Tiểu luận So sánh về cơ cấu tổ chức của chính phủ trong các hiến pháp 1946 và năm 1992

Hiến pháp 1946 gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước. Theo quy định của hiến pháp Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 do Nghị viện (Quốc hội) bầu ra và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Chỉ tịch nước được bầu trong 5 năm và có thể bầu lại. Nội dung này được thể hiện tại điều 45 - Hiến pháp 1946.

Chủ tịch nước được Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền hạn rất lớn ( Điều 49): có quy định Chủ tịch nước là người thay mặt cho nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ký sắc lệnh bổ nhiệm thủ tướng, nhân viên nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ; chủ tọa Hội đồng Chính phủ; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến khi Nghị viện không họp được.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận So sánh về cơ cấu tổ chức của chính phủ trong các hiến pháp 1946 và năm 1992, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải có cơ sở pháp lý và tổ chức bảo đảm cho mỗi hệ thống cơ quan độc lập và chủ động trong việc thực hiện chức năng của mình, không có sự lấn át giữa cơ quan này với cơ quan khác". - Yêu cầu dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước đòi hỏi Nhà nước phải thể chế hoá một cách đầy đủ các quyền tự do dân chủ cũng như các nghĩa vụ của công dân vào Hiến pháp và tạo điều kiện để mọi thành viên trong xã hội có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó trên thực tế. - Cùng với việc đổi mới chế độ kinh tế, cải cách bộ máy Nhà nước, vấn đề hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Cần phải phân định chức năng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước. "Thực tiễn cách mạng nước ta chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của một Đảng vững mạnh, kiên cường là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng. Tuy nhiên trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, sự phân định chức năng của Đảng và Nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết. Sự lẫn lộn chức năng giữa Đảng và Nhà nước dẫn đến tình trạng Đảng vừa bao biện làm thay vừa buông trôi, khoán trắng cho Nhà nước làm cho Nhà nước khó phát huy vai trò của mình". Đảng là lực lượng lãnh đạo chính trị, nhưng vai trò đó trong giai đoạn giành được chính quyền thể hiện khác với giai đoạn chưa giành được chính quyền. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền Đảng định ra đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh đồng thời Đảng là bộ chỉ huy, bộ tham mưu của cuộc đấu tranh đó. Đảng trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Khi đã giành được chính quyền Đảng không thể lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội với tưcách là trung tâm điều hành trực tiếp nhưtrước. Không thể hiểu một cách giản đơn và siêu hình rằng, "Đảng cầm quyền có nghĩa là Đảng trực tiếp quyết định mọi việc của Nhà nước có thể lấy nghị quyết, chỉ thị của Đảng thay cho pháp luật của Nhà nước, cơ quan Đảng là cấp trên của cơ quan Nhà nước" , v.v.. - Cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy Nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính trị; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã hoạch định một đường lối đối ngoại rộng mở. Đó là thiết lập các quan hệ hoà bình, hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Với tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khoá VII, tại Kỳ họp thứ 3 ngày 22-12-1988 đã ra nghị quyết sửa đổi lời nói đầu, không chỉ rõ đích danh thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung Quốc cho phù hợp với quan hệ đối ngoại tốt đẹp đang mở ra giữa ta với nước Cộng hoà Pháp, hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ngày 30-6-1989, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá VIII ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57, 115, 116, 118, 122, 123, 125, để xác định thêm quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm Thường trực Hội đồng nhân dân trong cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Đồng thời trong kỳ họp này Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch. Uỷ ban dự thảo Hiến pháp đã họp nhiều phiên để chỉnh lý, bổ sung và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Cuối năm 1991 đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý kiến của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, dự thảo Hiến pháp lần 4 đã hoàn thành và được trình Quốc hội khoá VIII, tại Kỳ họp thứ 11 xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý, bổ sung nhất định, ngày 15-4-1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các vấn đề từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Bản Hiến pháp này là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Đúng nhưnhận xét của đồng chí Đỗ Mười Tổng Bí thưBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Hiến pháp 1992 là "sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước". Vào thời điểm Quốc hội thông qua Hiến pháp, thực dân Pháp phản bội các hiệp định đã ký kết với Chính phủ ta, chúng không ngừng khiêu khích và tấn công chúng ta bằng vũ lực, hòng lập lại ách thống trị của chúng ở Việt Nam. Trước tình hình đó, trong phiên họp ngày 9-11-1946, sau khi tuyên bố Hiến pháp đã trở thành chính thức, Quốc hội ra Nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban thường trực Quốc hội cùng với Chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp khi có điều kiện thuận lợi. Theo Nghị quyết của Quốc hội trong điều kiện chưa thi hành được Hiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp để ban hành các sắc luật. Ngày 19-12-1946, mười ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 (TNĐL) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được mở đầu bằng câu nổi tiếng về nhân quyền trích Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ năm 1776: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hiến pháp năm 1946 (HP 46), hiến pháp đầu tiên của nước ta đã cụ thể hoá các quyền con người mà bản Tuyên ngôn Độc lập đã long trọng xác nhận. Nội dung Hiến pháp được xuyên suốt bởi quan điểm như đã được ghi ở điều 1: "Nước VN là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Ngay từ khi ra đời, Nhà nước cách mạng VN đã là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là nhà nước mà toàn bộ hoạt động của nó chỉ hướng tới mục đích duy nhất là xác lập, bảo vệ và không ngừng mở rộng quyền làm người cho công dân VN. Quá trình tồn tại, phát triển của Nhà nước Cách mạng VN gắn liền với quá trình mở rộng không ngừng và bảo vệ nghiêm ngặt nhân quyền được thể hiện trong các hiến pháp tiếp theo HP 46. Quyền làm người của công dân VN còn được cụ thể hoá và được bảo vệ bằng toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước VN. Mọi bộ luật, mọi đạo luật, mọi điều luật của hệ thống pháp luật của Nhà nước VN đều hưóng tới sự mở rộng và bảo vệ nghiêm ngặt quyền làm người của công dân VN. Mọi hoạt động của Đảng cầm quyền, của các cơ quan nhà nước, của mọi viên chức đều phải lấy việc mở rộng và bảo vệ nghiêm ngặt quyền làm người của công dân VN làm mục tiêu phục vụ cao nhất. Các hành vi như: quan liêu, cậy quyền,cấm đoán... về bản chất đều là những hành vi vi phạm quyền con người, cho dù người vi phạm chưa nhận thức ra điều đó. Đấu tranh xác lập, bảo vệ và mở rộng quyền con người là cuộc trường chinh của cả nhân loại. Đó cũng là động lực, mục tiêu đấu tranh để đưa loài người phát triển đến những đỉnh cao mới. Cuộc đấu tranh giành quyền làm người của nhân dân và các dân tộc VN đã được bắt đầu từ thuở Vua Hùng dựng nước. Nhưng phải đến khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền làm người của công dân VN mới được ghi nhận rõ ràng trong HP 46. Từ đó đến nay đã 60 năm trôi qua. Quyền con người được ghi trong HP 46 không ngừng được mở rộng. Tuy vậy công cuộc đấu tranh nhằm xác lập, bảo vệ quyền con người của công dân VN vẫn đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Đó là âm mưu của các thế lực thù địch từ nước ngoài lợi dụng chiêu bài bảo vệ nhân quyền để vi phạm chủ quyền của VN.Sự vi phạm nhân quyền còn xảy ra trong nội bộ dưới những hành vi vi phạm pháp luật của những phần tử thoái hoá trong bộ máy nhà nước và trong nhân dân. Cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền với cuộc đấu tranh phát triển đất nước luôn luôn phải được tiến hành một cách hài hoà, cân đối. Đó là bài học bất biến của xã hội VN mà HP 46 đã đặt nền móng cho sự phát triển đi lên không ngừng của nước VN. Một số vấn đề cơ bản về Chính phủ Việt Nam Đã có nhiều những định nghĩa, mô hình tổ chức Chính phủ khác nhau trên thế giới, nhưng được quy về những mô hình nhất định, thực chất là đi tìm điểm chung của những Chính phủ cụ thể để mà nhận thức, còn trên thực tế dù với mô hình Tổng thống P.H. Thái / Tạp ch+ Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 201-205 202 (chế độ hành pháp một đầu) hay mô hình hành pháp hai đầu (Tổng thống và Chính phủ), v.v... thì cũng có vô số những biến thể của nó, không nước nào giống nước nào một cách nguyên mẫu và cũng sẽ chẳng bao giờ có được một mô hình hoàn bị nhất trên thực tiễn, nếu có chỉ là trong sự tưởng tượng của con người. Do đó, trong nhận thức không nên thần thánh hóa bất kỳ một mô hình Chính phủ nào, mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó, cùng một mô hình nhưng phù hợp với quốc gia này, nhưng lại không phù hợp với quốc gia khác, điều này do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan quyết định, đặc biệt là yếu tố văn hóa. Về Chính phủ, chỉ nói riêng Việt Nam mỗi Hiến pháp có một quan niệm khác nhau, Hiến pháp 1946: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước; Hiến pháp 1959: Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Hiến pháp 1980: Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) lại quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những quy định Hiến pháp khác nhau này là điểm đánh dấu cho những tìm tòi suy ngẫm đã được đúc kết cả về mặt nhận thức và thực tiễn và đồng thời cũng phản ánh xu hướng lý thuyết mà chúng ta tiếp nhận để hình thành nên lý thuyết của mình về Chính phủ. Nhưng những quy định này cũng chỉ ra điều là chúng ta đang nhận thức lại Chính phủ, lại phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, về địa vị chính trị - hiến pháp của Chính phủ. Về địa vị chính trị - hiến pháp của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có những tương đồng với địa vị chính trị - hiến pháp của Hiến pháp 1959, ở đây thể hiện tính chu kỳ của nhận thức, đã quay được ½ chu kỳ nếu lấy Hiến pháp 1946 làm mốc và coi đó là một chu kỳ, giống như một chu kỳ của tự nhiên, của đời người là 60 năm. Với những quy định của Hiến pháp 1992 về Chính phủ nhiều tài liệu đã bình luận là Hiến pháp 1992 đã đi theo hướng đề cao vai trò của người đứng đầu Chính phủ, nhưng vẫn đảm bảo Chính phủ là một thể chế làm việc theo chế độ tập thể, nhưng những người nghiên cứu đều nhận thấy rằng chế độ lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách của Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ trưởng đều không có sự rõ ràng về mặt pháp lý. Khi Chính phủ là một tập thể thì mọi thành viên Chính phủ đều ngang quyền, đều có quyền bàn bạc và biểu quyết để thông qua mọi quyết định thuộc thẩm quyền, theo quy tắc đa số, những cũng có ngoại lệ khi số phiếu đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì quyết định sẽ thuộc vào bên nào có ý kiến của Thủ tướng. Một quy phạm có tính hình thức, thực tiễn khó có thể xảy ra điều này. Nếu Chính phủ là một tập thể thì mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ đều phải được bàn bạc tập thể, và biểu quyết theo đa số (ở đây không có khái niệm việc lớn, việc nhỏ). Chính vì lôgíc đó nên quy định: có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nhưng xét thấy không cần thiết phải bàn bạc tập thể thì do Thủ tướng quyết định. Cái không rõ ràng, minh bạch mập mờ về pháp lý và tất yếu diễn ra trên thực tế là ở chính điểm này, và như vậy Thủ tướng lại chính là Chính phủ, chứ không phải là “bộ trưởng thứ nhất” để lãnh đạo, điều hành Chính phủ. Cũng chính do Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và để đảm bảo sự hoạt động thường xuyên liên tục của thể chế này nên Chính phủ phải thường xuyên họp. Họp là một hình thức của quản lý nhà nước, không thể coi nhẹ hình thức này. Thời phong kiến có hình thức thiết triều, thời nay gọi là họp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động, điều hành đất nước. Cơ cấu tổ chức của chính phủ trong các hiến pháp 1946 và năm 1992. tập quyền”mềm” nghĩa là quyền lực nhà nước vẫn tập trung thống nhất nhưng cần phải có sự phân chia chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy hiến pháp năm 1992 quy định chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhà nước CHXHCNVN”. Với quy định này chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Quyền hạn của thủ tướng chính phủ được tăng cường hơn trước so với hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Như vậy bắt đầu từ sự thay đổi trong hình thức tổ chức nhà nước cơ cấu chính phủ của HP 1946 với cơ cấu chính phủ của HP 1992 có những nét khác nhau khá cơ bản. Sau đây ta đi so sánh sự khác nhau của chúng ở những điểm cơ bản sau: cơ cấu tổ chức chính phủ HP 1946 1992 vị trí Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà (43) Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (109) thành viên, cơ quan Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng. (44) Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do Nghị viện thành lập và Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. (110) Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan. (111) nhiệm kỳ Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại. (45) Nhiệm kỳ của Phó chủ tịch theo nhiệm kỳ của Nghị viện. (46) Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới. (113) (5 năm) hình thức chọn Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viện bỏ phiếu thuận. Quốc hội: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; (7-84) Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối. Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới. (45) Phó chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong nhân dân và bầu theo lệ thường. Khi Chủ tịch từ trần hay từ chức thì Phó chủ tịch tạm quyền Chủ tịch. Chậm nhất là hai tháng phải bầu Chủ tịch mới. (46) Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng Chính phủ duyệt y. Chính phủ: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3-114) Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ. (47) Nếu khuyết Bộ trưởng nào thì Thủ tướng thoả thuận với Ban thường vụ để chỉ định ngay người tạm thay cho đến khi Nghị viện họp và chuẩn y. (48) Hiến pháp 1946 gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước. Theo quy định của hiến pháp Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 do Nghị viện (Quốc hội) bầu ra và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Chỉ tịch nước được bầu trong 5 năm và có thể bầu lại. Nội dung này được thể hiện tại điều 45 - Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước được Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền hạn rất lớn ( Điều 49): có quy định Chủ tịch nước là người thay mặt cho nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ký sắc lệnh bổ nhiệm thủ tướng, nhân viên nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ; chủ tọa Hội đồng Chính phủ; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến khi Nghị viện không họp được. Vai trò của Chủ tịch nước còn được đề cao tại Điều 36 - Hiến pháp 1946 khi có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận những luật đã được Nghị viện biểu quyết. Quy định này của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế kiềm chế đối trọng giữa các quyền lực trong cơ cấu quyền lực để tránh sự lạm quyền của Nghị viện và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các đạo luật. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan hành pháp - cơ quan trực tiếp thự hiện pháp luật thì việc Hiến pháp quy định quyền này cho Chủ tịch nước thực sự là một tư tưởng mềm dẻo về sự phân công quyền lực. Tuy nhiên việc quy định này chỉ phù hợp trong điều kiện lúc đó. Nhiệm kì của Chủ tịch nước là 5 năm. 1 đến Điều 70). Xét về hình thức, việc ghi nhận chế định nguyên thủ quốc gia thành một chương riêng trong Hiến pháp chứng tỏ Hiến pháp 1992 có sự đổi mới rõ rệt so với Hiến pháp 1946. Nguyên thủ quốc gia tại Hiến pháp 1992 được coi là Chủ tịch nước. Hiến pháp 1992 coi Chủ tịch nước và Chính phủ là hai chế định khác nhau, lúc này Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu Chính phủ nữa mà chỉ là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, trong Hiến pháp 1992 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn như thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 102); Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ. (Điều 105); Hiến pháp 1992 với mục đích đề cao vai trò của tập thể đã chuyển một số quyền hạn của Chủ tịch nước được ghi nhận tại Hiến pháp 1946 sang cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh đó lại quy định những quyền hạn khác của Chủ tịch nước mang tính chất thủ tục như công bố luật, pháp lệnh, công bố các lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ,…(Điều 103). Nhìn chung, Hiến pháp 1992 không quy định Chủ tịch nước có quyền giải quyết những vấn đề cụ thể mà Chủ tịch nước chỉ có quyền công bố các quyết định được thông qua bởi cơ quan khác. Tại điều 102 Hiếp pháp 1992 quy định Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, có nhiệm kỳ bằng nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm. Đây là điểm khác biệt của Hiến pháp 1992 với Hiếp pháp 1946. Trong Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước còn hạn chế bởi việc không quy định ứng cử viên Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội, được chọn trong số các nghị sỹ của Nghị viện nhân dân như Hiến pháp 1946. Với việc quy định và ghi nhận chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp 1992 thực sự là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình hiến pháp xã hội chủ nghĩa, thể hiện được bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân lao động, do dân lao động và vì nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân. Như vậy, theo HP 1946 thì nguyên thủ quốc gia (chủ tịch nước) thuộc cơ cấu chính phủ và đứng đầu chính phủ. Nhưng trong Hiến pháp 1992, chủ tịch nước được quy định thành một chế định riêng tại “Chương VII. Chủ tịch nước ”. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, mà không đứng đầu chính phủ, lãnh đạo chính phủ như trước. Vì vậy, thẩm quyền của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1992 bị hạn chế nhiều so với Hiến pháp 1946. Những đặc quyền của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp 1946 như: quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại những luật và nghị quyết mà Nghị việc đã thông qua; quyền không phải chịu một trách nhiệm nào ngoài tội phản bội Tổ quốc…đến Hiến pháp năm 1992 không còn nữa 2.1 Chính phủ trong hiến pháp 1946 có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Quyền hạn của Chính phủ: a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện. b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện. c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt. d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần. đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn. e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước. g) Lập dự án ngân sách hàng năm. Chính phủ trong hiến pháp 1992 có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước; 2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân; 3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; 5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; 6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; 7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; 8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; 9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; 10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Nhiệm vụ quyền hạn của thủ tướng chính phủ Theo điều 114 hiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh về cơ cấu tổ chức của chính phủ trong các hiến pháp 1946 và năm 1992.doc
Tài liệu liên quan