Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9022 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sinh viên với biển đảo quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
CHI ĐOÀN: CKT5/1.
BÀI TIỂU LUẬN
SINH VIÊN VỚI BIỂN ĐẢO
QUÊ HƯƠNG
Danh sách nhóm 4:
Phạm Thị Kim Hoa.
Đặng Thị Thu Nguyệt.
Bùi Thị Nhung.
Huỳnh Thị Kiều Oanh.
Nguyễn Thị Kim Quyên.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01tháng 12 năm 2011.
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA_VIỆT NAM
Q
uần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" có tên tiếng Anh là: Paracel Islands, là một nhóm khoảng 30 Đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippin ; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho biết số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm: An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Nguyệt Thiền (Crescent) lui về phía tây nam.
Đặc điểm chung:
Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
Khí hậu: Nhiệt đới
Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m Tài nguyên: thiếu
Nguy hiểm tự nhiên: Bão
Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và nhóm Nguyệt Thiền.
KHOẢNG CÁCH ĐẾN ĐẤT LIỀN
Quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°23.1'N, 109°09.0'E) từ trong bản tuyên cáo đường cơ sở nội hải của chính quyền CHXHCN Việt-Nam (12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
Từ đảo Tri Tôn này đến Mũi Ba Làng An (15°14'N, 108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa 140 hải lý
Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
LỊCH SỬ:
TRƯỚC THỜI PHÁP THUỘC:
Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được.
Đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi.
Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm…”
Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc.
Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.
Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.
THỜI PHÁP THUỘC:
Năm 1884, Hòa ước Giáp Thân buộc triều đình Huế chấp nhận chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc Kỳ.
Ngày 9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp_Thanh.
26 tháng 6 năm 1887: Pháp và Nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc kỳ và Trung Hoa.
Năm 1899: toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì thiếu tài khoản.
Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (nhà Thanh, Trung quốc) Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về.
Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
30 tháng 3 năm 1921: Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
Năm 1930: Ba tàu Pháp, La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale, chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (French Indochina) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Woody mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Pattle mang số hiệu 48860.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra tòa án Quốc Tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Năm 1935: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam".
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: “République Française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Ile de Pattle 1938".[9] tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long.
Ngày 30 tháng 3 năm 1938: Vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời. Chính quyền Pháp và An Nam đã dựng bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa trên đảo Pattle.
Năm 1939: Đế quốc Nhật tấn công chiếm giữ đảo.
Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng vì chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
Năm 1946: Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm. Pháp phản đối và gửi quân Pháp-Việt trở lại đảo. Hai bên đàm phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Ngày 17 tháng 1 năm 1947: Pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa.
THỜI QUỐC GIA VIỆT NAM:
Tháng 4 năm 1950: Quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm.
Ngày 14 tháng 10 năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu.
Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố này nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo".
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA:
Năm 1954 - Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý.
Tháng 4 năm 1956: Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 quy định.Trong thời gian này, chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động nhà nước.
Ngày 1 tháng 6 năm 1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo
Ngày 22 tháng 8 năm 1956: Một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Thủ tướng CHNDTH Chu Ân Lai công bố quyết định của Chính phủ Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc" Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9cùng năm.
Ngày 13 tháng 7 năm 1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".
Ngày 21 tháng 10 năm 1969: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP để "Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".
CHNDTH chiếm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ngày 20 tháng 1 năm 1974: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 2 năm 1974: Việt Nam Cộng hòa ra tuyên cáo xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1975: Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa công bố một bạch thư trình bày những chứng cớ lịch sử và xác định chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
THỜI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:
Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994; Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
Ngày 4 tháng 11 năm 2002: Tại Phnom Penh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.
Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự củaViệt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.
Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835).
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA_VIỆT NAM
Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông
Đường bờ biển: 926 km
Đơn vị hành chính (là những tuyên bố chủ quyền của các nước về một phần hay toàn bộ nhưng chưa có cột mốc biên giới) Việt Nam: huyện Trường Sa, Khánh Hoà.
Khí hậu: nhiệt đới
Địa thế: phẳng
Độ cao:
điểm thấp nhất: Biển Đông (0 m)
điểm cao nhất: vị trí không đặt tên ở đảo Song Tử Tây (4 m)
Thảm hoạ thiên nhiên: bão; nguy hiểm cho giao thông đường biển bởi vì nhiều đảo đá ngầm và bãi cạn.
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa. Có khoảng hai mươi đảo, trong đó đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Ngoài nghề cá, các hoạt động kinh tế khác bị kiềm chế do tranh chấp chủ quyền. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.
Dấu ấn sớm nhất ghi lại được của con người với quần đảo Trường Sa là từ khoảng năm thứ 3 trước Công nguyên. Điều này dựa trên một số phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ của Việt Nam hoặc cư dân cổ xuất phát từ đảo Hải Nam và các vùng đất nay là các quận ở tỉnh Quảng Đông đã đến quần đảo Trường Sa, và các đảo khác ở vùng Biển Đông để đánh cá hàng năm. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thỉnh thoảng có một số thuỷ thủ từ một số nước lớn châu Âu đến quần đảo Trường Sa, từ đó quần đảo có tên tiếng Anh là Spratly và tên này được thừa nhận chung, nhưng các nước châu Âu hồi đó còn ít chú ý đến quần đảo này. Đa số các tên tiếng Anh của các đảo, đảo nhỏ và đảo chìm được những ngư dân Việt Nam đặt. Các tàu Đức đến nghiên cứu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa năm 1883 nhưng cuối cùng đã rút lui sau khi có những phản ứng từ phía nhà Nguyễn của Việt Nam.
Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi (dân binh 2 đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa đều do đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh huyện Bình Sơn kiêm quản). Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18.
VẤN ĐỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN:
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quần đảo Trường Sa không chỉ đơn giản là một mối nguy cho tàu chở hàng đi qua đó là khi vào năm 1968 người ta tìm thấy dầu mỏ trong vùng. Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm năng trữ lượng dầu khí to lớn này góp phần làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền.
Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đôla.
Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấpcủa thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông.
Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông.
Để trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng bởi các nước có bờ biển ở vùng biển quần đảo Trường Sa về sự xâm phạm của các tàu nước ngoài đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, Liên hiệp quốc đã họp và ra Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS) năm 1982 để xác định các vấn đề về các biên giới biển quốc tế. Tuy nhiên UNCLOS không thể giải quyết vấn đề làm thế nào để giải quyết các tranh chấp chồng lấn và vì thế tương lai của quần đảo vẫn còn mờ mịt.
Năm 1984, Brunei lập ra một vùng đặc quyền đánh cá bao gồm cả đảo ngầm Louisa ở phía nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền hòn đảo. Sau đó, vào năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa lại đụng độ ở biển về quyền sở hữu đảo ngầm Johnson thuộc Trường Sa. Tàu chiến Trung Quốc đánh đắm các tàu chở đội quân đổ bộ Việt Nam. Hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1991 và Chủ tịch Giang Trạch Dân sau đó đã hai lần viếng thăm Việt Nam, nhưng hai nước vẫn đối đầu về tương lai của Trường Sa.
Tới năm 1998, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sự sáp nhập các đảo của mình, đặt các cột mốc lãnh thổ hay phao trên bãi cát Thomas thứ nhất và thứ hai, bãi cát Pennsylvania, bãi cát Half Moon và đảo san hô vòng Sabina cùng đảo Jackson, vùng quần đảo Trường Sa được đưa vào danh sách một trong tám điểm nóng xung đột trên thế giới. Cuối năm 1998, các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bao quanh các tiền đồn của Philippines.
Đầu thế kỷ 21, như một phần trong chính sách ngoại giao lúc đầu được gọi là "khái niệm an ninh mới" và "sự lớn mạnh của Trung Quốc hoà bình", Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giảm bớt chạm trán ở quần đảo Trường Sa.
Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một thoả thuận đã ra đời, công bố mong ước của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Tháng 11 năm 2002, một tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết, làm giảm căng thẳng nhưng không phải là một bộ luật ứng xử mang tính bắt buộc.
Trung Quốc ngày càng gây hấn bằng vũ lực trên quần đảo Trường Sa. Vào tháng 4 năm 2007 Trung Quốc đã bắt 41 ngư dân Việt Nam và chỉ trả tự do cho họ sau khi những người này nộp phạt. Đến ngày 9 tháng 7 tàu Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.
VIỆT NAM TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN:
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17 dựa vào:
Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Trong bộ quốc sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi chép từ năm 1711 chúa Nguyễn Phúc Chu cho người ra đo độ dài ngắn rộng hẹp bãi cát Trường Sa
Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam đã từng tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo, và kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.
Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.
Ngày 22 Tháng Tám 1956 Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp thu đảo Trường Sa, thượng quốc kỳ và dựng trụ đá ghi chủ quyền. Đến ngày 22 Tháng Mười thì chính phủ Việt Nam tuyên bố Trường Sa phụ thuộc tỉnh Phước Tuy.
Hiện nay, Việt Nam giữ 21 đảo.Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH:
Bia chủ quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại đảo Nam Yết.
Ngọn hải đăng trên đảo Trường Sa Lớn.
Cây bàng vuông trên đảoTrường Sa Lớn.
Cây phong ba trên đảo Trường Sa Lớn.
Trẻ em nô đùa trên đảo Trường Sa Lớn.
Bãi biển đảo An Bang.
Hải đăng Đá Tây và đảo chìm Đá Tây.
Nghĩa trang liệt sĩ trên đảo Trường Sa Đông.
Cột mốc chủ quyền trên đảo Phan Vinh.
Cầu tầu đảo Phan Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sinh viên với biển đảo quê hương.docx