Tiểu luận Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực) - Giải thích và chứng minh bằng thực tế

Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã có sự biến đổi vượt bậc về mọi mặt trong đó có kinh tế. Sự thay đổi này diễn ra trong tất cả các mặt, các thành phần của xã hội .Sau đây ta sẽ lấy một số ví dụ cụ thể để minh chứng điều này.

Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào ngành nông nghiệp và xem xét các dự án thực hiện nông nghiệp hàng hoá ở một tỉnh của nước ta đó là Bình Dương.

Đến với Bình Dương với dự án Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tập trung sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao, sạch, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.

 

docx21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực) - Giải thích và chứng minh bằng thực tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế song những kiến thức về thực tế của em rất hạn hẹp. Do đòi hỏi của thực tế, sau một thờii gian nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài “Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tế để giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng” vì em thấy đề tài này có liên quan đến chưng trình học của mình và nó chứa đựng nhiều kiến thức thực tế mà em muốn tìm hiểu và một lý do quan trọng nhất là dù sao em cũng muốn được góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. NỘI DUNG 1.Dùng lý luận kinh tế để giải thích Để dùng lý luận kinh tế giải thích cho đề tài này chúng ta cần tìm hiểu về lý thuyết của sản xuất hàng hoá, điều kiện ra đời, đặc trưng ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cấp tự túc, giá trị của hàng hoá và cuối cùng là những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. 1.1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây: 1.1.1. Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C. Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa. 1.1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá. 1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất hàng hoá có đặc trưng và ưu thế như sau: - Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. - Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. 1.3. Lượng giá trị hàng hoá. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. 1.3.1. Thời gian lao động xã hội cần thiết Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động... Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động. - Lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động. Đến lượt năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất,các điều kiện tự nhiên. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hoá. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động. Khi cường độ lao động tăng, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tăng tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động. - Lượng giá trị hàng hóa, phụ thuộc vào tính chất của lao động, đó là: lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hoá do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hoá do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. Sau khi tìm hiểu về các yếu tố trên, chúng ta có thể giải thích được vấn đề như sau: Với mục đích của sản xuất hàng hoá ta thấy rằng, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất ra nhằm để bán hoặc trao đổi trên thị trường, nói chung rằng mục đích của sản xuất hàng hoá là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người khác, của xã hội. Mà nhu cầu của con người là hầu như không có giới hạn, đặc biệt trong thời đại hiện nay, cuộc sống ngày càng no đủ nên nhu cầu của con người về hàng hoá phát sinh ngày càng nhiều với sự đòi hỏi ngày càng khắt khe. Cùng với đó là sự tăng lên rất lớn của số lượng người sản xuất hàng hoá, do vậy cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để tồn tại được thì người sản xuất hàng hoá Những yếu tố này đã thúc đẩy người sản xuất hàng hoá cải tiến công cụ sản xuất, hợp lý hoá sản xuất với mục đích làm vừa lòng thượng đế để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Những yếu tố này đã thúc đẩy người sản xuất hàng hoá cải tiến công cụ, hợp lý hoá sản xuất, cải tạo cơ chế quản lý, kinh doanh. Do vậy số lượng hàng hoá ngày càng tăng lên với chất lượng không ngừng được nâng cao, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì xu thế hội nhập là không thể tránh khỏi, từ đây làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học-kĩ thuật giữa các nước tăng lên, tạo điều kiện để phát triển đời sống văn hoá của nhân dân các nước và đưa nền văn minh nhân loại lên một tầm cao mới. 2.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã có sự biến đổi vượt bậc về mọi mặt trong đó có kinh tế. Sự thay đổi này diễn ra trong tất cả các mặt, các thành phần của xã hội .Sau đây ta sẽ lấy một số ví dụ cụ thể để minh chứng điều này. Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào ngành nông nghiệp và xem xét các dự án thực hiện nông nghiệp hàng hoá ở một tỉnh của nước ta đó là Bình Dương. Đến với Bình Dương với dự án Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tập trung sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao, sạch, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Mô hình trang trại chăn nuôi tập trung Từ mục tiêu này, thời gian qua, ngành chăn nuôi cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Người dân mạnh dạn hơn trong đầu tư chăn nuôi tập trung, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia; đang từng bước xóa dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lai tạo và đưa giống mới vào sản xuất; bảo đảm an toàn dịch bệnh tạo ra được ngày càng nhiều hàng hóa phục vụ tốt phần nào nhu cầu sản xuất công nghiệp và tiêu dùng trong nước. Bình Dương đến nay đã được nhiều người biết đến là tỉnh công nghiệp phát triển nhanh. Dù tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 7% trong GDP và hàng năm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp dịch vụ và đô thị từ 2.000-6.000 ha, nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân 6%/năm và diện tích đất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp: đối với gia súc là 72%, gia cầm là 92% và tỷ lệ sử dụng giống mới đối với heo là 100%, bò là 80%, gia cầm là 95%. Các trang trại chăn nuôi tập trung và các doanh nghiệp chăn nuôi vừa và lớn đang giữ vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững. Quy mô lớn, hiện đại Ông Chung Kim, Giám đốc Công ty thức ăn chăn nuôi Kim Long cho biết, ngay khi chuẩn bị hội nhập kinh tế, Công ty Kim Long đã chủ động nhập toàn bộ giống heo ngoại như Yorkshire, Duroc, Pietrain... về làm giống bố mẹ từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Canada, Mỹ, Pháp... Đến nay, trang trại chăn nuôi của công ty tại ấp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, Bến Cát đã có tổng đàn 11.976 con, trong đó nái sinh sản 1.007 con, còn lại là nái, đực hậu bị. Để chăm sóc cho đàn heo, ông cũng đã thuê 8 bác sĩ, kỹ sư chăn nuôi, 28 cán bộ trung cấp thú y, 53 công nhân chăn nuôi. Ngoài con giống phục vụ cung cấp thịt ra thị trường, hiện nay, công ty cũng đang tổ chức cung cấp con giống phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của bà con nông dân. Riêng Công ty San Mugel Pure foods Việt Nam cũng đã đầu tư 40 triệu USD, ngoài chăn nuôi 130 ngàn con heo, công ty cũng tổ chức sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, xây dựng lò giết mổ tập trung. Hiện công ty được hệ thống siêu thị lớn tiêu thụ thịt như Metro, BigC và các nhà máy chế biến thịt. Công ty cũng đang bắt đầu cung cấp ra thị trường các sản phẩm thịt chế biến với thương hiệu Le Gourmet và Metro, trong năm nay, công ty đang có kế hoạch cung cấp 1.000 tấn thịt mang thương hiệu này. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Văn Thành cho biết, tại Bình Dương, các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hóa. Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ, từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi với trang thiết bị hiện đại. Các trang trại Bình Dương sử dụng mức lao động bình quân, 4 người/ trang trại, vốn đầu tư khoảng 440 triệu đồng/trang trại, tổng doanh thu bình quân của mỗi trang trại 383 triệu đồng, thu nhập bình quân là 58 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các chủ trang trại là người hiểu biết kỹ thuật chăn nuôi, có kinh nghiệm chăn nuôi, am hiểu thị trường, trực tiếp điều hành sản xuất. Đây là những nhân tố đã giúp cho mô hình trang trại thành công hơn hộ gia đình. Điều quan tâm nhất là con giống được đưa vào chăn nuôi chất lượng khá cao do các chủ trang trại nhạy bén và quan tâm đầu tư chiều sâu từ con giống mới chất lượng cao. Đến nay, 100% giống heo, 90% giống gà là giống mới, tỷ lệ Zebu (bò giống) đàn bò đạt 80%. Riêng đàn bò sữa thông qua các chương trình dự án đã bình tuyển, hỗ trợ giống đào tạo lực lượng thụ tinh nhân tạo, chất lượng bò sữa được cải thiện thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh, sản lượng sữa đạt 3.650kg/chu kỳ. Kết hợp chế biến Không những thế, các hoạt động sản xuất, chế biến phục vụ chăn nuôi đã gắn liền với người dân. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mọc lên đáp ứng nhu cầu cho chăn nuôi. Hiện toàn tỉnh có 41 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, không chỉ phục vụ cho địa phương mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận. Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, tại Bình Dương đã có Công ty Dutch Lady Việt Nam thu mua toàn bộ sản phẩm (sữa) của người chăn nuôi. Hiện công ty đã thành lập 2 trung tâm làm lạnh trên địa bàn Bình Dương phục vụ thu mua sữa cho người dân. Công nghiệp chế biến thịt cũng đã đạt đến mức hiện đại với nhà máy Legourmet công suất thiết kế 2.250 tấn thịt heo xẻ/năm, thịt mảnh 1.785 tấn/năm... Các nhà máy của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Tuyền Ký, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Thủy, Hòa Trang... sử dụng nguyên liệu thịt heo, thịt bò chế biến thực phẩm khô, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp... Nói về ngành chăn nuôi ở Bình Dương, Cục Trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Đăng Vang cho biết, đến nay, Bình Dương chính thức trở thành một nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại, điển hình cho nhiều địa phương học tập. Qua đây chúng ta thấy được sự phát triển của Bình Dương sau khi đổi mới nền sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn (là một yếu tố quan trọng của sản xuất hàng hoá ). Điều này cũng đã chứng tỏ một điều là nền sản xuất hàng hoá đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Mặt khác từ khi áp dụng nền sản xuất hàng hoá vào nền sản xuất nước ta chúng ta đã có được sự phát triển vượt bậc, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng năm 1986 đã mở ra một giai đoạn mới trong đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam mà nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã không ngừng mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, các nước lớn...; hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Gia nhập Tổ chức các nước nói tiếng Pháp (Francophonie), Hiệp hội ASEAN, APEC, ASEM, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các tổ chức này, rõ nhất là đã tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ sáu, Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ năm và đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 vào cuối năm 2006, tích cực vận động cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Không những vậy mà hiện nay nền kinh tế nước ta đã đạt đuợc mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm và dự tính nước ta cùng với các nước châu á Thái Bình Dương khác cũng vẫn sẽ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày 17/10, dự báo GDP cả năm ước tăng 8,2% (kế hoạch là 8%). GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD (năm 2005 đạt trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD). Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng dự báo là 10,4 - 10,5% (kế hoạch là 10,2%); ngành dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế hoạch là 8%); riêng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có thể không đạt kế hoạch đề ra khi chỉ tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là 3,8%). Một số chỉ tiêu khác như tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%); tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 41% GDP (kế hoạch là 38,6%); giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 19% (kế hoạch là 20%). Tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7 - 7,5% (kế hoạch là thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế). Tổng thu ngân sách nhà nước năm nay cũng vượt kế hoạch, ước đạt trên 258 nghìn tỷ đồng (dự toán là 237,9 nghìn tỷ đồng), tăng 19%; tổng chi ngân sách nhà nước đạt trên 315 nghìn tỷ đồng (dự toán là 294,4 nghìn tỷ đồng), tăng 20%; bội chi ngân sách nhà nước trong mức 5% GDP (dự toán là 5%). Trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: “Nhìn tổng quát, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra. Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các cân đối lớn được bảo đảm và ổn định được kinh tế vĩ mô. Các lĩnh vực về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng có chuyển biến tích cực". Trong đó, một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật, như tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt khoảng 41% GDP, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Đáng chú ý là trong mức ấn tượng trên, nguồn vốn của doanh nghiệp dân doanh đã chiếm tới gần một phần ba. Trong năm 2007, Chính phủ đề ra mục tiêu đưa GDP tăng khoảng 8,2 - 8,5%; dự kiến đạt trên 1.130 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 70 tỷ USD; GDP bình quân đầu người khoảng 820 USD. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp có mục tiêu tăng từ 3,5 - 3,8%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,5 - 10,7%; ngành dịch vụ tăng 8 - 8,5%. Cơ cấu ngành trong GDP dự kiến chiếm 19,5% là khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng khoảng 42% và dịch vụ khoảng 38,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 theo mục tiêu của Chính phủ là 45,2 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2006; nhập khẩu 49,1 tỷ USD, tăng 15,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 452 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP; tổng thu ngân sách trên 274 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% GDP và tăng 15,5%; tổng chi ngân sách nhà nước 347 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với dự toán năm 2006 và bội chi ngân sách nhà nước vẫn giữ trong khoảng 5% GDP. Kinh tế của Việt Nam phát triển không chỉ thể hiện ra ở tốc độ phát triển kinh tế mà còn thể hiện ra ở tốc độ xoá đói giảm nghèo và sự tăng lên của chi tiêu đầu người ở Việt Nam. Theo Báo cáo của các nhà tài trợ “Phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo khổ”, Việt Nam đã đạt được “những thành tựu đáng kể” về xóa đói, giảm nghèo, và, “những thành tựu này được đánh giá là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế”. Tại Hội nghị Liên hiệp quốc ngày 11-11-2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa nghèo trước 10 năm so với thời hạn năm 2015. Từ cuối thập niên 1980, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong giảm nhanh tỷ lệ nghèo khổ ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ trên 70% vào cuối thập niên 1980 xuống dưới 10% vào năm 2005. Điều đó có nghĩa là hàng triệu người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh nghèo khổ trong gần 2 thập kỷ qua. Giảm nghèo ở Việt Nam phản ánh cả trên bình diện gia tăng chi tiêu đầu người trong hộ gia đình và tăng thu nhập đầu người nhờ có thành tựu của 20 năm đổi mới (1986-2006). Những số liệu điều tra trong giai đoạn 1993-1998 cho thấy, chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình tăng 41%, chứng tỏ có một sự cải thiện đáng kể mức sống của người dân nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7,2%, một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng dân số 1,6%/năm, dẫn đến tăng thu nhập bình quân đầu người khoảng 5,6%/năm. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng nhanh từ 98 USD năm 1990 lên 729 USD năm 2006 tính theo giá hiện hành và tăng cao gấp hơn 7 lần trong khoảng thời gian trên. Khi đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì không những chỉ có kinh tế phát triển mà lượng hàng hoá cũng tăng lên với chất lượng ngày càng cao, điều này được thể hiện qua sự phát triển của xuất nhập khẩu trong những năm qua. Cụ thể Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể: Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2087 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt tới 14308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,6%/năm tức là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 2,7 lần. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình quân năm 1991 là 30 USD, năm 1995 là 76 USD và đến năm 2000 đạt 180 USD (đây là mức của các quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường). Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến. Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tới 52,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng hóa ngành công nghiệp nặng và khoáng sản là 33,4% và tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp là 14%. Đến năm 2000 tỷ trọng các loại hàng hóa đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ. Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và về chất của quá trình xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường này không còn nữa thì các nước châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta. Trong số các nước ở châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và châu Mỹ. Nhìn chung, trong 10 năm qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT49.docx
Tài liệu liên quan