nhà nước ta. Thành phần kinh tế này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì vậy được nhà nước khuyến khích phát triển tại Điều 25 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế” và tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi hơn. Ngày 12/11/1996, Quốc Hội khóa IX đã sửa đổi Luật đầu tư đồng thời thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tại điều 1 Luật khuyến khích đầu tư đã nêu “nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ chức,công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”
e Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc Hội khóa X tại kì họp thứ 10 đã xác định một thành phần kinh tế mới – kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Ngày 12/11/1992 Quốc hội đã thông qua Luật mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Điều 2 “ việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”. Cho phép đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, khuyến khích đầu tư vào các địa bàn trọng điểm. Điều 24 Hiến pháp 1992 “nhà nước thống nhất quản lí và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước”. Nhà nước ta còn thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp, đối xử bình đẳng giữa các quốc gia, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá, lệ phí đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải cách hành chính nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài đều được mua cổ phiếu nhà nước. Ký hiệp ước song phương về khuyến khích bảo hộ, đầu tư với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ,gia nhập và hoạt động tích cực trong WTO. Chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang lao động theo hình thức công ty cổ phần, mở rộng tỉ lệ mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.
Nước ta giao lưu thương mại với 180 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ. Các nước đầu tư vào nước ta trên 5300 dự án với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. Ký hiệp ước song phương về khuyến khích bảo hộ, đầu tư với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, gia nhập và hoạt động tích cực trong WTO. Năm 2003 FDI tổng doanh thu gần 70 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2004 có 139 dự án đầu tư FDI được cấp phép với 470 triệu USDvà 57 dự án xin tăng vốn đầu tư trên 420 triệu USD. Hiện nay, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư, 10% GDP của cả nước, 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, 22% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại vì pháp luật nước ta còn sơ sai, chưa cụ thể về các quy định liên quan tới hoạt đông đầu tư như Luật cạnh tranh, Luật đầu tư chứng khoán, Luật đầu tư...Vì vậy, nhà nước cần quy định cụ thể hơn nữa.
III KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, mỗi thành phần dựa trên một hình thức hoặc nhiều hình thức nhất định. Cùng đan xen trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mỗi thành phần kinh tế có một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế để đảm bảo cho các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển kinh tế theo pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đang phát triển không ngừng hiện nay của thế giới, nhà nước cần phải có những chính sách, những quy định hợp lí, cụ thể thỏa mãn được sự đòi hỏi của thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập hiến pháp- Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành.doc